Giáo trình Thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ

Giáo trình này là quyển 05 trong số 05 quyển của chương trình đào tạo nghề

“Trồng và sơ chế gừng, nghệ” trình độ sơ cấp. Trong mô đun này có 06 bài dạy

thuộc thể loại tích hợp.

pdf80 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp đồng mua bán với khách hàng. - Thống nhất các nội dung chi tiết đã chuẩn bị. - Ký và đóng dấu ít nhất 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản. 2.3. Thực hiện hợp đồng Bên bán: Giao hàng đúng thời gian, địa điểm, đảm bảo tiêu chuẩn sản phẩm đã thỏa thuận trong hợp đồng cho khách hàng. Bên mua: Thanh toán đủ số tiền, đúng thời gian quy định Ví dụ: Mẫu hợp đồng mua bán nông sản tham khảo: 66 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc HỢP ĐỒNG MUA BÁN NÔNG SẢN Hôm nay, ngày tháng năm , tại .... Chúng tôi gồm có: BÊN A: (BÊN MUA) - Ông (Bà) : Chức vụ: - Địa chỉ: - Điện thoại : .. Fax: . - Mã số thuế: - Tài khoản số : Tại Ngân hàng . BÊN B: (BÊN BÁN) - Ông (Bà):.. - Địa chỉ: - Điện thoại: - Tài khoản số: . Tại Ngân hàng Sau khi thỏa thuận, Bên A đồng ý mua của Bên B số lượng và tiêu chuẩn sản phẩm nông sản như sau: Điều 1: Nội dung hợp đồng: - Số lượng: 200 tấn gừng non sau trồng 4- 6 tháng . - Đơn giá: 8.000 đồng/kg. - Tổng giá trị hợp đồng: 1.600.000.000đồng (Bằng chữ: Một tỷ sáu trăm triệu đồng) - Thời gian giao hàng: Từ ngày .đến ngày . Điều 2: Qui cách, chất lượng Qui cách: củ loại 1 67 + Trọng lượng củ lớn hơn 200 g/củ + Củ không có xơ. + Đường kính củ chổ to nhất trên 4 cm + Củ sạch đất, không bị bệnh. Điều 3: Địa điểm giao nhận, vận chuyển và bốc xếp: - Địa điểm giao nhận: Hàng được giao nhận tại địa địa chỉ của Bên B. - Bên A chịu trách nhiệm vận chuyển, bốc xuống. - Bên B chịu trách nhiệm bốc xếp lên xe. Điều 4: Phương thức giao nhận: - Bên A sẽ thông báo trước cho Bên B, 10 ngày để chuẩn bị. - Bên A cử cán bộ kỹ thuật phối hợp cùng Bên B kiểm tra số lượng và đánh giá chất lượng, lập biên bản giao nhận để làm cơ sở cho việc thanh toán. Điều 5: Phương thức tạm ứng, thanh toán: - Phương thức thanh toán: bằng tiền mặt (hoặc chuyển khoản). - Bên A thanh toán cho Bên B thành 2 đợt: + Đợt 1: Khi hai bên đã ký kết hợp đồng Bên A đồng ý cho bên B tạm ứng 30% giá trị hợp đồng. + Đợt 2: Khi Bên B giao đủ hàng, đảm bảo chất lượng cho Bên A. Bên A thanh toán hết toàn bộ số tiền còn lại Bên B. Điều 6: Điều khoản chung Các bên cam kết thực hiện tốt các điều khoản đã ghi trong hợp đồng. Trong quá trình thực hiện nếu có gì trở ngại vướng mắc, hai bên cùng gặp nhau bàn bạc tháo gỡ. Các ý kiến thống nhất sau khi bàn bạc được lập thành phụ lục hợp đồng. Không được đơn phương hủy bỏ hợp đồng. Bên nào làm sai bên ấy phải đền bù thiệt hại cho bên kia và hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật hiện hành. Hợp đồng có giá trị kể từ ngày ký đến hết ngày 30/10/2013. Hợp đồng được lập thành 04 bản có nội dung và giá trị như nhau, mỗi bên giữ 02 bản. ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B XÁC NHẬN CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 68 3. Thanh lý hợp đồng 3.1. Nội dung cơ bản của việc thanh lý hợp đồng - Tiến hành tại thời điểm mà nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết hợp đồng đã được thực hiện xong. Mỗi bên đều muốn giải quyết vấn đề còn tồn tại và thoát ra khỏi sự ràng buột đối với nhau về mặt pháp lý. - Để thanh lý hợp đồng phải nắm được, giải thích được các nội dung chi tiết trong hợp đồng. Phải nêu được các bước thực hiện để xúc tiến thanh lý một hợp đồng mua bán nông sản. 3.2. Cách soạn bản thanh lý hợp đồng Các căn cứ để soạn thảo bản thanh lý hợp đồng - Theo pháp luật qui định của nhà nước - Theo nội dung hợp đồng - Theo thỏa thuận của 2 bên. 3.3. Các bước thực hiện thanh lí hợp đồng mua bán nông sản Bước 1: Chuẩn bị tài liệu hợp đồng đã ký - Chuẩn bị hợp đồng đã ký. - Tài liệu liên quan khác (hóa đơn, chứng từ,) Bước 2: Thống nhất với khách hàng thời gian và địa điểm thanh lý. - Liên lạc trực tiếp hoặc qua điện thoại. - Địa điểm: tại địa chỉ của một trong 2 bên. Bước 3: Chuẩn bị nhân lực và phương tiện đi lại - Người trực tiếp ký kết hợp đồng hoặc ủy quyền cho người đại diện. - Kế toán hoặc người thu ngân. - Phương tiện đi lại: có thể là ô tô, xe máy, xe đạp, đi bộ,tùy theo đặc điểm của mỗi địa phương. Bước 4: Thanh lí hợp đồng - Nhắc lại nội dung chính trong hợp đồng. - Kết quả thực hiện theo quy định trong hợp đồng của mỗi bên. - Các bên giải quyết hết các vấn đề còn tồn tại của mỗi bên, căn cứ vào nghĩa vụ thực hiện đã qui định trong hợp đồng 69 - Các bên ký phải thanh lý hợp đồng và thoát khỏi sự ràng buộc với nhau về mặt pháp lý. Bản thanh lý mẫu dùng tham khảo: Đơn vị hợp đồng: .............................. ............................... CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG - Căn cứ vào hợp đồng số:.......,ngày......tháng......năm....., về việc................. - Căn cứ vào biên bản nghiệm thu ngày.......tháng.......năm 200..................... Hôm nay, ngày..... tháng...... năm 200..., tại . chúng tôi gồm có: I. ĐẠI DIỆN BÊN A: 1- Ông: .. Chức vụ:.............................................. 2- Ông: .. Chức vụ:.............................................. II. ĐẠI DIỆN BÊN B: 1- Ông: .. Chức vụ:.............................................. 2- Ông: .. Chức vụ:.............................................. Hai bên cùng tiến hành thanh lý hợp đồng như sau: A. Khối lượng và giá trị hợp đồng được giao nhận: - Khối lượng: ........................................................ - Giá trị:(viết bằng chữ.) B. Khối lượng và giá trị hợp đồng bên B đã thực hiện được: - Khối lượng: ........................................................ - Giá trị thực hiện: ................................................ - Yêu cầu kỹ thuật, chất lượng: ............................ Tổng hợp đồng bên A thanh toán cho bên B Là: .. 70 C. Số tiền bên B đã ứng cuả bên A: Ứng đợt 1: :.. (viết bằng chữ.) D. Trừ phần đã ứng trước, phần còn lại bên B được thanh toán: - Số tiền còn lại bên A sẽ thanh toán lại cho bên B: (viết bằng chữ.) Thời hạn thanh toán vào ngày.... tháng... năm..... 200... Hai bên nhất trí thanh lý hợp đồng số:........, ngày...tháng....năm....200... Biên bản thanh lý hợp đồng được lập thành..... bản, mỗi bên giữ... bản. ĐẠI DIỆN BÊN B ĐẠI DIỆN BÊN A 71 4. Lấy ý kiến phản hồi. Lấy ý kiến phản hồi của khách hàng là thu thập những ý kiến nhận xét và đánh giá về sản phẩm của mình. Lấy ý kiến phản hồi từ khách hàng với mục tiêu hoàn thiện sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nữa với những yêu cầu của khách hàng. Có nhiều cách để lấy ý kiến phản hồi: - Gặp trực tiếp để phỏng vấn. Ghi các thông tin cần thu thập vào phiếu phỏng vấn khách hàng. - Gọi điện thoại trao đổi với khách hàng. - Gửi phiếu phỏng vấn để khách hàng điền nội dung. - Lưu ý: Khi lấy thông tin phải vui vẻ, cởi mở và có tính cầu thị Khách quan, trung thực. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập thực hành Bài thực hành số 5.6.1. Soạn thảo và thỏa thuận hợp đồng mua bán nông sản. - Nguồn lực cần thiết: Giấy, bút - Cách tổ chức thực hiện: + Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, nhóm mỗi nhóm 4 học viên (2 học viên đại diện bên A và 2 học viên đại diện bên B + Mỗi nhóm tổ chức thực hiện công việc soạn thảo và thỏa thuận điều khoản hợp đồng. + Từng nhóm đọc hợp đồng các nhóm khác theo dõi, góp ý + Giáo viên nhận xét, kết luận và đánh giá kết quả của các nhóm. - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Địa điểm: Tại lớp học -Tiêu chuẩn của sản phẩm: Các điều khoản rõ ràng Hai bên thống nhất 72 Hợp đồng có đủ chữ ký 2 bên. Bài thực hành số 5.6.2. Soạn thảo thanh lý hợp đồng và thanh lý hợp đồng. - Nguồn lực cần thiết: Giấy, bút - Cách tổ chức thực hiện: + Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, nhóm mỗi nhóm 4 học viên (2 học viên đại diện bên A và 2 học viên đại diện bên B + Mỗi nhóm tổ chức thực hiện công việc soạn thảo và thanh lý hợp đồng. + Từng nhóm đọc bản thanh lý hợp đồng, các nhóm khác theo dõi, góp ý + Giáo viên nhận xét, kết luận và đánh giá kết quả của các nhóm. - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 2 giờ - Địa điểm: Tại lớp học -Tiêu chuẩn của sản phẩm: Nội dung rõ ràng Hai bên thống nhất Có đủ chữ ký 2 bên. Bài thực hành số 5.6.3. Soạn thảo mẫu phiếu để lấy ý kiến khách hàng. - Nguồn lực cần thiết: Giấy, bút - Cách tổ chức thực hiện: + Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, nhóm mỗi nhóm 4 học viên + Mỗi nhóm tổ chức thực hiện công việc soạn thảo mẫu phiếu lấy ý kiến phản hồi của khách hàng. + Từng nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác theo dõi, góp ý. + Giáo viên nhận xét, kết luận và đánh giá kết quả của các nhóm. - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Địa điểm: Tại lớp học -Tiêu chuẩn của sản phẩm: 73 Câu hỏi rõ ràng dễ hiểu Có nhiều nội dung cần thiết cần thu thập Các thành viên nhóm tham gia tích cực. C. Ghi nhớ: - Đọc kỹ hợp đồng trước khi ký kết. - Có trách nhiệm thực hiện đúng điều khoản hợp đồng. 74 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí tính, chất của mô đun: - Vị trí : Mô đun Thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề “Trồng và sơ chế gừng, nghệ” trình độ sơ cấp. Mô đun này nên học sau các mô đun Lập kế hoạch trồng gừng, nghệ; Chuẩn bị đất, giống và phân bón lót; Trồng và chăm sóc gừng; Trồng và chăm sóc nghệ. Cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Mô đun Thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ là mô đun bắt buộc của nghề “Trồng và sơ chế gừng, nghệ” trình độ sơ cấp. Trong mô đun sẽ tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp. Mô đun này có thể tổ chức giảng dạy tại lớp học hoặc ngay tại vườn gừng, nghệ của hộ gia đình... II. Mục tiêu mô đun: Kiến thức: - Trình bày kỹ thuật thu hoạch gừng, nghệ - Trình bày được kỹ thuật phân loại và bảo quản gừng, nghệ. - Nêu được kỹ thuật sơ chế gừng, nghệ Kỹ năng: - Thu hoạch và làm sạch gừng, nghệ đúng kỹ thuật - Phân loại và sơ chế được gừng nghệ như phơi (sấy), cắt lát, xay bột. - Bảo quản sản phẩm gừng, nghệ đúng kỹ thuật - Tìm được người thu mua gừng, nghệ hoặc thị trường để bán gừng, nghệ - Thương thảo được hợp đồng mua bán gừng, nghệ Thái độ: - Tôn trọng đối tác - Bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm III. Nội dung chính của mô đun: Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra MĐ05-01 Bài 01: Thu hoạch Tích hợp Ruộng gừng 16 4 11 1 MĐ05-02 Bài 02: Làm sạch củ Tích hợp Cơ sở sản xuất 10 2 8 75 MĐ05-03 Bài 03: Phân loại Tích hợp Cơ sở sản xuất 12 2 9 1 MĐ05-04 Bài 04: Sơ chế Tích hợp Cơ sở sản xuất 16 4 11 1 MĐ05-05 Bài 05: Bảo quản Tích hợp Cơ sở sản xuất 10 2 8 MĐ05-06 Bài 06: Tiêu thụ sản phẩm Tích hợp Lớp học 12 2 9 1 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 80 16 56 8 * Ghi chú: Kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết và thực hành nên thời gian kiểm tra được tính trong tổng số giờ thực hành. IV. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: Bài 01: Thu hoạch Bài tập 01: Căn cứ vào bài trắc nghiệm để chấm điểm lý thuyết Bài tập 02: Thực hành công việc thu hoạch gừng trên ruộng gừng cụ thể. Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Chuẩn bị đủ dụng cụ Kiểm tra 2 Đào củ không bị đứt Căn cứ vào sản phẩm 3 Củ loại sạch tạp chất, Căn cứ vào sản phẩm 4 Thu gọn không rơi vải, Quan sát quá trình 5 Cột bao chặt Căn cứ vào sản phẩm Bài tập 03: Thực hành công việc thu hoạch nghệ trên ruộng nghệ cụ thể. Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Chuẩn bị đủ dụng cụ Kiểm tra 76 2 Đào củ không bị đứt Căn cứ vào sản phẩm 3 Củ loại sạch tạp chất, Căn cứ vào sản phẩm 4 Thu gọn không rơi vải, Quan sát quá trình 5 Cột bao chặt Căn cứ vào sản phẩm Bài 02: Làm sạch củ Bài tập 01: Căn cứ vào bài trắc nghiệm để chấm điểm lý thuyết Bài tập 02: Thực hành công việc rửa củ gừng, nghệ. Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Củ sạch, cả trong kẻ củ Căn cứ vào sản phẩm 2 Không bị gãy Căn cứ vào sản phẩm Bài 03: Phân loại Bài tập 01: Căn cứ vào bài trắc nghiệm để chấm điểm lý thuyết Bài tập 02: Thực hành công việc phân loại củ gừng non. Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Đúng về trọng lượng quy định Quan sát và căn cứ vào sản phẩm 2 Đúng về đường kính Căn cứ vào sản phẩm 3 Không có xơ. Căn cứ sản phẩm Bài tập 03: Thực hành công việc phân loại củ gừng, nghệ già. Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Theo kích thước củ Căn cứ tiêu chuẩn từng loại sản phẩm 2 Độ nguyên vẹn của củ Căn cứ tiêu chuẩn từng 77 loại sản phẩm 3 Độ sạch của củ ( sạch đất, sạch bệnh) Căn cứ tiêu chuẩn từng loại sản phẩm Bài 04: Sơ chế Bài tập 01: Căn cứ vào bài trắc nghiệm để chấm điểm lý thuyết Bài tập 02: Thực hành sơ chế nghệ khô lát. Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Gọt sạch vỏ Căn cứ vào sản phẩm 2 Lát cắt đều, không bị gãy vụn Căn cứ vào sản phẩm 3 Rải đều nghệ lát trên sân phơi Quan sát quá trình và sản phẩm 4 An toàn lao động Quan sát quá trình và kết quả Bài tập 03: Thực hành làm mứt gừng. Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Mứt không bị cháy Căn cứ vào sản phẩm 2 Lát mứt to, thẳng, tách rời nhau Quan sát quá trình và sản phẩm 3 Mứt trắng đẹp Căn cứ vào sản phẩm 4 An toàn lao động Quan sát quá trình và kết quả Bài 05: Bảo quản Bài tập 01: Căn cứ vào bài trắc nghiệm để chấm điểm lý thuyết Bài tập02: Thực hành công việc bảo quản gừng tươi ở nhiệt độ thường. Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 78 1 Nơi bảo quản cao ráo Căn cứ vào sản phẩm 2 Cát phủ kín gừng Căn cứ vào sản phẩm 3 Xếp gừng đúng cách Quan sát quá trình Bài tâp 03: Thực hành công việc bảo quản nghệ khô trong kho. Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Nghệ nguội mới cho vào bao Quan sát quá trình 2 Bảo tải sạch Căn cứ vào sản phẩm 3 May kín miệng bao Căn cứ vào sản phẩm 4 Bảo quan cách nền 15cm Căn cứ vào sản phẩm Bài 06: Tiêu thụ sản phẩm Bài tập 01: Thực hành soạn thảo và thỏa thuận hợp đồng mua bán nông sản. Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Các điều khoản rõ ràng Căn cứ vào sản phẩm 2 Hai bên thống nhất Căn cứ vào sản phẩm 3 Hợp đồng có đủ chữ ký 2 bên Căn cứ vào sản phẩm 4 Các thành viên tham gia tích cực Quan sát quá trình Bài tập 02: Thực hành soạn thảo và thanh lý hợp đồng Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Nội dung rõ ràng Căn cứ vào sản phẩm 2 Hai bên thống nhất Căn cứ vào sản phẩm 3 Có đủ chữ ký 2 bên Căn cứ vào sản phẩm 4 Các thành viên tham gia tích cực Quan sát quá trình Bài tập 03: Soạn thảo mẫu phiếu để lấy ý kiến khách hàng 79 Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Câu hỏi rõ ràng dễ hiểu Căn cứ vào sản phẩm 2 Có nhiều nội dung cần thiết cần thu thập Căn cứ vào sản phẩm 3 Các thành viên nhóm tham gia tích cực. Quan sát quá trình V. Tài liệu tham khảo 01. KS Nguyễn Văn Tuyến - Kỹ thuật trồng gừng, ớt - Giúp nhà nông làm giàu - Nhà xuất bản Thanh niên - 2012 02. KS Nguyễn Mạnh Chinh; TS Nguyễn Đăng Nghĩa – Trồng chăm-chăm sóc và phòng trừ sau bệnh rau gia vị - Nhà xuất bản Nông nghiệp - 2012. 03. Kỹ thuật trồng gừng - website Lào Cai 04. Trồng gừng trong bao – Chương trình khuyến nông VTV2 05. Kỹ thuật trồng gừng– Theo Báo Nông nghiệp, Khoa học KT nông nghiệp 06. Nguyễn Thị Nguyệt – Chi cục bảo vệ thực vật Bến Tre– Kỹ thuật trồng gừng đạt năng xuất cao – 2012 07. Kỹ thuật trồng cây gừng– Theo khoa học và đời sống – báo Nông nghiệp - 2005 08. Kỹ thuật trồng cây gừng – Mộc Hoa Lê (sưu tầm) - Nguồn 09. Kỹ thuật trồng gừng – Theo Báo Nông nghiệp, Khoa học KT nông nghiệp 10. Kỹ thuật trồng nghệ - Những cây rau gia vị phổ biến ở Việt Nam, 2000 11. BT. CN. Nghiêm Xuân Mạnh - Trung tâm TT KH-CN&TH - Quy trình trồng nghệ. 80 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: TRỒNG VÀ SƠ CHẾ GỪNG, NGHỆ (Kèm theo Quết định số 874/QĐ-BNN-TCCB ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1 Ông Trần Văn Chánh Chủ nhiệm 2 Ông Phùng Hữu Cần Phó Chủ nhiệm 3 Ông Nguyễn Quốc Khánh Thư ký 4 Bà Phạm Thị Bích Liễu Ủy viên 5 Bà Lê Thị Nga Ủy viên 6 Bà Trần Thị Thanh Bình Ủy viên 7 Ông Trịnh Quốc Việt Ủy viên DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: TRỒNG VÀ SƠ CHẾ GỪNG, NGHỆ (Kèm theo quyết định số 2034/QĐ-BNN-TCCB Ngày 24 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1 Ông Phạm Thanh Hải Chủ tịch 2 Bà Đào Thị Hương Lan Thư ký 3 Bà Trịnh Thị Vân Ủy viên 4 Ông Phạm Xuân Mạnh Ủy viên 5 Ông Phạm Cường Ủy viên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_thu_hoach_so_che_bao_quan_va_tieu_thu.pdf
Tài liệu liên quan