Nội dung của mô đun gồm có 4 bài:
Bài 1: Thu hoạch chuối.
Bài 2: Sơ chế và bảo quản chuối.
Bài 3: Ký kết hợp đồng.
Bài 4: Tiêu thụ sản phẩm
66 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Thu hoạch, sơ chế và tiêu thụ chuối, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giấy, bút
39
- Cách tổ chức thực hiện:
+ Giáo viên nêu yêu cầu công việc: Soạn thảo hợp đồng kinh tế và bản
thanh lý hợp đồng kinh tế.
+ Giao công việc cho từng cá nhân viết soạn thảo Hợp đồng kinh tế và bản
thanh lý hợp đồng kinh tế.
+ Các học viên thực hiện viết soạn thảo theo bảng hướng dẫn sau:
TT
Nội dung
Cách thực hiện
Yêu cầu đạt dược
1 Nắm lại các văn
bản pháp lý làm cơ
sở soạn thảo hợp
đồng, bản thanh lý
hợp đồng.
Đọc lại nội dung các văn
bản hướng dẫn.
Nắm chắc nội dung
các văn bản
2 Soạn hợp đồng
mua – bán chuối
tươi theo tình
huống giả định
- Sử dụng thông tin trong
tình huống giả định.
- Sử dụng mẫu tham khảo
trong giáo trình để soạn.
Đảm bảo đầy đủ các
nội dung hợp đồng
và các bước cụ thể.
3 Soạn bản thanh lý
hợp đồng mua –
bán chuối tươi theo
tình huống giả
định
- Sử dụng thông tin trong
tình huống giả định.
- Sử dụng mẫu tham khảo
trong giáo trình để soạn bản
thanh lý hợp đồng.
Đảm bảo đầy đủ các
nội dung của bản
thanh lý hợp đồng và
các bước cụ thể.
+ Giáo viên thúc đẩy, quan sát học viên thực hiện công việc
- Thời gian cần thiết để thực hiện 8 giờ
- Địa điểm: lớp học
- Tiêu chuẩn của công việc:
+ Soạn thảo được Hợp đồng kinh tế và bản thanh lý hợp đồng kinh tế.
+ Soạn thảo được Bản thanh lý hợp đồng kinh tế.
40
Bài 4: TIÊU THỤ SẢN PHẨM
Mã bài 05-04
Tiêu thụ sản phẩm gắn người sản xuất với người tiêu dùng, giúp cho các
nhà sản xuất hiểu thêm về kết quả sản xuất của mình và nhu cầu của khách hàng.
Về phương diện xã hội thì nó có vai trò trong việc cân đối giữa cung và cầu, sản
phẩm sản xuất ra được tiêu thụ tức là sản xuất đang diễn ra một cách bình thường
trôi chảy, tránh được sự mất cân đối, giữ được bình ổn trong xã hội. Đồng thời
tiêu thụ sản phẩm giúp các đơn vị xác định phương hướng và bước đi của kế
hoạch sản xuất cho giai đoạn tiếp theo
Mục tiêu:
- Xác định chính xác sản lượng và chất lượng sản phẩm;
- Thực hiệp hợp đồng đúng theo các điều khoản;
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế;
- Tuân thủ thoạch độ học tập đúng đắn, nghiêm túc
A. Nội dung
1. Kiểm tra chuối trước khi tiêu thụ
1.1. Kiểm tra số lượng chuối và khối lượng
Dựa vào bản hợp đồng mua bán với nhà tiêu thụ chuối mà người cung cấp
chuối cần kiểm tra và chuẩn bị đủ về số lượng và khối lượng chuối theo hợp đồng
đã ký kết trước đó.
* Kiểm tra số lượng chuối buồng chuối
Kiểm tra số lượng chuối trước khi giao chuối có thể thực hiện theo phương
thức đếm số lượng buồng chuối
* Kiểm tra khối lượng chuối buồng chuối
Kiểm tra khối lượng chuối trước khi giao chuối có thể thực hiện theo
phương thức cân chuối
Như vậy, việc kiểm tra đủ số lượng và khối lượng chuối cần cung cấp theo
hợp đồng là vấn đề rất quan trọng và cần thiết trước khi giao hàng, nếu không sẽ
khó thực hiện được hợp đồng trước đó.
41
Hình 5.4.1: Đếm và giao buồng chuối
Hình 5.4.2: Đếm số lượng quả trước khi giao hàng
1.2. Kiểm tra chất lượng chuối
Ngoài việc đảm bảo về số lượng, khối lượng chuối theo hợp đồng thì việc
kiểm tra chất lượng chuối trước khi giao là vấn đề sống còn đối với người cung
cấp chuối và người tiêu thụ chuối vì ảnh hưởng trực tiếp đến qúa trình mua bán
chuối trên thị trường, đặc biệt đối xuất khẩu.
Trong một buồng hoặc một nải chuối thường xuất hiện các nải hoặc quả
không đạt tiêu chuẩn như bị dập, vỏ quả bị nám, quả bị teo, quả xanh... ảnh hưởng
42
đến thẩm mỹ của sản phẩm. Do vậy, cần tỉa bỏ trước khi giao hàng cho nhà tiêu
thụ.
Kiểm tra chất lượng chuối, ngoài việc kiểm tra hình thái bên ngoài cần
kiểm tra độ chín, độ ngọt, độ dẻo,
Hình 5.4.3: Phân loại độ chín quả chuối
Ngoài ra, khi đánh giá chất lượng chuối cần kiểm tra kích thước và khối
lượng quả đảm bảo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
Hình 5.4.4: Phân loại kích thước quả chuối
43
Hình 5.4.5: Phân loại khối lượng quả chuối
2. Xác định giá bán chuối
2.1. Tìm hiểu giá bán chuối
Chuối ở thời điểm khác nhau có giá bán khác nhau do nhu cầu thị trường vì
vậy cần tìm hiểu giá bán ở thị trường trước thời điểm thu hoạch chuối.
- Tìm hiểu sức mua, sức bán
- Tìm hiểu giá chuối.
Trên cơ sở giá cả thực tế và sức mua, sức bán tại thời điểm thu hoạch đã tìm
hiểu được. Chúng ta quyết định giá bán.
2.2. Quyết định giá bán chuối
- Tham khảo giá mua của các sơ sở thu mua: Khi tham khảo giá để bán chúng
ta cần khảo sát và ghi nhận ít nhất là giá mua thực tế của một số cơ sở tiêu thụ
chuối gần nhất.
- Sau khi khảo sát và đã ghi giá của các cơ sở tiêu thụ gần nhất, chúng ta quyết
định giá để bán chuối.
3. Chọn phương thức bán chuối
3.1. Bán hàng trực tiếp
Bán hàng là hành vi thương mại của thương nhân, là sự giao tiếp trực tiếp
giữa người bán hàng với khách hàng tiềm năng. Trong đó người bán hàng có
nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu cho người mua hàng và nhận tiền.
44
45
Hình 5.4.6: Chuối được bán trực tiếp
- Đối với cơ sở sản xuất nhỏ lượng chuối ít có thể trực tiếp bán lẻ tại các nơi
có nhiều người mua.
+ Bán ở các điểm thuận tiện có nhiều người qua lại như ở cạnh các đường
lớn.
+ Bán lẻ ở chợ.
+ Bán ở các điểm quen thuộc có khách hàng quen đến mua
Hình 5.4.7: Bán lẻ ở chợ
46
Hình 5.4.8: Bán ở các điểm cạnh đường lớn.
+ Bán dạo ở những nơi sẽ có người mua.
Hình 5.4.9: Bán dạo
3.2. Bán chuối theo hợp đồng đã ký
Đối với cơ sở sản xuất lớn, thì nên bán sỉ và chọn nơi để bán theo thoả thuận.
-Thực hiện hợp đồng đã ký (theo bản hợp đồng đã học ở bài 2)
- Giao hàng theo đúng hợp đồng đã ký về chất lượng và số lượng.
47
+ Từ các cơ sở đã khảo sát, chúng ta chọn một trong các cơ sở có giá cả phù
hợp và thuận tiện đi lại để bán.
+ Sau khi chọn cở sở để bán xong, chúng ta thống nhất giá cả và phương thức
mua bán giữa hai bên.
Để tránh rắc rối trong quá trình mua bán, cần phải viết bản thỏa thuận mua bán(
hợp đồng mua bán).
4. Đánh giá hiệu quả kinh tế
- Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, người trồng chuối cần phải phân tích, đánh
giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm nhằm xem xét khả năng mở rộng hay thu hẹp thị
trường tiêu thụ, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các nguyên nhân ảnh
hưởng đến kết quả tiêu thụ nhằm kịp thời có các biện pháp thích hợp để thúc
đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ có thể xem xét trên các khía cạnh: tình
hình tiêu thụ chuối theo khối lượng, giá cả các mặt hàng chuối tiêu thụ. theo
các bước sau đây:
Bước 1: Tính tổng chi phí cho 1ha/năm
Tổng chi phí = Tiền cây giống + tiền phân bón thuốc + tiền nhân công
Bước 2: Tính tổng sản phẩm thu được trong năm
Tổng doanh thu = Sản lượng x Giá bán
Bước 3: Tính toán hiệu quả kinh tế sau mỗi năm thu hoạch
Hiệu quả kinh tế = Tổng doanh thu – Tổng chi phí.
Tổng doanh thu = Sản lượng x Giá bán
Tổng chi phí = Tiền lám đất + Tiền cây giống + Tiền phân bón thuốc,
thuốc bảo vệ thực vật + Tiền nhân công
Để đánh giá được hiệu quả kinh tế phải lập và thực hiện các bảng ghi chép
sau:
Thực hiện sổ ghi chép
THÔNG TIN CHUNG
Họ tên nông dân/xã viên (hợp:
Địa chỉ: Thôn: Huyện/ Quận:
Xã/Phường: Tỉnh:
48
Điện thoại:
Tên/mã số lô ruộng: Diện tích (m2) sản
xuất: Năm sản xuất: 2012
1. Mua và tiếp nhận phân bón và chất bón bổ sung
Ngày
mua
Tên phân bón
và chất bón
bổ sung*
Số lượng
mua
(kg, L)
Giá mua
(đồng/kg)
Tên và địa
ỉ của người
bán
Người
mua
15/11/20
09
NPK 15 10
15
50 kg 3000
đồng/kg
Bà Loan -
Số 16 Khu
phố 2
Thức
2. Mua cây giống
Khi mua cây giống, gốc ghép đề nghị bổ sung thông tin dưới đây
Ngày
mua
Tên và địa
chỉ của
người bán
Tên
giống
Số
lượng
Giá
(Đồng/cây
(nếu có)
Ngày sử
dụng hoá
Tên hóa
chất
Lý do sử
dụng
49
3. Mua và tiếp nhận thuốc BVTV
Nơi lưu trữ, bảo quản thuốc BVTV:
Ngày
mua
thuốc
Tên thuốc
BVTV
(Ghi đúng
tên trên
nhãn
thuốc)
Số
lượng
(chai,
gói)
Qui cách
đóng gói
(g, ml,
kg,
L/gói,
chai)
Giá
(Đồng/
gói, cha)
Ngày hết
hạn sử
dụng (ghi
theo DL)
Tên người
bán
và địa chỉ
Người
mua
20/03/
2010
Fipronil
(Regent)
2 gói 100 g/gói 5000
đ/gói
15/12/
2011
Bà Hằng-
tổ,phường,
Thị trấn
Mộc Châu
Vân (vợ)
4. Thu hoạch, đóng gói và xuất bán sản phẩm
Ngày thu
hoạch
Tên sản
phẩm
Tên lô thửa
và
diện tích
thu
Qui cách
đóng
gói
(kg/túi,
Số
lượng
(mớ,
túi,
Người thu
hoạch
29/12/09 CHUỐI 35_A_12:
35m2
20 kg/sọt 20 sọt Vân + Lộc
50
5. Thu hoạch và đóng gói
Ngày thu
hoạch)
Tên lô
thửa
và thu
hoạch
Số
lượng
xuất
bán
hoặc
diện
tích
Phương
tiện vận
chuyển về
kho
Người
thu
hoạch,
vận
chuyển
Người
bán
Người
đóng
gói
Người
mua/nơi
tiếp
nhận
sản
phẩm
15/7/2011 3 35_A_12:35m2 125 sọt loại I Xe máy
An
(chồng) Thu (vợ) HTX
Thực hiện ghi chép: Nông dân, người lao động
6. Giao hàng
Sử dụng khi có nhiều hơn một khách hàng, phải điền đầy đủ thông tin cho tất
cả sản phẩm vận chuyển khỏi trang trại.
Ngày
bán)
Giá bán
(đồng/kg)
Tên lô /
thửa
Số
lượng
Tổng chi
phí nhân
Tên người
mua (HTX,
Ngư
ời
29/8/2012 14_C_35 100 kg Nhà sơ chế
Trang
Vân (vợ)
B.Câu hỏi và bài tập bài tập
1 Câu hỏi lý thuyết.
1.1. Kiểm tra chuối trước khi tiêu thụ
a. Kiểm tra số lượng chuối
b. Kiểm tra về khối lượng
c. Kiểm tra chất lượng chuối
d. Cả a. B, c
1.2. Chọn phương thức bán hàng đối với những cơ sở sản xuất với quy mô lớn
51
a. Bán hàng trực tiếp
b. Bán theo hợp đồng ký kết
c. Cả a, b
2. Bài tập thực hành
2.1. Bài tập thực hành 5.4.1:
Tính hiệu quả kinh tế trên diện tích trồng 1000m2
sau một năm trồng mới chuối
- Trồng 130 cây giá cây giống là 10.000 đồng.
- Chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật 5.000.000 đồng.
- Thu hoạch được 3.500 kg chuối và giá bán 5.000 đồng/kg.
- Chi phí nhân công 3.000.000 đồng
52
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN
I. Vị trí, tính chất của mô đun
- Vị trí: Mô đun “Thu hoạch, sơ chế và tiêu thụ chuối” là một mô đun chuyên
môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề trồng chuối; được
giảng dạy cuối cùng trong chương trình.
- Tính chất: Mô đun “Thu hoạch, sơ chế và tiêu thụ chuối” là mô đun tích
hợp giữa lý thuyết và thực hành, trong đó thực hành là trọng tâm.
II. Mục tiêu
- Đánh giá đúng độ chín của chuối.
- Xác định thời điểm thu hoạch thích hợp.
- Phân loại, bảo quản quả (trái) theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Hiểu được qui trình kỹ thuật sơ chế chuối.
- Thực hiện tiêu thụ sản phẩm.
- Cẩn trọng trong công việc, tích cực học tập, tham gia đầy đủ mô đun.
III. Nội dung chính của mô đun
Mã bài Tên các bài dạy
Loại
bài
dạy
Địa điểm
dạy
Thời gian (giờ)
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra *
MĐ05-
01
Thu hoạch chuối
Tích
hợp
Lớp
học/Vườn
chuối
22 4 16 2
MĐ05-
02
Sơ chế và bảo
quản chuối
Tích
hợp
Lớp
học/Kho,
xưởng
26 6 18 2
MĐ05-
03
Ký kết hợp đồng
Tích
hợp
Phòng
học
14 4 8 2
MĐ05-
04
Tiêu thụ sản
phẩm
Tích
hợp
Lớp
học/Thị
trường
10 2 6 2
Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4
53
Tổng cộng 76 16 48 12
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành
IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập
Bài 05-01 Thu hoạch chuối
1. Câu hỏi lý thuyết
1.1. Căn cứ thu hoạch chuối
Chọn d. Cả a, b, c.
1.2. Các bước thu hoạch chuối
Chọn d. Cả a, b, c
2.1 Bài thực hành số 5.1.1: Thu hoạch chuối.
- Giáo viên hướng dẫn các nhóm vệ sinh, thu xếp dụng cụ, tập trung tự nhận
xét đánh giá ưu nhược điểm, kết quả của buổi thực hành.
- Giáo viên lựa chọn 1-2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát
của giáo viên để trình bày nhận xét trước lớp.
- Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn
trình bày.
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho cả
lớp học.
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả.
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ Kiểm tra các dụng cụ mà học viên
chuẩn bị
Tiêu chí 2: Chặt buồng chuối, thu
gom và vận chuyển chuối .
Quan sát cách thực hiện công việc của
học viên
Tiêu chí 3: Xử lý cây chuối sau khi
chặt buồng
Quan sát kết quả thực hiện của học
viên
Tiêu chí đánh giá chung Thực hiện công việc đúng yêu cầu đề ra
54
2.2 Bài thực hành số 5.1.2: Dọn vườn chuối sau thu hoạch.
- Giáo viên hướng dẫn các nhóm vệ sinh, thu xếp dụng cụ, tập trung tự nhận
xét đánh giá ưu nhược điểm, kết quả của buổi thực hành.
- Giáo viên lựa chọn 1-2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát
của giáo viên để trình bày nhận xét trước lớp.
- Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn
trình bày.
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho cả
lớp học.
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả.
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ Kiểm tra các dụng cụ mà học viên
chuẩn bị
Tiêu chí 2: Chặt gốc chuối và chặt
nhỏ cây chối
Quan sát cách thực hiện công việc của
học viên
Tiêu chí 3: Xử lý cây chuối sau khi
chặt buồng
Quan sát kết quả thực hiện của học
viên
Tiêu chí đánh giá chung Thực hiện công việc đúng yêu cầu đề ra
Bài 05-02 Sơ chế và bảo quản chuối
2.1. Bài thực hành số 5.2.1: Thao tác sơ chế và dấm chuối thủ công
- Giáo viên hướng dẫn các nhóm học viên tự nhận xét, đánh giá kết quả bài
thực hành theo các yêu cầu cụ thể (các tiêu chí đánh giá)
- Chọn 2 nhóm điển hình, 1 nhóm có nội dung tốt và 1 nhóm có nội dung
chưa tốt (theo nhận định của giáo viên qua bản tường trình và quan sát khi học
viên thực hành) trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác đánh giá kết quả của nhóm được chọn trình bày.
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho các nhóm được chọn trình bày và
đánh giá chung kết quả thực hành của cả lớp.
Đánh giá cụ thể bài thực hành theo các tiêu chí trong bảng sau
55
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Tiến hành các thao tác sơ
chế chuối
Đối chiếu với kiến thức lý thuyết trong
tài liệu với thực tế thao tác của học
viên, kết hợp nội dung trình bày trong
tường trình.
Tiêu chí 2: Tiến hành các thao tác dấm
chuối thủ công
Quan sát học viên thực hành và nội
dung trình bày trong tường trình với
kiến thức lý thuyết được học.
Tiêu chí 3: Chọn dụng cụ và sử dung
các dụng cụ khi sơ chế và khi dấm
chuối
Các dụng cụ học viên lựa chọn và cách
sử dụng.
Tiêu chí 4: An toàn lao động trong khi
thực hành
Theo dõi giám sát học viên sử dụng các
dụng cụ thực hiện các thao tác đối chiếu
với yêu cầu lý thuyết được học.
Tiêu chí 5: Khả năng phối hợp hoạt
động nhóm
Theo dõi hoạt động của từng nhóm
trong quá trình thực hành.
Bài 05-03. Ký kết hợp đồng
2.1. Bài thực hành số 5.3.1: Soạn thảo hợp đồng kinh tế và bán thanh lý hợp
đồng mua bán quả chuối tươi
- Giáo viên đánh giá ưu nhược điểm, kết quả của buổi thực hành.
- Giáo viên lựa chọn 1-2 học viên điển hình viết soạn thảo hợp đồng kinh tế và
bán thanh lý hợp đồng mua bán quả chuối tươi báo cáo trước lớp.
- Các học viên khác khác đánh giá kết quả bài viết được chọn trình bày.
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cá nhân được chọn và cho cả lớp học.
- Giáo viên tóm tắt nội dung và đánh giá kết quả.
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Nắm lại các văn bản pháp
lý làm cơ sở soạn thảo hợp đồng, bản
thanh lý hợp đồng.
Quan sát sự tập trung của học viên
56
Tiêu chí 2: Soạn hợp đồng mua – bán
chuối tươi theo tình huống giả định
Đọc bài soạn thảo của học viên
Tiêu chí 3 Soạn bản thanh lý hợp
đồng mua – bán chuối tươi theo tình
huống giả định
Đọc bài soạn thảo của học viên
Tiêu chí đánh giá chung Sự tập trung trong giờ thực hành, viết
đúng yêu cầu đề ra
Bài 05-04. Tiêu thụ sản phẩm
1 Câu hỏi lý thuyết.
1.1. Kiểm tra chuối trước khi tiêu thụ
Chọn d. Cả a. b, c
1.2. Chọn phương thức bán hàng đối với những cơ sở sản xuất với quy mô lớn
Chọn b. Bán theo hợp đồng ký kết
2. Bài tập thực hành
2.1 Bài tập thực hành 5.4.1: Tính hiệu quả kinh tế trên diện tích trồng 1000m2
sau một năm trồng mới chuối với số liệu sau:
- Trồng 130 cây giá cây giống là 10.000 đồng.
- Chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật 5.000.000 đồng.
- Thu hoạch được 3.500 kg chuối và giá bán 5.000 đồng/kg.
- Chi phí nhân công 3.000.000 đồng
Kết quả
Bước 1: Tính tổng chi phí cho 1ha/năm
Tổng chi phí = (130cây x 10.000 đồng/cây) + 5.000.000 đồng + 3.000.000
đồng = 9.300.000 đồng
Bước 2: Tính tổng sản phẩm thu được trong năm
Tổng doanh thu =3.500 kg x 5.000 đồng/kg =17.500.000 đồng
Bước 3: Tính toán hiệu quả kinh tế sau mỗi năm thu hoạch
Hiệu quả kinh tế = Tổng doanh thu – Tổng chi phí.
= 17.500.000 đồng - 9.300.000 đồng = 8.200.000 dồng
57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Vũ Công Hậu. Cây ăn trái miền Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp, 1987.
[2]. Vũ Công Hậu. Trồng cây ăn quả ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. TP.
Hồ Chí Minh, 1999.
[3]. Hà Văn Thuyết – Trần Quang Bình. Bảo quản rau quả tươi và bán chế phẩm.
Nhà xuất bản nông nghiệp, 2002.
[4]. Dương Tấn Lợi. 33 câu hỏi đáp về trồng và chăm sóc cây ăn quả ( cây chuối).
Nhà xuất bản thanh niên, 2002.
[5]. Vũ Công Hậu, Lê Quang Mai, Đinh Văn Đức. Trồng cây ăn quả trong vườn.
1982. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. TP. Hồ Chí Minh.
[6]. Vũ Công Hậu, Lê Quang Mai, Đinh Văn Đức. Trồng cây ăn quả ở Việt Nam.
1999. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. TP. Hồ Chí Minh.
58
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH,
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Theo Quyết định số 874/QĐ-BNN-TCCB, ngày 20 tháng 6 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Đức Thiết - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công
nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
2. Phó chủ nhiệm: Ông Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức
cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Thư ký: Ông Phan Quốc Hoàn - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Công nghệ và
Kinh tế Bảo Lộc
4. Các ủy viên:
- Bà Trịnh Thị Vân - Giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế
Bảo Lộc
- Ông Nguyễn Văn Chiến - Giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ và
Kinh tế Bảo Lộc
- Ông Trần Ngọc Trường - Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Bắc Bộ
- Ông Nguyễn Thái Lam - Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp Bảo Lộc./.
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Theo Quyết định số 2033 /QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 8 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Văn Châu - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng cơ điện
và Nông nghiệp Nam Bộ
2. Thư ký: Bà Trần Thị Anh Thư - Chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Các ủy viên:
- Ông Nguyễn Văn Vượng - Trưởng phòng Trường Đại học Nông Lâm Bắc
Giang
- Ông Nguyễn Quốc Khánh - Giáo viên Trường Trung học Lâm nghiệp Tây
Nguyên
- Ông Nguyễn Trần Long - Chuyên viên Phòng kinh tế thành phố Bảo Lộc
./.
59
Bài đọc thêm 1
Hiệu quả kinh tế của cây chuối
ã qua cái thời người dân đổ xô đi trồng thanh hao. Năm 2008, khi thanh hao
rớt giá thê thảm, nhiều hộ dân các xã Cao Xá, Bản Nguyên, Thạch Sơn, Vĩnh
Lạiđã mạnh dạn phá bỏ, cải tạo lại ruộng vườn để chuyển đổi sang trồng chuối.
Giờ đây, dọc tuyến đê từ xã Cao Xá đến Bản Nguyên, Kinh Kệ của huyện
Lâm Thao. Đâu đâu người ta cũng thấy chuối. Chuối được trồng tập trung với diện
tích lớn hàng chục hecta. Chỉ cần 1 ha, khoảng 1.500 gốc chuối, một gia đình đã
thu lãi bình quân 20 triệu đồng mỗi năm. Cây chuối giờ đây không chỉ góp phần
cải thiện đời sống mà còn giúp các gia đình vươn lên thoát nghèo.
Đứng trên đê phóng tầm mắt ra xa, chỉ thấy ngặt một màu xanh của chuối.
Chuối hợp với đất bãi, lên ngút ngát. Do hình thành được vùng trồng chuối tập
trung nên tại Lâm Thao đã xuất hiện các đại lý cung ứng giống và chuyên thu mua
chuối quả để xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc tiêu thụ ở thị trường trong nước.
Anh Cao Văn Tường (khu 8- xã Bản Nguyên), chủ đại lý thu mua chuối quả cho
biết: Giá chuối quả hiện nay khoảng 18 đến 20 nghìn đồng/nải (tức 5-6 nghìn
đồng/kg). Những hộ có diện tích chuối lớn đến vài hecta, chủ các đại lý thường
làm hợp đồng để cam kết về giá và bảo đảm thị trường. Đến cữ thu hoạch, đại lý
bao tiêu toàn bộ, từ việc ngả chuối tại vườn đến vận chuyển và mang đi tiêu thụ.
Với trang trại chuối tổng diện tích 15ha tại xá Cao Xá ông Vinh- Công ty
TNHH Bảo Ngọc là một trong những người “phất lên” nhờ chuối. Đưa tôi đi thăm
“gia tài” của mình, ông Vinh giới thiệu: 15ha được chúng tôi phân lô để trồng 3
giống chuối: Goòng, Ngự và Tiêu Hồng, trong đó tập trung vào 2 loại chính là
Tiêu Hồng và Goòng. Riêng chuối Ngự (giống chuối để tiến vua xưa kia -PV),
chúng tôi mua cây giống từ làng Đại Hoàng- Nam Định, đã trồng thử nghiệm
0,5ha. Thu hoạch lứa đầu, năng suất khá tốt, đại lý đã thu mua với giá 80-100
nghìn đồng/buồng. Vào hè, chuối Goòng lên ngôi hơn so với chuối Tiêu Hồng do
hình thức đẹp, dễ bảo quản khi vận chuyển, bán giá 160- 170 nghìn đồng/buồng.
Cây chuối Goòng còn có lợi thế cứng cây, ít gãy đổ, chịu ngập nước nên được
người dân đất bãi ưa trồng.
Là chủ đại lý thu mua chuối từ Đan Thượng- Hà Nội lên nhập hàng, anh
Nguyễn Văn Ngoãn khẳng định: Sau 4 năm thu mua chuối ở các tỉnh, chúng tôi
lựa chọn Cao Xá và Vĩnh Lại (Lâm Thao) làm vùng cung cấp chuối thương phẩm
bởi chuối trồng ở đây buồng to, quả đều, không bị đốm. Cứ 2-3 ngày, chúng tôi lại
ngả chuối và chuyển đi, chỉ riêng trang trại chuối của ông Vinh đã được khoảng 2
tấn/chuyến.
Cây chuối từ khi lên mầm đến khi cho thu hoạch có thời gian sinh trưởng
trên 1năm. Chuối từ lúc trổ buồng đến thu hoạch khoảng 3-3,5 tháng. Theo anh
Đào Quang Hùng- cán bộ kỹ thuật Công ty TNHH Bảo Ngọc thì đầu tháng 2 âm
60
lịch các hộ đào hom, đặt chuối. Chọn cây chuối con có 4-5 lá, cao chừng 1m. Khi
chuối trổ buồng, phải tỉa bớt quả đọn, nải cuối, thường gọi là vệ sinh buồng. Chỉ
để lại từ 7-9 nải để cây dễ dàng dưỡng quả. Cây chuối Tiêu Hồng hay gãy đổ nên
sau khi ra buồng gần 1 tháng là phải chằng chống, nhất là vào mùa mưa bão.
Diện tích chuối ở huyện Lâm Thao tiếp tục được người dân nhân rộng, tập
trung vào chuối Tiêu Hồng và chuối Goòng. Vấn đề người nông dân băn khoăn ở
đây chính là việc bao tiêu đầu ra cho sản phẩm và tìm thị trường tiêu thụ ổn định.
Hiện nay, chỉ gần chục hộ có diện tích chuối lớn từ 1ha trở lên, còn lại, các gia
đình vẫn theo quy mô nhỏ lẻ, thiếu tập trung. Để đảm bảo việc làm, thu nhập cho
người lao động và phát triển sản xuất, đa số các gia đình đều phải tự tìm mối ký
hợp đồng. Do đó phải phụ thuộc vào thương lái và dễ bị ép giá. Bởi vậy, UBND
huyện Lâm Thao cần sớm có quy hoạch vùng sản xuất chuối tập trung, lựa chọn
được các đại lý thu mua sản phẩm uy tín và tìm kiếm thị trường ổn định để người
nông dân yên tâm sản xuất.
Cứ 2-3 ngày các thương lái từ Hà Nội lại lên mua chuối tại Lâm Thao với giá
20 nghìn đồng/ nải.
Việt Hà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_thu_hoach_so_che_va_tieu_thu_chuoi.pdf