Toàn bộ mô đun được phân bố
giảng dạy trong 06 bài như sau:
Bài 1. Xác định thời điểm thu hoạch sầu riêng
Bài 2. Thu hoạch sầu riêng
Bài 3. Xác định thời điểm thu hoạch măng cụt
Bài 4. Thu hoạch măng cụt
Bài 5. Phân loại và bảo quản sầu riêng, măng cụt
Bài 6. Tiêu thụ sầu riêng, măng cụt
80 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 659 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Thu hoạch và tiêu thụ sầu riêng, măng cụt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác điều trong bản thỏa thuận mua bán
- Bên bán đã bàn giao đủ số lượng sầu riêng cho bên mua và bên bán đã nhận đủ
số tiền bán sầu riêng từ bên mua là: 132 870 000 đồng (Một trăm ba mươi hai triệu
tám trăm bảy mươi ngàn đồng)
- Thanh lý lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN BÁN ĐẠI DIỆN BÊN MUA
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
66
3. Tính hiệu quả trồng sầu riêng, măng cụt
3.1. Tính chênh lệch thu chi ở giai đoạn cơ bản
Vườn sầu riêng, măng cụt ở giai đoạn cơ bản, chủ yếu chỉ có kinh phí chi.
Tuy nhiên, ở giai đoạn này, cây mới trồng chưa khép tán, nên có thể trồng xen.
Cây trồng xen vừa có tác dụng che phủ đất, ngăn ngừa cỏ dại và vừa cho thu
nhập. Chính vậy, cũng có thể hạch toán phần chênh lệch giữa thu và chi cho 1ha
vườn sầu riêng, măng cụt ở giai đoạn cơ bản như sau.
a. Phần chi và thu
Bảng 7.6.6. Tiền chi và thu của 1 ha sầu riêng, giai đoạn cơ bản, năm 2012
TT Nội dung Kinh phí (đồng)
I Phần chi phí 10 300 000
1 Trồng cây trồng chính: Sầu riêng (măng cụt)
Công lao động: Làm đất; Chuẩn bị vườn; Xử
lý, bón lót; Trồng cây; Chăm sóc
4 500 000
Cây giống 2 000 000
Phân bón: Phân urea; Phân lân; Phân kali 500 000
Thiết bị, dụng cụ vật rẻ
+ Khấu hao (thuê mượn) thiết bị 500 000
+ Dụng cụ vật rẻ 300 000
Chi phí phát sinh của ha/năm 500 000
2 Chi trồng cây trồng xen 2 000 000
II Dự kiến phần thu
Năng suất đậu xanh trồng xen (kg/ha) 250
Giá bán (đồng/kg) 50 000
Dự kiến tiền bán thu được 12 500 000
III Chênh lệch thu - chi 2 200 000
b. Chênh lệch
Từ bảng 7.6.6, lấy phần thu trừ đi phần chi phí sẽ được
12 500 000 - 10 300 000 = 2 200 000 đồng
Như vậy, năm đầu và các năm kiến thiết cơ bản khác, sản phẩm thu được
từ cây trồng xen thì coi như không phải đầu tư, mà còn có thu nhập, mặc dù thu
nhập rất ít và đây cũng là hình thức lấy ngắn nuôi dài.
67
Lưu ý: Trường hợp diện tích trồng nhiều hơn hay ít hơn 1 ha, dựa
trên cơ sở của 1 ha để tính chênh lệch thu-chi cho diện tích cụ thể ở giai
đoạn kiến thiết cơ bản hay giai đoạn thu quả và đối với cây sầu riêng hay
là măng cụt.
3.2. Tính chênh lệch thu chi ở giai đoạn thu quả
a. Phần chi
Bảng 7.6.7. Tiền chi cho 1 ha sầu riêng, giai đoạn thu quả, năm 2012
TT Nội dung Kinh phí (đồng)
Phần chi phí 60 400 000
Công lao động: Chăm sóc, thu hoạch, phân
loại bảo quản, tiêu thụ, thuê chuyên chở
55 000 000
Phân bón: Phân urea; Phân lân; Phân kali 1 000 000
Thuốc bảo vệ thực vật 1 000 000
Thiết bị, dụng cụ vật rẻ
+ Khấu hao (thuê mượn) thiết bị 1 400 000
+ Dụng cụ vật rẻ 1 000 000
Chi phí phát sinh của ha/năm 1 000 000
b. Phần thu
- Một ha có 90 cây được thu hoạch, mỗi cây dự kiến thu 60 quả. Mỗi quả
nặng trung bình 2 kg. Một ha thu được 1080 kg (90 cây x 60 quả/cây x 2kg/quả).
- Giá là 24 000 đồng/kg (giá bán tại vườn ở thời điểm thu hoạch, năm 2012)
thì số tiền thu được là 259 200 000 đồng/ha.
c. Chênh lệch: Chênh lệch giữa thu trừ chi là: 259 200 000 – 55 000 000 =
204 200 000 đồng (hai trăm lẻ bốn ngàn hai trăm đồng).
Như vậy, một năm thu quả của 01 ha sầu riêng, sau khi trừ chi phí, có lời
200 200 000 đồng (hai trăm triệu lẻ hai trăm ngàn đồng). Tương tự cách tính
này, có thể tính cho một ha sầu riêng (hay măng cụt) được thu hoạch cụ thể theo
năm trúng mùa, thất mùa, giá cao, giá thấp theo các bước sau đây:
Bước 1: Tính tổng chi phí cho 1ha/năm
Bước 2: Tính tổng sản phẩm thu được trong năm
Bước 3: Lấy tổng thu sản phẩm trừ tổng chi phí được tiền lời (chênh lệch
giữa thu và chi).
68
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Các câu hỏi: Hãy khoanh tròn vào phương án trả lời đúng của các
câu sau đây
Câu 1. Khi tham khảo giá để bán sỉ sầu riêng hay măng cụt, nên tham
khảo ít nhất mấy cơ sở mua sầu riêng/măng cụt?
a) 2 cơ sở.
b) 3 cơ sở.
c) 4 cơ sở.
Câu 2. Khi viết thỏa thuận mua (bán) sầu riêng, măng cụt có cần phải ghi
phương thức thanh toán không?
a) Có.
b) Không.
c) Có viết cũng được, không viết cũng được.
Câu 3. Chỉ nên ký thanh lý bản thỏa thuận mua bán sầu riêng, măng cụt
vào khi nào?
a) Cân xong sầu riêng, măng cụt
b) Bàn giao sầu riêng, măng cụt xong.
c) Cân xong, bàn giao xong và giao nhận tiền đầy đủ
2. Bài tập/bài thực hành:
2.1. Bài thực hành 7.6.1: Tính hiệu quả sản xuất sầu riêng
Người ta thu được 10 800 kg quả sầu riêng của một 1 ha trong một năm,
bán với giá là 25 000 đồng/kg và chi phí hết 65 000 000 đồng. Hãy tính tiền lời
(chệnh lệch giữa thu và chi) thu được từ 1 ha sầu riêng trong một năm thu quả
(bài tập dành cho người trồng sầu riêng).
- Mục tiêu: Tính được chênh lệch giữa thu và chi để biết tiền lãi của 1 ha
sầu riêng trong một năm thu quả.
- Nguồn lực: 12 tờ giấy A4, 06 bút, 06 máy tính cầm tay.
- Cách thức tiến hành: Chia lớp thành 06 nhóm, mỗi nhóm có 05 học viên.
Mỗi nhóm học viên nhận 01 bộ dụng cụ gồm 02 tờ giấy A4, 01 bút, 01 máy tính
cầm tay.
69
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài bài tập/thực hành: Tính toán chênh
lệch giữa thu và chi của 1 ha sầu riêng trong một năm thu quả (số liệu đã có ở
đầu bài).
- Thời gian hoàn thành: 60 phút/học viên.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được: Tính đúng chênh lệch giữa
thu và chi của 1 ha sầu riêng trong một năm thu quả (số liệu đã có ở đầu bài) là
205 000 000 đồng (hai trăm lẻ năm triệu đồng).
2.2. Bài thực hành 7.6.1: Tính hiệu quả sản xuất măng cụt
Người ta thu được 7480 kg quả măng cụt của một 1 ha trong một năm, bán
với giá là 35 000 đồng/kg và chi phí hết 55 000 000 đồng. Hãy tính tiền lời (chệnh
lệch giữa thu và chi) thu được từ 1 ha trong một năm thu quả (bài tập cá nhân
dành cho người trồng măng cụt).
- Mục tiêu: Tính được chênh lệch giữa thu và chi để biết tiền lãi của 1 ha
măng cụt trong một năm thu quả.
- Nguồn lực: 12 tờ giấy A4, 06 bút, 06 máy tính cầm tay.
- Cách thức tiến hành: Chia lớp thành 06 nhóm, mỗi nhóm có 05 học viên.
Mỗi nhóm học viên nhận 01 bộ dụng cụ gồm 02 tờ giấy A4, 01 bút, 01 máy tính
cầm tay.
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài bài tập/thực hành: Tính toán chênh
lệch giữa thu và chi của 1 ha măng cụt trong một năm thu quả (số liệu đã có ở
đầu bài).
- Thời gian hoàn thành: 60 phút/học viên.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được: Tính đúng chênh lệch giữa
thu và chi của 1 ha măng cụt trong một năm thu quả (số liệu đã có ở đầu bài) là
206 800 000 đồng (hai trăm lẻ sáu triệu tám trăm ngàn đồng).
C. Ghi nhớ
Cách ghi số liệu khi cân sầu riêng, măng cụt.
Tính chênh lệch cho diện tích cụ thể trên cơ sở thi chi của 1 ha trong một
năm của vườn trồng sầu riêng, măng cụt.
70
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
- Vị trí: Mô đun 07: Thu hoạch và tiêu thụ sầu riêng, măng cụt được bố trí
học sau tất cả các mô đun khác trong chương trình sơ cấp của nghề trồng sầu
riêng, măng cụt
- Tính chất: Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề
nghiệp, nên tổ chức giảng dạy tại địa bàn thôn, xã, nơi có các vườn cây đang có
quả chuẩn bị cho thu hoạch và cho thu hoạch.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN
- Kiến thức:
+ Nêu được cách xác định thời điểm và cách thu hoạch sầu riêng, măng cụt;
+ Hiểu biết cách tính chênh lệch thu - chi trong một năm cho 1 ha trồng
sầu riêng, măng cụt.
- Kỹ năng:
+ Xác định được thời điểm thu hoạch sầu riêng, măng cụt phù hợp với
điều kiện thực tế;
+ Thu hoạch, bảo quản sầu riêng, măng cụt đúng yêu cầu kỹ thuật và tiêu
thụ sầu riêng, măng cụt là có lợi nhất;
+ Tính được chênh lệch thu-chi trong năm của diện tích vườn trồng sầu
riêng, măng cụt thực tế.
- Thái độ: Có trách nhiệm khi cung cấp sản phẩm ra thị trường.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian
Mã bài Tên bài
Loại
bài
dạy
Địa
điểm
Thời lượng (Giờ chuẩn)
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*
MĐ04-01
Xác định thời
điểm thu hoạch
sầu riêng
Lý
thuyết
Lớp
học
8 2 6
MĐ04-02
Thu hoạch sầu
riêng
Lý
thuyết
Hiện
trường
6 2 4
71
Mã bài Tên bài
Loại
bài
dạy
Địa
điểm
Thời lượng (Giờ chuẩn)
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*
MĐ04-03
Xác định thời
điểm thu hoạch
măng cụt
Tích
hợp
Hiện
trường
12 2 8 2
MĐ04-04
Thu hoạch măng
cụt
Tích
hợp
Hiện
trường
8 2 6
MĐ04-05
Phân loại và bảo
quản sầu riêng,
măng cụt
Tích
hợp
Hiện
trường
10 2 8
MĐ04-06
Tiêu thụ sầu
riêng, măng cụt
Lý
thuyết
Lớp
học
14 4 8 2
Kiểm tra hết mô đun 2 2
Cộng 60 14 40 6
Ghi chú: *Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành
Cuối mỗi bài trong mô đun có các câu hỏi và bài tập/bài thực hành. Tùy
theo câu hỏi hay bài tập/bài thực hành, giáo viên chia học viên của lớp thành
các nhóm có từ 3-5 học viên hay để từng học viên thực hiện độc lập.
Để học viên trả lời được các câu hỏi thì cần phải có bảng các câu hỏi phát
cho học viên, hầu hết các câu hỏi đều cho từng học viên thực hiện độc lập.
Để học viên làm được các bài tập/bài thực hành, giáo viên phát đề bài kèm
theo học liệu, dụng cụ phù hợp với bài tập/bài thực hành cho học viên hay
nhóm học viên. Dưới mỗi bài tập/bài thực hành đều có hướng dẫn về mục tiêu,
nguồn lực cần thiết, cách tổ chức thực hiện, thời gian, số lượng, tiêu chuẩn sản
phẩm của bài tập/bài thực hành.
Trong quá trình học viên làm bài tập hay bài thực hành, giáo viên quan
sát, nhắc nhở và uốn nắn kịp thời để hướng dẫn học viên thực hiện đúng và đủ
các bước. Khi kết thúc thời gian làm bài tập hay bài thực hành, giáo viên nhận
xét, đối chiếu với đáp án, đánh giá và ghi điểm trước cả lớp.
72
V. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập
5.1. Đánh giá các câu hỏi
5.1.1. Đánh giá các câu hỏi của bài 01: Xác định thời điểm và phương thức
thu hoạch sàu riêng.
Toàn bộ các câu hỏi của bài có tiên chí và cách thức đánh giá như sau
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Khoanh tròn được đáp án đúng là:
Câu 1: a; Câu 2: a, Câu 3: d, Câu 4: a,
Câu 5: a, Câu 6: c, Câu 7: d.
Giáo viên nhận xét, dánh giá và
ghi điểm: Câu 1 đến caau6, mỗi
câu 1,5 điểm; Câu 7 1 điểm
5.1.2. Đánh giá các câu hỏi của bài 02: Thu hoạch sàu riêng
Toàn bộ các câu hỏi của bài có tiên chí và cách thức đánh giá như sau
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Khoanh tròn được đáp án đúng là:
Câu 1: c; Câu 2: d, Câu 3: d.
Giáo viên nhận xét, dánh giá và
ghi điểm: Câu 1: 3 điểm; Câu 2: 3
điểm; Câu 3: 4 điểm
5.1.3. Đánh giá các câu hỏi của bài 03: Xác định thời điểm và phương
thức thu hoạch măng cụt
Toàn bộ các câu hỏi của bài có tiên chí và cách thức đánh giá như sau
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Khoanh tròn được đáp án đúng là:
Câu 1: b; Câu 2: a, Câu 3: a; Câu 4: c.
Giáo viên nhận xét, dánh giá và
ghi điểm: Mỗi câu 2,5 điểm
5.1.4. Đánh giá các câu hỏi của bài 04: Thu hoạch măng cụt
Toàn bộ các câu hỏi của bài có tiên chí và cách thức đánh giá như sau
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Khoanh tròn được đáp án đúng là:
Câu 1: c; Câu 2: d, Câu 3: a; Câu 4: d.
Giáo viên nhận xét, dánh giá và
ghi điểm: Mỗi câu 2,5 điểm
5.1.5. Bài 05: Phân loại và bảo quản sầu riêng, măng cụt
73
Toàn bộ các câu hỏi của bài có tiên chí và cách thức đánh giá như sau
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Khoanh tròn được đáp án đúng là:
Câu 1: b; Câu 2: d, Câu 3: a; câu 4: c
Giáo viên nhận xét, dánh giá và
ghi điểm: Mỗi câu 2,5 điểm
5.1.6. Đánh giá các câu hỏi của bài 06: Tiêu thụ sầu riêng, măng cụt
Toàn bộ các câu hỏi của bài có tiên chí và cách thức đánh giá như sau
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Khoanh tròn được đáp án đúng là:
Câu 1: b; Câu 2: a, Câu 3: c.
Giáo viên nhận xét, dánh giá và
ghi điểm: Câu 1: 3 điểm; Câu 2: 3
điểm; Câu 3: 4 điểm
5.2. Đánh giá các bài tập/bài thực hành
Bài 01: Xác định thời điểm thu hoạch sầu riêng
5.2.1. Đánh giá bài thực hành: 1.1.1: Kẻ bảng theo dõi từ khi sầu riêng ra
hoa đến sau 120 ngày cây ra hoa. Qua sát thay đổi của quả trên cây từ sau ra
hoa 100 ngày và đề nghị ngày thu hoạch. Biết rằng sầu riêng ra hoa vào ngày
15 tháng 02 năng 2012.
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Phân công các thành
viên trong nhóm, chuẩn bị dụng cụ.
Giáo viên nhận xét và ghi điểm
cho các học viên trong nhóm (1 điểm)
Tiêu chí 2: Kẻ bảng theo dõi từ
ngày ra hoa đậu quả đến sau ra hoa
đậu quả 120 ngày
So với bảng mẫu, nhận xét, đánh
giá và ghi điểm (4 điểm)
Tiêu chí 3: Xác định chính xác sự
biểu hiện chín của quả trên cây và đề
nghị đúng ngày thu hoạch phù hợp với
mục đích sử dụng
Giáo viên nhận xét, đánh giá và
ghi điểm cho các học viên trong nhóm
(4 điểm)
Đánh giá chung: Sự phối hợp
trong nhóm và thực hiện các bước
công việc của bài thực hành
Giáo viên nhận xét, đánh giá và
ghi điểm cho các học viên trong nhóm
(1 điểm)
74
Bài 02: Thu hoạch sầu riêng
5.2.2. Đánh giá bài thực hành 1.2.1: Hãy quan sát, lựa chọn, thu 20 quả
sầu riêng dùng để ăn tươi.
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Xác định được ngày
bắt đầu quan sát sự chín của quả trên
cây là sau ra hoa, đậu quả khoảng 3,5
tháng
Giáo viên quan sát các nhóm thực
hiện, sau đó nhận xét, đánh giá và ghi
điểm cho các học viên trong nhóm (1
điểm)
Tiêu chí 2: Quan sát sự chín của
quả trên cây như khoảng cách gai ở
vỏ quả dãn hơn, màu sắc vỏ quả biến
đổi từ màu xanh sang xanh màu
đồng, tầng rời cuống quả lớn rõ, lấy
cán dao gõ vào quả nghe âm thanh
bồm bộp.
Giáo viên hướng dẫn học viên
của các nhóm so với đáp án để kiểm
tra chéo kết quả của nhau, sau đó giáo
viên nhận xét, đánh giá và ghi điểm
cho các học viên trong nhóm (3 điểm)
Tiêu chí 3: Lựa chọn đúng các
quả sầu riêng để thu dùng để ăn tươi
tức là sau khi hái xuống 1-2 ngày sau
là có thể sử dụng được.
Giáo viên nhận xét, đánh giá và
ghi điểm cho các học viên trong nhóm
(3 điểm)
Tiêu chí 4: Thu được 20 quả sầu
đạt yêu cầu ở tiêu chí 2.
Giáo viên hướng dẫn học viên
của các nhóm so với đáp án để kiểm
tra chéo kết quả của nhau, sau đó giáo
viên nhận xét, đánh giá và ghi điểm
cho các học viên trong nhóm (2 điểm)
Đánh giá chung: Sự phối hợp của
các thành viên trong nhóm và sự thực
hiện các bước công việc của bài thực
hành và chất lượng kết quả đạt được
của các nhóm
Giáo viên nhận xét, đánh giá và
ghi điểm cho các học viên trong nhóm
(1 điểm)
Bài 03 Xác định thời điểm thu hoạch măng cụt
5.2.3. Đánh giá bài thực hành 1.3.1: Lập bảng theo dõi từ khi ra hoa, đậu
quả đến khi chín của măng cụt. Biết rằng măng cụt ra hoa, đậu quả ngày 15
tháng 12 năm 2012.
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Phân công các thành Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi
75
viên trong nhóm, chuẩn bị dụng cụ. điểm cho các học viên trong nhóm (1
điểm)
Tiêu chí 2: Kẻ bảng theo dõi từ
ngày ra hoa đậu quả đến sau ra hoa
đậu quả 120 ngày
So với bảng mẫu, nhận xét, đánh giá
và ghi điểm (2 điểm)
Tiêu chí 3: Xác định thời điểm
bắt đầu quan sát sự biến đổi biểu hiện
chín của quả trên cây và xác định ngày
thu hoạch
Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi
điểm cho các học viên trong nhóm (3
điểm)
Tiêu chí 4: Đề xuất ngày thu
hoạch phù hợp với mục đích sử dụng
Giáo viên hướng dẫn học viên của các
nhóm so với đáp án để kiểm tra chéo
kết quả của nhau, sau đó giáo viên
nhận xét, đánh giá và ghi điểm cho các
học viên trong nhóm (3 điểm)
Đánh giá chung
Sự phối hợp của các thành viên
trong nhóm và sự thực hiện các bước
công việc của bài thực hành và chất
lượng kết quả đạt được của các nhóm
Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi
điểm cho các học viên trong nhóm (1
điểm)
Bài 04: Thu hoạch măng cụt
5.2.4. Đánh giá bài thực hành 1.4.1: Mỗi nhóm 5 học viên thu 5 kg măng
cụt ở độ chín 3 và 4.
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Xác định được ngày
bắt đầu quan sát sự chín của quả trên
cây là sau ra hoa, đậu quả khoảng 3,5
tháng
Giáo viên quan sát các nhóm
thực hiện, sau đó nhận xét, đánh giá
và ghi điểm cho các học viên trong
nhóm (1 điểm)
Tiêu chí 2: Lựa chọn và thu 5 kg
quả măng cụt chín ở độ 3-4 tức là màu
đỏ ở vỏ quả chiếm chiếm khoảng 2/5
đến 3/5 mặt vỏ quả (hình 7.61 và );
Giáo viên hướng dẫn học viên
của các nhóm so với đáp án để kiểm
tra chéo kết quả của nhau, sau đó
giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi
điểm cho các học viên trong nhóm (3
điểm)
Đánh giá chung Giáo viên nhận xét, đánh giá và
ghi điểm cho các học viên trong
76
Sự phối hợp của các thành viên
trong nhóm và sự thực hiện các bước
công việc của bài thực hành và chất
lượng kết quả đạt được của các nhóm
nhóm (1 điểm)
Bài 6: Tiêu thụ sầu riêng, măng cụt
5.2.5. Đánh giá bài tập/bài thực hành 1.6.1: Người ta thu được 10 800 kg
quả sầu riêng của một 1 ha trong một năm, bán với giá là 25 000 đồng/kg và chi
phí hết 65 000 000 đồng. Hãy tính tiền lời (chệnh lệch giữa thu và chi) thu được từ
1 ha sầu riêng trong một năm thu quả (bài tập dành cho người trồng sầu riêng).
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Tính tiền thu được
từ bán sầu riêng là 270 000 000
đồng.
Giáo viên hướng dẫn học viên so với đáp
án để kiểm tra chéo kết quả của nhau, giáo
viên nhận xét, đánh giá và ghi điểm cho
học viên (3 điểm)
Tiêu chí 2: Tính tiền chệnh
lệch thu - chi từ 1 ha sầu riêng trong
một năm thu quả là 205 000 000
đồng (hai trăm lẻ năm triệu đồng).
Giáo viên hướng dẫn học viên so với đáp
án để kiểm tra chéo kết quả của nhau, giáo
viên nhận xét, đánh giá và ghi điểm cho
học viên (3 điểm)
Tiêu chí 3: Kết luận 1 ha sầu
riêng trong một năm ở giai đoạn
thu quả cho lời 205 000 000 đồng
(hai trăm lẻ năm triệu đồng).
Giáo viên hướng dẫn học viên so với đáp
án để kiểm tra chéo kết quả của nhau, giáo
viên nhận xét, đánh giá và ghi điểm cho
học viên (3 điểm)
Đánh giá chung
Học viên tính được chênh
lệnh thu chi của 1 ha sầu riêng
trong một năm ở giai đoạn thu quả
và kết luận được lãi lỗ.
Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi điểm
cho các học viên trong nhóm (1 điểm)
77
5.2.5. Đánh giá bài tập/bài thực hành 1.6.2: Người ta thu được 7480 kg quả
măng cụt của một 1 ha trong một năm, bán với giá là 35 000 đồng/kg và chi phí
hết 55 000 000 đồng. Hãy tính tiền lời (chệnh lệch giữa thu và chi) thu được từ 1
ha trong một năm thu quả (bài tập cá nhân dành cho người trồng măng cụt).
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Tính tiền thu được từ
bán măng cụt là 261 000 000 đồng.
Giáo viên hướng dẫn học viên so với
đáp án để kiểm tra chéo kết quả của
nhau, giáo viên nhận xét, đánh giá và
ghi điểm cho học viên (3 điểm)
Tiêu chí 2: Tính tiền chệnh lệch
thu - chi từ 1 ha măng cụt trong một
năm thu quả là 206 800 000 đồng (hai
trăm lẻ sáu triệu tám trăm ngàn
đồng).
Giáo viên hướng dẫn học viên so với
đáp án để kiểm tra chéo kết quả của
nhau, giáo viên nhận xét, đánh giá và
ghi điểm cho học viên (3 điểm)
Tiêu chí 3: Kết luận 1 ha măng
cụt trong một năm ở giai đoạn thu
quả cho lời 205 000 000 đồng (hai
trăm lẻ năm triệu đồng).
Giáo viên hướng dẫn học viên so với
đáp án để kiểm tra chéo kết quả của
nhau, giáo viên nhận xét, đánh giá và
ghi điểm cho học viên (3 điểm)
Đánh giá chung
Học viên tính được chênh lệnh
thu chi của 1 ha măng cụt trong một
năm ở giai đoạn thu quả và kết luận
được lãi lỗ.
Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi
điểm cho các học viên trong nhóm (1
điểm)
5.3. Đánh giá kết quả học tập toàn mô đun
5.3.1. Đánh giá kết quả kiểm tra lý thuyết nghề (thời gian 60 phút)
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Nêu cách xác định
thời điểm thu hoạch sầu riêng/măng
cụt
Giáo viên nhận xét, đánh giá và
ghi điểm (2 điểm)
Tiêu chí 2: Trình bày kỹ thuật
thu hái sầu riêng/măng cụt
Giáo viên nhận xét, dánh giá và
ghi điểm (3 điểm)
Tiêu chí 3: Mô tả các bước
phân loại sầu riêng (măng cụt)
Giáo viên nhận xét, dánh giá và
ghi điểm (3 điểm)
78
Tiêu chí 4: Nêu cách tính hiệu
quả kinh tế trong năm cho 01 ha
trồng sầu riêng, măng cụt ở giai đoạn
thu quả.
Giáo viên nhận xét, dánh giá và
ghi điểm (2 điểm)
Đánh giá chung: Tham dự đủ
các bài kiểm tra lý thuyết của các lần
kiểm tra và bài kiểm tra hết mô đun.
Lấy điểm trung bình của các bài lý
thuyết cộng với điểm của bài thi chia
đôi được điểm lý thuyết của toàn mô
đun.
5.3.2. Đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng nghề (thời gian 240 phút)
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Xác định thời điểm
thu hoạch sầu riêng/măng cụt
Giáo viên nhận xét, đánh giá và
ghi điểm (2 điểm)
Tiêu chí 2: Mỗi nhóm 5 học
viên thu hái 10 quả sầu riêng hay 5
kg quả măng cụt
Giáo viên nhận xét, dánh giá và
ghi điểm (3 điểm)
Tiêu chí 3: Mỗi nhóm 5 học
viên tính hiệu quả kinh tế trong năm
cho 01 ha trồng sầu riêng, măng cụt
ở giai đoạn thu quả theo đầu bài giáo
viên đã chuẩn bị.
Giáo viên nhận xét, dánh giá và
ghi điểm (5 điểm)
Đánh giá chung: Tham dự đủ
các bài kiểm tra lý thuyết của các lần
kiểm tra và bài kiểm tra hết mô đun.
Lấy điểm trung bình của các bài lý
thuyết cộng với điểm của bài thi chia
đôi được điểm lý thuyết của toàn mô
đun.
IV. Tài liệu cần tham khảo
. Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng nghĩa, Trồng, chăm sóc và phòng trừ
sâu bệnh sầu riêng, măng cụt, Quyển 12, Nhà xuất bản Nông nghiệp,
Thành phố Hồ Chí Minh 2012.
2. Trần Văn Minh - Nguyễn Lân Hùng, Kỹ thuật trồng măng cụt, Nhà xuất bản
Nông nghiệp, Hà Nội 2005.
3. Trần Thế Tục - Chu Doãn Thành, Cây sầu riêng ở Việt Nam, Nhà xuất bản
Nông nghiệp, Hà Nội 2004.
79
BAN CHỦ NHIỆM PHÂN TÍCH NGHỀ, PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC,
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG CHO NGHỀ
“TRỒNG SẦU RIÊNG, MĂNG CỤT”
(Kèm theo Quyết định số 874/QĐ-BNN-TCCB ngày 20 tháng 6 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
1. Chủ nhiệm: Ông Lê Thái Dương - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ
điện và Nông nghiệp Nam Bộ
2. Phó chủ nhiệm: Ông Lâm Quang Dụ - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức
cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
3. Thư ký: Bà Kiều Thị Ngọc, Giảng viên, Trường Cao đẳng Cơ điện và
Nông nghiệp Nam Bộ
4. Các ủy viên:
- Bà Đoàn Thị Chăm, Giảng viên Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông
nghiệp Nam Bộ
- Bà Đinh Thị Đào, Giảng viên Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông
nghiệp Nam Bộ
- Bà Lê Thị Nga, Giáo viên Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên
- Ông Nguyễn Văn Thinh, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Chợ Gạo,
Tiền Giang./.
80
HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY
NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: TRỒNG SẦU RIÊNG, MĂNG CỤT
(Kèm theo Quyết định số 2033/QĐ-BNN-TCCB
ngày 24 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Tiến Huyền, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng
Nông nghiệp Nam Bộ
2. Thư ký: Ông Phùng Hữu Cần, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
3. Các ủy viên:
- Ông Phan Duy Nghĩa, Giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh
tế Bảo Lộc
- Ông Nguyễn Văn Dũng, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ
- Ông Nguyễn Phương Hùng, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông -
Khuyến ngư tỉnh Bạc Liêu./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_thu_hoach_va_tieu_thu_sau_rieng_mang_cut.pdf