Giáo trình Thu hoạch và tiêu thụ trồng nho

Giáo trình mô đun“Thu hoạch và tiêu thụ” giới thiệu các kiến thức về tiêu thụ sản phẩm cây nho và thực hiện hợp đồng tiêu thụ, các bước công việc để thu hoạch, đóng gói và bảo quản trái nho tươi; phần rèn luyện kỹ năng sẽ giúp người học thực hiện được các công việc trong thu hoạch, đóng gói và bảo quản sản phẩm.

doc49 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Thu hoạch và tiêu thụ trồng nho, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiêu chí 2: Nhận diện quả nho chín Qua kết quả trình bày trên mẫu quả chín thu thập được Tiêu chí 3: Nhận diện chùm quả có thể thu hái Qua kết quả trình bày trên mẫu chùm quả chín thu thập được 4. Đánh giá bài tập thực hành 5.2.2. Đo độ đường trong quả chín của các giống nho - Giáo viên gọi từng nhóm thực hiện các bước đo độ đường trên máy - Các nhóm khác nhận xét và đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm thực hiện - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho từng nhóm - Giáo viên tóm tắt nội dung bài thực hành và đánh giá kết quả từng nhóm. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Sử dụng máy đo hàm lượng đường Qua kết quả thực hiện thao tác các bước trên máy Tiêu chí 2: Nghiền quả nho chín Qua sản phẩm sau khi nghiền xong Tiêu chí 3: Đo trên máy quả có thể thu hái Qua cách thao tác đo trên máy 5. Đánh giá bài tập thực hành 5.2.2. Thu hoạch nho chín trên giàn - Giáo viên gọi 3 cá nhân bất kỳ lên thực hiện tuần tự các bước trong công việc thu hái. - Các cá nhân khác nhận xét và đánh giá kết quả bài thực hành của 3 cá nhân thực hiện - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho từng cá nhân - Giáo viên tóm tắt nội dung bài thực hành và đánh giá kết quả của từng cá nhân. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ thu hái Qua kiểm tra số lượng dụng cụ chuẩn bị Tiêu chí 2: Chọn chùm nho chín Qua chùm nho đầu tiên cắt Tiêu chí 3: Cắt chùm nho Qua chùm nho đầu tiên cắt Tiêu chí 4: Xếp chùm nho vào sọt tre Qua thao tác xếp và khối lượng quả trong sọt 6. Đánh giá bài tập thực hành 5.3.1. Phân loại và đóng gói chùm nho - Giáo viên gọi một nhóm lên thực hiện các thao tác phân loại và đóng thùng. - Các nhóm khác nhận xét và đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm thực hiện. - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho từng nhóm - Giáo viên tóm tắt nội dung bài thực hành và đánh giá kết quả từng nhóm. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Phân chùm nho thành 3 loại Qua kết quả phân loại của từng nhóm Tiêu chí 2: Xử lý các chùm nho sau khi phân loại Qua quan sát các bước thực hiện của từng nhóm Tiêu chí 3: Đóng thùng Qua quan sát các bước thực hiện của từng nhóm 7. Đánh giá bài tập thực hành 5.3.2. Bảo quản nho - Giáo viên gọi một nhóm lên thực hiện các bước thực hiện các bước xử lý trước khi đưa nho vào bảo quản - Các nhóm khác nhận xét và đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm thực hiện. - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho từng nhóm - Giáo viên tóm tắt nội dung bài thực hành và đánh giá kết quả từng nhóm. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Rửa sạch các chùm nho sau khi phân loại Qua thao tác thực hiện và kiểm tra độ sạch của nho sau khi rửa Tiêu chí 2: Pha dung dịch CaCl2 ở nồng độ 1% Qua thao tác thực hiện của các nhóm Tiêu chí 3: Nhúng chùm nho vào dung dịch CaCl2 Qua thao tác thực hiện của các nhóm Tiêu chí 4: Đưa vào kho bảo quản Qua thao tác thực hiện của các nhóm TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nhóm tác giả Phạm Hữu Nhượng, Nguyễn Hữu Bình, Lê Xuân Đính, Lê Quang Quyển. Kỹ thuật trồng nho. Nhà xuất bản nông nghiệp TP. HCM năm 2000. [2]. Nhóm tác giả Lê Văn Kha, Nguyễn Thị Ý Thuận. Kỹ thuật trồng nho ghép. Trung tâm khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội vùng duyên Hải tỉnh Bình Thuận – SEDEC. 2002 [3]. B. Aubert. 1972. Nghề trồng nho ăn quả ở các vùng nhiệt đới. Tạp chí quả nhiệt đới. [4]. Vũ Công Hậu, Lê Quang Mai, Đinh Văn Đức. Trồng cây ăn quả trong vườn. 1982. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. TP. Hồ Chí Minh. DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 874/QĐ-BNN-TCCB, ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Đức Thiết - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 2. Phó chủ nhiệm: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thư ký: Ông Nguyễn Viết Thông - Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 4. Các ủy viên: - Ông Phan Duy Nghĩa, Giáo viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc - Ông Nguyễn Hữu Lễ, Giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc - Ông Nguyễn Tuấn Điệp - Trưởng phòng Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang - Ông Phan Hải Triều, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao kỹ thuật Cây công nghiệp và Cây ăn quả Lâm Đồng./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 2033 /QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Trần Văn Chánh, Phó hiệu trưởng Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên 2. Thư ký: Ông Phùng Hữu Cần, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Bà Dương Thị Hương, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ - Ông Nguyễn Hữu Lễ, giáo viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc - Bà Nguyễn Thị Phương Loan, Trưởng phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng./. PHỤ LỤC Cách rửa nho quả trước khi sử dụng Nhiều người thường rửa quả nho bằng cách đặt cả chùm nho vào chậu nước rồi rửa hoặc xối nước từ vòi nước vào chùm nho. Cách làm này không đảm bảo rửa sạch quả nho. Trước khi rửa nho cần lấy kéo cắt đầu cuống sát quả để tách từng quả nho mà không bị rách vỏ. Loại bỏ quả dập nát rồi rửa trong chậu nước sạch cho hết đất, cát, bụi bám vào quả. Sau đó ngâm quả nho trong nước sạch có pha 1% muối ăn, ngâm trong 30-40 phút rồi rửa sạch, vớt quả nho ra rổ, đặt rổ nho dưới vòi nước chảy xối mạnh cho sạch. Để ráo nước dùng bát to rót nước sôi nguội vào 3/4 bát, cho quả nho đã rửa sạch vào ngoáy kỹ rồi vớt quả ra rổ sạch. Lúc đó mới dùng quả nho này để ăn cả vỏ nhai hạt thật kỹ hoặc xay trong cối xay sinh tố để chế nước nho ép. 2. Chế biến rượu vang nho quy mô nhỏ Gần đây các nhà khoa học thế giới phát hiện: nước quả, rượu vang trái cây, nhất là vang nho, không chỉ bổ dưỡng cho cơ thể mà còn đem đến cho cơ thể các chất chống các gốc ôxy hoá.  Trong cơ thể các gốc oxy hoá là thủ phạm chính gây ra những rối loạn thoái hoá đẩy nhanh quá trình lão hoá cơ thể, gây bệnh ung thư, bệnh tim mạch Các nhà khoa học khuyến cáo nên ăn nhiều quả, uống nước quả, uống rượu vang quả nhất là nho, vang nho để chống lão hoá, phòng chống bệnh tật vì trong các thực phẩm ấy có nhiều chất chống các gốc oxy hoá. Xin giới thiệu cách chế biến rượu vang quả quy mô nhỏ bằng phương pháp thủ công đã được Hội làm vườn chế biến thành công để bạn đọc tham khảo tự chế biến dùng cho giađình. 2.1. Khái niệm về vang trái cây Vang trái cây là nước quả nguyên chất lên men, dùng một loại men vi sinh vật Saccharomyces biến đường trong nước quả thành cồn Etylic, các thành phần khác như vitamin, muối khoáng, axit hữu cơ, tananh, chất đạm, chất béo ít nhiều chuyển biến nhưng giá trị dinh dưỡng không mất đi. Vang trái cây chỉ lên men không qua chưng cất như rượu trắng, còn Ethylic ở dạng tinh khiết nên vang không có chất độc, bổ dưỡng như nước quả. 2.2. Nguyên vật liệu và dụng cụ cần thiết để chế biến rượu vang * Nguyên liệu: Tất cả các loại quả đều có thể dùng để chế biến rượu vang, tốt nhất là các loại quả nho, dứa, vải, xoài chua, cam sành. Các loại quả như mơ, cam Thanh Hà đủ chua nhưng thiếu ngọt  phải thêm đường. Các loại quả như mít, chuối, na, xoài ngọt thiếu chua phải cho thêm axit thực phẩm. * Men: dùng giống men chuyên dùng hoặc bánh men rượu bán ở chợ, tốt nhất là men làng Vân. * Đường: Độ đường thích hợp trong nước quả để chế biến vang là 20 – 25o Brix. Nếu quả không ngọt phải thêm đường trước khi lên men. * Các chất điều chỉnh độ chua (pH) của nước quả: pH thích hợp của nước quả để lên men vào khoảng 3,4 – 3,6. Nếu quả không chua cần cho thêm các axit thực phẩm (đã được bộ Y tế cho phép) như citric, malic, tataric. * Dụng cụ: Bàn nghiền hoặc máy nghiền quả, bình thuỷ tinh, chum vại, chai lọ tất cả phải bằng thuỷ tinh thép không gỉ, gỗ. Tuyệt đối không được dùng sắt, đồng vì các chất này sẽ làm cho vang kết tủa, mất màu vị. Tất cả dụng cụ phải rửa thật sạch, để khô ráo. 2.3. Quy trình chế biến rượu vang đỏ * Chất lượng quả: Quả chín đạt màu sắc hương vị đặc trưng, quả quá chua như mơ phải hái lúc chín kỹ để giảm chua tăng ngọt, quả phải lành lặn, không dập nát, không bị sâu bệnh, quả phải sạch, không có đất bụi, nếu quả bẩn phải rửa sạch. * Nghiền quả: Tuỳ từng loại quả có thể nghiền bằng máy, bằng bàn nạo, bằng cối hoặc bóp bằng tay rồi trộn đều. Quả có hạt to như mơ, xoài phải bỏ hạt, có vỏ nhiều như dứa phải gọt vỏ trước khi nghiền, nho, dâu tây nghiền cả quả cả hạt. * Điều chỉnh độ ngọt: Phải cho thêm đường để quả nghiền có độ đường 22 – 24o Brix. Dùng máy chiết quang kế đo độ đường, nếu không có thì điều chỉnh theo kinh nghiệm: quả ít ngọt phải cho 150 – 200g/kg quả nghiền, quả ngọt như nho, mít, chuối chỉ cần cho 100g đường cho 1kg. * Điều chỉnh độ pH: Quả nghiền trước lên men phải có độ pH khoảng 3,4 – 3,7. Nếu không có dụng cụ do pH để điều chỉnh thì làm theo kinh nghiệm: các loại ít chua như đu đủ, xoài ngọt, dâu tây phải có thêm mỗi kg quả nghiền 1 – 2g một trong các axit thực phẩm citric, tartaric. Đối với dứa, mơ, cam thì không cần thêm vì độ chua của chúng nằm trong khoảng 3,4 – 3,7. * Lên men: Quả nghiền xong phải cho men ngay. Có thể dùng men chuyên dùng hay men rượu. Nếu dùng men rượu phải giã men thành bột, rây lấy bột mịn. Rắc lên quả nghiền, mỗi kg quả nghiền cần 15 – 20g men, cho vào bình, chum vại để lên men. Không đậy kín bình lên men mà đậy bằng vải màn vì khi lên men sẽ tiết ra nhiều CO2. Quá trình lên men phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ. Ở nhiệt độ 20oC, sau 24 giờ mới bắt đầu lên men (sủi bọt), lên men rộ kéo dài 8 – 10 ngày sẽ cho vang ngon, độ cồn cao, hương vị tốt. Ở 25oC sau 12 giờ đã bắt đầu lên men, sau 4 – 5 ngày chấm dứt lên men rộ. Ở nhiệt độ cao hơn nữa lên men rộ nhanh hơn và cũng chất dứt sớm hơn nhưng độ cồn thấp, hương vị kém, khó bảo quản. Ở nhiệt độ quá cao (35 – 36oC) men có thể ngừng hoạt động. Trong khi lên men phải thường xuyên trộn đều quả nghiền (để cung cấp oxy cho các lớp dưới) bằng đũa hoặc que tre, gỗ hoặc thuỷ tinh.  Khi hết sủi bọt là chấm dứt lên men rộ, phải vắt bỏ bã, chuyển nước đã lên men sang bình có nút kín để lên men thầm lặng. Sau hơn một tháng khi rượu đã trong, gạn lấy rượu thật trong, cho vào lọ thuỷ tinh có nút thật kín để rượu già, càng già uống càng ngon. * Bảo quản: Để vang trong hầm, kho, nơi thoáng mát hoặc chôn sâu trong đất. Sau 6 – 10 tháng là có vang uống được, để lâu hơn sẽ có vang ngon hơn.  Trên đây là quá trình chế biến vang đỏ bằng lên men cả xác quả nghiền. Nếu chỉ lên men nước quả (vắt bỏ bã xác quả) sẽ cho rượu vang trắng. Quá trình chế vang trắng giống vang đỏ nhưng nước quả lên men chậm hơn và kéo dài hơn do đó phải cho men nhiều hơn (khoảng 20g/kg quả nghiền), phải giảm bớt lượng đường cho thêm vào, thời gian bắt đầu lên men chậm hơn và thời gian lên men kéo dài hơn. Chế biến như trên sẽ có vang đỏ và vang trắng, nhưng vang đỏ tốt hơn vì trong vang đỏ có nhiều chất dinh dưỡng ở xác quả tiết ra, các chất này vừa có tác dụng bổ dưỡng vừa phòng chống bệnh. Các nhà khoa học khuyến nghị mỗi ngày uống 2 cốc vang đỏ sẽ có lợi cho sức khoẻ và phòng chống bệnh, uống nhiều quá sẽ phản tác dụng.  Chúng ta có nhiều quả nhưng mùa quả chín thường ngắn do đó nên chế biến thành vang để cung cấp chất dinh dưỡng và phòng chống bệnh quanh năm. 3. Phương pháp chế biến nho khô 3.1. Nguyên liệu: Để làm nho khô, cần chọn những quả đã chín hoàn toàn, vỏ quả mỏng, nhiều thịt, giữ được nhiều mùi vị, màu sắc khi khô, quả chín đồng đều và dính chắc với cuống để không bị chảy nước trong quá trình chế biến. 3.2. Sản xuất nho khô tự nhiên - Loại nho này không dính, có màu mận, vỏ dai, giữ nguyên cả lớp phấn trên vỏ quả, khi bảo quản không bị đóng bánh. - Cách làm: Phơi nho trong khay gỗ (miếng giấy) trong 1-2 tuần. Khi thấy vỏ quả lớp trên đã nhăn nheo thì lật lại cho khô đều, sau đó cuốn giấy lên để có độ ẩm đồng đều. Khi độ ẩm còn từ 13-15% thì xếp vào hộp khoảng 2-3 tuần để cân bằng độ ẩm. Sau đó xông hơi bromua methyl và gói lại sau khi đã phân loại. Trước khi cất trữ cần xông hơi bằng đioxit lưu huỳnh để chống thối. 3.3. Sản xuất nho khô tạo màu vàng - Sau khi làm khô, nho có màu vàng chanh, mềm vừa phải và hơi dính. - Cách làm: nhúng chùm nho vào NaON (xút ăn da) 0,2-0,5% trong 2-3 giây ở nhiệt độ 90-95 độ C, rồi rửa ngay bằng nước lạnh. Nếu thấy bề mặt quả mỏng đi nhìn thấu bên trong là được. Sau đó đưa nho vào buồng kín xông hơi đioxit lưu huỳnh (khoảng 100-200g/tạ nho) trong 24 giờ, khi quả vàng đều là được. Thổi không khí nóng 60-70 độ C từ 18-50 giờ để quả khô. 3.4. Sản xuất nho khô bằng phương pháp xử lý soda và dầu - Với phương pháp này, nho có màu nâu đậm, mềm, không dính và có mùi dầu ăn. - Cách làm: nhúng nho vào dung dịch NaCO3 3-4%, ở nhiệt độ 40 độ C và 0,1% NaOH. Cho thêm vào dung dịch một chút dầu ô liu tạo thành váng mỏng. Xử lý xong, xếp các chùm nho ra khay và phơi nắng cho đến khi khô. 4. Tác dụng của nho quả với sức khỏe Được mệnh danh là “Nữ hoàng trái cây”, nho không chỉ giúp bạn ngon miệng mà còn chứa nhiều dinh dưỡng thực vật tốt cho sức khỏe như poly-phenolic, chất chống oxi hóa, vitamin và khoáng chất. Khi ăn nho bạn sẽ thấy cơ thể khỏe mạnh và trẻ đẹp hơn... 4.1. Chống đau tim Cách đây 2 thập kỉ, các nhà khoa học phát hiện, người Pháp có tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến tim thấp hơn tất cả các quốc gia khác trên thế giới. Có được điều này là do họ uống rượu vang (chế từ nho) điều độ trong bữa ăn. Kể từ đó đến nay đã có hơn 300 nghiên cứu khác được thực hiện, và chứng minh rằng, rượu vang và nước ép nho có thể làm giảm được nguy cơ đau tim. Trong số đó, một công trình nghiên cứu ở 20 người tình nguyện cho biết, khi họ được cho uống nước nho ép thì nồng độ nitric oxide trong mao mạch tăng lên. Nitric oxide giúp ngăn chặn khả năng đông máu hình thành ở thành động mạch. Chúng ta biết rằng, máu đóng cục là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tim. Dù thế nào thì các nghiên cứu này đều đi đến kết luận là, ăn nho hoặc uống nước chế biến từ nho đều tốt cho tim. 4.2. Giúp tăng nồng độ cholesterol tốt cho cơ thể Không phải tất cả các cholesterol đều có hại cho cơ thể. Lipoprotein mật độ cao (HDL) là một trong những dạng cholesterol tốt và theo bác sĩ Martha Grogan ở Bệnh viện lâm sàng Mayo thì rượu vang và nước nho có chứa các chất chống oxi hóa ở dạng flavonoids nên giúp làm tăng lượng cholestrol tốt cho cơ thể. 4.3. Chống ung thư Theo một công trình nghiên cứu của Trường Đại học Santiago de Compostela ở Tây Ban Nha thì mỗi ngày bạn uống một ly rượu vang, có thể hạ thấp được nguy cơ mắc ung thư vú 13%. Điều này có được là nhờ chất resveratrol-nguyên tố tự nhiên được phát hiện có trong thực vật, bao gồm cả nho đỏ. 4.4. Chống lão hóa và tăng tuổi thọ Ngoài chống thu thư, chất resveratrol trong nho đỏ còn có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, đặc biệt là hạn chế sự tổn thương của các tế bào tự nhiên diễn ra trong cơ thể trong quá trình lão hóa. Theo các nhà nghiên cứu ở Trường Đại học Y Harvard (Mỹ) thì chất này có thể hạn chế hấp thụ calo. Nó kích hoạt các enzyme hoạt động để làm chậm lão hóa, giúp cân bằng DNA và mở rộng chu kì sống khoảng 70%. 4.5. Tốt cho huyết áp HTX Sản xuất nho quốc gia Mỹ báo cáo công trình nghiên cứu cho biết, những người đàn ông huyết áp cao được uống nước nho, đã giảm đáng kể bệnh lý. Điều này có nghĩa rằng, nếu bạn bị bệnh cao huyết áp bạn có thể tăng cường ăn nho hoặc uống nước nho trong khẩu phần ăn. 4.6. Chống đột quỵ và Alzheimer Một nghiên cứu được công bố bởi Tạp chí Nông nghiệp và Hóa học thực phẩm cho biết, vỏ của quả nho có chứa nhiều resveratrol, chất được biết đến là có khả năng hạn chế sự tổn thương của não khi bị tai biến mạch máu não (đột quỵ). Mặt khác, chất này cũng giúp làm giảm sự liên kết của amyloidal-beta ở những bệnh nhân mất trí nhớ (Alzheimer), từ đó giúp tăng cường sức khỏe của não. 4.7.Chống lại chứng táo bón Theo tiến sĩ Prakash Kumar thì giống như nhiều loại trái cây và rau củ khác, nho có chứa nhiều chất xơ. Và tất cả chất xơ đó đều giúp bạn cân bằng quá trình tiêu hóa, chống lại chứng táo bón, tiêu chảy và những bệnh khác ở đường ruột. 4.8. Lợi tiểu Bác sĩ của bạn thường kê đơn mỗi khi bạn khó tiểu tiện? Nếu bạn là người không thích dùng thuốc bạn có thể hỏi bác sĩ về cách làm lợi tiểu tự nhiên thì họ sẽ chỉ ngay cho bạn biết, đó là nho. Dù là ăn nho hay uống nước nho đều có tác dụng này. Lý do là trong nho có chứa nhiều kali và muối kali nên giúp bạn đi tiểu dễ dàng. 4.9. Chống lại viêm khớp Dầu của hạt nho được biết đến với công dụng chống lại bệnh viêm khớp. Nếu bạn sợ mắc bệnh này, hãy dùng dầu hạt nho để nấu nướng hoặc uống một chút. Khi đã mắc bệnh viêm khớp, bạn nên nói chuyện với bác sĩ về những lợi ích của dầu hạt nho trong khẩu phần ăn. Vì nó giúp chống viêm và cơn đau hành hạ. 4.10. Tốt cho mắt Nho cũng là trái cây tuyệt vời cho mắt tinh thông. Lý do là chất flavonoid có thể ngăn chặn khả năng suy hóa võng mạc (làm mờ mắt) từ 30-40% nếu thường xuyên ăn nho. Mặt khác flavonoid còn ngăn ngừa sự tổn thương ở bệnh đục nhân mắt gây ra bởi các phân tử gốc tự do. 4.11. Chống lại virus Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Trường Đại học Ericiyes, Thổ Nhĩ Kì, các nhà khoa học phát hiện thấy ăn nho có tác dụng chống khuẩn gây bệnh trong cơ thể, trong đó có những loài vi khuẩn gây tử vong như Stoph và E.coli. Hơn nữa, nhờ tập trung lớn lượng tannin nên nho có thể giúp chống lại các virus và khối u ở đường ruột, nơi mà tannin được hấp thụ. 4.12. Giúp thân hình thon thả Các nhà khoa học ở Hiệp hội Nội tiết Mỹ sau khi nghiên cứu đã phát hiện, chất resveratol trong rượu vang đỏ có thể loại bỏ lượng tế bào béo trong cơ thể. Hợp chất ngày ngăn preadipocytes không biến thành các tế bào mỡ hoàn toàn, đồng thời chống lại sự tích lũy chất béo trong cơ thể. Do vậy, muốn có thân hình mảnh mai, bạn nên cho nho vào thực đơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_trinh_thu_hoach_va_tieu_thu_trong_nho.doc
Tài liệu liên quan