CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP
Mã chương: TKDN01
Giới thiệu:
Trang bị cho người học những kiến thức chung về vai trò, đối tượng và nhiệm vụ của công tác thống kê doanh nghiệp. Từ đó xác định được đối tượng và phạm vi thống kê trong tình huống cụ thể.
Mục tiêu:
- Trình bày được vai trò thông tin của thống kê đối với quản lý;
- Trình bày được đối tượng và phạm vi nghiên cứu của thống kê;
- Trình bày được nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp;
- Xác định đối tượng, phạm vi thống kê trong tình huống cụ thể;
- Có thái độ học tập nghiêm túc, cẩn thận và chính xác trong luyện tập và nghiên cứu.
Nội dung chính:
1. Vai trò của thông tin thống kê đối với quản lý doanh nghiệp
Thống kê doanh nghiệp là khoa học nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết của các hiện tượng kinh tế và quá trình kinh tế số lớn diễn ra trong quá trình tái sản xuất ra sản phẩm ở DN, trong những điều kiện và địa điểm cụ thể.
2. Đối tượng nghiên cứu của thống kê doanh nghiệp
Thống kê doanh nghiệp là một môn học trong hệ thống môn học thống kê; nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ chặt chẽ với mặt chất, các hiện tượng kinh tế xã hội số lớn, diễn ra trong doanh nghiệp gắn liền điều kiện thời gian và không gian cụ thể.
- Mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất.
- Nghiên cứu hiện tượng và quá trình kinh tế – xã hội số lớn và biểu hiện tính quy luật kinh tế trong quá trình tái sản xuất của DN.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và kỹ thuật đến quá trình phát triển sản xuất.
3. Phương pháp luận của thống kê doanh nghiệp
3.1 Cơ sở phương pháp luận của môn học
Cơ sở phương pháp luận của thống kê doanh nghiệp là chủ nghĩa duy vật biện chứng. Thống kê luôn biểu hiện mặt lượng của hiện tượng kinh tế xã hội, thông qua mặt lượng nói lên mặt chất. Thống kê doanh nghiệp lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở lý luận, điều đó được thể hiện trên các phương diện sau:
- Phải phân tích và đánh giá quá trình hoạt động của doanh nghiệp trong trạng thái động
- Xem xét các mặt, các hoạt động, các quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong mối quan hệ biện chứng, quan hệ nhân quả.
- Xây dựng các phương pháp đo lường, các chỉ tiêu và các công thức tính toán mang tính hệ thống, logic
3.2 Cơ sở lý luận của môn học
Cơ sở lý luận của môn học là các học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác-Lênin và kinh tế thị trường. Các môn khoa học này trang bị cho các nhà thống kê hiểu nội dung kinh tế của các chỉ tiêu thống kê một cách sâu sắc.
Ngoài ra, thống kê còn là công cụ phục vụ công tác quản lý, vì vậy phải lấy đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước làm cơ sở lý luận.
4. Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp.
Thống kê doanh nghiệp là một môn khoa học thống kê để phục vụ cho công tác quản lý của doanh nghiệp, do đó môn học này thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Nghiên cứu đề xuất các phương pháp thu thập thông tin thống kê kịp thời, chính xác, đầy đủ phản ánh tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất, đồng thời nghiên cứu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
- Thu thập thông tin phản ánh tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, thống kê phân tích giá thành, giá bán và xác định mức cầu thị trường, để điều chỉnh kế hoạch sản xuất cho thích hợp.
- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê, phân tích các mặt hoạt động, hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thống kê tổng hợp và xử lý thông tin đã thu thập, làm cơ sở ứng dụng thống kê trong công tác quản lý doanh nghiệp.
60 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 25/05/2022 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Thống kê doanh nghiệp - Nghề: Kế toán doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h mức thu nhập bình quân của một lao động trong quý I?
Bài 3:
Có tài liệu về tình hình lao động ở một công ty trong 6 tháng đầu năm báo cáo như sau:
Số lao động có ngày 01/01/2016: 500 công nhân
Số lao động tăng trong quý 1 : 50 công nhân
Số lao động tăng trong quý 2 : 40 công nhân
Số lao động giảm trong quý 1 : 10 công nhân
Số lao động giảm trong quý 2 : 20 công nhân
Yêu cầu:
Tính số lao động bình quân của công ty trong từng quý?
Cho biết giá trị sản xuất quý 2 so quý 1 tăng 10% hãy tính toán và đánh giá tình hình sử dụng lao động của công ty?
Bài 4:
a. Hãy cho tài liệu về trường hợp doanh nghiệp sử dụng lao động trong quý II thỏa mãn các điều kiện:
Điều kiện 1: Vượt kế hoạch 10%
Điều kiện 2: Tiết kiệm lao động so với kế hoạch 10%
b. Phân tích và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch về sử dụng lao động nói trên.
Bài 5:
Anh (chị) hãy cho tài liệu về trường hợp một doanh nghiệp sử dụng lao động trong quý II thỏa mãn các kinh doanh:
Điều kiện 1: Vượt kế hoạch 5%
Điều kiện 2: Giá trị sản xuất của doanh nghiệp đạt 95% kế hoạch.
Bài 6: Có số liệu về tình hình sử dụng thời gian lao động của công nhân sản xuất xây dựng tại một xí nghiệp trong 2 quý đầu năm 2016 như sau:
Chỉ tiêu
Quý I
Quý II
1. Số ngày công làm việc thực tế trong chế độ
33.200
31.530
2. Số ngày nghỉ lễ và chủ nhật
6.500
7.000
3. Số ngày nghỉ phép năm
1.200
1.000
4. Số ngày công vắng mặt
2.500
2.650
5. Số ngày ngừng việc
1.600
1.500
6. Số ngày công làm thêm
1.000
1.200
Yêu cầu:
Xác định các chỉ tiêu sau trong từng quý:
Số ngày công theo lịch
Số ngày công chế độ
Số ngày công có thể sử dụng cao nhất
Số ngày công có mặt
Số công nhân trong danh sách bình quân
Biết giá trị sản xuất công nghiệp quý II so với quý I giảm 5%. Hãy xác định việc sử dụng lao động của xí nghiệp quý II so với quý I tiết kiệm hay lãng phí?
Bài 7: Có số liệu thống kê về tình hình sử dụng lao động của một doanh nghiệp trong năm 2016 như sau:
Số lao động có bình quân trong năm: 200 người
Số ngày nghỉ lễ, nghỉ chủ nhật bình quân của người lao động trong năm được thực hiện theo quy định chung
Tổng số ngày nghỉ phép trong năm của toàn đơn vị: 3000 ngày
Tổng số ngày vắng mặt của toàn đơn vị trong năm: 2000 ngày
Tổng số ngày ngừng việc trong năm: 500 ngày
Số ngày công làm thêm: 300 ngày
Yêu cầu:
Xác định các chỉ tiêu sau:
Số ngày công theo lịch
Số ngày công theo chế độ
Số ngày công có thể sử dụng cao nhất
Số ngày công có mặt
Số ngày công làm việc thực tế
Tính các chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động của công nhân sản xuất?
Bài 8: Có số liệu về tình hình sản xuất và sử dụng lao động của xí nghiệp X trong 2 kỳ báo cáo như sau:
Chỉ tiêu
Kỳ gốc
Kỳ báo cáo
1. Giá trị sản xuất (triệu đồng)
8.875
10.140
2. Số lượng lao động (người)
500
520
Yêu cầu: Phân tích tình hình biến động của giá trị sản xuất (GO) do ảnh hưởng 2 nhân tố: năng suất lao động và số lượng lao động hao phí.
Bài 9:
Có số liệu về tình hình sản xuất và lao động của doanh nghiệp Y trong 2 quý đầu năm 2016 như sau:
Chỉ tiêu
ĐVT
Quý I
Quý II
1. Giá trị sản xuất (GO)
triệu đồng
7.000
8.030
2. Số lao động bình quân
người
400
440
3. Số ngày công làm việc thực tế
Trong đó: ngày công làm thêm
Ngày
Ngày
32.400
1.200
34.320
4. Giờ công làm việc thực tế
Trong đó: giờ công làm thêm
giờ
giờ
267.400
8.200
291.720
17.160
5. Tổng quỹ lương
triệu đồng
500
528
Yêu cầu:
Tính toán các chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động của công nhân sản xuất?
Kiểm tra tình hình sử dụng tổng quỹ lương của doanh nghiệp là tiết kiệm hay lãng phí? Xác định cụ thể mức lãng phí đó?
Tính toán các chỉ tiêu năng suất lao động (giờ, ngày, tháng)?
Tính toán các chỉ tiêu tiền lương bình quân?
Phân tích biến động của năng suất lao động do ảnh hưởng của 3 nhân tố: năng suất lao động giờ, số giờ làm việc thực tế bình quân trong ngày, số ngày làm việc thực tế bình quân 1 công nhân trong kỳ?
Bài 10:
Có số liệu về tình hình sản xuất của công ty dệt qua 2 kỳ như sau:
PX
Giá trị sản xuất (triệu đồng
Số công nhân bình quân (người)
Kỳ gốc
Kỳ báo cáo
Kỳ gốc
Kỳ báo cáo
A
648,5
802
100
144
B
640
806
80
90
C
700
624
70
60
D
910
936
91
90
Cộng
2.898,5
3.168
341
384
Yêu cầu:
Đánh giá sự biến động của năng suất lao động toàn công ty giữa 2 kỳ?
Sử dụng phương pháp hệ thống chỉ số phân tích tình hình biến động của GO do ảnh hưởng của 2 nhân tố: năng suất lao động và số lượng lao động?
Bài 11:
Có số liệu thống kê của 1 doanh nghiệp như sau:
Chỉ tiêu
Năm gốc
Năm báo cáo
1. Giá trị sản xuất GO (triệu đồng)
8.000
10.000
2. Số lao động bình quân trong năm (người)
100
110
3. Số ngày làm việc b/q của 1 lao động trong năm (ngày)
250
225
Yêu cầu:
Tính các chỉ tiêu năng suất lao động trong kỳ?
Phân tích tình hình biến động của giá trị sản xuất (GO) do ảnh hưởng của 3 nhân tố: năng suất lao động ngày, số ngày làm việc thực tế bình quân 1 công nhân trong kỳ và số công nhân trong danh sách bình quân?
Bài 12:
Có số liệu thống kê của một doanh nghiệp trong 2 năm báo cáo như sau:
Chỉ tiêu
Năm gốc
Năm báo cáo
1. Năng suất lao động bq ngày 1 ld (trd/ngày)
0,3
0,33
2. Số lao động bình quân (người)
100
110
3. Tổng số ngày công làm việc thực tế trong năm (ngày)
22.000
24.750
Yêu cầu:
Sử dụng hệ thống chỉ số phân tích tình hình biến động của giá trị sản xuất GO do ảnh hưởng của 3 nhân tố thuộc về lao động: năng suất lao động ngày, số ngày LVTT bình quân 1 công nhân trong kỳ và số công nhân trong danh sách bình quân?
Bài 13:
Có số liệu về tình hình sản xuất của xí nghiệp dệt qua 2 tháng như sau:
PX
Giá trị sản xuất (trđ)
Khối lượng SPSX (m)
Số CN bq (người)
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 5
Tháng 6
I
900
1.296
18.000
25.920
100
144
II
960
1.209
24.000
25.935
80
90
III
1.050
936
10.500
7.800
70
60
Cộng
2.910
3.441
52.500
59.655
250
294
Yêu cầu:
Phân tích tình hình biến động của giá trị sản xuất GO tháng 6 so với tháng 5 do ảnh hưởng của 2 nhân tố: năng suất lao động và số công nhân trong danh sách bình quân?
Bài 14:
Có tình hình sản xuất và lao động của xí nghiệp cơ khí X trong tháng 3 và tháng 4 năm 2016 như sau: (số liệu tính theo giá cố định, ĐVT: triệu đồng)
* Tháng 3:
1. Giá trị sản xuất công nghiệp GO: 720
2. Số công nhân bình quân (người): 100
3. Số ngày công LVTT trong tháng (ngày): 2.400
4. Số giờ công LVTT trong tháng (giờ): 18.000
* Tháng 4:
1. Giá trị sản xuất công nghiệp GO: 928,714
2. Số công nhân bình quân (người): 120
3. Số ngày công LVTT trong tháng (ngày): 3.000
4. Số giờ công LVTT trong tháng (giờ): 21.000
Yêu cầu: Phân tích tình hình biến động của năng suất lao động tháng 4 so với tháng 3 do ảnh hưởng bởi 3 nhân tố: năng suất lao động giờ, số giờ làm việc thực tế bình quân trong 1 ngày, số ngày làm việc thực tế bình quân 1 tháng?
CHƯƠNG 6: THỐNG KÊ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
CỦA DOANH NGHIỆP
Mã chương: TKDN06
Giới thiệu:
Trang bị cho người học những kiến thức chung về khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Các phương pháp phân tích được giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp.
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm;
- Trình bày được ý nghĩa, nhiệm vụ thống kê giá thành sản phẩm;
- Trình bày nội dung thống kê giá thành sản phẩm so sánh được;
- Trình bày nội dung thống kê giá thành cho một đồng sản lượng hàng hoá;
- Trình bày được nội dung phân tích giá thành theo khoản mục chi phí;
- Thống kê và phân tích được giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp;
- Đưa ra được các giải pháp hạ giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp;
- Lập được kế hoạch giá thành sản phẩm cho kì sau;
- Có thái độ học tập nghiêm túc, cẩn thận và chính xác trong luyện tập và nghiên cứu.
Nội dung chính:
1. Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
1.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất
1.1.1. Khái niệm
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tính cho 1 thời kỳ nhất định
1.1.2. Phân loại
- Phân loại thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
Chi phí trực tiếp: là chi phí có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất ra từng loại sản phẩm và được tính trực tiếp vào giá thành của đơn vị sản phẩm hay loại sản phẩm. Bao gồm:
+ Tiền lương, BHXH của công nhân sản xuất
+ Nguyên liệu chính, vật liệu phụ dùng vào sản xuất
+ Công cụ lao động nhỏ dùng vào sản xuất
+ Chi phí trực tiếp khác bằng tiền
Chi phí gián tiếp: là những chi phí phục vụ cho hoạt động chung của phân xưởng, doanh nghiệp và được tính vào giá thành một cách gián tiếp bằng phương pháp phân bổ.
Kết cấu của chi phí gián tiếp cũng giống như của chi phí trực tiếp nhưng những khoản này được chi ra cho hoạt động chung của doanh nghiệp hoặc cho các bộ phận khác của doanh nghiệp.
-> Tác dụng: dùng để tính toán giá thành kế hoạch cũng như giá thành hạch toán, giá thành thực tế.
- Phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí và tình hình tăng, giảm sản lượng:
Chi phí biến đối: là những chi phí thay đổi cùng với sự thay đổi của sản lượng, thường được ký hiệu là VC.
Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa sản lượng (trục hoành) và chi phí biến đổi (trục tung) là một đường (đường thẳng hoặc đường cong) dốc lên về phía bên phải.
Chi phí cố định: là những chi phí hầu như không thay đổi ở mọi mức sản lượng, thường được ký hiệu là FC.
1.2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm
1.2.1. Khái niệm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí vật chất, dịch vụ, lao động và chi phí bằng tiền khác mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ.
1.2.2. Phân loại
- Căn cứ phạm vi tính toán, có các loại giá thành:
+ Giá thành phân xưởng.
Giá thành phân xưởng là tập hợp những chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Đó cũng chính là giá thành sản xuất.
+ Giá thành công xưởng: là giá thành phân xưởng cộng với chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Giá thành toàn bộ: bao gồm giá thành công xưởng và chi phí tiêu thụ sản phẩm.
- Căn cứ vào tính chất chi phí, giá thành bao gồm các loại:
+ Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính toán giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch doanh nghiệp thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành kế hoạch của sản phẩm là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành của sản phẩm so sánh được.
+ Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ. Giá thành sản phẩm thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm.
+ Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm.
2. Ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh một cách đầy đủ và tập trung nhất mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc hạ giá thành là cơ sở để tăng lợi nhuận, góp phần tăng tích luỹ cho doanh nghiệp. Từ đó, thống kê giá thành có ý nghĩa rất quan trọng.
- Thống kê giá thành cung cấp những tài liệu chính xác, đầy đủ về giá thành sản phẩm của doanh nghiệp để phục vụ công tác kế hoạch hoá giá thành.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, đề ra biện pháp quản lý tốt công tác giá thành, phấn đấu hạ giá thành, đảm bảo không ngừng tăng tích luỹ cho doanh nghiệp.
Nhiệm vụ của thống kê giá thành trong doanh nghiệp là:
- Theo dõi tình hình chấp hành kế hoạch giá thành, phân tích ảnh hưởng của các khoản mục giá thành nhằm đề ra các biện pháp thích hợp để hạ giá thành.
- Nghiên cứu sự biến động của giá thành theo thời gian để thấy xu hướng phát triển của nó.
3. Thống kê giá thành sản phẩm so sánh được
3.1. Chỉ số biến động giá thành sản phẩm so sánh được
3.1.1 Chỉ số biến động giá thành doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm
Trong trường hợp này người ta thường dùng chỉ số cá thể có dạng sau:
Iz =
Giá thành đơn vị kỳ báo cáo
=
Z1
Giá thành đơn vị kỳ gốc
Z0
Kết quả nói lên sự tăng, giảm của giá thành giữa hai thời kỳ, lượng tăng giảm tuyệt đối (Dz = z1 – z0) nói lên mức tiết kiệm hay vượt chi giá thành của một đơn vị sản phẩm.
3.1.2 Chỉ số biến động giá thành doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm so sánh được.
Trong trường hợp này người ta thường dùng chỉ số chung có dạng sau:
Lượng tăng giảm tuyệt đối Dz = Sz1q1 - Sz0q1 nói lên mức tiết kiệm hay vượt chi tổng giá thành do sự tăng hay giảm giá thành của một đơn vị sản phẩm.
Ví dụ: tính chỉ số giá thành chung các loại sản phẩm của một doanh nghiệp điện cơ.
Loại sản phẩm
Số lượng kỳ báo cáo
Z đơn vị (1.000đ)
Z toàn bộ (1.000đ)
Chỉ số (%)
Gốc
Báo cáo
Gốc
Báo cáo
Môtơ 7kw
150
4.000
3.600
600.000
540.000
90
Môtơ 15kw
120
6.000
5.000
720.000
600.000
83,33
Cộng
1.320.000
1.140.000
86,36
Kết quả Iz = 0,8636 hay 86,36% và mức tiết kiệm 180.000.000đ
Như vậy, giá thành của hai loại sản phẩm năm báo cáo so với năm gốc đã hạ được 16,67% và tổng số tiền tiết kiệm được do việc giảm giá thành là 180.000.000đ.
3.2. Chỉ số hoàn thành kế hoạch giá thành
3.2.1. Chỉ số hoàn thành kế hoạch giá thành của một loại sản phẩm
- Chỉ số giá thành kế hoạch:
Chỉ số này nêu rõ nhiệm vụ giá thành đề ra trong kế hoạch.
- Chỉ số giá thành thực tế:
- Chỉ số giá hoàn thành kế hoạch giá thành:
- Mối liên hệ: izl = izk . iz1/k
3.2.2 Chỉ số hoàn thành kế hoạch giá thành của nhiều loại sản phẩm so sánh được (trong trường hợp lấy sản lượng kỳ báo cáo làm quyền số).
- Chỉ số giá thành kế hoạch:
- Chỉ số giá thành thực tế:
- Chỉ số hoàn thành kế hoạch giá thành:
- Mối liên hệ: Izl = Izk . Iz1/k
Ví dụ:
Loại sản phẩm
Số lượng sản phẩm kỳ BC
Giá thành đơn vị (1.000đ)
Gốc
Kế hoạch
Báo cáo
Môtơ 7kw
150
4.000
3.800
3.600
Môtơ 15kw
120
6.000
5.700
5.000
áp dụng công thức ta tính được:
+ Izk = 0,95 hay 95%. Kế hoạch đề ra nhiệm vụ giá thành kỳ kế hoạch so với giá thành kỳ gốc là 95% (Ik = 95%), hạ được 5%.
+ Izl = 0,93 hay 93%: thực tế giá thành kỳ báo cáo so với giá thành kỳ gốc là 93% (I1 = 93%), hạ được 7% tức là hạ nhiều hơn kế hoạch là 2%.
+ Iz1/k = 0,98 hay 98%: giá thành thực tế so với kế hoạch là 98%, hạ được 2%.
4. Thống kê giá thành sản phẩm bằng chỉ tiêu giá thành cho 1.000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá tiêu thụ.
Chỉ tiêu giá thành cho 1.000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá cho biết cứ có 1.000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá thì doanh nghiệp bỏ ra chi phí hết bao nhiêu.
Giá thành cho 1 đồng giá trị sản lượng hàng hoá
=
Sz.q
x 1.000
Sp.q
- Xác định trình độ hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu giá thành cho 1.000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá.
- Xác định biến động chỉ tiêu giá thành cho 1.000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá.
5. Phân tích giá thành theo khoản mục chi phí
5.1. Phân tích ảnh hưởng của biến động khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong giá thành bao gồm các chi phí về: nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực,... dùng vào sản xuất sản phẩm.
5.1.1 Phân tích chi phí nguyên vật liệu trong giá thành đơn vị sản phẩm.
Chi phí NVL trong Zđơn vị SP
= S
Giá đơn vị NVL
x
Mức hao phí NVL cho 1 đơn vị SP
= Ss.m
Phân tích chi phí NVL trong giá thành đơn vị sản phẩm thực tế so với kế hoạch.
- Số tuyệt đối: phản ánh mức tiết kiệm hay vượt chi NVL cho sản xuất một đơn vị sản phẩm và các mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân.
Ss1m1 - Sskmk = S(s1 – s k).m1 + Ssk.(m1 – mk)
- Số tương đối: phản ánh tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch của khoản mục chi phí NVL và các nguyên nhân của nó ảnh hưởng đến giá thành đơn vị sản phẩm.
5.1.2 Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trong giá thành nhiều loại sản phẩm.
Chi phí NVL trong Zđơn vị SP
= S
Giá đơn vị NVL
x
Mức hao phí NVL cho 1 đơn vị SP
x
Sản lượng kỳ báo cáo
= Ss.m.q1
Phân tích chi phí NVL trong giá thành nhiều loại sản phẩm thực tế so với kế hoạch.
- Số tuyệt đối: phản ánh mức tiết kiệm hay vượt chi NVL cho sản xuất sản phẩm và các mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân.
Ss1m1q1 - Sskmkqk = S(s1 – sk).m1q1 + Ssk.(m1 – mk).q1
- Số tương đối: phản ánh % hoàn thành kế hoạch của khoản mục chi phí NVL và các nguyên nhân của nó ảnh hưởng đến giá thành của các loại sản phẩm.
Ví dụ: có tài liệu về việc sử dụng 2 loại NVL cho sản xuất 2 loại sản phẩm tại một doanh nghiệp như sau:
Loại sản phẩm
Sản lượng thực tế
Giá thành KH 1 SP (1.000đ)
Loại vật liệu
Mức tiêu dùng cho 1 đv SP
Giá đv vật liệu dùng vào SX (1.000đ)
KH
TH
KH
TH
A
5
5.000
X
200
180
1,8
1,6
Y
150
120
2,5
2,4
B
4
3.500
X
150
130
1,8
1,6
Y
120
120
2,5
2,4
Từ số liệu ở bảng trên ta tính được:
Sản phẩm
Vật liệu
s1m1q1
skmkq1
skm1q1
zkq1
A
X
1.440
1.800
1.620
25.000
Y
1.440
1.875
1.500
B
X
832
1.080
936
14.000
Y
1.152
1.200
1.200
Tổng
4.864
5.955
5.256
39.000
Áp dụng công thức ta có:
Số tuyệt đối: - 1.19 nghìn đồng = - 392 nghìn đồng – 699 nghìn đồng
Số tương đối: - 2,797% = - 1,005% - 1,792%
Như vậy, chi phí NVL trong giá thành sản phẩm đã tiết kiệm được 1.019 nghìn đồng, làm cho giá thành sản phẩm giảm 2% là do hai nguyên nhân:
- Do thay đổi giá thành đơn vị NVL nên chi phí NVL trong giá thành sản phẩm đã tiết kiệm được 392 nghìn đồng, làm cho giá thành sản phẩm giảm 1,005%.
- Do sử dụng NVL tiết kiệm nên chi phí NVL trong giá thành sản phẩm đã tiết kiệm được 699 nghìn đồng, làm cho giá thành sản phẩm giảm 1,792%.
5.2 Phân tích ảnh hưởng của biến động khoản mục chi phí tiền lương công nhân.
5.2.1 Phân tích chi phí tiền lương công nhân trong giá thành đơn vị
Chi phí tiền lương CN trong giá thành đơn vị SP
= S
Tiền lương đơn vị thời gian (đơn giá TL)
x
Thời gian sản xuất 1 đơn vị SP
= Sx.t
Phân tích chi phí tiền lương công nhân trong giá thành đơn vị sản phẩm thực tế so với kế hoạch:
- Số tuyệt đối: phản ánh mức tiết kiệm hay vượt chi tiền lương công nhân cho sản xuất một đơn vị sản phẩm và các mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân.
Sx1t1 - Sxktk = S(x1 – xk).t1 + Sxk.(t1 – tk)
- Số tương đối: phản ánh tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch của khoản mục chi phí tiền lương công nhân và các nguyên nhân của nó ảnh hưởng đến giá thành đơn vị sản phẩm.
5.2.2 Phân tích khoản mục chi phí tiền lương công nhân trong giá thành nhiều loại sản phẩm.
Tiền lương CN trong giá thành SP
= S
Tiền lương đơn vị thời gian (đơn giá TL)
x
Thời gian SX 1 đơn vị SP
x
Sản lượng kỳ báo cáo
= Sx.t.q1
Phân tích chi phí NVL trong giá thành nhiều loại sản phẩm thực tế so với kế hoạch.
- Số tuyệt đối: phản ánh mức tiết kiệm hay vượt chi tiền lương công nhân cho sản xuất sản phẩm và các mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân.
Sx1t1q1 - Sxktkq1 = S(x1 – xk).t1q1 + Sxk.(t1 – tk)q1
- Số tương đối: phản ánh % hoàn thành kế hoạch của khoản mục chi phí tiền lương công nhân và các nguyên nhân của nó ảnh hưởng đến giá thành của các loại sản phẩm.
Ví dụ: tại một doanh nghiệp có tài liệu sau:
Loại SP
Sản lượng thực tế
Giá thành KH 1 SP (1.000đ)
Loại thợ
Mức tiêu dùng cho 1 đv SP
Giá đv vật liệu dùng vào sản xuất (1.000đ)
KH
TH
KH
TH
A
3
38.100
Làm khuôn
12.000
12.000
6
7
Đổ bê tông
240
240
5
6
B
4
15.500
Làm khuôn
18.000
16.500
6,5
6,5
Đổ bê tông
160
160
6
5,7
Từ số liệu bảng trên ta tính được:
Sản phẩm
Vật liệu
x1t1q1
xktkq1
xkt1q1
zkq1
A
Làm khuôn
252.000
216.000
216.000
114.300
Đổ bê tông
4.320
3.600
3.600
B
Làm khuôn
429.000
468.000
429.000
62.000
Đổ bê tông
3.648
3.840
3.840
Tổng
688.968
691.440
652.440
176.300
Áp dụng công thức ta có:
Số tuyệt đối: - 2.472 nghìn đồng = 36.528 nghìn đồng – 39.000 nghìn đồng.
Số tương đối: - 1,402% = 20,719% - 22,121%
Như vậy, chi phí tiền lương công nhân trong giá thành sản phẩm đã tiết kiệm được 2.472 nghìn đồng, làm cho giá thành sản phẩm giảm 1,402% là do hai nguyên nhân:
- Do thay đổi đơn giá tiền lương nên tiền lương trong giá thành sản phẩm đã tăng lên 36.528 nghìn đồng, làm cho giá thành sản phẩm tăng 20,719%.
- Do sử dụng giờ công tốt nên chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm đã tiết kiệm được 39.000 nghìn đồng, làm cho giá thành sản phẩm giảm 22,121%.
5.3 Phân tích ảnh hưởng của biến động khoản mục chi phí sản xuất chung.
5.3.1 Phân tích chi phí chung trong giá thành đơn vị sản phẩm
- Chi phí sản xuất chung trong giá thành đơn vị sản phẩm
Trong đó: C: chi phí chung phân bổ cho 1 loại sản phẩm
Q: Khối lượng sản phẩm loại đó
Phân tích chi phí sản xuất chung trong giá thành đơn vị sản phẩm thực tế so với kế hoạch:
- Số tuyệt đối: phản ánh mức tiết kiệm hay vượt chi chi phí sản xuất chung cho sản xuất một đơn vị sản phẩm và các mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân.
Trong đó:
- Số tương đối: phản ánh tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch của khoản mục chi phí sản xuất chung và các nguyên nhân của nó ảnh hưởng đến giá thành đơn vị sản phẩm.
5.3.2 Phân tích chi phí chung trong giá thành nhiều loại sản phẩm
Phân tích chi phí sản xuất chung trong giá thành nhiều loại sản phẩm thực tế so với kế hoạch.
- Số tuyệt đối: phản ánh mức tiết kiệm hay vượt chi phí sản xuất chung cho sản xuất sản phẩm và các mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân.
- Số tương đối: phản ánh % hoàn thành kế hoạch của khoản mục chi phí sản xuất chung và các nguyên nhân của nó ảnh hưởng đến giá thành của các loại sản phẩm.
BÀI TẬP CHƯƠNG 6
Bài 1:
Có tài liệu thống kê ba phân xưởng của một đơn vị sản xuất trong 6 tháng đầu năm 2017 như sau:
Phân xưởng
Số sản phẩm sản xuất
(sản phẩm)
Giá thành đơn vi sản phẩm
(1.000đ/sp)
Quý 1
Quý 2
Quý 1
Quý 2
1
4.000
2.800
100
110
2
6.000
7.200
150
180
3
5.000
6.500
160
160
Yêu cầu:
1. Tính giá thành bình quân 1 đơn vị sản phẩm của toàn đơn vị trong mỗi quý?
2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành bình quân?
3. Phân tích tình hình biến động của tổng chi phí sản xuất do ảnh hưởng của các nhân tố: giá thành đơn vị sản phẩm và khối lượng sản phẩm sản xuất?
Bài 2:
Có số liệu về tình hình sử dụng nguyên vật liệu của một doanh nghiệp như sau:
Sản phẩm
Sản lượng thực tế
Giá thành đơn vị SP kế hoạch (1.000đ)
NVL sử dụng
Hao phí NVL cho 1 ĐVSP
Đơn giá NVL (đồng)
Kế hoạch
Thực tế
Kế hoạch
Thực tế
A
750
7,5
X
300
270
2.700
2.400
Y
225
180
3.750
3.600
B
600
5,25
X
225
195
2.700
2.400
Y
180
180
3.750
3.600
Yêu cầu:
Phân tích ảnh hưởng của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đến sự biến động của giá thành sản phẩm.
Bài 3:
Có số liệu về tình hình lao động và tiền lương của một doanh nghiệp như sau:
Loại sản phẩm
Sản lượng thực tế
Giá thành đơn vị SP kế hoạch (đồng)
Thời gian lao động hao phí để sản xuất 1 ĐVSP (giờ)
Đơn giá NVL (đồng/giờ)
Kế hoạch
Thực tế
Kế hoạch
Thực tế
A
750
7,5
300
270
2.700
2.400
225
180
3.750
3.600
B
600
5,25
225
195
2.700
2.400
180
180
3.750
3.600
Yêu cầu:
Phân tích khoản mục chi phí tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất trong giá thành sản phẩm.
TÀI LIỆU CẦN THAM KHẢO
[1]. Học viện Tài chính, Giáo trình Thống kê doanh nghiệp, năm 2005;
[2]. Đại học kinh tế quốc dân, Giáo trình Thống kê doanh nghiệp, năm 2006;
[3]. Đại học mở bán công TP.HCM, Giáo trình Thống kê doanh nghiệp, năm 2007;
[4]. Đại học kinh tế TP.HCM, Giáo trình Thống kê doanh nghiệp, năm 2007;
[5]. Một số tài liệu liên quan khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_thong_ke_doanh_nghiep_nghe_ke_toan_doanh_nghiep.docx