Giáo trình này giúp các học viên có được những kiến thức, kỹ năng cơ
bản về sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật dùng trong sản xuất măng, nhận biết
được các loại dịch hại trên cây tre từ đó đưa ra được các biện pháp phòng
chống chúng một cách an toàn và hiệu quả.
Mô đun này được chia làm 4 bài:
Bài 1: Thu hoạch măng
Bài 2: Sơ chế và chế biến măng tươi
Bài 3: Sơ chế vào bảo quản măng khô
Bài 4: Tiêu thụ măng tre
68 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ măng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng sản
xuất kinh doanh. Việc chọn các phương thức thanh toán phù hợp và áp dụng
hợp lý với từng khách hàng là vấn đề rất quan trọng vì:
- Có thể ảnh hưởng tới khối lượng tiêu thụ, đặc biệt nó có thể gây ấn
tượng tốt, xấu của khách với doanh nghiệp.
- Đảm bảo độ an toàn trong kinh doanh và hạn chế những rủi ro.
51
Trong điều kiện hiện nay người ta đã đưa ra nhiều hình thức thanh toán
như: trả tiền mặt, séc, ngân phiếu, trả tiền trước khi giao hàng, trả chậm từng
phần, trả sau, hàng đổi hàng... Do vậy doanh nghiệp nào thực hiện được chế độ
thanh toán đơn giản, gọn nhẹ, phù hợp với khả năng của khách hàng là doanh
nghiệp có cơ hội lôi kéo khách về với mình.
* Giao nhận hàng hóa
a. Các phương thức giao nhận hàng hóa
- Giao nhận tại xưởng: người bán phải đặt hàng dưới quyền định đoạt của
người mua trong thời hạn và địa điểm hợp lý theo quy định, còn người mua
phải nhận hàng tại xưởng của người bán và chịu mọi rủi ro phí tổn vận chuyển.
- Giao nhận cho người vận tải: Phương thức này áp dụng quen thuộc trong
xuất nhập khẩu với khách hàng ký hợp đồng thường xuyên, làm sao cho người
nhận hàng đúng chất lượng, thời gian và địa điểm quy định.
- Giao hàng tại điạ điểm người mua: Hàng được giao tận nơi tiêu thụ, mọi
chi phí và rủi ro vận chuyển do người bán chịu.
b. Tổ chức giao nhận hàng hóa
- Lập danh sách khách hàng mua sản phẩm
+ Căn cứ theo đơn đặt hàng của khách hàng , cơ sở tiến hành lập danh
sách khách hàng cần giao sản phẩm trong ngày.
+ Lập danh sách khách hàng cá nhân: họ tên, địa chỉ, số điện thoại, địa
điểm giao nhận hàng.
+ Lập danh sách khách hàng là các tổ chức, đơn vị, cơ quan: họ tên, địa
chỉ, số điện thoại, mã số thuế, địa điểm giao nhận hàng.
- Lập bảng biểu danh mục các loại hàng hóa cần giao
+ Thống kê số lượng sản phẩm cần giao trong ngày theo thứ tự: các đơn
hàng đặt trước giao trước, các đơn hàng thời gian đặt sau sẽ giao sau.
+ Thống kê các loại sản phẩm cần giao trong cùng khu vực: các sản phẩm
giao cùng khu vực sẽ tiến hành giao cùng đợt để tiết kiệm chi phí.
c. Thực hiện giao nhận hàng hóa
- Kiểm tra đơn đặt hàng: Trước khi tiến hành giao hàng, nhân viên giao
hàng kiểm tra lần nữa đơn đặt hàng gồm các nội dung sau:
+ Họ tên, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế của bên mua hàng.
+ Số lượng hàng hóa bên mua đặt hàng.
+ Chủng loại hàng hóa bên mua đặt hàng.
+ Quy cách, phẩm chất, màu sắc, bao bì của hàng hóa cần giao.
- Lập chứng từ và hóa đơn thanh toán: Khi tiến hành giao nhận hàng, bên
52
giao hàng cần phải chuẩn bị các giấy tờ cần thiết sau:
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa đã được thiết lập giữa hai bên.
+ Đơn đặt hàng: ghi đầy đủ các danh mục và số lượng hàng hóa cần phải
giao.
+ Hóa đơn giá trị gia tăng của lô hàng được giao.
+ Biên bản bàn giao hàng hóa: hai bên xác nhận đã giao và nhận đầy đủ
chủng loại, số lượng ghi trong đơn hàng. Bên giao hàng yêu cầu bên nhận hàng
ký và ghi rõ họ tên người nhận hàng.
+ Trường hợp cơ sở chế biến thuê công ty vận chuyển, cơ sở cũng cần có
hợp đồng chặt chẽ và quy định trách nhiệm của mỗi bên trong trường hợp mất
mát hư hỏng khi vận chuyển và bốc xếp hàng hóa
* Các dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng
- Dịch vụ trước khi mua, bán hàng hóa gồm: dịch vụ thông tin, giới thiệu,
quảng cáo, chào hàng về loại hàng hóa và các dịch vụ kèm theo; các dịch vụ về
chuẩn bị hàng hóa, đóng gói sẵn theo yêu cầu của khách hàng, đặt hàng trước,
ký hợp đồng...
- Dịch vụ trong khi mua bán hàng hóa: Dịch vụ giới thiệu hàng hóa,
hướng dẫn lựa chọn hàng hóa, dịch vụ về ký kết hợp đồng thanh toán tiền hàng,
bốc xếp hàng hóa và giao hàng hóa một cách nhanh gọn kịp thời, giảm thời
gian chờ đợi của khách hàng và phương tiện vận chuyển.
- Dịch vụ sau khi bán hàng: hướng dẫn việc sử dụng, thu gom lại hàng hóa
kém chất lượng, tặng quà, mở hội nghị khách hàng...
3.4. Thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng
a) Các phương pháp thu thập thông tin đóng góp ý kiến của khách hàng
* Thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp có thể có nguồn gốc từ bên ngoài cơ sở sản xuất kinh
doanh hay từ hồ sơ lưu trữ của chính cơ sở sản xuất kinh doanh, cả hai dạng
đều có ích.
- Thu thập dữ liệu từ bên ngoài
Dữ liệu từ bên ngoài gồm các tài liệu đã xuất bản hay dữ liệu thương mại.
Có thể tìm các dữ liệu này ở các thư viện công cộng, thư viện các trường, các
hợp tác xã hoặc các tổ chức khác như hội nông dân, hội phụ nữ... và trên
internet.
Nguồn dữ liệu thương mại cũng thường dễ kiếm. Các tòa soạn báo, tạp
chí, đài phát thanh và truyền hình thường cung cấp thông tin về độc giả hay
khán thính giả cho các cơ sở kinh doanh sử dụng dịch vụ quảng cáo của họ.
- Thu thập dữ liệu từ bên trong
53
Dữ liệu từ bên trong là thông tin có được từ hồ sơ lưu trữ của cơ sở kinh
doanh. Nguồn thông tin này có giá trị cao, sẵn có và thường hay bị bỏ quên.
Phương pháp thu thập chủ yếu là đọc, xem lại và thống kê thông tin từ
nguồn tài liệu cơ sở đang có, bao gồm:
- Số liệu về bán hàng. Những số liệu này đặc biệt hữu ích nếu được phân
nhóm theo nơi bán hàng, thời điểm bán hàng và khách mua hàng.
- Các báo cáo về tình hình bán háng
- Hóa đơn bán hàng, đơn đặt hàng, danh sách gửi thư quảng cáo, các báo
cáo nghiên cứu trước đây.
* Thu thập dữ liệu sơ cấp
- Quan sát
+ Phương pháp quan sát là quan sát một tình huống mua hàng hay hành vi
của khách hàng. Cán bộ nghiên cứu dựa vào năng lực quan sát của mình để thu
thập thông tin chứ không trao đổi với khách hàng.
+ Quan sát trực tiếp nên thường rất khách quan và chính xác. Đây là một
phương pháp rất có hiệu quả ở những cửa hàng tự phục vụ. Phương pháp này
chỉ áp dụng được ở những tình huống có thể quan sát được các hành vi thực sự.
Người quan sát phải mất khá nhiều thời gian mới quan sát được hành vi xảy ra.
- Phỏng vấn
+ Phương pháp phỏng vấn đòi hỏi phải trao đổi với khách hàng để lấy
được thông tin cần thiết, thường dưới hình thức hỏi đáp.
+ Phương pháp này linh hoạt hơn phương pháp quan sát, nhanh hơn và
đôi khi đỡ tốn kém hơn. Tuy nhiên phương pháp này lại phụ thuộc vào câu trả
lời của khách hàng về hành vi của mình và thường lời nói và hành động của
người ta không phải lúc nào cũng thống nhất.
+ Phiếu điều tra là phương pháp thu thập thông tin sơ cấp về khách hàng
phổ biến nhất. Ba hình thức điều tra chính là qua thư, điện thoại và trực tiếp.
- Thư điều tra
+ Thư điều tra có thể thu thập một lượng lớn thông tin với chi phí bình
quân đầu người thấp. hình thức này không linh hoạt lắm và các đối tượng trả
lời cùng một loạt những câu hỏi như nhau. Để trả lời phải mất nhiều thời gian
và tỷ lệ người trả lời thấp (10% ở Việt Nam).
- Phỏng vấn qua điện thoại
54
Đây là phương pháp tốt nhất để
thu thập thông tin một cách nhanh
chóng và độ linh hoạt cũng cao hơn.
Tỷ lệ trả lời có xu hướng cao hơn so
với hình thức thư điều tra và có thể
xác định ngay ai trả lời.
Nhược điểm của phương pháp
này là chi phí bình quân đầu người cao
hơn hình thức thư điều tra và đối
tượng có thể không muốn tiết lộ qua
điện thoại một số thông tin mà họ sẽ
không giấu nếu như thư điều tra không
phải ghi tên. Cũng có trường hợp
người phỏng vấn lại bộc lộ ý kiến cá
nhân của mình gây tác động đến người
được hỏi.
Hình 6.4.30: Trao đổi với khách
hàng qua điện thoại
- Phỏng vấn trực tiếp
Hình thức này thực hiện
nhanh chóng nhưng cũng linh hoạt
và sâu.
Người phỏng vấn có thể giải
thích những câu hỏi khó, gợi mở
vấn đề và có thể xoáy sâu vào vấn
đề nếu cần thiết. Họ có thể cho
người được phỏng vấn xem các
sản phẩm, thông tin quảng cáo hay
Hình 6- thức bao bì rồi quan sát
phản ứng và hành vi của người
được phỏng vấn. Ví dụ trao đổi
trực tiếp với khách hàng để lấy
thông tin (Hình 6- 6.)
Hình 6.4.31: Trao đổi trực tiếp
+ Phỏng vấn trực tiếp lại là phương pháp thu thập dữ liệu tốn kém nhất.
+ Phỏng vấn thảo luận theo nhóm (Hình 6 - 32) tập hợp từ 6 đến 10 người
trong khoảng một đến hai giờ đồng hồ để thảo luận về một sản phẩm hay một
55
vấn đề nào đó với người hướng dẫn có phương pháp
Hình 6.4.32: Trao đổi theo nhóm
Phương pháp phỏng vấn thảo luận theo nhóm đã trở thành một trong
những phương pháp chủ đạo để tìm hiểu về cảm nghĩ của người tiêu dùng. Bởi
số người tham gia là hạn chế nên khó mà khái quát kết quả cho tất cả mọi
người. Thành công của phương pháp phỏng vấn thảo luận nhóm phần lớn phụ
thuộc vào kỹ năng của người hướng dẫn thảo luận.
b) Thu thập thông tin khách hàng quan phiếu thăm dò ý kiến:
* Thiết kế phiếu thăm dò ý kiến khách hàng
Việc thiết kế phiếu thu thập ý kiến khách hàng phải đảm bảo các yêu cầu
sau:
- Phải lấy được thông tin về khách hàng như tên tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ
cơ quan.
- Phải lấy được ý kiến đánh giá của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ
mà cơ sở cung cấp.
- Thái độ hợp tác của khách hàng trong thời gian đến.
56
- Mẫu phiếu thu thập ý kiến khách hàng:
PHIẾU THU THẬP Ý KIẾN KHÁCH HÀNG
Người thực hiện: .
Họ và tên: .
Chức vụ: ...
Người được phỏng vấn:..
Họ và tên: .
Địa chỉ: .
Nghề nghiệp:
Cơ sở . mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Cơ quan, Ông (Bà) về
một số vấn đề trong sản xuất sản phẩm .
Để chúng tôi có cơ sở cải thiện tốt hơn nữa về chất lượng sản phẩm và cung
cấp dịch vụ, xin Ông (Bà) vui lòng giúp đỡ chúng tôi trả lời một số câu hỏi.
Mỗi câu hỏi có các phương án trả lời khác nhau. Nếu đồng ý với phương án
nào xin Ông (Bà) đánh dấu x vào ô tương ứng.
Sau đây là một số câu hỏi xin ý kiến Ông (bà):
1. Ông (Bà) biết các sản phẩm măng của cơ sở X qua các nguồn thông tin nào?
Giới thiệu của người quen: Tại siêu thị, chợ: Quảng cáo:
2. Đánh giá của ông (Bà) về chất lượng các sản phẩm đã qua chế biến từ măng
tre cơ sở.
Mùi vị thơm ngon: Nhiều Trung bình Ít
3. Nhận xét của Ông (Bà) về giá bán các loại sản phẩm tại cơ sở
Giá đắt: Giá vừa phải: Giá rẻ:
4. Ý kiến cảm quan của Ông (Bà) về bao gói sản phẩm.
Đẹp: Bình thường: Không đẹp:
5. Ý kiến của ông (Bà) về thời gian giao nhận sản phẩm theo hợp đồng.
Giao muộn: Giao đúng: Giao sớm:
6. Đánh giá của Ông (Bà) về thái độ của nhân viên khi làm việc.
Hòa nhã, thân thiện: Bình thường: Cáu gắt, nhăn nhó:
7. Ý kiến của Ông (Bà) về việc cải tiến chất lượng sản phẩm.
Rất cần thiết: Bình thường: Không cần thiết:
8. Ông (Bà) có sẵn lòng hợp tác với cơ sở trong việc phân phối và tiêu thụ sản
phẩm?
57
Rất sẵn lòng: Sẵn lòng: Không quan tâm:
9. Ông (Bà) nghĩ rằng có tiếp tục tiêu dùng sản phẩm của công ty trong thời
gian đến?
Tiếp tục: Bình thường: Chưa nghĩ đến:
10. Ông (Bà) cho biết cơ sở cần gia tăng thêm các dịch vụ phụ nào nữa không?
Giao hàng tận nơi: Đặt hàng qua điện thoại: Dịch vụ khác:
(Xin Ông (Bà) liệt kê các dịch vụ khác mà ông bà quan tâm
)
Xin cảm ơn Ông (Bà) về tất cả những ý kiến đóng góp cho cơ sở.
* Xác định số lượng khách hàng cần điều tra
- Việc xác định số lượng khách hàng cần điều tra là việc lựa chọn ngẫu
nhiên khách hàng tại các vùng, khu vực mà cơ sở cung cấp sản phẩm nhằm thu
thập ý kiến đánh giá của họ về sản phẩm và dịch vụ hiện có của cơ sở.
- Việc lựa chọn khách hàng cần điều tra phải rải đều ở tất cả các khu vực,
các đối tượng. Số lượng khách hàng cần điều tra không quá nhiều sẽ tốn kém
chi phí nhưng quá ít sẽ giảm độ tin cậy về thông tin thu thập.
* Tổng hợp thông tin và kết luận
Sau khi đưa ra phương thức điều tra ý kiến khách hàng, cơ sở tiến hành
soạn thảo phiếu thu thập ý kiến khách hàng, tiến hành khảo sát thu thập thông
tin và tổng hợp các ý kiến.
Căn cứ trên các thông tin đã tổng hợp được, cơ sở sẽ cải tiến sản phẩm và
dịch vụ theo nhu cầu của khách hàng.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập thực hành số 6.4.1:
a. Anh chị hãy cho biết, các yếu tố được liệt kê dưới đây, yếu tố nào ảnh
hưởng tới tiêu thụ sản phẩm
1 Dân số trong khu vực
2 Môi trường cạnh tranh
3 Chủ và công nhân trong cơ sở
4 Chất lượng sản phẩm, bao bì, kiểu dáng, mẫu mã
5 Chính trị ổn định, pháp luật nghiêm minh
58
6 Thu nhập của dân cư
7 Có công nghệ sản xuất độc quyền và đội ngũ lao động có trình độ
8 Tình Hình 6- hoạt động của đối thủ cạnh tranh
9 Thị hiếu, nhu cầu của khách hàng
10 Giá cả của sản phẩm
b. Hãy sắp xếp các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm mà các anh chị đã
chọn thành 2 nhóm vào bảng dưới đây:
Nhóm yếu tố bên ngoài cơ sở sản xuất
kinh doanh
Nhóm yếu tố bên trong cơ sở sản xuất
kinh doanh
Bài tập thực hành số 6.4.2: Hãy xây dựng kế hoạch tìm hiểu giá cả thị
trường của các sản phẩm măng (tươi, khô,...) theo mẫu sau:
1. Thu thập thông tin
- Nguồn cung cấp thông tin
- Các thông tin cần nắm bắt
- Các phương pháp thu thập
- Người thực hiện
- Phương tiện thực hiện
2 Chọn địa điểm
4 Đối tượng
3 Phương pháp
5 Thời hạn
...
59
Hướng dẫn
- Tìm hiểu thông tin giá cả sản phẩm từ các đối tượng:
+ Các đại lý mua bán sản phẩm măng tre trên địa bàn.
+ Người trực tiếp chế biến: các cơ sở sản xuất các sản phẩm từ măng tre
trong vùng.
- Tìm hiểu thông tin thông qua các địa chỉ:
+ Tìm hiểu qua danh bạ điện thoại
+ Tìm hiểu qua cơ quan chức năng liên quan
+ Tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài phát
thanh, truyền hình, internet,...
+ Tìm hiểu từ các nguồn thông tin khác: bạn bè, người thân.
- Chọn địa chỉ khảo sát.
+ Địa chỉ được chọn phải phân đều cho các vùng.
+ Chú ý khi chọn địa chỉ khảo sát cần tìm hiểu ở các đại lý uy tín, lâu
năm.
- Khảo sát
+ Khảo sát trực tiếp các cơ sở chế biến;
+ Khảo sát gián tiếp thông qua người thân bạn bè;
+ Khảo sát qua điện thoại: Đóng vai trực tiếp là người mua, ...
Bài tập 3:
Tham khảo các mẫu Hợp đồng và mẫu Thanh lý hợp đồng dưới đây, hãy
soạn bản hợp đồng và thanh lý hợp đồng mua bán sản phẩm măng tre khô theo
mẫu dưới đây:
a. Mẫu Hợp đồng
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự Do - Hạnh Phúc
HỢP ĐỒNG KINH TẾ
v/v – .......
- Căn cứ Bộ luật Dân sự nước CHXHCNVN số 33/2005 QH11 và Luật Thương
mại số 36/2005 - QH11 ban hành ngày 14/6/2005.
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và khả năng, nhu cầu về cung cấp và tiêu thụ
sản phẩm của hai bên.
Hôm nay, ngày ...tháng ..... năm ...., đại diện hai bên gồm có:
BÊN A
60
......
BÊN B
.......
Hai bên cùng thống nhất ký hợp đồng với các điều khoản sau:
ĐIỀU 1: Tên hàng - Số lượng - Đơn giá
Bên A bán cho bên B số lượng măng tre khô:
Tên hàng: .....
Số lượng: ......
Đơn giá: ....../kg.
Thành tiền: ..... (Bằng chữ).
ĐIỀU 2: Tiêu chuẩn – Kỹ thuật - Quy cách - Phẩm chất
.......
Các chất phụ gia gồm: ......
Chất bảo quản sử dụng: .....
ĐIỀU 3: Địa điểm và thời gian giao nhận
Địa điểm giao nhận: ...
Thời gian giao nhận:
ĐIỀU 4: Phương thức thanh toán
ĐIỀU 5: Điều khoản chung
Hai bên cam kết việc thực hiện đầy đủ các điều khoản ghi trong hợp đồng. Nếu
bên B không thực hiện hợp đồng thì không được nhận lại số tiền đặt cọc trước.
Ngược lại, nếu bên A không thực hiện hợp đồng thì phải bồi thường gấp đôi số
tiền bên B đã đặt cọc trước.
Trong quá trình thực hiện, nêu có gì trở ngại, hai bên phải cùng bàn bạc, thống
nhất gải quyết bằng văn bản mới có giá trị. Nếu một bên tự ý vi phạm hợp đồng
thì phải bồi thường những thiệt hại đã gây ra cho bên kia.
Hợp đồng được lập thành 4 bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 2 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)
Hướng dẫn làm bài:
1. Điều khoản và điều kiện hợp đồng
61
- Xác định tên hàng, số lượng hàng hóa cần mua bán.
- Xác định đơn giá của sản phẩm.
- Xác định tổng giá trị bằng tiền của hợp đồng.
- Xác định tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh và chất lượng của sản
phẩm.
- Xác định quy cách, phẩm chất của sản phẩm.
2. Giá cả và phương thức thanh toán
- Xác định địa điểm và thời gian giao nhận sản phẩm.
- Xác định trách nhiệm bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa.
- Xác định phương thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
3. Thời gian thực hiện hợp đồng
- Xác định thời gian hợp đồng có hiệu lực.
- Trách nhiệm pháp lý của các bên (bên mua và bên bán) khi tham gia ký
kết hợp đồng.
b. Mẫu Thanh lý hợp đồng
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự Do - Hạnh Phúc
BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG
Căn cứ vào hợp đồng số:.......,ngày......tháng......năm....., về việc ........................
Hôm nay ngày..... tháng...... năm 200..., tại . chúng tôi gồm có:
I. ĐẠI DIỆN BÊN A:
1- Ông (bà): Chức vụ:...................
2- Ông (bà): Chức vụ:..................
II. ĐẠI DIỆN BÊN B:
1- Ông (bà): Chức vụ:..................
2- Ông (bà): Chức vụ:..................
Hai bên đã cùng tiến hành thanh lý hợp đồng như sau:
A. Số lượng sản phẩm . và giá trị hợp đồng được giao nhận:
- Số lượng:
62
- Giá trị:
B. Số lượng sản phẩm . và giá trị hợp đồng bên B đã thực hiện được:
- Số lượng:
- Giá trị thực hiện:
- Yêu cầu kỹ thuật, chất lượng:
Tổng hợp đồng bên A thanh toán cho bên B Là:
C. Số tiền bên B đã ứng cuả bên A:
Ứng đợt 1:
Ứng đợt 2:
D. Trừ phần đã ứng trước, phần còn lại bên B được thanh toán là:
Số tiền còn lại bên A sẽ thanh toán lại cho bên B vào ngày.... tháng... năm.....
Hai bên nhất trí thanh lý hợp đồng số:........, ngày...tháng....năm....2
Biên bản thanh lý hợp đồng được lập thành..... bản, mỗi bên giữ... bản.
ĐẠI DIỆN BÊN B ĐẠI DIỆN BÊN A
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)
Hướng dẫn làm bài: Khi thanh lý hợp đồng cần lưu ý:
- Nhắc lại nội dung chính trong Hợp đồng.
- Kết quả thực hiện theo quy định trong Hợp đồng của mỗi bên.
- Các bên giải quyết hết các vấn đề còn tồn tại của mỗi bên, căn cứ nghĩa
vụ thực hiện đã quy định trong Hợp đồng.
- Các bên ký phải thanh lý Hợp đồng và thoát khỏi sự ràng buộc với nhau
về mặt pháp lý.
C. Ghi nhớ
- Ý nghĩa của việc tiêu thụ sản phẩm và những yếu tố ảnh hưởng đến tiêu
thụ sản phẩm
- Khảo sát thị trường, các phương thức tiếp thị và quảng bá sản phẩm.
- Các phương thức bán hàng và ý nghĩa của việc lấy ý kiến khách hàng
trước và sau bán hàng.
63
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN
I. Vị trí, tính chất của mô đun
- Vị trí: Mô đun Thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ măng là mô đun
chuyên môn trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề: Trồng tre
lấy măng; được giảng dạy sau các mô đun MĐ 01, MĐ 02, MĐ 03, MĐ 04,
MĐ05. Mô đun 06 cũng có thể được giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người
học.
- Tính chất: Là mô đun chuyên môn, thuộc mô đun bắt buộc của nghề:
Trồng tre lấy măng, là mô đun được giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết với thực
hành. Địa điểm thực hiện nên tổ chức giảng dạy tại địa bàn thôn, xã nơi có các
vườn, rừng tre trồng lấy măng.
II. Mục tiêu
- Kiến thức
+ Trình bày được thời điểm thu hoạch, phương pháp thu hoạch măng
+ Trình bày được kỹ thuật bảo quản sơ chế măng đúng yêu cầu kỹ thuật
- Kỹ năng
+ Xác định được các thời điểm thu hoạch măng đáp ứng được nhu cầu
của thị trường và thị hiếu người tiêu dùng;
+ Thu hoạch và bảo quản măng đúng yêu cầu kỹ thuật;
+ Lựa chọn được hình thức bán hàng và địa điểm bán hàng hợp lý;
- Về thái độ: Tuân thủ theo đúng quy trình đảm bảo tiết kiệm vật tư, an
toàn lao động và bảo vệ môi trường sinh thái.
III. Nội dung chính của mô đun
Mã bài
Tên bài
Loại
bài
dạy
Địa
điểm
Thời gian
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*
MĐ06-1 Thu hoạch măng Tích
hợp
Vườn
trồng tre
11 2 9
MĐ06-2 Sơ chế và bảo quản
măng tươi
Tích
hợp
Vườn
trồng tre
18 5 11 2
MĐ06-3 Sơ chế và bảo quản
măng khô
Tích
hợp
Vườn
trồng tre
18 5 11 2
64
MĐ06-4 Tiêu thụ măng tre Tích
hợp
Phòng
học
11 2 9
Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4
Cộng 62 14 44 4
*Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành
1. Đối với các bài tập, kiểm tra lý thuyết được tiến hành ở trên lớp học,
thời gian (số giờ) thực hiện cho mỗi bài được ghi trong phần nội dung chi tiết
của chương trình mô đun 6.
2. Đối với các bài thực hành kỹ năng:
- Địa điểm thực hành ở rừng trồng tre lấy măng của các cơ sở sản xuất.
- Thời điểm thực hiện: Tùy thuộc vào đặc điểm và điều kiện cụ thể của
cơ sở đào tạo, nên kết hợp với mùa vụ trồng và chăm sóc.
3. Các nguồn lực chính để thực hiện:
TT Tên các hạng mục Đơn vị tính Số lượng
1 Phòng học có đủ bảng, bàn giáo, bàn ghế
cho lớp học (30 học viên)
phòng 01
2 Diện tích đất trồng ha 0.5
3 Dao cái 30
4 Nồi để luộc măng bộ 5
5 Rổ, nia để vớt măng cái 30
6 Củi để phục vụ luộc măng
7 Địa điểm để luộc măng
8 Nguồn nước để rửa mưng
9 Dụng cụ để muối măng (vại, chum...) cái 5
10 Túi để đóng gói sản phẩm
11 Một số nguyên liệu phục vụ việc chế biến,
65
tiêu thụ măng
4. Tiêu chuẩn sản phẩm thực hành kỹ năng: Tùy thuộc vào từng bài mà
giáo viên yêu cầu học viên/ nhóm học viên phải đạt được về số lượng, tiêu
chuẩn được ghi trong tiêu chí đánh giá kết quả học tập (mục V).
Ví dụ: Sản phẩm của một bài thực hành là Làm được măng chua chín.
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
5.1. Bài 1: Thu hoạch măng
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
1. Thường thời vụ thu hoạch măng là
khoảng thời gian nào trong năm
Trả lời vấn đáp, trao đổi
2. Những căn cứ nào để xác định thời điểm
thu hoạch măng.
Kiểm tra vấn đáp hoặc tự luận
3. Tiêu chuẩn măng thu hoạch với măng
ống, măng củ
Kiểm tra vấn đáp hoặc tự luận
4. Phương pháp thu hoạch măng ống, măng
củ trong từng thời vụ.
Kiểm tra vấn đáp hoặc tự luận
5. Cách vận chuyển măng để không bị ảnh
hưởng đến chất lượng măng.
Kiểm tra vấn đáp hoặc tự luận
6. Cách vận chuyển măng sau thu hoạch Kiểm tra vấn đáp hoặc tự luận
7. Khảo sát thực địa khu trồng tre lấy măng Kiểm tra kỹ năng thực hành các
bước trong quá trình khảo sát.
8. Thu hoạch măng (chia 4 nhóm, mỗi nhóm
thu hoạch 10kg măng)
Kiểm tra theo yêu cầu đã giao
và việc hoàn thành theo nhóm
đã giao
5.2. Bài 2: Sơ chế và bảo quản măng tươi
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
1. Nêu tiêu chuẩn phân loại sản phẩm măng Trả lời vấn đáp, trao đổi
2. Nêu kỹ thuật bóc bẹ măng Kiểm tra vấn đáp
3. Nêu phương pháp muối măng chua sống và Kiểm tra vấn đáp hoặc tự
66
măng chua chín luận
4. Nêu phương pháp muối măng chua cay Kiểm tra vấn đáp hoặc tự
luận
5. Khảo sát khu vực chế biến măng Kiểm tra khu vực đã đạt
yêu cầu chưa
6. Thực hành chế biến măng tươi (chia nhóm,
mỗi nhóm chế biến một sản phẩm măng)
Kiểm tra quá trình thực
hành, đánh giá qua kết quả
đạt được của mỗi nhóm
5.3. Bài 3: Sơ chế và bảo quản măng khô
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
1. Nêu tiêu chuẩn phân loại sản phẩm măng
khô khác nhau
Trả lời vấn đáp, trao đổi
2. Nêu kỹ thuật chế biến măng khô Kiểm tra vấn đáp
3. Nêu phương pháp chế biến măng khô trắng Kiểm tra vấn đáp hoặc tự
luận
4. Nêu phương pháp chế biến măng khô sợi Kiểm tra vấn đáp hoặc tự
luận
5. Khảo sát khu vực chế biến măng khô Kiểm tra khu vực đã đạt
yêu cầu chưa
6. Thực hành chế biến măng khô (chia nhóm,
mỗi nhóm chế biến một sản phẩm măng)
Kiểm tra quá trình thực
hành, đánh giá qua kết quả
đạt được của mỗi nhóm
VI. Tài liệu cần tham khảo
1. Cẩm nang ngành Lâm nghiệp 2006. Chương Quản lý sâu bệnh hại
rừng trồng
2. Võ Đại Hải, 2009. Kỹ thuật trồng cây lâm nghiệp ưu tiên – NXB Nông
nghiệp
3. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2006. Tre trúc Việt Nam – NXB Nông nghiệp
4. Nguyễn Ngọ Nhã Thư, 2005. Những Kỹ Năng Bán Hàng Thành Công
Trong Thương Trường. Nhà xuất bản Thời Đại.
5. Vương Liêm, 2009. Thuật bán hàng hiện đại. Nhà xuất bản Thời Đại.
67
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH BIÊN
SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Ttheo Quyết định số 874 /QĐ-BNN-TCCB ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ nhiệm: Ông Phan Thanh Lâm – Phó hiệu trưởng Trường Cao
đẳng Nông Lâm Đông Bắc.
2. Phó chủ nhiệm: Ông Phùng Hữu Cần – Chuyên viên chính Vụ Tổ
chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Thư ký: Ông Nguyễn Văn Dinh – Phó Trưởng phòng Đào tạo Trường
Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc.
4. Các ủy viên:
- Bà Đặng Thị Ngân – Giáo viên Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông
Bắc.
- Bà Nguyễn Thanh Hà, Trưởng bộ môn Trường Cao đẳng Nông Lâm
Đông Bắc.
- Ông Vũ Văn Dảo – Giám đốc Trung tâm Trường Cao đẳng nghề Công
nghệ và Nông Lâm Đông Bắc.
- Ông Phạm Quang Linh, Chuyên viên Chi cục Lâm nghiệp Quảng Ninh
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH,
GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Ttheo Quyết định số 2033 /QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 8 năm 2012 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Thành Vân, Hiệu trưởng Trường CĐN
Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc.
2. Thư ký: Ông Nguyễn Văn Lân, Trưởng phòng Quản lý đào tạo,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_thu_hoach_so_che_bao_quan_va_tieu_thu_mang.pdf