Giáo trình Thiết kế thời trang áo sơ mi, quần âu, váy - Phan Thị Tường Vi

Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu về ăn, mặc của con người ngày càng được nâng cao. Ngày nay, con người không còn mong muốn ăn no, mặc ấm nữa mà họ luôn mong muốn mình phải ăn cho ngon, mặc cho đẹp. Vì thế, những sản phẩm may mặc ngày càng đa dạng và phong phú cả về chất liệu, kiểu dáng sao cho phù hợp với người sử dụng và nhu cầu thẩm mỹ của con người trong cuộc sống.

doc71 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 859 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Thiết kế thời trang áo sơ mi, quần âu, váy - Phan Thị Tường Vi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rước như hình vẽ. Giảm đáy trước 1cm cho thân nằm bên phải 2.Thân sau: a. Cách xếp vải: Khi vẽ xong than trước, đặt thân trước lên phần vải còn lại sao cho đường chính trung thân trước song song với canh vải xếp đôi còn lại. vẽ thân sau, lai quần nằm bên trái người cắt. b. Thiết kế: Sang dấu các đường ngang của thân trước cho thân sau(ngang eo, ngang đáy, ngang mông, ngang ống, ngang gối) và 2 đường sườn ống. Ngang ống sau = ngang ống trước + 4cm. Ngang gối sau = ngang gối trước + 4cm. Ngang đáy sau = ngang đáy trước + 5cm. Ngang eo = E/4 + 3cm (pen). Ngang mông = M/4 + 0,5cm. Vẽ vòng đáy sau như hình vẽ. Hình thân trước Hình thân sau Lưng quần: Vẽ cặp lưng: AB = dài lưng = E/2 + 6cm. AC = BD = to bản lưng = 3 -> 4cm. BB1 = 1,5cm. B1B2 = AC. AA1 = CC1 = 6cm. Vẽ paget: V. Cắt bán thành phẩm: 1. Thân trước - Lưng, vòng đáy chừa 1cm - Sườn ống, sườn thân chừa 1,5cm - Lai chừa 4cm 2. Thân sau - Lưng chừa 1cm - Vòng đáy phía lưng chừa 4cm đánh cong xuống phía đáy còn 1cm - Sườn thân, sườn ống chừa 1,5cm - Lai cắt không chừa đường may. 3. Lưng quần - Keo lưng cắt theo nét vẽ Lưng quần x 2 1cm cm 1cm cm 1cm cm 1cm cm - Lưng quần cắt chừa đường may xung quanh 1cm Lưng quần x 2 1cm cm 1cm cm 1cm cm 1cm cm VI. May hoàn thiện quần âu ống côn: - May ly thân sau - May túi - May vòng đáy trước - Tra dây kéo - May sườn thân - Tra lưng vào thân quần - May sườn ống - May đáy quần - May dây luồn thắt lưng - Lên lai. VII. Câu hỏi ôn tập: Câu 1: Tại sao khi thiết kế quần âu thân trước nhỏ hơn thân sau? Câu 2: Khi thiết kế quần âu đường chính trung được xác định dựa trên những vị trí nào? BÀI 9 : THIẾT KẾ, CẮT, MAY QUẦN ỐNG VẨY * Mục tiêu: - Mô tả chính xác kiểu mẫu quần ống vẩy. - Lấy đầy đủ và chính xác các số đo để thiết kế. - Lựa chọn màu sắc, chất liệu phù hợp với đối tượng và kiểu đáng sản phẩm. - Thiết kế và cắt chính xác trên vải tất cả các chi tiết của quần ống vẩy. - May hoàn thiện sản phẩm, đảm bảo hình dáng, kích thước, kiểu mẫu. - Rèn luyện ý thức tiết kiệm nguyên liệu I. Mô tả mẫu - Quần ống vẩy là dạng quần lưng rời, ống xòe. - Thân trước có ly hoặc không có ly, có 2 túi xéo - Thân sau có 2 ly chết II. Số đo - Dài quần = 100 cm - Hạ gối = 55 cm - Vòng eo = 74 cm - Vòng mông = 88 cm - Vòng đùi = 53cm - Ngang ống = 30 cm III.Chuẩn bị nguyên phụ liệu - Nguyên phụ liệu gồm có: vải, chỉ, móc, nút, dây kéo, vải túi, keo - Thường được may bằng nhiều loại vải khác nhau, mình vải có độ dày với nhiều màu sắc khác nhau, sử dụng với nhiều lứa tuổi, có thể mặc đi chơi, đi làmTùy theo mỗi loại công việc mà ta có thể chọn các loại vải khác nhau cho phù hợp. IV. Thiết kế các chi tiết: 1. Thân trước a. Cách xếp vải Xếp 2 biên vải trùng nhau, bề trái quay ra ngoài, đường biên vải quay về phía người vẽ. b. Cách vẽ - Phía tay phải vẽ lưng quần , phía tay trái vẽ lai quần. - Đầu vải chừa 4cm đường may (phía tay trái ) - Từ biên đo vào 2cm làm đường may - Dài quần = số đo - lưng - Lưng = 3cm. - Hạ gối = số đo – 3cm (lưng). - Hạ đáy = M/4 + 4cm – 3cm (lưng). * Vẽ đường chính trung: - Nếu: + Ngang đáy lớn hơn ngang ống thì vẽ đường chính trung theo ngang đáy. + Ngang đáy nhỏ hơn ống thì vẽ đường chính trung theo ngang ống. Ngang đáy = M/4 + 4cm. Vào đáy = 3,5cm. Vào eo = 1,5cm. Ngang eo = E/4. Ngang ống = số đo – 2cm. Ngang gối = ngang ống + 2cm. Ngang mông = M/4 + 0,5cm. Vẽ vòng đáy trước như hình vẽ. Giảm đáy trước 1cm cho thân nằm bên phải 2.Thân sau: a. Cách xếp vải: Khi vẽ xong than trước, đặt thân trước lên phần vải còn lại sao cho đường chính trung thân trước song song với canh vải xếp đôi còn lại. vẽ thân sau, lai quần nằm bên trái người cắt. b.Thiết kế: Sang dấu các đường ngang của thân trước cho thân sau(ngang eo, ngang đáy, ngang mông, ngang ống, ngang gối) và 2 đường sườn ống. Ngang ống sau = ngang ống trước + 4cm. Ngang gối sau = ngang gối trước + 4cm. Ngang đáy sau = ngang đáy trước + 5cm. Ngang eo = E/4 + 3cm (pen). Ngang mông = M/4 + 0,5cm. Vẽ vòng đáy sau như hình vẽ. Hình thân trước Hình thân sau 3. Lưng quần: Vẽ cặp lưng: AB = dài lưng = E/2 + 6cm. AC = BD = to bản lưng = 3 -> 4cm. BB1 = 1,5cm. B1B2 = AC. AA1 = CC1 = 6cm. 4. Vẽ paget: V. Cắt bán thành phẩm: 1. Thân trước - Lưng, vòng đáy chừa 1cm - Sườn ống, sườn thân chừa 1,5cm - Lai chừa 4cm 2. Thân sau - Lưng chừa 1cm - Vòng đáy phía lưng chừa 4cm đánh cong xuống phía đáy còn 1cm - Sườn thân, sườn ống chừa 1,5cm - Lai cắt không chừa đường may. 3. Lưng quần - Keo lưng cắt theo nét vẽ - Lưng quần cắt chừa đường may xung quanh 1cm Lưng quần x 2 1cm cm 1cm cm 1cm cm 1cm cm Lưng quần x 2 1cm cm 1cm cm 1cm cm 1cm cm VI. May hoàn thiện quần ống vẩy: - May ly thân sau - May túi - May vòng đáy trước - Tra dây kéo - May sườn thân - Tra lưng vào thân quần - May sườn ống - May đáy quần - May dây luồn thắt lưng - Lên lai. VII. Câu hỏi ôn tập: Câu 1: khi thiết kế quần ống vẩy, đường chính trung được xác định dựa theo thông số nào? Câu 2: Hãy giải thích hiện tượng quần âu bị xếp ply đáy sau? Trình bày cách khắc phục? BÀI 10: THIẾT KẾ, CẮT, MAY VÁY XÒE(VÁY CHỮ A) * Mục tiêu: - Mô tả chính xác kiểu mẫu váy xòe. - Lấy đầy đủ và chính xác các số đo để thiết kế. - Lựa chọn màu sắc, chất liệu phù hợp với đối tượng và kiểu đáng sản phẩm. - Thiết kế và cắt chính xác trên vải tất cả các chi tiết của quần ống vẩy. - May hoàn thiện sản phẩm, đảm bảo hình dáng, kích thước, kiểu mẫu. - Rèn luyện ý thức tiết kiệm nguyên liệu. I. Mô tả mẫu: - Váy xoè (chữ A) là dạng váy ngắn lưng liền, sử dụng dây kéo giọt nước. * Cấu trúc Thân trước x 1, thân sau x 2, nẹp lưng x 3 II. Số đo mẫu Dài váy = 60cm Vòng eo = 62 cm Vòng mông = 88 cm III. Chuẩn bị nguyên phụ liệu - Nguyên phụ liệu gồm có: vải, chỉ, dây kéo giọt nước, keo - Thường được may bằng nhiều loại vải khác nhau, mình vải có mềm, mỏng với nhiều màu sắc khác nhau, phù hợp với giới trẻ, có thể mặc đi chơi, đi làm, đi tiệc IV. Thiết kế các chi tiết: 1. Thân trước a. Cách xếp vải: - Xếp hai biên vải trùng nhau, mặt trái quay ra ngoài. - Phía tay phải vẽ lưng, phía tay trái vẽ lai - Đầu vải chừa 1cm làm đường may - Đường xếp đôi quay về phía người cắt. b. Công thức thiết kế: - Dài váy = Số đo dài váy - Hạ mông = 18 -> 20cm. - Ngang eo = VM / 4 + 4cm pen - Ngang mông = M/4 + 0,5cm. 2. Thân sau: a. Cách xếp vải: - Xếp đôi vải mặt trái quay ra ngoài. - Đường xếp đôi quay về phái người cắt. b. Công thức thiết kế: - Dài váy = số - Hạ mông = 18 -> 20cm - Ngang eo = VM/4 + 3cm - Ngang mông = VM/4 + 0.5cm Hình 1 Hình 2 ** Phương pháp thiết kế váy xòe (váy chữ A): Hình 3 Hình 4 ** Phương pháp thiết kế váy xòe (váy tròn) + Váy nguyên vòng tròn: + Váy nửa vòng tròn: V. Cắt bán thành phẩm: Thân trước chừa 1cm đường may xung quanh, cắt 1 chi tiết. Thân sau chừa 1cm đường may xung quanh, cắt 1 chi tiết. Nẹp lưng cắt 2 chi tiết chừa đường may 1cm. VI. Quy trình may: May sườn có tra dây kéo May dây kéo vào thân váy May lưng vào thân váy May sườn còn lại May lai VII. Một số mẫu váy xòe: VIII.Câu hỏi ôn tập: Câu 1: Cách thiết kế váy xòe và váy căn bản có gi giống và khác nhau? Câu 2: Váy xòe được thiết kế theo phương pháp xòe chữ A và xòe tròn có gì khác nhau? BÀI 11: THIẾT KẾ VÁY LIỀN ÁO * Mục tiêu: - Mô tả chính xác kiểu mẫu áo liền váy. - Lấy đầy đủ và chính xác các số đo để thiết kế. - Lựa chọn màu sắc, chất liệu phù hợp với đối tượng và kiểu đáng sản phẩm. - Thiết kế và cắt chính xác trên vải tất cả các chi tiết của quần ống vẩy. - May hoàn thiện sản phẩm, đảm bảo hình dáng, kích thước, kiểu mẫu. I. Mô tả mẫu: Váy liền áo là dạng áo có dáng bó sát, cổ tim. Dạng váy này phù hợp với lứa tuổi trung niên. II. Số đo: Dài váy = 100cm Hạ eo = 36cm Rộng vai = 34cm Vòng cổ = 33cm Vòng ngực = 88cm Vòng mông = 90cm Dang ngực = 16cm Chéo ngực = 17cm III. Chuẩn bị nguyên - phụ liệu: Nguyên – phụ liệu thường gồm : vải, kim, chỉ, dây kéo, chỉ, keo Với dạng váy này thường sử dụng các loại vải mềm, mỏng với nhiều màu sắc khác nhau phù hợp với lứa tuổi trung niên. IV. Thiết kế các chi tiết: 1. Thân trước: a. Cách xếp vải: giống áo căn bản. b. Thiết kế: AB = dài váy = số đo AC = hạ nách = 1/2 vòng nách – 1 AD = hạ eo = số đo AE = hạ mông = AD + 18cm AA1 = vào cổ = 1/6 cổ + 0,5cm AA2 = hạ cổ = 1/6 cổ + 1,5cm Vẽ vòng cổ như hình. AF = ngang vai = 1/2 vai – 0,5cm. FF1 = hạ vai = 4cm CC1 = ngang ngực = Ng/4 + 1cm FF1 // AB cắt CC1 tại H Vẽ vòng nách giống áo căn bản. DD1 = ngang eo = E/4 + 3cm(pen) + 1cm (cử động) EE1 = ngang mông = M/4 + 0,5cm. BB1 = ngang thùng váy = ngang mông + 3cm. Vẽ sườn áo như hình 1. Vẽ chồm vai giống áo căn bản. 2. Thân sau: a. Xếp vải: giống áo căn bản. b. Thiết kế: Đặt thân trước lên phần vải còn lại lấy dấu các đường ngang ngực, ngang eo, ngang mông, ngang thùng váy. aa1 =1/6 cổ + 1,5cm aa1 = 2cm af = 1/2vai +1cm cc1 = ngang ngực = Ng/4 + 1cm dd1 = ngang eo = E/4 + 3cm(pen) + 1cm (cử động) ee1 = ngang mông = M/4 + 0,5cm. bb1 = ngang thùng váy = ngang mông + 3cm. Vẽ sườn váy, vòng cổ, vòng nách, pen áo giống áo căn bản. Hình thân trước Hình thân sau V. Cắt bán thành phẩm: Thân trước cắt 1chi tiết, chừa đường may 1cm xung quanh. Thân sau cắt 2 chi tiết, chừa đường may 1cm xung quanh. Nẹp cổ thân trước x 1, thân sau x 2. VI. Quy trình may: May pen thân trước và pen thân sau. Ủi keo nẹp cổ. May nẹp cổ vào thân áo. May dây kéo vào thân sau. May sườn vai. May sườn áo. May lai áo. VII. một số mẫu áo liền váy: VII. Câu hỏi ôn tập: Câu 1: Vì sao khi thiết kế áo không tay công thức hạ nách ngắn hơn áo có tay? Câu 2: Khi thiết kế áo cổ tim hạ cổ trước bằng bao nhiêu? BÀI 12: THIẾT KẾ, CẮT,MAY ÁO VÁY DẠ HỘI * Mục tiêu: - Mô tả chính xác kiểu mẫu áo váy dạ hội. - Lấy đầy đủ và chính xác các số đo để thiết kế. - Lựa chọn màu sắc, chất liệu phù hợp với đối tượng và kiểu đáng sản phẩm. - Thiết kế và cắt chính xác trên vải tất cả các chi tiết của quần ống vẩy. - May hoàn thiện sản phẩm, đảm bảo hình dáng, kích thước, kiểu mẫu. - Rèn luyện ý thức tiết kiệm nguyên liệu. I. Mô tả mẫu: Áo váy dạ hội là dạng áo liền váy nhưng có hình dáng, kiểu cách cầu kỳ. Dạng áo váy này thường được mặc để đi dự tiệc, lễ hội. Thiết kế, cắt, may áo đầm 7 mảnh, cổ vuông, không tay. Cấu trúc sản phẩm: thân trước x 3, thân sau x 4. II. Số đo: Dài váy = 100cm Hạ eo = 36cm Rộng vai = 34cm Vòng cổ = 33cm Vòng ngực = 88cm Vòng mông = 90cm Dang ngực = 16cm Chéo ngực = 17cm III. Chuẩn bị nguyên - phụ liệu: Nguyên – phụ liệu thường gồm : vải, kim, chỉ, dây kéo, chỉ, keo Với dạng váy này thường sử dụng các loại vải mềm, mỏng với nhiều màu sắc khác nhau phù hợp với lứa tuổi trung niên. IV. Thiết kế: 1. Thân trước: a. Cách xếp vải: giống áo căn bản. b. Thiết kế: AB = dài váy = số đo AC = hạ nách = 1/2 vòng nách – 1 AD = hạ eo = số đo AE = hạ mông = AD + 18cm AA1 = vào cổ = 1/6 cổ + 0,5cm AA2 = hạ cổ = 1/6 cổ + 1,5cm Vẽ vòng cổ như hình. AF = ngang vai = 1/2 vai – 0,5cm. FF1 = hạ vai = 4cm CC1 = ngang ngực = Ng/4 + 1cm FF1 // AB cắt CC1 tại H Vẽ vòng nách giống áo căn bản. DD1 = ngang eo = E/4 + 3cm(pen) + 1cm (cử động) EE1 = ngang mông = M/4 + 0,5cm. BB1 = ngang thùng váy = ngang mông + 3cm. Vẽ sườn áo như hình 1. Vẽ chồm vai giống áo căn bản. 2. Thân sau: a. Xếp vải: giống áo căn bản. b. Thiết kế: Đặt thân trước lên phần vải còn lại lấy dấu các đường ngang ngực, ngang eo, ngang mông, ngang thùng váy. aa1 =1/6 cổ + 1,5cm aa1 = 2cm af = 1/2vai +1cm cc1 = ngang ngực = Ng/4 + 1cm dd1 = ngang eo = E/4 + 3cm(pen) + 1cm (cử động) ee1 = ngang mông = M/4 + 0,5cm. bb1 = ngang thùng váy = ngang mông + 3cm. Vẽ sườn váy, vòng cổ, vòng nách, pen áo giống áo căn bản. Hình thân trước Hình thân sau V. Cắt bán thành phẩm: Chừa 1cm đường may xung quanh cho các bán thành phẩm. Thân trước 1 cắt 1 chi tiết, thân trước 2 cắt 2 chi tiết. Thân sau 1 cắt 2 chi tiết, thân sau 2 cắt 2 chi tiết. Nẹp cổ sau cắt 2 chi tiết, nẹp cổ trước cắt 1 chi tiết. Hình: Bán Thành Phẩm VI. Quy trình may: May TT 1 và TT 2; May TS 1 và TS 2; May nẹp cổ thân trướ;. May nẹp cổ thân sau; May dây kéo vào thân sau; May lai. VII. Một số mẫu áo đầm dạ hội: VIII. Câu hỏi ôn tập: Câu 1: Khi thiết kế tùng váy của áo đầm dạ hội và váy liền áo có giông nhau không? Vì sao? Câu 2: Khi thiết kế áo đầm dạng ống cần chú ý những gì? TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Giáo trình”Thiết kế trang phục 1” – Trường ĐH SPKT Tp. HCM [2] Giáo trình”Thiết kế trang phục 2” – Trường ĐH SPKT Tp. HCM [3] Giáo trình”Thiết kế trang phục 5” – Trường ĐH SPKT Tp. HCM [4]. Giáo trình “Thiết kế trang phục 1” – Trường ĐH công Nghiệp Tp.HCM [5]. Giáo trình “Thiết kế trang phục 2” – Trường ĐH công Nghiệp Tp.HCM [6] Nguồn: http//www.congnghemay.net MỤC LỤC Trang Lời mở đầu: 1 Phần 1: 2 Phần 2 3 Bài 1: Thiết kế, cắt, may áo sơ mi nam dài tay cổ đứng 3 Bài 2: Thiết kế, cắt, may áo bludong nam ngắn tay 9 Bài 3: Thiết kế, cắt, may áo sơ mi nữ dáng bó sát cổ lá sen 15 Bài 4: Thiết kế, cắt, may áo sơ mi nữ tay bồng, ngắn tay 21 Bài 5: Thiết kế, cắt, may áo sơ mi nữ cổ hai ve 28 Bài 6: Thiết kế, cắt, may quần âu nữ 34 Bài 7: Thiết kế, cắt, may quần âu nam 40 Bài 8: Thiết kế, cắt, may quần xăng ly ống côn 45 Bài 9: Thiết kế, cắt, may quần ống vẩy 50 Bài 10: Thiết kế, cắt, may váy xòe 56 Bài 11: Thiết kế, cắt, may váy liền áo 60 Bài 12: Thiết kế, cắt, may áo đầm dạ hội 64 Tài liệu tham khảo 70

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_trinh_thiet_ke_thoi_trang_ao_so_mi_quan_au_vay_phan_thi.doc
Tài liệu liên quan