Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Phần 1) - Nghề: Kế toán doanh nghiệp

CHưƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ KINH DOANH

1. ĐỐI TưỢNG NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA THỐNG KÊ HỌC

1.1. Khái niệm thống kê

Thống kê học là môn khoa học nghiên cứu hệ thống các phương pháp ghi

chép, thu thập, xử lý và phân tích số lượng lớn các con số (mặt lượng) về các hiện

tượng kinh tế, xã hội, tự nhiên, kỹ thuật để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn

có của chúng (mặt chất) trong những điều kiện, địa điểm và thời gian cụ thể.

1.2. Đối tượng của thống kê học

Thống kê học chính là khoa học nghiên cứu hệ thống các phương pháp thu

thập, xử lý và phân tích con số (tức là về mặt lượng) của những hiện tượng số lớn

nhằm mục đích tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (tức là về mặt

chất) trong điều kiện địa điểm và thời gian cụ thể.

Thống kê kinh tế - xã hội trực tiếp nghiên cứu các hiện tượng và quá trình

kinh tế xã hội đó là:

- Các hiện tượng và quá trình tái sản xuất mở rộng của cải vật chất xã hội, từ khâu

sản xuất đến khâu phân phối, trao đổi và sử dụng sản phẩm xã hội.

- Các hiện tượng về dân số như: số dân, cấu thành dân cư (như giới tính, tuổi,

dân tộc, nghề nghiệp, giai cấp ), tình hình biến động dân số, tình hình phân bổ

dân cư trên các vùng lãnh thổ.

- Các hiện tượng về đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân (như mức

sống, trình độ văn hóa, bảo hiểm xã hội )

- Các hiện tượng về sinh hoạt chính trị, xã hội (như cơ cấu các cơ quan nhà nước,

đoàn thể, số người tham gia bầu cử, tham gia mít tinh, biểu tình )

Đối tượng nghiên cứu của thống kê học là mặt lượng trong mối liên hệ mật

thiết với mặt chất của hiện tượng và quá trình kinh tế-xã hội số lớn trong điều kiện

thời gian và địa điểm cụ thể.

pdf56 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Phần 1) - Nghề: Kế toán doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơ quan quản lý cấp trên. 2.2.3. Giá trị gia tăng thuần ( NVA = Net value Added) a. Khái niệm: Là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị mới do bản thân doanh nghiệp tạo ra đƣợc trong một thời kỳ nhất định. b. Phương pháp xác định Phương pháp sản xuất Công thức: NVA=VA-C1 Phương pháp phân phối Công thức: NVA= V+M Ba chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần đƣợc biểu hiện trong sơ đồ sau: Giá trị sản xuất (GO) = C1 + C2 + V + M Chi phí trung gian (IC): C2 Giá trị gia tăng (VA) = C1 + V + M 39 Giá trị gia tăng thuần (NVA) Khấu hao TSCĐ (C1 ) (V +M) 2.2.4. Tổng giá trị sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp a. Khái niệm: Là tổng giá trị sản phẩm hàng hoá doanh nghiệp sản xuất trong một thời kỳ nhất định chuẩn bị đƣa ra thị trƣờng. b. Phương pháp xác định Tổng giá trị sản phẩm hàng hoá = ∑Pq Trong đó: + P: đơn giá bán sản phẩm hàng hoá (giá hiện hành) + q: khối lƣợng sản phẩm hàng hoá sản xuất 2.2.5. Tổng doanh thu a. Khái niệm: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản thu doanh nghiệp có đƣợc từ hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ trong một thời kỳ nhất định. b. Ý nghĩa của chỉ tiêu doanh thu: Là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời qua chỉ tiêu này sẽ chứng tỏ đƣợc doanh nghiệp đã sản xuất và kinh doanh những sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của ngƣời tiêu dùng Doanh thu là nguồn tài chính quan trọng để doanh nghiệp trang trải các khoản chi phí về tƣ liệu lao động, đối tƣợng lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, để trả tiền lƣơng và tiền thƣởng cho ngƣời lao động, trích nộp bảo hiểm, nộp các khoản thu ế theo luật định. Doanh thu là điều kiện để thực hiện tái sản xuất đơn giản cũng nhƣ mở rộng. Thực hiện doanh thu là kết thúc giai đoạn cuối cùng của quá trình luân chuyển vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất sau. Do đó việc thực hiện ch ỉ tiêu doanh thu có ảnh hƣởng rất lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp và quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy nếu chỉ tiêu doanh thu không đƣợc thự c hiện hay th ực hiện chậm đều làm cho tình hình 40 tài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn và ảnh hƣởng không tốt đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. c. Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp Số lượng sả n phẩm sản xuất và tiêu thụ ho ặc cung cấp dịch vụ lao vụ : Số lƣợng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ hoặc cung cấp lao vụ, d ịch vụ càng nhiều thì doanh thu càng cao. Tuy nhiên khối lƣợng sản phẩm sả n xuất và tiêu thụ còn phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, tình hình tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm. Giá bán sản phẩm: Giá bán cao hay thấp không phải là do ý chủ quan của doanh nghiệp mà tuỳ thuộc vào thị trƣờng và chất lƣợng sản phẩm, trong trƣờng hợp các nhân tố khác không thay đổi, việc thay đổi giá bán có ảnh hƣởng trực tiếp đến việc tăng hay giảm doanh thu. Vì vậy doanh nghiệp khi định giá bán sản phẩm hoặc giá cung ứng dịch vụ phải cân nhắc sao cho giá bán phải bù đƣợc tƣ liệu vật chất tiêu hao, đủ trả lƣơng cho ngƣời lao động và có lãi để tái đầu tƣ. Chấ t lượng sản phẩm: Là yếu tố cạnh tranh đối với các sản phẩm cùng loại, quyết định đến khối lƣợng sản phẩm bán ra và do đó quyết định đến doanh thu của doanh nghiệp. Vì vậy việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm và chất lƣợng cung ứng dịch vụ, tạo điều kiện tiêu thụ dễ dàng, nhanh chóng thu đƣợc tiền và tăng doanh thu. Kết cấu mặt hàng: Trong sản xu ất có những mặt hàng yêu cầu chi phí tƣơng đối ít nhƣng giá bán lại cao, nhƣng cũng có những mặt hàng chi phí nhiều mà giá bán thấp, do đó việc thay đổi kết cấu mặt hàng sản xuất cũng ảnh hƣởng đến doanh thu. Công tác tổ chức kiểm tra và tiếp thị: Việc tổ chức kiểm tra tình hình thanh toán và tổ chức tiếp thị, qu ảng cáo, giới thiệu sản phẩm, bảo hành đều có ý nghĩa quan trọng góp phần tăng doanh thu bán hàng. d. Phương pháp xác định doanh thu Công thức: Tổng doanh thu = ΣPq Trong đó: + P: đơn giá bán sản phẩm hàng hoá. 41 + q: khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ 2.2.6. Lợi nhuận kinh doanh a. Khái niệm: Lợi nhuận của DN là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ thu nhập còn lại, sau khi đã bù đắp những chi phí sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải bỏ ra, để có đƣợc thu nhập đó trong một thời kỳ nhất định (thƣờng là một năm). Lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm 3 bộ phận: - Lợi nhuận thu từ kết quả tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, lao vụ hay dịch vụ của doanh nghiệp (còn gọi là lãi thu từ kết quả sản xuất kinh doanh) - Lợi nhuận từ hoạt động đầu tƣ tài chính: lợi nhuận từ hoạt động liên doanh, liên kết, thu lãi tiền gửi, thu lãi bán hàng ngoại tệ, thu cho thuê tài sản cố định, thu nhập từ đầu tƣ cổ phiếu và trái phiếu. - Lợi nhuận từ hoạt động khác: là các khoản lãi thu đƣợc trong năm mà doanh nghiệp không dự tính trƣớc hoặc những khoản lãi thu đƣợc không đều đặn và không thƣờng xuyên nhƣ thu tiền nộp phạt, tiền bồi thƣờng do khách hàng vi phạm hợp đồng, thu các khoản nợ khó đòi mà trƣớc đây đã chuyển vào thiệt hại, các khoản nợ không xác định đƣợc chủ. . . b. Ý nghĩa - Là một chỉ tiêu chất lƣợng phản ánh tổng hợp kết quả của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một năm, nó biểu hiện kết quả sự phấn đấu của doanh nghiệp thực hiện các biện pháp về mặt tổ chức, kinh tế, kỹ thuật đồng thời cũng thể hiện sự tác động của các điều kiện mọi cảnh. - Lợi nhuận là nguồn gốc để doanh nghiệp tích luỹ tái đầu tƣ, tăng trƣởng, phát triển, là điều kiện để góp phần nâng cao đời sống và điều kiện làm việc của ngƣời lao động trong doanh nghiệp, là nguồn để sản xuất kinh doanh, thực hiện các nghĩa vụ đối với ngân sách, góp phần cơ bản tạo nên sự vững mạnh cho hệ thống tài chính quốc gia. Tuy nhiên, lợi nhuận còn phụ thuộc nhiều nhân tố khách quan khác nhƣ môi trƣờng kinh doanh, lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động . . . nên lợi nhuận không phải là chỉ tiêu tuyệt đối, chỉ tiêu duy nhất để xem xét, đánh giá chất lƣợng hoạt động của doanh nghiệp mà còn phải sử dụng một số chỉ tiêu 42 phân tích khác bổ sung nhƣ chỉ tiêu về giá thành và mức hạ giá thành, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận. c. Phương pháp xác định Công thức: Lợi nhuận kinh doanh = Doanh thu kinh doanh - chi phí kinh doanh 2.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH SẢN XUẤT SP 2.3.1. Phân tích hoàn thành kế hoạch sản xuất một loại sản phẩm Chỉ số hoàn thành kế hoạch đƣợc tính riêng cho từng loại sản phẩm của doanh nghiệp (theo đơn vị hiện vật) - Số tƣơng đối: Iq = q1 x 100% q o - Chênh lệch tuyệt đối: q1 - qo Trong đó: + qo: khối lƣợng sản phẩm sản xuất kế hoạch (gốc) + q1: khối lƣợng sản phẩm sản xuất thực tế (báo cáo) 2.3.2. Phân tích hoàn thành kế hoạch sản xuất nhiều loại sản phẩm: (giá trị) Chỉ số hoàn thành kế hoạch sản xuất tháng (quý, năm) - Số tƣơng đối: I = ∑Pq1 G O ∑Pqo - Chênh lệch tuyệt đối: ΣPq1 - ΣPqo Trong đó: + P: đơn giá cố định từng loại sản phẩm. + q1: khối lƣợng sản phẩm hiện vật kỳ thực tế + qo: khối lƣợng sản phẩm hiện vật kỳ kế hoạch. 43 + ΣPq1: tổng giá trị sản phẩm hàng hoá sản xuất kỳ thực tế. + ΣPqo: tổng giá trị sản phẩm hàng hoá sản xuất kỳ kế hoạch Chỉ số hoàn thành kế hoạch sản xu ất, chịu ảnh hƣở ng sự biến động củ a kết cấu mặt hàng và số lƣợng sản phẩm sản xuất, do đó khi đánh giá tình hình hoàn thành kế ho ạch sản xuất theo mặt hàng ta cần loại bỏ ảnh hƣởng của nhân tố kết cấu mặt hàng để đánh giá chính xác hơn. 2.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH TIÊU THỤ SP 2.4.1. Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ 1 loại sản phẩm Thể hiện khối lƣợng tiêu th ụ từng sản phẩm, từng mặt hàng chủ yếu trong kỳ nhƣng không tổng hợp để đánh giá chung cho toàn doanh nghiệp Công thức: Khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ thực tế % hoàn thành KH tiêu thụ = x100% (2.26) Khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ kế hoạch 2.4.2. Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ nhiều loại SP (giá trị) Công thức: Tỷ lệ hoàn thành KH tiêu thụ DN = ∑PK q1 x100% ∑PK qo Trong đó: + q1: số lƣợng sản phẩm tiêu thụ thực tế + qo: số lƣợng sản phẩm tiêu thụ kế hoạch + PK: đơn giá bán kế hoạch 3. THỐNG KÊ CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM Chất lƣợng là mộ t thuộ c tính quan trọng của sản phẩm. Những sản phẩm có chất lƣợng tốt sẽ đem lại sự tín nhiệm và hài lòng của khách hàng, họ không những trở thành nhữ ng khách hàng trung thành mà còn quảng cáo cho nhiều ngƣời cùng sử dụng sản phẩm đó. Chất lƣợng có th ể hiểu là toàn bộ những tính ch ất và đặc điểm của một sản phẩm hay dich vụ, có khả năng thoả mãn những nhu cầu của khách hàng. Nhiều ngƣời có thể đ ánh giá chất lƣợ ng sản phẩm, song khách hàng đánh giá thế nào về chất lƣợng củ a sản phẩm mới quan trọng vì quyết định mua hàng 44 của họ có ảnh hƣởng tới sự thành bại của một sản phẩm hay dịch vụ và th ƣờng là cả số phận của doanh nghiệp. Thống kê chất lƣợng sản phẩm thƣờng đƣợc tiến hành trong hai trƣờng hợp sau: 3.1. Trƣờng hợp sản phẩm có chia bậc chất lƣợng Có 3 phƣơng pháp 3.1.1. Phương pháp tỷ trọng Theo phƣơng pháp này trƣớc hết ta tính tỷ trọng của từng ph ẩm cấp, chiếm trong tổ ng thể kỳ gốc và kỳ báo cáo. Sau đó tiến hành so sánh từng loại phẩm cấp giữa hai thời kỳ và so sánh giữa các loại phẩm cấp trong cùng kỳ . Nếu sản phẩm loại tốt chiếm tỷ trọng lớn hơn (kỳ báo cáo so với kỳ gốc), sản phẩm loại xấu chiếm tỷ trọng thấp hơn (kỳ báo cáo so với kỳ gốc) cho thấy chất lƣợng sản phẩm sản xuất ở kỳ báo cáo tốt hơn kỳ gốc và ngƣợc lại. Ví dụ Có số liệu về tình hình sản xuất sản phẩm A trong 2 kỳ báo cáo nhƣ sau: Bảng 2-3 Sản phẩm A Khối lƣợng sản phẩm sản xuất (sp) Đơn giá cố định Kỳ gốc Kỳ báo cáo ( 1.000 đồng/sp) Loại I 10.500 13.125 50 Loại II 4.500 4.375 40 Cộng 15.000 17.500 x Yêu cầu: Đánh giá tình hình sản xuất về mặt chất lƣợng theo phƣơng pháp tỷ trọng Theo tài liệu bảng 2-3, ta lập bảng tính sau: Bảng 2- 4 Sản phẩm A Kỳ gốc Kỳ báo cáo Lƣợng SP (sp) Tỷ trọng (%) Lƣợng SP (sp) Tỷ trọng (%) Loại I 10.500 70 13.125 75 Loại II 4.500 30 4.375 25 Cộng 15.000 100 17.500 100 45 Nhận xét: Qua kết quả tính toán bảng 2-4 ta thấy, tỷ trọng kỳ báo cáo so với kỳ g ốc củ a sản phẩm A có chiều hƣớng tăng lên, biểu hiện loại I tăng từ 70% lên 75%, loại II có xu hƣớng giảm từ 30% xuống 25%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã cố gắng không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm. 3.1.2. Phương pháp đơn giá bình quân ( P ) a. Đối với trường hợp doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm Công thức: = ∑Pq P ∑q Trong đó: + P: giá cố định của sản phẩm theo mỗi bậc chất lƣợng + q: khối lƣợng sản phẩm sản xuất từng loại Giá sản phẩm ở các mức độ chất lƣợng khác nhau sẽ khác nhau khi giá bình quân tăng (giảm) sẽ th ể hiện chất lƣợng sản phẩm của doanh nghiệp tăng (giảm) tƣơng ứng. Do đó để loại trừ ảnh hƣởng của nhân tố giá cả thống kê sử dụng giá cố định. Xác định ảnh hƣởng của chất lƣợng sản phẩm thay đổi đến giá trị sản xuất Công thức: GO=( − )q1 P 1 Po Trong đó: + P1 : đơn giá bình quân kỳ báo cáo của từng loại sản phẩm sản xuất + Po : đơn giá bình quân kỳ gốc của từng loại sản phẩm sản xuất. + q1: khối lƣợng sản phẩm sản xuất kỳ báo cáo. Nhận xét: Qua công thứ c trên chúng ta thấy nếu giá bình quân sản phẩm thay đổi chủ yếu là do chất lƣợng sản phẩm thì lúc đó giá trị sản xuất: 46 - Tăng khi chất lƣợng đƣợc nâng lên - Giảm khi chất lƣợng sản phẩm giảm đi. Ví dụ 2.6: Vận dụng số liệu ví dụ 2.5, hãy đánh giá tình hình sản xuất về mặt chất lƣợng theo phƣơng pháp đơn giá bình quân Theo tài liệu bảng 2-3, ta có: = 50x10.500 + 40x4.500 = 47 (1.000 đồng/sp) P o 15.000 = 50x13.125 + 40x4.375 = 47,5 (1.000 đồng/sp) P 1 17.500 GO = (47,5 - 47) 17.500 = 8.750 (1.000 đồng) Nhận xét: Đơn giá bình quân kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng 500 đồng/sp, điều này chứng tỏ nếu nhƣ giá cả sản phẩm thay đổi chủ yếu là do chất lƣợng sản phẩm sản xuất, thì chất lƣợng sản phẩm A giữa 2 kỳ đƣợc nâng lên làm cho giá trị sản xuất tăng 8.750.000 đồng. b. Đối với trường hợp doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm Trong trƣờng hợp này ta sử dụng phƣơng pháp chỉ số để phân tích tình hình sản xuất về mặt chất lƣợng - Số tƣơng đối: 46 ∑ 1q 1 I = P C ∑Poq 1 - Chênh lệch tuyệt đối: GO=∑ q 1 − ∑ q1 P1 P0 Trong đó: + IC: chỉ số chất lƣợng tổng hợp nhiều loại sản phẩm. + P1 : đơn giá bình quân từng loại sản phẩm kỳ báo cáo. + Po : đơn giá bình quân từng loại sản phẩm kỳ gốc. + q1: khối lƣợng sản phẩm sản xuất kỳ báo cáo. 3.1.3. Phương pháp hệ số phẩm cấp bình quân ( H ) Phƣơng pháp hệ số phẩm cấp bình quân đƣợc áp d ụng để đánh giá tình hình sản xuất về mặt chất lƣợng cho 1 loại sản phẩm và nhiều loại sản phẩm, trình tự phân tích: - Xác định hệ số phẩm cấp bình quân từng kỳ: Công thức: ∑ pq H = ∑P1q Trong đó: + P: giá cố định của sản phẩm theo mỗi bậc chất lƣợng + q: khối lƣợng sản phẩm sản xuất từng loại + P1: đơn giá cố định của sản phẩm loại cao nhất GO=( − o )q1 p1 46 - Xác định ảnh hƣởng do chất lƣợng sản phẩm thay đổi đến giá trị sản xuất + Đối với 1 loại sản phẩm: Ví dụ 2.7: Vận dụng số liệu ví dụ 2.5, hãy đánh giá tình hình sản xuất về mặt chất lƣợng theo phƣơng pháp hệ số phẩm cấp bình quân. Theo tài liệu bảng 2-3, ta xác định hệ số phẩm cấp kỳ gốc và kỳ báo cáo: Ho = 50x10.500 + 40x4.500 = 0,94 15.000x50 H1 = 50x13.125 + 40x4.375 = 0,95 17.500x50 GO = (0,95 - 0,94) x (17.500 x 50) = 8.750 (1.000 đồng) Nhận xét: Hệ số phẩm cấp bình quân kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng 0,01 (0,95 - 0,94). Đ iều này chứng tỏ chất lƣợng sản phẩm tăng, do đó làm cho giá trị sản xuất sản phẩm A tăng 8.750.000 đồng. 3.2. Trƣờng hợp sản phẩm không chia bậc chất lƣợng Trƣờng hợp doanh nghiệp sản xuất loại sản ph ẩm không chia bậc ch ất lƣợng nhƣ sản xuất sản phẩm hoá chất, thuốc tân dƣợc, phích nƣớc, bóng điện, đồng thờ i các sản phẩm lại đƣợc đánh giá b ằng nhiều tiêu chuẩn chất lƣợ ng khác nhau. Ví dụ nhƣ phích nƣớc th ƣờng đƣợc đánh giá chất lƣợng ở tuổi thọ (độ bền), khả năng giữ nhiệt, kiểu dáng, độ đẹp và bóng của vỏ,. . . 3.2.1. Đối với 1 loại sản phẩm Muốn đánh giá chất lƣợng của sản phẩm th ống kê căn cứ vào các tài liệu kiểm tra của b ộ ph ận kỹ thuật (KCS). Trong trƣờng hợp này doanh nghiệp phải tổ H1 H + Đối với nhiều loại sảphẩm: GO( − o )∑q1 p1 H1 H 46 chức điều tra chọn mẫu 1 lô hàng để xác định mức độ đạt đƣợc theo từng tiêu chuẩn để đánh giá. Giả sử theo tiêu chuẩn kỹ thuật, tuổi thọ của phích nƣớc 100 điểm, khả năng giữ nhiệt 150 điểm, kiểu dáng 50 điểm, độ đẹp và bóng của vỏ 30 điểm. Theo số liệu thống kê của doanh nghiệp sản xuất phích nƣớc cho thấy nhƣ sau: Bảng 2-5 Chỉ tiêu kỹ thuật Chỉ số chất lƣợng Tiêu chuẩn kỹ Điểm thực tế đạt đƣợc thuật Kế hoạch Thực tế 1. Tuổi thọ 100 90 100 2. Khả năng giữ nhiệt. 150 150 160 3. Kiểu dáng 50 50 60 4. Độ đẹp và bóng của vỏ 30 36 28 Theo số liệu thống kê trên cho thấy: - Kỳ kế hoạch: Doanh nghiệp sản xuất phích nƣớc chƣa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật về tuổi thọ, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật về khả năng giữ nhiệt và kiểu dáng, vƣợt tiêu chuẩn kỹ thuật về độ đẹp và bóng của vỏ. - Kỳ thực tế: Doanh nghiệp phấn đấu đạt tiêu chuẩn kỹ thuật về tuổi thọ vƣợt tiêu chuẩn kỹ thuật về khả năng giữ nhiệt và kiểu dáng nhƣng chƣa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật về độ đẹp và bóng của vỏ. Để đánh giá chung mức độ đạt yêu cầu về chất lƣợng sản phẩm cần phải tính chỉ số chất lƣợng tổng hợp so với tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc so với kỳ kế hoạch Bảng 2-6 Chỉ số chất lƣợng Chỉ tiêu kỹ thuật Kỳ kế hoạch so Kỳ thực tế với tiêu chuẩn So với tiêu So với kỹ thuật chuẩn kỹ thuật kỳ kế hoạch 46 1. Tuổi thọ 0,9 1 1,111 2. Khả năng giữ nhiệt. 1 1,066 1,066 3. Kiểu dáng 1 1,2 1,2 4. Độ đẹp và bóng của vỏ 1,2 0,933 0,777 Để đánh giá về mặt chất lƣợng của sản phẩm sản xuất thống kê sử dụng chỉ số chất lƣợng tổng hợp theo công thức: Chỉ số chất lượng tổng hợp = Tích số các chỉ số của các mặt chất lượng sp đó Theo số liệu bảng 2- 6, ta có: - Chỉ số chất lƣợng tổng hợp kỳ kế hoạch so với tiêu chuẩn kỹ thuật ( 0,9 x 1 x 1 x 1,2 ) = 1,08 - Chỉ số chất lƣợng tổng hợp kỳ thực tế so với tiêu chuẩn kỹ thuật (1 x 1,066 x 1,2 x 0,933) = 1,193 - Chỉ số chất lƣợng tổng hợp kỳ thực tế so với kỳ kế hoạch (1,111 x1,066 x1,2 x 0,777) = 1,104 Nhƣ vậy nếu so sánh chỉ số chất lƣợng tổng hợp thì chất lƣợ ng sản phẩm của kỳ thực tế nhìn chung cao hơn so với tiêu chuẩn kỹ thuật và kỳ kế hoạch, có nghĩa là doanh nghiệp không ngừng phấn đấu nâng cao chất lƣợng sản xuất sản phẩm. 3.2.2. Đối với nhiều loại sản phẩm Khi nghiên cứu chất lƣợng tổng hợp của nhiều loại sản phẩm thống kê dùng phƣơng pháp chỉ số. - Số tƣơng đối: IC = ∑iC pq1. ∑ pq1. - Chênh lệch tuyệt đối: ∑iC pq1 − ∑ pq1 46 Trong đó: + Ic: chỉ số chất lƣợng tổng hợp của nhiều loại sản phẩm. + iC: chỉ số chất lƣợng của từng loại sản phẩm. + q1: khối lƣợng sản phẩm sản xuất từng loại kỳ báo cáo. + p: đơn giá cố định của từng loại sản phẩm. 3.3. Thống kê tỷ lệ sản phẩm hỏng trong sản xuất Trong quá trình sản xuất các doanh nghiệp đều mong muốn không có sản phẩm hỏng, song nó vẫn tồn tại đối với hầu hết các doanh nghiệp. Phấn đấu giảm sản phẩm hỏng là điều cần thiết đối v ới doanh nghiệp sản xuất, vì sự tồn tại của sản ph ẩm hỏng chứng tỏ doanh nghiệp phải tốn một lƣợng chi phí mà không thu đƣợc kết quả gì. Để đ ánh giá tỷ lệ sản phẩm hỏng, thống kê sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ sai hỏng, cho 2 trƣờng hợp sau: 3.3.1. Đối với một loại sản phẩm Số lƣợng sản phẩm hỏng từng loại tC = X100% Số lƣợng sản phẩm từng loại ( bao gồm SP tốt + SP hỏng) Trong đó: - tC: tỷ lệ sai hỏng cá biệt. 3.3.2. Đối với nhiều loại sản phẩm Để đánh giá chung tình hình sai hỏng cho nhiều loại sản phẩm, thống kê sử dụng tỷ lệ sai hỏng bình quân Công thức: Chi phí thiệt hại về sản xuất sản phẩm hỏng Tỷ lệ sai hỏng bình quân x100% 46 = Tổng chi phí sản xuất trong kỳ Trong đó: Chi phí thiệt hại về sản xuất sản phẩm hỏng, đƣợc xác định theo công thức: Chi phí thiệt hại về sản Chi phí sửa chữa sản Chi phí sản xuất = phẩm hỏng có thể sửa + sản phẩm hỏng không ( xuất sản phẩm hỏng chữa đƣợc thể sửa chữa đƣợc 4. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 4.1. Ý nghĩa Du lịch là một ngành luôn chứa trong đó sự biến động khó lƣờng do sự biến động về kinh tế, mức sống của ngƣời dân, chiến tranh, khủng bố, sự cạnh tranh giữa các công ty trong nƣớc, nƣớc ngoài...Nhƣng để có thể kinh doanh du lịch đạt hiệu quả thì việc dự đoán thị trƣờng du lịch với các chỉ tiêu nghiên cứu phân tích liên quan có ý nghĩa quan trọng. Và hiện nay thị hiếu nhu cầu ăn uống của khách du lịch đang có sự thay đổi, các biến số của thị trƣờng có những biến động nhanh. Vì vậy cần tăng cƣờng công tác dự đoán kinh tế, xã hội, dự đoán các xu hƣớng và các mức độ có khả năng xảy ra trong lĩnh vực du lịch. Nhƣng trong lĩnh vực nghiên cứu du lịch thì dự đoán là công việc phức tạp, khó khăn cần phải xác định các thông số trong tƣơng lai gần và xa. Nhiệm vụ của dự đoán du lịch là dự đoán các chỉ tiêu cụ thể phục vụ cho các mục tiêu xây dựng kế hoạch, các chƣơng trình phát triển khác nhau làm cơ sở khoa học cho các quyết định quản lý, đồng thời tập trung chú ý vào dự đoán thị trƣờng. 4.2. Một số phƣơng pháp mô hình hóa Mô hình hóa là tái hiện những thuộc tính của đối tƣợng nghiên cứu dƣới dạng các mô hình đƣợc lập nên bằng một phƣơng pháp nào đó. 46 Trong dự đoán thống kê, ngƣời ta thƣờng sử dụng các loại mô hình toán học đƣợc xây dựng bằng các phƣơng pháp toán thống kê, các hiện tƣợng và quá trình kinh tế xã hội, các mối liên hệ giữa chúng, các nhân tố ảnh hƣởng, xu hƣớng phát triển đƣợc biểu hiện bởi một loạt các mô hình miêu tả, từ đó xây dựng các mô hình dự đoán, tính toán các dự đoán cụ thể cùng các khủng hoảng tin cậy. Khi mô hình hóa thống kê với các dự đoán, ta phân biệt các nhóm nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình phát triển của đối tƣợng nghiên cứu bao gồm các nhóm: - Nhóm nhân tố tác động mạnh và thƣờng xuyên: nhóm này làm hình thành xu hƣớng phát triển của hiện tƣợng nghiên cứu. - Các nhân tố có mức độ tác động không lớn và tác động theo chiều hƣớng khác nhau nhƣng ít nhiều có sự bù trừ lẫn nhau, ngƣời ta coi nhƣ là nhân tố ngẫu nhiên. Nhƣ vậy, biểu hiện cụ thể của quá trình nghiên cứu xem nhƣ là sự phản ánh tác động đồng thời của các nhóm nhân tố nói trên. Để dự đoán chính xác cần tách các mức độ của một dãy số nghiên cứu ra thành các thành phần, mỗi thành phần phản ánh sự tác động của một hay nhiều nhóm các các nhân tố, trên cơ sở đó ta dự đoán theo từng thành phần. Kết quả dự đoán chung sẽ đƣợc tổng hợp lại theo một cách thức nào đó. Trong nghiên cứu du lịch, ta có thể sử dụng một số phƣơng pháp và mô hình đơn giản để dự đoán nhƣ các phƣơng pháp ngoại suy sau đây: - Phƣơng pháp dự đoán dựa vào lƣợng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân - Phƣơng pháp dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân - Phƣơng pháp dự đoán chuyên gia 4.2.1. Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân Có thể sử dụng mô hình dự đoán: Yn+L = Yn + ∂y x L (2.9) Trong đó: Yn+L: trị số dự đoán tại thời điểm (n+L) n : Số quan sát; L: tầm xa dự đoán (L=1.2...) 46 ∂y : Lƣợng tăng tuyệt đối bình quân (Công thức này thƣờng áp dụng trong trƣờng hợp các lƣợng tăng hoặc giảm tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau. Ví dụ: Hãy dự đoán doanh thu của Công ty Y năm 2005, 2006. Biết dãy số thời gian Y có Y2004 = 4602 triệu đồng, ∂y =680 triệu đồng Ta dự đoán: Y2005 = Yn + ∂y x L = 4602 + 680 x 1 = 5282 triệu đồng Y2006 = Yn + ∂y x L = 4602 + 680 x 2 = 5962 triệu đồng 4.2.2. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ bằng nhau. Mô hình dự đoán: Yn + L = Yn x (t) L Ví dụ: Trong dãy số thời gian ta nghiên cứu ở ví dụ trên ta có t = 1,215. Ta có dự đoán: Y2005 = 4602 x (1,215) 1 = 5591 triệu đồng Y2006 = 4602 x (1,215) 2 = 6793 triệu đồng 4.2.3. Phương pháp dự đoán chuyên gia Đây là nhóm phƣơng pháp dự đoán lâu đời nhất mà hiện nay vẫn đƣợc sử dụng nhiều trong thực tế. Dự doán chuyên gia là những dự án đƣợc lập nên trên cơ sở tổng hợp và xử lý ý kiến của các chuyên gia hay tập thể các chuyên gia, trên cơ sở thông tin vốn có của họ, kinh nghiệm mà họ tích lũy đƣợc... Đối với nhóm các phƣơng pháp dự đoán chuyên gia, thƣờng đƣợc sử dụng trong các trƣờng hợp: - Lĩnh vực nghiên cứu mới, hiện tƣợng mới, lại đang thiếu các thông tin về quá khứ, hiện tại đáng tin cậy. - Đối với các lĩnh vực, các hiện tƣợng ta cần nghiên cứu ảnh hƣởng của một số lớn các nhân tố chồng chéo, thậm chí tác động trùng nhau. 46 - Đƣợc sử dụng trong một số lĩnh vực mà sự phát triển của khoa học-kỹ thụt hay sự phát triển của bản thân đối tƣợng nghiên cứu ở một mức độ đáng kể lại tùy thuộc vào các quyết định đƣợc tiếp nhận hơn là tùy thuộc vào bản thân khả năng phát triển của đối tƣợng đó. - Đƣợc sử dụng trong điều kiện thiếu, ít thời gian. Trong lĩnh vực nghiên cứu du lịch, phƣơng pháp dự đoán chuyên gia thƣờng đƣợc sử dụng nhiều trong dự đoán thị trƣờng, ở lĩnh vực này phƣơng pháp dự đoán chuyên gia tỏ ra rất hữu hiệu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_thong_ke_doanh_nghiep_phan_1_nghe_ke_toan_doanh_n.pdf
Tài liệu liên quan