Giáo trình Thống kê doanh nghiệp - Ngành/nghề: Kế toán

Chương 1:

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

CỦA THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP

Giới thiệu:

Chương 1 giới thiệu các vấn đề cơ bản của Thống kê doanh nghiệp bao gồm: Đối

tượng và phạm vi nghiên cứu của TKDN; Nhiệm vụ của TKDN; Ý nghĩa, tác dụng của

TKDN; Cơ sở lý luận và cơ sở phương pháp luận của TKDN; Tổ chức hạch toán –

thống kê và thông tin phục vụ quản lý kinh doanh của doanh nghiêp. Đồng thời đưa ra

một số câu hỏi giúp người học củng cố các kiến thức trọng tâm của Chương.

Mục tiêu:

Mục tiêu của chương này là giúp người đọc có thể trình bày được: đối tượng,

phạm vi nghiên cứu của Thống kê doanh nghiệp; nhiệm vụ, ý nghĩa và tác dụng của

Thống kê doanh nghiệp; Cơ sở lý luận và cơ sở phương pháp luận của Thống kê doanh

nghiệp. Đồng thời trình bày được phương pháp tổ chức hạch toán – thống kê trong

doanh nghiệp

Nội dung chính:

1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của TKDN

Thống kê doanh nghiệp (TKDN) là một môn học trong hệ thống môn học thống

kê, nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ chặt chẽ với mặt chất của các hiện tượng

và sự kiện xảy ra trong phạm vi doanh nghiệp và ngoài phạm vi doanh nghiệp có liên

quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua từng thời gian nhất định. Cụ thể,

TKDN nghiên cứu về:

(1) Các hiện tượng và sự kiện liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh

nghiệp

Các hiện tượng và sự kiện về kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp hoặc có

liên quan đến hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp được coi là đối tượng

nghiên cứu của TKDN bao gồm:

 Các hiện tượng về lao động, tài sản, vốn sử dụng trong kinh doanh sản xuất

của doanh nghiệp. Các sự kiện về tình hình kinh doanh, tình hình sử dụng và kết quả

sử dụng các yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động; kết quả hoạt động tài chính, kết

quả cuối cùng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời gian.

 Các hiện tượng và sự kiện về nhu cầu tiêu dùng của xã hội, về tiêu thụ sản

phẩm trên thị trường trong nước và ngoài nước; về biến động của kinh tế, chính trị, xã

hội, thị trường, giá cả hàng hóa, giá cả cổ phiếu, tỷ giá hối đoái, xảy ra trong nước,

trong khu vực, trên thế giới; sự phát triển tồn tại của các đơn vị kinh tế, của các đối thủ

cạnh tranh diễn ra bên ngoài doanh nghiệp nhưng có liên quan trực tiếp hoặc gián

tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 Các hiện tượng thiên nhiên tác động đến tình hình và kết quả hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp

(2) Hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp:

Hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp là những công việc mà lao động của

Doanh nghiệp đã tham gia hoàn thành nhằm mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của các đối

tượng tiêu dùng không tự làm được hoặc không đủ điều kiện tự làm, cuối cùng thu

được lợi nhuận.

Những hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh

sản xuất sản phẩm vật chất, hoạt động kinh doanh dịch vụ sản xuất, hoạt động kinh

doanh thương mại. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là những kết quả

hàng hóa mang lại lợi ích kinh tế nhất định góp phần thỏa mãn nhu cầu sản xuất và

nhu cầu tiêu dung của xã hội.

pdf145 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Thống kê doanh nghiệp - Ngành/nghề: Kế toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khối lượng sản phẩm sản xuất. Thống kê doanh nghiệp Chương 4: Thống kê tài sản trong doanh nghiệp KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH 96 Thống kê tình hình cung cấp NVL theo chủng loại Một trong những nguyên tắc cơ bản của việc thống kê tình hình cung cấp NVL theo chủng loại là không được lấy số lượng NVL cung cấp thừa bù cho số lượng NVL cung cấp thiếu, bỡi vì mỗi loại NVL có tính năng tác dụng khác nhau. Khi phân tích tình hình cung cấp từng loại NVL chủ yếu, cần phân biệt loại NVL có thể thay thế được và loại NVL không thể thay thế được. NVL có thể thay thế được: Là loại NVL có giá trị sử dụng tương đương, khi sử dụng không làm thay đổi lớn đến giá trị của sản phẩm sản xuất, khi phân tích loại NVL này ngoài chỉ tiêu số lượng, chất lượng, cần chý ý đến chỉ tiêu chi phí (giá cả của loại NVL thay thế) NVL không thể thay thế được: Là loại NVL mà trong thực tế không có NVL khác thay thế hoặc thay thế sẽ làm thay đổi tính năng, tác dụng của sản phẩm. Thống kê tình hình cung cấp NVL về mặt đồng bộ Trong doanh nghiệp để sản xuất ra một loại sản phẩm ta sử dụng nhiều loại NVL khác nhau và theo 1 tỷ lệ nhất định, hơn nữa mỗi loại NVL có tính năng, tác dụng khác nhau và chúng không thể thay thế cho nhau được. Chính vì vậy cung cấp NVL phải đồng bộ, bởi vì có đồng bộ thì quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới liên tục không bị gián đoạn và đạt hiệu quả cao Ví dụ 4.3: Phân tích, đánh giá tính chất đồng bộ của việc cung cấp NVL theo tài liệu của bảng sau Bảng 4.2 Qua tài liệu bảng 4.5, do tỷ lệ cung cấp NVL giữa các loại không thống nhất, vì vậy khả năng sử dụng cao nhất cả ba loại nguyên vật liệu chỉ đạt 80%, (phụ thuộc vào tỷ lệ cung cấp của nguyên vật liệu sữa là loại nguyên vật liệu có khả năng cung cấp thấp nhất 80%). Do khả năng thu mua, nguồn hàng cung cấp và các điều kiện khác nên không đạt được tính đồng bộ khi cung cấp NVL theo yêu cầu sản xuất. Điều đó sẽ dẫn Thống kê doanh nghiệp Chương 4: Thống kê tài sản trong doanh nghiệp KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH 97 đến quá trình sản xuất trong kỳ khó hoàn thành mà còn ảnh hưởng đến khả năng sản xuất trong kỳ sau. 4.3.4.2. Thống kê tình hình dự trữ NVL Như ta đã biết, để có thể tồn tại và hoạt động được tất cả các doanh nghiệp sản xuất thuộc mọi lĩnh vực kinh tế đều cần phải dự trữ. Sở dĩ phải có dự trữ là do hoạt động của các doanh nghiệp luôn diễn ra trong điều kiện có biến động về nhu cầu, về thời gian sản xuất, vận chuyển, Do đó dự trữ sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn sản xuất, đáp ứng bất kỳ nhu cầu nào về số lượng, chất lượng, chủng loại, thời gian cung cấp, Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là dự trữ càng nhiều càng tốt, cho tất cả mọi hoạt động sản xuất, việc tạo ra một lượng dự trữ quá lớn hoặc quá nhỏ đều gây ra những thiệt hại về kinh tế. Vì thế, vấn đề đặt ra là phải xác định được mức dự trữ NVL hợp lý. Dự trữ NVL cho sản xuất phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố khác nhau, các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc dự trữ NVL cho sản xuất đó là: - Lượng NVL sử dụng bình quân trong một ngày đêm: nhân tố này phụ thuộc vào quy mô sản xuất và nhu cầu sử dụng, tình hình tăng năng suất lao động, cường độ tiêu thụ và mức tiêu hao NVL cho một đơn vị sản phẩm tiết kiệm (lãng phí) - Tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Tính chất thời vụ của tình hình sản xuất và cung cấp NVL - Giá cả của các loại NVL cần dự trữ tại các thời điểm - Nguồn cung cấp NVL có đảm bảo về mặt số lượng, chất lượng, tiến độ và thời gian cung cấp - Thời gian vận chuyển và quãng đường vận chuyển - Kho tàng, bến bãi để dự trữ NVL nhất là các khu vực trung tâm, thành phố và đối với các loại NVL cồng kềnh như gạch, ngói, sắt thép, - Ngoài ra còn có một số loại NVL do tính chất đặc thù không thể dự trữ tại chỗ được ví dụ như bê tông tươi, nhựa đường. Khi thống kê tình hình dự trữ NVL, cần phân biệt rõ các loại dự trữ. Bởi vì, mỗi loại dự trữ có nội dung và ý nghĩa kinh tế khác nhau do đó yêu cầu phân tích cũng khác nhau. Dự trữ NVL bao gồm: Thống kê doanh nghiệp Chương 4: Thống kê tài sản trong doanh nghiệp KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH 98 Dự trữ thường xuyên: Loại dự trữ này dùng để đảm bảo NVL cho sản xuất của doanh nghiệp tiến hành được liên tục giữa hai lần cung cấp cách nhau của bộ phận thu mua. Dự trữ thường xuyên được đảm bảo trong điều kiện là lượng NVL thực tế nhập vào, và lượng NVL thực tế xuất ra hàng ngày trùng với kế hoạch đề ra. Dự trữ bảo hiểm: Loại dự trữ này cần phải có để cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được liên tục trong một số trường hợp sau: - Mức tiêu dùng NVL bình quân trong một ngày đêm thực tế cao hơn so với kế hoạch. Điều này thường xãy ra khi có sự thay đổi kế hoạch sản xuất theo chiều sâu hoặc kế hoạch sản xuất không thay đổi nhưng mức tiêu hao NVL tăng lên - Lượng NVL nhập giữa 2 lần cung cấp cách nhau thực tế ít hơn kế hoạch (giả thuyết mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm và lượng NVL cung cấp vẫn như cũ) - Số ngày cách nhau giữa 2 lần cung cấp thực tế dài hơn so với kế hoạch Trên thực tế sự hình thành mức dự trữ này, chủ yếu là do nguyên nhân cung cấp NVL của doanh nghiệp và của các nhà cung cấp không ổn định, do vậy các doanh nghiệp phải tổ chức tốt khâu cung cấp để đảm bảo đến mức tối đa dự trữ bảo hiểm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, nhưng vẫn phải có dự trữ bảo hiểm. Dự trữ theo thời vụ: Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục, đặc biệt đối với thời gian thu hoạch các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản, Các doanh nghiệp sản xuất theo thời vụ, như: chè, mía đường, thuốc lá, hạt điều và các loại hoa quả đóng hộp, đến vụ thu hoạch NVL cần xác định tính toán khối lượng NVL cần thu mua để dự trữ bảo đảm cho kế hoạch sản xuất cả năm. Khối lượng NVL thu mua này trước khi đưa vào nhập kho cần phân loại, sàng lọc, ngâm tẩm, sấy khô, thái cắt, và những công đoạn sơ chế khác, để đảm bảo chất lượng NVL dự trữ trước khi đưa vào sản xuất. 4.3.4.3. Thống kê thị trường NVL Ngoài việc thống kê tình hình cung cấp, dự trữ NVL, để chủ động trong việc tìm nguồn NVL đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ và có hiệu quả các doanh nghiệp cần nắm bắt một số thông tin cần thiết về thị trường NVL sau: Số khu vực thị trường: Doanh nghiệp cần biết số lượng các nhà cung cấp NVL cho doanh nghiệp, kể cả trong nước và nước ngoài. Ta cần chú ý quan tâm đến Thống kê doanh nghiệp Chương 4: Thống kê tài sản trong doanh nghiệp KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH 99 các nhà cung cấp lớn có khả năng nhiều, có NVL đảm bảo chất lượng, có uy tín cao và có thể hợp tác lâu dài Số lượng mặt hàng: Ta cần quan tâm đến các nhà cung cấp có thể bán cho doanh nghiệp khối lượng NVL lớn, đa dạng về các chủng loại và đảm bảo chất lượng tốt đặc biệt là các loại NVL chiến lược và quí hiếm Giá cả NVL và biến động về giá cả: Thông tin này là yếu tố quan trọng nhất để doanh nghiệp quyết định lựa chọn thị trường hay nhà cung cấp NVL. Doanh nghiệp cần nắm vững mức giá, và sự thay đổi giá của từng mặt hàng, tình hình biến động giá trong một khoảng thời gian nhất định của các loại NVL mà doanh nghiệp đang sử dụng để sản xuất sản phẩm. Các chính sách ưa đãi, các khoản chiết khấu, chính sách thuế và tỷ giá ngoại tệ khi mua NVL ở nước ngoài so với trong nước. Khoảng cách vận chuyển và phương thức chuyên chở NVL: Hiện nay chi phí nhiên liệu thường có xu hướng tăng và thay đổi thường xuyên, nên doanh nghiệp lựa chọn nguồn hàng phải tính quãng đường vận chuyển, và nên lựa chọn phương thức chuyên chở NVL cho thích hợp, nhất là đối với các loại NVL cồng kềnh, khó bảo quản dễ hư hỏng khi chuyên chở. Doanh nghiệp cần biết các thông tin này để quyết định việc nên mua NVL ở thị trường nào, nhà cung cấp nào có lợi nhất, giá thành NVL rẻ, đôi khi cũng phải chấp nhận mua NVL với giá cao hơn nhưng vận chuyển gần và nhanh. Nếu có thể các doanh nghiệp nên khai thác các nguồn lực tại nơi sản xuất 4.3.4.4. Thống kê tình hình sử dụng NVL a. Chỉ tiêu khối lượng NVL xuất dùng trong kỳ Là chỉ tiêu phản ánh khối lượng hiện vật từng loại NVL thực tế sử dụng vào sản xuất trong kỳ Công thức: M = Σmq Trong đó: - M: tổng khối lượng NVL sử dùng (xuất dùng) trong kỳ - m: mức tiêu hao NVL bình quân cho 1 đơn vị sản phẩm. - q: khối lượng từng loại sản phẩm sản xuất trong kỳ b. Chỉ tiêu giá trị NVL sử dụng trong kỳ Là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền của toàn bộ khối lượng NVL thực tế sử dụng vào sản xuất trong kỳ Thống kê doanh nghiệp Chương 4: Thống kê tài sản trong doanh nghiệp KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH 100 Công thức: M = Σ s.m.q Trong đó: - M: tổng khối lượng NVL sử dùng (xuất dùng) trong kỳ - m: mức tiêu hao NVL bình quân cho 1 đơn vị sản phẩm. - q: khối lượng từng loại sản phẩm sản xuất trong kỳ - s: giá thành đơn vị từng loại NVL 4.3.4.5. Kiểm tra, phân tích tình hình sử dụng tổng khối lượng NVL a. Kiểm tra tình hình sử dụng tổng khối lượng NVL Theo phương pháp giản đơn - Số tương đối: - Số tuyệt đối: M1 - Mo Trong đó: - M1: tổng khối lượng NVL sử dụng kỳ báo cáo - Mo: tổng khối lượng NVL sử dụng kỳ kế hoạch (gốc) Nhận xét: Tình hình sử dụng NVL kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng (giảm) bao nhiêu % tương ứng tăng (giảm) bao nhiêu tiền. Chú ý: M1, Mo có thể tính theo đơn vị hiện vật, nếu nghiên cứu cho một loại NVL hoặc tính theo đơn vị giá trị nếu tính chung cho nhiều loại NVL Theo phương pháp có liên hệ với kết quả sản xuất Theo phương pháp kiểm tra giản đơn mới chỉ cho ta nhận định khái quát là tình hình sử dụng NVL kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng hay giảm, chưa thể kết luận ngay sự tăng (giảm) đó là tiết kiệm hay lãng phí. Để có kết luận chính xác hơn, cần tiến hành kiểm tra theo phương pháp có liên hệ với kết quả sản xuất - Số tương đối: - Số tuyệt đối: Thống kê doanh nghiệp Chương 4: Thống kê tài sản trong doanh nghiệp KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH 101 Trong đó: - M1: tổng khối lượng NVL sử dụng kỳ báo cáo - Mo: tổng khối lượng NVL sử dụng kỳ kế hoạch (gốc) - Q1: khối lượng sản phẩm sản xuất kỳ thực tế (báo cáo) - Qo: khối lượng sản phẩm sản xuất kỳ kế hoạch (gốc) Nhận xét: Chú ý: Khi kiểm tra tình hình sử dụng NVL theo phương pháp kết hợp (liên hệ) với kết quả sản xuất, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất có thể tính theo đơn vị hiện vật hay đơn vị giá trị b. Phân tích tình hình sử dụng tổng khối lượng NVL Lượng NVL tiêu dùng trong sản xuất tăng (giảm) so với định mức phụ thuộc vào 3 yếu tố sau: - Mức tiêu hao NVL cho một đơn vị sản phẩm (m) - Khối lượng sản phẩm sản xuất ra (q) - Đơn giá từng loại NVL (s) Trường hợp dùng một loại NVL để sản xuất sản phẩm Phương trình kinh tế: M = ∑mq Số tương đối: Thống kê doanh nghiệp Chương 4: Thống kê tài sản trong doanh nghiệp KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH 102 Số tuyệt đối: Nhận xét: (1) Mức tăng (giảm) tổng khối lượng NVL sử dụng thực tế so với kế hoạch, do ảnh hưởng 2 nhân tố: (2) Mức tăng (giảm) tổng khối lượng NVL sử dụng thực tế so với kế hoạch, do ảnh hưởng nhân tố mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm thay đổi (3) Mức tăng (giảm) tổng khối lượng NVL sử dụng thực tế so với kế hoạch, do ảnh hưởng nhân tố khối lượng sản phẩm sản xuất Trường hợp dùng nhiều loại NVL để sản xuất sản phẩm Trường hợp này tổng khối lượng NVL chụi ảnh hưởng bỡi 3 nhân tố: Đơn giá từng loại NVL, mức tiêu hao NVL cho một đơn vị sản phẩm và khối lượng sản phẩm sản xuất Phương trình kinh tế: M = ∑smq Số tương đối: Số tuyệt đối: Nhận xét: Mức tăng (giảm) tổng khối lượng NVL sử dụng thực tế so với kế hoạch do ảnh hưởng 3 nhân tố: - Mức tăng (giảm) tổng khối lượng NVL do ảnh hưởng của đơn giá từng loại NVL thay đổi - Mức tăng (giảm) tổng khối lượng NVL do ảnh hưởng của mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm thay đổi. Thống kê doanh nghiệp Chương 4: Thống kê tài sản trong doanh nghiệp KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH 103 - Mức tăng (giảm) tổng khối lượng NVL do ảnh hưởng của khối lượng sản phẩm sản xuất thay đổi Ví dụ 4.4: Có số liệu về tình hình sử dụng NVL của xí nghiệp xây lắp Y trong 2 kỳ báo cáo như sau: Bảng 4.3 Yêu cầu: Hãy phân tích tình hình biến động của tổng khối lượng NVL sử dụng thực tế so với kế hoạch do ảnh hưởng 3 nhân tố: đơn giá từng loại NVL, mức tiêu hao NVL cho một đơn vị sản phẩm và khối lượng sản phẩm sản xuất. Bài giải: Từ số liệu bảng 4.3 ta tính được: ∑ s1m1q1 = (1,2 x 270 + 11,8 x 145 + 180 x 0,85) x 120 = 262.560 (1.000 đồng) ∑ s0m0q0 = (1 x 280 + 12 x 150 + 160 x 0,9) x100 = 222.400 (1.000 đồng) ∑ s0m1q1 = (1 x 270 +12 x145 + 160 x 0,85) x120 = 257.520 (1.000 đồng) ∑ s0m0q1 = (1 x 280 + 12 x 150 +160 x 0,9) x120 = 266.880 (1.000 đồng) Thế số vào hệ thống chỉ số: Số tương đối: Thống kê doanh nghiệp Chương 4: Thống kê tài sản trong doanh nghiệp KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH 104 Số tuyệt đối: Nhận xét: Tổng khối lượng NVL sử dụng kỳ thực tế so với kỳ kế hoạch tăng 18%, tương ứng tăng 40.160.000 đồng do ảnh hưởng của 3 nhân tố: - Đơn giá NVL kỳ thực tế so với kỳ kế hoạch tăng 1,9 %, làm cho tổng khối lượng NVL sử dụng tăng 5.040.000 đồng. - Mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm kỳ thực tế so với kỳ kế hoạch giảm 3,5%, làm cho tổng khối lượng NVL sử dụng giảm 9.360.000 đồng - Khối lượng sản phẩm sản xuất thực tế so với kế hoạch tăng 20%, làm cho tổng khối lượng NVL sử dụng tăng 44.480.000 đồng c. Phân tích tình hình thực hiện định mức tiêu hao NVL cho một đơn vị sản phẩm Việc theo dõi và phản ánh tình hình thực hiện định mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm là nhiệm vụ quan trọng của thống kê NVL nhằm xác định mức tiết kiệm hay lãng phí NVL so với định mức Để phản ánh tình hình thực hiện định mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm ta xác định các chỉ số (Im) tuỳ theo từng trường hợp cụ thể. Trường hợp sử dụng 1 loại NVL để sản xuất 1 loại sản phẩm Chỉ số có dạng: Chênh lệch tuyệt đối: m1 - mk Trong đó: - Im: chỉ số hoàn thành mức tiêu hao NVL - m1: mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm kỳ thực tế - mk: mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm kỳ kế hoạch Nhận xét: Chỉ số này phản ánh mức tiêu hao NVL cho một đơn vị sản phẩm tăng hoặc giảm so với kế hoạch một lượng tuyệt đối là bao nhiêu Thống kê doanh nghiệp Chương 4: Thống kê tài sản trong doanh nghiệp KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH 105 Trường hợp sử dụng 1 loại NVL để sản xuất nhiều loại sản phẩm Chỉ số có dạng: Chênh lệch tuyệt đối: Trong đó: - Im: chỉ số hoàn thành mức tiêu hao NVL - m1: mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm kỳ thực tế - mk: mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm kỳ kế hoạch - q1: khối lượng từng loại sản phẩm theo thực tế Nhận xét: Chỉ số này phản ánh NVL hao phí để sản xuất toàn bộ sản phẩm (tính theo đơn vị hiện vật) thực tế so với kế hoạc tăng hay giảm Ví dụ 4.5: Có số liệu về tình hình sản xuất và sử dụng NVL tại nhà máy sản xuất đồ gốm trong 2 kỳ báo cáo như sau: Bảng 4.4 Yêu cầu: Phân tích tình hình thực hiện định mức tiêu hao NVL để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm tính chung cho cả 3 loại sản phẩm Bài giải: Ta có: Thống kê doanh nghiệp Chương 4: Thống kê tài sản trong doanh nghiệp KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH 106 Nhận xét: Do mức tiêu hao cho 1 đơn vị sản phẩm thực tế so với kế hoạch giảm 13% làm cho tổng khối lượng nguyên vật liệu đất giảm 740 kg Trường hợp sử dụng nhiều loại NVL để sản xuất một loại sản phẩm Chỉ số có dạng: Chênh lệch tuyệt đối: Trong đó: - Im: chỉ số hoàn thành mức tiêu hao NVL - M1: mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm kỳ thực tế - mk: mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm kỳ kế hoạch - sk: đơn giá kế hoạch từng loại NVL Nhận xét: Chỉ số này phản ánh chi phí NVL để sản xuất một đơn vị sản phẩm thực tế so với kế hoạch tăng hay giảm Trường hợp sử dụng nhiều loại NVL để sản xuất nhiều loại sản phẩm Chỉ số có dạng: Chênh lệch tuyệt đối: Nhận xét: Chỉ số này phản ánh giá trị toàn bộ NVL để sản xuất toàn bộ sản phẩm kỳ thực tế so với kỳ kế hoạch tăng hay giảm. 4.4. Bài tập Chương 4 Câu 1: Trình bày ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê TSCĐ trong doanh nghiệp ? Câu 2: Trình bày công thức tính chỉ tiêu phản ánh kết cấu TSCĐ và nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu kết cấu TSCĐ trong doanh nghiệp. Thống kê doanh nghiệp Chương 4: Thống kê tài sản trong doanh nghiệp KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH 107 Câu 3: Nêu ý nghĩa và nhiệm vụ của thống kê NVL Câu 4: Trình bày nội dung và yêu cầu của việc đánh giá tình hình cung cấp NVL đảm bảo cho quá trình sản xuất. Câu 5: Vì sao cần phải dự trữ NVL? Phân loại dự trữ NVL. Nêu rõ các nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình dự trữ NVL cho sản xuất, đề xuất các biện pháp khắc phục. Câu 6: Trình bày nội dung, phương pháp phân tích, đánh giá tình hình sử dụng NVL trong doanh nghiệp. Câu 7: Có tài liệu về tình hình sử dụng TSCĐ của Công ty TNHH Bình Minh trong 3 quý cuối năm 20xx như sau:  Giá trị TSCĐ có đầu quý 2: 6.000 triệu đồng,  Giá trị TSCĐ tăng trong quý 2: 580 triệu đồng,  Giá trị TSCĐ tăng trong quý 3: 1.800 triệu đồng,  Giá trị TSCĐ giảm trong quý 3: 200 triệu đồng  Giá trị TSCĐ tăng trong quý 4: 1.200 triệu động  Giá trị TSCĐ giảm trong quý 4: 150 triệu động Yêu cầu: 1. Tính giá trị TSCĐ hiện có cuối mỗi quý. 2. Tính giá trị TSCĐ bình quân trong từng quý Câu 8: Trích số liệu về tình hình sử dụng TSCĐ của chi nhánh công ty cổ phần ViNa trong tháng 6/20xx như sau: (ĐVT: triệu đồng)  Giá trị TSCĐ hiện có ngày 1/6: 5.000 trđ  Ngày 5/6, nhập khẩu một dây truyền sản xuất từ Pháp. Trị giá nhập khẩu là 750 trđ, thuế suất thuế nhập khẩu là 5%. Chi phí vận chuyển dây truyền về đến doanh nghiệp là 6 trđ, chi phí lắp đặt chạy thử là 4,5 trđ.  Ngày 17/6, nhận bàn giao của Tổng công ty ViNa một thiết bị trị giá 350 trđ  Ngày 25/6 thanh lý một số TSCĐ trị giá 350 trđ  Và số liệu không thay đổi cho đến hết tháng 6 Yêu cầu: Xác định giá trị TSCĐ bình quân tháng 6 Thống kê doanh nghiệp Chương 4: Thống kê tài sản trong doanh nghiệp KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH 108 Câu 9: Một doanh nghiệp mua một TSCĐ A mới 100% và đưa vào hoạt động ngày 01/03/20xx. Cho biết, giá trị của tài sản ghi trên hóa đơn là 135.000.000 đ (giá chưa bao gồm VAT theo phương pháp khấu trừ); chi phí vận chuyển tài sản về doanh nghiệp là 10.000.000 đ; chi phí lắp đặt chạy thử trước khi đưa vào sử dụng là 5.000.000 đ. Tài sản có thời gian sử dụng dự kiến là 5 năm. Yêu cầu: 1. Tính mức khấu hao của tài sản đó theo từng năm theo phương pháp đường thẳng 2. Tính hệ số còn sử dụng được của tài sản vào thời điểm cuối mỗi năm Câu 10: Trích số liệu về tình hình sản xuất và sử dụng TSCĐ của chi nhánh công ty cổ phần ViNa trong năm 20xx như sau: (ĐVT: triệu đồng) I. Tháng 4/20xx 1. Giá trị sản xuất: 400 trđ 2. Chi phí TSCĐ tính trên 1 đơn vị GTSX: 12,5 trđ II. Tháng 5/20xx: 1. Giá trị sản xuất: 405,9 trđ 2. Tình hình sử dụng TSCĐ:  Giá trị TSCĐ hiện có ngày 1/5: 4.050 trđ  Ngày 5/5, nhập khẩu một dây truyền sản xuất từ Nhật Bản. Trị giá nhập khẩu là 450 trđ, thuế suất thuế nhập khẩu là 20%. Chi phí vận chuyển dây truyền về đến doanh nghiệp là 3,5 trđ, chi phí lắp đặt chạy thử là 1,5 trđ.  Ngày 17/5, nhận bàn giao của Tổng công ty ViNa một thiết bị trị giá 250 trđ  Ngày 25/5 thanh lý một số TSCĐ trị giá 550 trđ  Và số liệu không thay đổi cho đến hết tháng 5 Yêu cầu: 1. Xác định nguyên giá của dây truyền sản xuất công ty mua tại ngày 5/5 2. Xác định giá trị TSCĐ bình quân tháng 4 và tháng 5 3. Phân tích tình hình biến động của chỉ tiêu giá trị sản xuất của công ty tháng 5 so với tháng 4 do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Hiệu quả sử dụng TSCĐ và giá trị TSCĐ bình quân Thống kê doanh nghiệp Chương 4: Thống kê tài sản trong doanh nghiệp KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH 109 Câu 11: Doanh nghiệp X mua một TSCĐ và đưa vào sử dụng từ đầu năm 20xx. TSCĐ này có giá mua chưa thuế GTGT là 220 triệu đồng. Công ty X được nhà cung cấp quyết định giảm giá 1 triệu đồng trên giá mua chưa thuế GTGT. Chi phí vận chuyển TSCĐ về doanh nghiệp là 5 triệu đồng Yêu cầu: 1. Tính mức khấu hao TSCĐ cho từng năm ? 2. Tính tỷ lệ khấu hao và hệ số còn sử dụng được của TSCĐ đó vào cuối năm ? 3. Tính giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại của tài sản đó vào cuối năm ? Câu 12: Có số liệu sau đây về tình hình sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp Y: Yêu cầu: 1. So sánh hiệu năng sử dụng TSCĐ giữa hai kỳ 2. Phân tích biến động hiệu quả sử dụng TSCĐ giữa hai kỳ do ảnh hưởng của hai nhân tố: Hiệu quả sử dụng TSCĐ trực tiếp sản xuất và tủ trọng TSCĐ trực tiếp sản xuất chiếm trong toàn bộ TSCĐ Câu 13: Có tài liệu thống kê tại một doanh nghiệp trong hai kỳ như sau: Yêu cầu: Hãy phân tích tình hình biến động của giá trị TSCĐ bình quân do ảnh hưởng của hai nhân tố: giá trị sản xuất (GO) và hiệu suất sử dụng TSCĐ (C) Câu 14: Có số liệu sau về tình hình sử dụng gạch của một đơn vị xây lắp Chỉ tiêu Định mức Thực tế 1. Khối lượng công tác xây tường (m3) 1.000 1.200 2. Khối lượng gạch sử dụng (viên) 460.000 540.000 Yêu cầu: 1. Kiểm tra tình hình sử dụng khối lượng gạch trong kỳ theo hai phương pháp Thống kê doanh nghiệp Chương 4: Thống kê tài sản trong doanh nghiệp KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH 110 2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sử dụng khối lượng gạch trong kỳ Câu 15: Có tài liệu về tình hình sản xuất và sử dụng NVL của một xí nghiệp đồ gốm trong hai quý đầu năm 20xx như sau: Yêu cầu: Kiểm tra tình hình sử dụng NVL của xí nghiệp theo hai phương pháp Câu 16: Có tài liệu về tình hình sử dụng NVL của Công ty X trong kỳ báo cáo như sau: Yêu cầu: Phân tích tình hình biến động của khối lượng NVL kỳ kế hoạch và thực tế do ảnh hưởng của các nhân tố: Đơn giá từng loại NVL, mức tiêu hao NVL cho một đơn vị sản phẩm và khối lượng sản phẩm sản xuất Câu 17: Có tài liệu về tình hình sử dụng NVL của Công ty Y trong kỳ báo cáo như sau: Yêu cầu: Sử dụng phương pháp hệ thống chỉ số, phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình sử dụng tổng khối lượng NVL của Công ty Y Thống kê doanh nghiệp Chương 5: Thống kê giá thành sản phẩm KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH 111 Chương 5: THỐNG KÊ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Giới thiệu: Chương 5 giới thiệu các nội dung kiến thức liên quan đến thống kê giá thành sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm: Khái niệm, bản chất của giá thành sàn phẩm; Y nghĩa, nhiệm vụ của thống kê giá thành sản phẩm; Phân tích kết cấu giá thành sản phẩm; Phân tích tình hình biến động giá thành sản phẩm theo thời gian; Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch giá thành; Phân tích ảnh hưởng của từng khoản mục chi phí đến giá thành sản phẩm. Đồng thời đưa ra một số câu hỏi và bài tập từ cơ bản đến nâng cao giúp người học cũng cố kiến thức và thành thạo hơn trong việc tính toán các chỉ tiêu thống kê giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Mục tiêu: Mục tiêu của chương này là giúp người học có thể trình bày được khái niệm giá thành sản phẩm; ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê giá thành sản phẩm; Liệt kê và trình bày được tên gọi, phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Đồng thời, vận dụng được các chỉ tiêu thống kê để có thể tính toán, xác định, phân tích biến động giá thành cũng như phân tích các nhân tố ảnh hưởn đến giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Nội dung chính: 5.1. Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vất hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, được biểu hiện bằng tiền và tính cho một kỳ nhất định Giá thành sản phẩm là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vất hóa và các chi phí cần thiết khác được dùng để sản xuất và tiêu thụ một đơn vị hay một khối lượng sản phẩm nhất định Thống kê doanh nghiệp Chương 5: Thống kê giá thành sản phẩm KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH 112 Về mặt bản chất: chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động sống, lao động vất hóa và các chi phí cần thiết khác của doanh nghiệp. Tuy nhiên, giữa chúng cũng có sự khác biệt trên các phương diện sau: - Nói đến chi phí sản xuất là ta xét đến các hao phí trong một thời kỳ, còn nói đến giá thành sản phẩm là nói đến hao phí cho một đơn vị hay một khối lượng sản phẩm đã hoàn thành - Về mặt lượng: Giá thành sản phẩm còn bao gồm chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ thể hiện qua công thức tính giá thành: Z = Dđk + C - Dck 5.2. Ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê giá thành sản phẩm 5.2.1. Ý nghĩa Trong quá trình sản xuất kinh doanh tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải hiểu sâu sắc ý nghĩa của giá thành sản phẩm Giá thành là thước đo mức chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_thong_ke_doanh_nghiep_nganhnghe_ke_toan.pdf