Giáo trình Thị trường tài chính - Ngành: Tài chính doanh nghiệp

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Giới thiệu: Chương 1 giới thiệu về khái niệm về thị trường tài chính, vai trò của thị

trường tài chính đối với nên kinh tế, các chủ thẻ tham gia thị trường tài chính.

Mục tiêu:

+ Trình bày được khái niệm, cơ sở hình thành và chức năng của thị trường tài

chính.

+ Trình bày được các loại hình trong thị trường tài chính

+ Trình bày được vai trò của thị trường tài chính

Nội dung chính:

1.1. Thị trường tài chính

1.1.1. Khái niệm về thị trường tài chính

Quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa từ trình độ thấp đến trình độ ngày

càng cao và càng hoàn thiện, tất yếu phát sinh nhu cầu giao lưu trao đổi vốn trong nền

kinh tế. Đối với những người tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, nhu cầu giao

lưu trao đổi vốn là rất cần thiết và tất yếu. Trong quá trình kinh doanh, do tính chất

luân chuyển vốn với những chu kỳ khác nhau, với những đặc điểm khác nhau trong

các ngành nghề, sẽ dẫn đến hiện tượng lúc thì thiếu vốn do phải mua sắm vật tư hàng

hóa, trả lương, trả các phí kinh doanh. Có lúc lại phát sinh tình trạng thừa vốn do đã

tiêu thụ được hàng hóa, nhưng chưa đến lúc lúc phải mua sắm vật tư hàng hóa, chưa

đến kỳ phải trả lương.

Đối với những người không tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh vẫn

phát sinh tình trạng tạm thời thừa tiền và và tạm thời thiếu tiền. Các tổ chức đoàn thể

xã hội, các hiệp hội nghề nghiệp v.v cũng sẽ phát sinh những trạng thái tương tự.

Những tình trạng có vẻ như mâu thuẫn đó phải được giải quyết. Thị trường tài chính ra

đời xuất phát từ những nguyên nhân như vậy. Nhờ có thị trường tài chính mà tình

trạng thừa, thiếu vốn sẽ được giải quyết bằng một cơ chế tự phát và phát triển ngày

càng hoàn thiện hơn, đáp ứng được lợi ích của các chủ thể một cách vô tư, công bằng

và có tính đồng thuận cao.

pdf137 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Thị trường tài chính - Ngành: Tài chính doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g khoán là các công ty chứng khoán có đủ điều kiện và đã được Sở giao dịch chứng khoán chấp thuận. Ngoài Sở giao dịch chứng khoán, không tổ chức và cá nhân nào được phép tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán. Hoạt động của Sơ giao dịch chứng khoán phải tuân thủ theo quy định của Luật chứng khoán về điều lệ của Sở giao dịch chứng khoán. 4.3.6. Trung tâm lưu ký chứng khoán Là một pháp nhân được thành lập và hoạt động theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Chức năng: − Tổ chức và giám sát hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán. − Chứng khoán của công ty đại chúng phải được đăng ký tâp trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán. − Chứng khoán của công ty đại chúng phải được lưu ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán trước khi thực hiện giao dịch. − Việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán đã đăng kí được thực hiện qua trung tâm lưu ký chứng khoán. − Bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán dược thực hiện theo quy chế của trung tâm lưu ký chứng khoán. 4.4. Thị trường chứng khoán tập trung 4.4.1. Khái niệm Thị trường chứng khoán tập trung là thị trường mà các yếu tố liên quan về giao dịch chứng khoán được tổ chức và tâp trung trong một không gian cụ thể. Như vậy, tính tập trung được hiểu là hoạt động mua, bán chứng khoán được tâp trung tại một địa điểm cụ thể. Vì là thị trường tập trung (Chợ tập trung) nên phải có người tổ chức quản Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 94 lý như một Ban quản lý. Người thực hiện nhiệm vụ đó chính là Sở giao dịch chứng khoán. Tại Sở giao dịch chứng khoán của các nhà đầu tư đều tập trung tại một địa điểm cụ thể, còn được goi là giao dịch trên sàn. Các lệnh mua, bán chứng khoán đã được niêm yết trên sàn giao dịch (Sở giao dịch) của nhà đầu tư dược các công ty chứng khoán chuyển đến máy chủ tại sàn giao dịch, tham gia vào quá trình ghép lệnh, theo các phương thức khớp lệnh để cho kết quả khớp lệnh giữa các lệnh mua và bán chứng khoán của các nhà đàu tư. 4.4.2. Nguyên tắc hoạt động 4.1.2.1 Nguyên tắc công khai, minh bạch và công bằng TTCK là thị trường bậc cao, chứng khoán là một loại hàng hóa đặc biệt, là các giấy tờ có giá trị như tiền. Những nhà đầu tư khó có thể kiểm tra được các chứng khoán như những hàng hóa khác nên phải dựa trên các thông tin. Do đó, TTCK phải dựa trên cơ sở thông tin công khai, minh bạch. Theo luật định, các chủ thể phát hành chứng khoán có nghĩa vụ phải công bố đầy đủ, trung thực và kịp thời các thông tin có liên quan đến tổ chức phát hành, các đợt phát hành chứng khoán. Việc công bố thông tin không chỉ khi phát hành lần dầu mà còn phải thường xuyên hoặc đột xuất thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và cac tổ chức như Uỷ ban chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán, các công ty chứng khoán cũng như các chủ thể tham gia trên TTCK. Nghĩa vụ công bố thông tin phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu: − Thông tin phải chính xác: Nhằm ngăn chặn những thông tin sai lệch, thiếu tin cậy, có thể khiến cho nhà đầu tư quyết định sai, ảnh hưởng đến quyền lợi của họ và mất tính công bằng. − Thông tin phải kịp thời: Nếu cung cấp thông tin không kịp thời, chậm trễ, cũng gây thiệt hại cho nhà đầu tư. − Thông tin phải dễ tiếp cận: Khi cung cấp thông tin phải công bố rộng rãi và nhiều lần trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng khác nhau. 4.1.2.2 Nguyên tắc trung gian Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 95 Nguyên tắc trung gian quy định việc mua, bán chúng khoán phải thông qua trung gian môi giới, người đóng vai trò trung gian môi giới chính là các công ty chứng khoán, công ty chúng khoán phải được công nhận là các công ty thành viên của Sở giao dịch chứng khoán và được củ nhân viên môi giới của họ tại Sở giao dịch chứng khoán. Nghĩa là các nhà đầu tư đặt lệnh mua, bán chứng khoán tại các công ty chứng khoán, công ty chứng khoán sẽ truyền phiếu lẹnh đến nhân viên của họ tại Sở GDCK để thực hiện giao dịch. Tất cả các nhà đầu tư khi mua, bán chứng khoán trên thị trường tập trung đều phải thông qua một công ty chứng khoán được phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán. 4.1.2.3 Nguyên tắc cạnh tranh Việc mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán phải thông qua đấu giá cạnh tranh, dựa trên mối quan hệ cung cầu quyết định. Trong đấu giá cạnh tranh, có thể dựa vào hai căn cứ sau để phân loại nguyên tắc đấu thầu cạnh tranh. Căn cứ vào hình thức đấu giá Đấu giá trực tiếp: Đây là hình thức đấu giá ban đầu, các nhà môi giới chứng khoán phải trực tiếp gặp nhau thông qua người trung gian, được gọi là chuyên gia chứng khoán tại quầy giao dịch để thương lượng và thỏa thuận giá mua, bán chứng khoán. Đầu giá gián tiếp: là hình thức đấu giá mà các nhà môi giới chứng khoán không trực tiếp gặp nhau, nên việc thương lượng giá mua, bán chứng khoán được thực hiện gián tiếp thông qua hệ thống điện thoại hoặc mạng computer. Đấu giá tự động: Đây là hình thức đấu giá thông dụng hiện nay, hình thức đấu giá này thông qua hệ thống computer được nối mạng giữa các công ty chứng khoán thành viên và máy chủ của Sở giao dịch chứng khoán. Các lệnh mua, bán do nhà đầu tư đặt lệnh tại các công ty chứng khoán thành viên được các công ty này nhập vào computer, và truyền đến máy chủ của Sở giao dịch chứng khoán. Máy chủ này tự động xử lý các lệnh mua, bán và kết quả cho khớp lệnh mua, bán có giá mua, bán phù hợp Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 96 với quy định và thông báo, bằng cách truyền đến các computer của các công ty chứng khoán thành viên. Căn cứ vào phương thức đấu giá  Đấu giá định kỳ − Là phương thức đấu giá, theo đó các lệnh mua, bán chứng khoán được tiến hành tại một mức giá duy nhất bằng máy chủ của sở giao dịch chứng khoán tập hợp tất cả các lệnh mua, bán chứng khoán trong một thời gian nhất định. − Phương thức đấu thầu giá định kỳ xác định mức giá cân bằng giữa cung cầu các chứng khoán. − Hạn chế biến động giá chứng khoán quá cao phát sinh từ việc phối hợp những lệnh mua, bán được truyền đến Sở giao dịch chứng khoán một cách bất thường. − Hạn chế là không phản ánh kịp thời những thông tin về thị trường và các giao dịch mua, bán những thông tin về thị trường và các giao dịch mua, bán chứng khoán. − Chỉ áp dụng tại những giai đoạn đầu của thị trường chứng khoán, vì số lượng khách hàng và khối lượng giao dịch nhỏ.  Đấu giá liên tục − Là phương thức đấu giá mà việc mua, bán chứng khoán được khớp lệnh liên tục bằng cách khớp lệnh tức thời các lệnh mua, bán của nhà đầu tư phù hợp với quy định. − Đặc điểm là chứng khoán được xác định tức thời, nên các nhà đầu tư có thể nhanh chóng thay đổi quyết định khi có sự thay đổi trên thị trường. − Thích hợp với những thị trường chứng khoán hoạt động sôi nổi và có khối lượng mua bán lớn. Thứ tự ưu tiên của nguyên tắc đấu giá − Ưu tiên về giá là thứ tự ưu tiên cơ bản, hàng đầu của nguyên tắc đấu giá. Có nghĩa là đặt mua cao nhất được ưu tiên mua trước và giá chào bán thấp nhất được ưu tiên bán trước. − Ưu tiên về thời gia là ưu tiên thứ hai. Nếu giá đặt mua và giá cháo bán bằng nhau thì nhà đầu tư nào đặt lệnh trước sẽ được ưu tiên mua, bán trước. Đây cũng là ưu tiên quan trọng khi có nhiều nhà đầu tư cùng đặt giá mua bán bằng nhau. Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 97 − Ưu tiên vè khách hàng là ưu tiên thứ ba. Trong trường hợp nhà đầu tư và công ty chứng khoán đặt lệnh mua, bán cùng giá và cùng thời gian, thì nhà đầu tư là khách hàng được ưu tiên mua, bán trước các công ty chứng khoán. − Ưu tiên về quy mô lệnh là ưu tiên cuối cùng. Nếu cùng một mức giá mua, bán thì lệnh dặt mua, bán với khối lượng chứng khoán lớn hơn thì được ưu tiên mua, bán trước. 4.1.2.4 Pháp chế hóa mọi hoạt động giao dịch Mọi hoạt động giao dịch trên TTCK,từ khâu phát hành, chào bán chứng khoán, đến việc giao dịch mua bán chứng khoán, chuyển nhượng chứng khoánđều theo các quy định của pháp luật. Nghiêm cấm hành vi vi phạm pháp luật trung gian giao dịch chứng khoán. 4.5. Phân loại thị trường chứng khoán 4.5.1. Phân loại theo hàng hóa giao dịch Thị trường cổ phiếu Là thị trường để các nhà đầu tư giao dịch mua, bán các loại cổ phiếu được phép giao dịch. Thị trường cổ phiếu còn được gọi là thị trường giao dịch về vốn đầu tư. Tại Việt Nam, thị trường cổ phiếu được giao dịch trên sàn giao dịch là Sở GDCK TPHCM (HOSE) và Sở GDCK Hà Nội (HNX) Thị trường trái phiếu Là thị trường để các nhà đầu tư giao dịch, mua bá các loại trái phiếu trên thị trường. Thị trường trái phiếu còn được gọi là thị trường giao dịch về vốn đi vay. Tại Việt Nam, giao trị trái phiếu chỉ dược thực hiện trên Sở GDCK Hà Nội. 4.5.2. Phân loại theo tính chất giao dịch Thị trường chứng khoán sơ cấp TTCK sơ cấp là thị trường cấp I. Đây là thị trường phát hành lần đầu các loại chứng khoán. Thị trường sơ cấp có ảnh hưởng rất lớn đến các tổ chức phát hành. Các tổ chức phát hành có tập trung và huy động vốn được hay không, phụ thuộc rất lớn vào thị trường này. Việc phát hành chứng khoán lần đầu có ý nghĩa rất quan trọng, nếu Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 98 thành công, tổ chức phát hành được nhà đầu tư chấp nhận, nếu không thành công chứng tỏ tổ chức phát hành không có uy tín trên thị trường. Chào bán chứng khoán ra công chúng bao gồm hai loại hình: − Chào bán chứng khoán (cổ phiếu) lần đầu ra công chúng.Các DN nhà nước được cổ phần hóa sẽ chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Các công ty cổ phần đại chúng phát hành cổ phiếu lần đầu để tập trung vốn, đều phải theo quy định của pháp luật. − Chào bán trái phiếu ra công chúng. Tất cả các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt loại hình sở hữu đều được quyền phát hành trái phiếu để huy động vốn (vay nợ).  Tác dụng của thị trường sơ cấp − Tạo hàng hóa ban đầu cho TTCK − Huy động và tập trung vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau ở trong nước và nước ngoài để phát triển kinh tế. − Chính thị trường sơ cấp có chức năng cung ứng nguồn vốn cho nền kinh tế thông qua các nhà đầu tư mua chứng khoán của các tổ chức phát hành. − Chứng khoán hóa nguồn vốn cần huy động, nguồn vốn được các tổ chức phát hành huy động thông qua việc phát hành chứng khoán lần đầu trên thị trường sơ cấp. − Thực hiện quá trình chu chuyển vốn trực tiếp từ các khoản tiền nhàn rỗi nhỏ lẻ tạm thời của các nhà đầu tư thành nguồn vốn lớn, dài hạn cho nền kinh tế.  Đặc điểm của thị trường thứ cấp − Thị trường sơ cấp là nơi duy nhất đem lại nguồn vốn dài hạn trực tiếp đến các tổ chức phát hành chứng khoán. − Những tổ chức phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp gồm công ty cổ phần, kho bạc nhà nước, NHTM, các doanh nghiệp − Giá chứng khoán trên thị trường sơ cấp được in trên chứng khoán, do các tổ chức phát hành quyết định, được gọi là mệnh giá chứng khoán. Thị trường sơ câp Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 99 Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp gắn bó chặt chẽ với nhau vì cùng là TTCK. Thị trường sơ cấp tạo hàng hóa cho thị trường thứ cấp, ngược lại thị trường thứ cấp hoạt động sôi động sẽ giúp cho thị trường sơ cấp phát triển mạnh hơn. Đây là thị trường mua đi, bán lại các chứng khoán đã được phát hành lần đầu. Thị trường thứ cấp là thị trường sôi động và hấp dẫn lôi cuốn mọi tầng lớp dân cư, các tổ chức tham gia. Thị trường thứ cấp hoạt động tốt hay không tốt đều có ảnh hưởng rất mạnh đến thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp hoạt động liên tục với khối lượng giao dịch mua bán hàng ngày rất lớn, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư dễ dàng thay đổi danh mục đầu tư.  Vai trò của thị trường thứ cấp − Gia tăng tính thanh khoản cao cho các chứng khoán − Hỗ trợ tích cực cho thị trường sơ cấp phát triển. − Góp phần làm sôi động và hấp dẫn TTCK, thu hút sự tham gia của nhiều nhà đầu tư ở trong và ngoài nước. 4.5.3. Phân loại theo hình thức tổ chức và phương thức hoạt động Thị trường giao dịch chứng khoán tập trung Là các chứng khoán đã được niêm yết và được giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán. Thị trường chứng khoán phi tập trung – thị trường OTC Là loại thị trường có tổ chức, để tổ chức giao dịch mua bán các chứng khoán chưa đủ điều kiện niêm yết. Thị trường OTC không có sàn giao dịch, không tồn tại trong mọt không gian cụ thể như Sở GDCK. Do đó, các giao dịch mua bán chứng khoán sẽ được thực hiện trực tiếp (không qua trung gian) bằng phương tiện thông tin hiện đại là máy tính diện rộng được kết nối giữ trung tâm quản lý thị trường với các công ty chứng khoán. Thị trường trao tay (thị trường tự do) Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 100 Đây là thị trường tự dọ, không có tổ chức. Các giao dịch mua bán theo thỏa thuận trực tiếp. Giao dịch trên thị trường tư do rủi ro lớn, rất nguy hiểm cho nhà đầu tư. 4.6. Chứng khoán 4.6.1. Khái niệm Theo luật chứng khoán: Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thực hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Chứng khoán là bằng chứng xác nhân quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán là thuật ngữ chỉ các loại chứng từ có giá trung hạn và dài hạn được phát hành và lưu thông hợp pháp trong nền kinh tế. Chứng khoán là công cụ để huy động, tập trung vốn một cách hữu hiệu của nền kinh tế thị trường. Chứng khoán là hàng hóa của TTCK, là đối tượng giao dịch mua bán trên TTCK. 4.6.2. Đặc điểm − Chứng khoán là loại chứng từ có giá trị và là loại tài sản tài chính phổ biến trong nền kinh tế thị trường. − Chứng khoán là loại chứng từ có giá mang lại thu nhập cho người sở hữu chứng khoán. − Chứng khoán là chứng từ có giá được chuyển nhượng, được mua bán công khi trên thị trường chứng khoán (có tính thanh khoản cao). − Được cầm cố, thế chấp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự. 4.6.3. Phân loại chứng khoán Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 101 Phân loại theo công dụng Chứng khoán vốn Chứng khoán nợ Chứng khoán vốn là công cụ để tập trung vốn vô thời hạn: chứng khoán vốn chính là cổ phiếu Chứng khoán nợ là công cụ để vay nợ có thời hạn: trái phiếu là chứng khoán nợ trên thị trường tài chính Phân loại theo tính chất chuyển nhượng Chứng khoán ký danh Chứng khoán vô danh Loại chứng khoán ghi rõ họ tên người sở hữu. Loại này được chuyển nhượng theo luật và tùy theo điều kiện cụ thể. Loại chứng khoán không ghi tên người sở hữu và được chuyển nhượng tự do 4.6.4. Các loại chứng khoán 4.6.4.1 Cổ phiếu a. các khái niệm liên quan đến cổ phiếu Cổ phiếu Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần của tổ chức phát hành. Cổ phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông (người nắm giữ cổ phiếu) đối với tài sản hoặc vốn của một công ty cổ phần. Cổ phiếu là giấy chứng nhận vốn cổ phần mà cổ đông góp vào công ty cổ phần. Như vậy, cổ phiếu do các công ty cổ phần phát hành để tập trung vốn từ các cổ đông của công ty. Cổ phiếu là loại chứng khoán vốn, là công cụ tập trung vốn vô thời hạn. Cổ đông không được rút vốn trực tiếp từ công ty cổ phần, trừ trường hợp công ty cổ phần bị giải thể hoặc bị cấp nhập, bị phân chia. Tuy nhiên cổ đông được quyền bán cổ phiếu trên thị trường để rút vốn một cách gián tiếp. Trong trường hợp này vốn cổ phần của công ty sẽ không thay đổi, nhưng thành phần cổ đông sẽ có sự thay đổi. Cổ phần (Share) Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 102 Tổng số vốn cổ phần được chia làm nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Một cổ đông có thể sở hữu một hoặc một số cổ phần nhất định theo quy định trong Điều lệ công ty. Cổ đông sở hữu từ 51% cổ phần trở lên gọi là cổ phần chi phối. Cổ đông (Shareholder) Người góp vốn vào công ty cổ phần, người đang nắm giữ một số lượng cổ phiếu của Công ty cổ phần. Cổ đông sáng lập: Những cổ đông tham gia từ đầu quá trình hình thành công ty phải nắm giữ một số lượng cổ phiếu theo quy định (≥20%) Tài khoản duy trì trong một thời gian tối thiểu theo quy định hiện hành. Trong thời hạn đó, cổ đông sáng lập không được chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Cổ đông thiểu số: Những cổ đông nhỏ, lẻ chỉ nắm giữ một số lượng cổ phiếu dưới 1% tổng số cổ phiếu đã phát hành. Cổ đông lớn: Những cổ đông nắm giữ từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành. Cổ đông lớn được quyền tham gia ứng cử vào Hội đồng quản trị công ty, hoặc ứng cử vào Ban kiểm soát công ty. Cổ đông chiến lược: Những cổ đông lớn và cam kết nắm giữ số cổ phiếu ổn định trong một thời gian tối thiểu theo cam kết với Hội đồng quản trị công ty. Cổ tức (Dividends) Cổ tức hay còn gọi là lợi tức cổ phần là số lợi nhuận ròng được công ty cổ phần chia cho các cổ đông sau một chu kỳ kinh doanh. Một chu kỳ kinh doanh thường được tính theo năm dương lịch, phù hợp với năm tài chính theo quy định trong Luật tài chính. Cổ tức được chia theo tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá cổ phiếu. Cổ tức có thể được trả tiền hoặc trả bằng cổ phiếu. Trường hợp cổ tức được trả bằng cổ phiếu, cổ đông sẽ gia tăng giá trị cổ phần của họ tại công ty theo tỷ lệ phân chia cổ tức. Tỷ lệ chi trả cổ tức do Hội đồng quản trị quyết định, tùy thuộc vào kết quả kinh doanh và chính sách cổ tức của công ty.Tỷ lệ chi trả cổ tức cần giải quyết hài hòa lợi Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 103 ích của cổ đông với lợi ích của công ty, giữa lợi ích của cổ đông và lợi ích của người lao động trong công ty. Khi cần quảng bá và khuếch trương giá trị của công ty trên thị trường, người ta thường gia tăng tỷ lệ chi trả cổ tức, nhờ đó có thể thu hút thêm nhà đầu tư trên thị trường. Cổ tức và tỷ lệ chi trả cổ tức là một nhân tố rất quan trọng quyết định đến giá cả của cổ phiếu trên thị trường. b. Phân loại cổ phiếu Cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu thường – Common Stock) Cổ phiếu phổ thông là loại cổ phiếu được phát hành phổ biến trên thị trường. Cổ phiếu phổ thông còn được gọi là cổ phiếu thường là cổ phiếu quan trọng nhất. Cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông có các quyền như sau:  Quyền hưởng cổ tức − Cổ tức là phần lợi nhuận của công ty cổ phần trả cho người chủ sở hữu của công ty, tức là cổ đông. Cổ tức thường được trả bằng tiền, cũng có khi được trả bằng cổ phiếu. Công ty cổ phần có trả cổ tức hay không; trả cổ tức theo tỷ lệ nào; hình thức chi trả cổ tức cho cổ đông, tùy thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần, vào chính sách phân phối cổ tức của công ty cổ phần là do đại hội đồng cổ đông quyết định. Do đó, thu nhập của cổ phiếu phổ thông thường thay đổi. − Cổ tức cao hay thấp phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của công ty, tỷ lệ chia cổ tức do Hội đồng quản trị quyết định. − Cổ tức có thể được trả bằng tiền hoặc bằng cổ phiếu mới  Quyền mua cổ phiếu của một đợt phát hành mới Khi công ty cổ phần phát hành thêm một lần cổ phiếu mới để tăng nguồn vốn chủ sở hữu, các cổ đông phổ thông hiện hữu của công ty được quyền ưu tiên mua trước một số cổ phiếu mới nhất định, trong một thời gian nhất định. Lượng cổ phiếu mới mà các cổ đông phổ thông được quyền ưu tiên mua trước, tương ứng với lượng cổ phiếu mà cổ đông phổ thông hiện đang nắm giữ theo tỷ lệ nhất định. Như vậy quyền ưu tiên mua cổ phiếu này cho phép cổ đông hiện hữu duy trì được phần nào mức độ quyền sở hữu của họ sau khi công ty cổ phần đã tăng thêm nguồn vốn cổ phần. Quyền Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 104 này hạn chế tính pha loãng mức độ quyền sở hữu của cổ đông hiện hữu sau một đợt phát hành cổ phiếu phổ thông mới. Mỗi cổ phiếu phổ thông mà cổ đông hiện hữu đang nắm giữ mang lại cho các cổ đông hiện hữu một quyền mua trước. Số lượng quyền cần có để mua một cổ phiếu mới, giá mua, thời hạn thực hiện quyền mua ra và ngày phát hành cổ phiếu mới đều được quy định cụ thể để trong từng đợt phát hành cổ phiếu mới. Giá bán cổ phiếu mới đối với quyền mua trước thường có giá trị thấp hơn giá thị trường. Trong trường hợp cổ đông hiện hữu không thực hiện quyền mua trước, thì họ có thể bán quyền mua trước cho những nhà đầu tư khác trên thị trường chứng khoán. Cổ đông được quyền mua cổ phiếu phát hành bổ sung (nhờ đó cổ đông vẫn duy trì tỷ lệ vốn cổ phần nắm giữ). Cổ đông có thể để bán quyền này cho người khác trong hoặc ngoài công ty.  Quyền bầu cử và ứng cử Cổ đông phổ thông có quyền bầu cử và ứng cử các chức vụ quản lý công ty cổ phần; có quyền tham gia các đại hội cổ đông và bỏ phiếu quyết định các vấn đề quan trọng của công ty cổ phần. Cổ đông cũng có thể ủy quyền cho người khác tham dự đại hội cổ đông. Ngoài ra, cổ đông phổ thông còn có quyền kiểm tra sổ sách công ty cổ phần, quyền được yêu cầu triệu tập đại hội cổ đông bất thường nếu yêu cầu này là của các cổ đông nắm giữ từ 30% vốn cổ phần trở lên. − Ứng cử vào HĐQT (nếu là cổ đông lớn). − Ứng cử vào các chức vụ điều hành. − Bỏ phiếu quyết định các kế hoạch và chính sách quan trọng trong công ty. − Bầu HĐQT − Bầu Ban biểu soát − Tham gia thảo luận các chính sách của công ty.  Cổ phiếu ưu đãi (Preferred Stock) Cổ phiếu ưu đãi là cổ phiếu có mức cổ tức được ấn định hoạt được nhận cổ tức trước cổ phiếu phổ thông. Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 105 Cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi không được tham gia đại hội cổ đông, không được bỏ phiếu và hưởng các quyền lợi khác như cổ đông nắm giữ cổ phiếu phổ thông. Cổ phiếu ưu đãi phổ biến nhất là là cổ phiếu ưu đãi cổ tức. Gọi là cổ phiếu ưu đãi vì cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi được hưởng những ưu đãi so với cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông. Cổ phiếu ưu đãi cổ tức được ấn định trước tỷ lệ cổ tức cố định so với mệnh giá. Trường hợp kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần bình thường, cổ đông ưu đãi được hưởng tỷ lệ cổ tức đã được ấn định. Ngoài ra, cổ đông ưu đãi còn được nhận cổ tức trước cổ đông phổ thông. Tuy nhiên, cổ đông ưu đãi không được tham gia bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của công ty cổ phần. Nếu công ty cổ phần không đủ lợi nhuận để chi trả cổ tức cho cổ phiếu ưu đãi, công ty cổ phần sẽ trả theo khả năng có thể. Đặc biệt khi công ty cổ phần bị lỗ, cổ tức cổ phiếu ưu đãi có thể không được chi trả. Trong trường hợp công ty cổ phần thanh lý tài sản, cổ đông ưu đãi được ưu tiên nhận lại vốn trước cổ đông phổ thông, nhưng sau những chủ nợ của công ty cổ phần. Để tăng tính hấp dẫn cho khổ phiếu ưu đãi, công ty cổ phần có thể phát hành các loại cổ phiếu ưu đãi như sau: − Cổ phiếu ưu đãi cộng dồn: Loại cổ phiếu này được công ty cổ phần quy định, nếu công ty trả cổ tức cho cổ phiếu ưu đãi thì xem như công ty còn được cổ tức, cho đến khi nào có đủ lợi nhuận, công ty cổ phần sẽ chi trả cổ tức đầy đủ cho các cổ phiếu ưu đãi. − Cổ phiếu ưu đãi tham dự: Loại cổ phiếu này cho phép các cổ đông ưu đãi được hưởng thêm một tỷ lệ cổ tức khi công ty cổ phần có lợi nhuận cao, và chi trả cổ tức cho các cổ đông phổ thông vượt qua một tỷ lệ nhất định. − Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi: Loại cổ phiếu này cho phép cổ đông có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông. Ngoài các loại cổ phiếu ưu đãi kể trên còn một số các loại cổ phiếu ưu đãi khác, như cổ phiếu ưu đãi về giá, ưu đãi về quyền bỏ phiếu, ưu đãi được quyền đòi lại vốn góp. c. Lợi tức của cổ phiếu Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 106 Cổ tức Sau một niên độ kế toán, các công ty đại chúng (Công ty cổ phần) xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Nếu hoạt động kinh doanh của công ty có lãi, công ty phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo thuế suất hiện hành (25%) phần còn lại là lợi nhuận sau thuế của công ty. Lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu phản ánh kết quả tài chính cuối cùng trong niên độ kế toán của công ty. Lợi nhuận sau thuế là nguồn tích lũy quan trọng để mở rộng và phát triển quy mô hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời là nguồn thu nhập chủ yếu của các cổ đông. Chính vì vậy hội đồng quản trị công ty cần có chính sách phân phối lợi nhuận sau thuế một cách hợp lý, trên nguyên tắc vừa đảm bảo quyền lợi chung của công ty, vừa đảm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_thi_truong_tai_chinh_nganh_tai_chinh_doanh_nghiep.pdf