Giáo trình thí nghiệm Hoá Vô cơ chuyên nghành - Bài 16: Nấu thủy tinh trong phòng thí nghiệm

I. MỤC ĐÍCH:

Trong quá trình tiến hành thư c nghiệm, sinh viên phảitạo đư ợc các mẫu thuỷ tinh

có thành phần hoà khác nhau, và tiến hành mọi bư ớc làm như trong sản xuất công

nghiệp, như ng với qui mô phòng thí nghiệm như : chuẩn bị lò và cốc nấu , tính toán và

trộn phối liệu và cuối cùnglà nấu thủy tinh.

II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT:

Khi tính toán thành phần phối liệu, ta xuất phát tư thành phần hoá học của thủy

tinh và của nguyên liệu sư dụng. Thành phần thủy tinh biểu diễn bằng % mol hoặc %

trọng lư ợng. Thư ờng ngư ời ta biểu diễn % trọng lư ợng.

pdf36 trang | Chia sẻ: Mr hưng | Lượt xem: 872 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình thí nghiệm Hoá Vô cơ chuyên nghành - Bài 16: Nấu thủy tinh trong phòng thí nghiệm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hoặc không biến đổi thể tích. Nếu xi măng biến đổi thể tích không đều đặn hoặc biến đổi thể tích quá lớn thì nó ảnh hưởng đến cường độ của xi măng. - Trong thực tế, khi xi măng đóng rắn vẫn có hiện tượng biến đổi thể tích không đều gây nứt vỡ do hàm lượng CaO tự do, MgO tự do và supho aluminat canxi trong xi măng lớn. Khi xi măng bắt đầu đóng rắn, những chất này mới thủy hóa với nước trương nở thể tích, đặt biệt supho aluminat canxi thủy hóa tăng thể tích 2,5 lần làm cho cấu trúc khối xi măng bị phá vỡ. - Muốn xác định tính ổn định của xi măng phải làm cho CaO tự do, MgO tự do và supho aluminat canxi thủy hóa triệt để, rồi xem mẫu xi măng có bị biến dạng nứt nẻ không. Cần chú ý là CaO tự do thủy hóa nhanh trong điều kiện ngâm mẫu trong nước sôi, MgO chỉ thủy hóa triệt để trong điều kiện chưng hấp, còn supho aluminat canxi thủy hóa trong thời gian dài trong nước nước lạnh, nếu ở nhiệt độ cao thì bản thân nó lại bị phân hủy không gây nên tính mất ổn định cho xi măng. - Để xác định độ ổn định thể tích của xi măng có thể sử dụng hai phương pháp sau:  Phương pháp tạo hình dạng bánh dày  Phương pháp Lơ - Sactơliê b. Độ dẻo tiêu chuẩn của hồ xi măng: - Độ dẻo tiêu chuẩn của hồ xi măng được biểu thị bằng phần trăm (%) lượng nước trộn tiêu chuẩn so với khối lượng xi măng. Lượng nước d0ưa vào xi măng có tác dụng :  Cung cấp nước cho các khoáng xi măng tham gia phản ứng hóa học để xi măng đóng rắn, thường chiếm khoảng 1/4 - 1/3 lượng nước tiêu chuẩn.  Tạo vữa hồ đủ linh động để đảm bảo cho việc xây trát, chiếm khoảng 2/3 – 3/4 lượng nước tiêu chuẩn. Vữa hồ ở đây là xi măng và nước. - Lượng nước tiêu chuẩn thường thường từ 24 – 30% lượng xi măng khô. Lượng nước khi trộn với xi măng nhằm các mục đích trên phụ thuộc vào các yếu tố:  Thành phần khoáng clinke. Khoa Hoá Giáo trình thí nghiệm Hoá Vô cơ chuyên nghành 62  Độ mịn của xi măng.  Hàm lượng phụ gia và hàm lượng phụ gia sử dụng - Nếu lượng nước dùng nhiều thì xi măng đóng rắn chậm, cường độ giảm. Ngược lại, lượng nước ít thì xi măng đóng rắn nhanh, cường độ cao nhưng vữa kém linh động khó xây trát. c. Thời gian đông đặc của hồ xi măng: - Thời gian đông đặc của hồ xi măng bao gồm hai dạng sau :  Thời gian bắt đầu đông đặc (tbđ) là thời gian tính từ lúc bắt đầu trộn xi măng với nước cho tới khi hồ xi măng mất tính dẻo (khoảng 45 phút)  Thời gian kết thúc đông đặc (tkt) là thời gian tính từ lúc bắt đầu trộn xi măng với nước cho đến khi trong hồ xi măng hình thành các tinh thể, hồ cứng lại và bắt đầu chịu lực được (khoảng 12 giờ). - Thời gian đông đặc của hồ xi măng có ý nghĩa rất lớn khi sử dụng trong xây dựng. Thời gian này phụ thuộc nhiều yếu tố:  Thành phần khoáng clinke  Lượng nước tiêu chuẩn  Độ mịn của xi măng  Nhiệt độ môi trương đóng rắn  Lượng và loại phụ gia cho vào. d. Cường độ chịu nén của xi măng: - Trong thực tế quá trình sản xuất và sử dụng, người ta thường xác định cường độ chịu nén của xi măng theo phương pháp nhanh, tức là xác định mác xi măng theo phương pháp nhanh. Theo phương pháp này, tuy cho kết quả nhanh nhưng có độ chính xác không bằng phương pháp chuẩn 28 ngày đêm áp dụng cho vữa 1: 3. - Cường độ chịu nén của xi măng theo phương pháp nhanh vữa 1:0 phụ thuộc:  Lượng nước tiêu chuẩn  Độ mịn của xi măng  Thành phần khoáng clinke trong xi măng  Hàm lượng CaO và MgO tự do trong clinke xi măng. e. Độ hoạt tính của phụ gia thủy: - Phụ gia thủy là chất khi nghiền mịn trộn với vôi và nước trở thành hợp chất có khả năng đóng rắn và bề trong môi trường nước. - Khi trộn phụ gia thủy vào xi măng poóc lăng, phụ gia thủy sẽ kết hợp với CaO tự do, Ca(OH)2 tạo thành hợp chất bền nước, làm tăng tính bền nước của xi măng. - Thành phần chủ yếy của phụ gia thủy là SiO2 vô định hình, Al2O3; chúng tác dụng với vôi trong môi trường nước cho ta các hydro silicat canxi, hydro aluminat canxi. Các sản phẩm này có tính chất kết dính và cho cường độ cao. - Độ hoạt tính của phụ gia thủy là số mg CaO do 1g phụ gia thủy hấp phụ trong thời gian 30 ngày đêm với 15 lần chuẩn.Người ta phân loại phụ gia thủy theo độ hoạt tính của chúng như sau :  Phụ gia thuỷ yếu có hoạt tính: 30 – 50mg CaO/1g phụ gia.  Phụ gia thuỷ trung bình yếu có hoạt tính: 50 – 70mg CaO/1g phụ gia. Khoa Hoá Giáo trình thí nghiệm Hoá Vô cơ chuyên nghành 63  Phụ gia thuỷ trung bình có hoạt tính: 70 – 100mg CaO/1g phụ gia.  Phụ gia thuỷ mạnh có hoạt tính: 100 – 150mg CaO/1g phụ gia.  Phụ gia thuỷ rất mạnh có hoạt tính trên 150mg CaO/1g phụ gia. - Cơ sở phương pháp thí nghiệm là khi cho phụ gia thủy vào nước vôi bão hòa, phụ gia thủy hấp phụ CaO trong nước vôi. Lượng CaO còn dư dùng HCl 0,1M chuẩn. Từ đó tính ra lượng CaO do phụ gia thủy hấp phụ. - Người ta có thể dùng nhiều phương pháp để xác định độ hoạt tính của phụ gia thủy như sau :  Phương pháp chậm 30 ngày đêm với 15 lần chuẩn.  Phương pháp nhanh khi kích thích khuấy liên tụ.  Phương pháp nhanh khi nung nóng dung dịch.  Các phương pháp so sánh Trong thí nghiệm này ta sử dụng hai phương pháp: Xác định độ hoạt tính của phụ gia thủy theo phương pháp chậm 30 ngày đêm với 15 lần chuẩn và Xác định độ hoạt tính của phụ gia thủy theo phương pháp chậm 30 ngày đêm với 15 lần chuẩn. Cơ sở phương pháp sau là khi tăng nhiệt độ nhằm tăng nhanh quá trình phản ứng hấp thụ vôi của phụ gia. II. DỤNG CỤ, THIẾT BỊ VÀ HOÁ CHẤT 1. Dụng cụ, thiết bị: Thí nghiệm 1: Xác định độ ổn định thể tích của xi măng - 01 thùng luộc hấp - 01 thùng dưỡng hộ ẩm có nắp - Bếp điện - Chảo đáy tròn hoặc tấm kim loại phẳng - Bay tròn hay dao - Tấm kinh loại hoặc tấm kính 15 x15cm để tạo mẫu bánh dày - Khuôn Lơsactơliê Thí nghiệm 2: Xác định độ dẻo tiêu chuẩn  Dụng cụ Vica  Chảo đáy tròn hoặc thau  Bay tròn  Tấm kính hoặc kim loại phẳng  Ống đong 100, 200ml  Xi măng thí nghiệm  Đồng hồ bấm giây hoặc đồng hồ thường  Cân kỹ thuật Thí nghiệm 3: Xác định thời gian đông đặc của hồ xi măng - Dụng cụ Vica - Chảo đáy tròn hoặc thau - Bay tròn - Tấm kính hoặc kim loại phẳng Khoa Hoá Giáo trình thí nghiệm Hoá Vô cơ chuyên nghành 64 - Ống đong 100, 200ml - Xi măng thí nghiệm - Đồng hồ bấm giây hoặc đồng hồ thường - Cân kỹ thuật Thí nghiệm 4: Xác định cường độ chịu nén của xi măng theo phương pháp nhanh - Khuôn thí nghiệm kích thước 2x2x2cm - Chảo đáy tròn hoặc tấm kim loại phẳng - Bay tròn hoặc dao trộn vữa - 01 Ống nghiệm 250ml - Vải ẩm - Cân kỹ thuật - Thùng bảo dưỡng mẫu - Thùng hấp mẫu - Bàn rung - Đũa sắt 4 - Máy ép Thí nghiệm 5: Xác định độ hoạt tính của phụ gia thủy - Bình xác định độ hoạt tính có chia vạch 100ml - Erlen 250ml - Bình thủy tinh 1500 – 2000ml - Burette 50ml; ống đong 100ml; - Pipet 50ml, 100ml - Cối nghiền - Cân phân tích. Kiểm tra dụng cụ Vica: - Phải kiểm tra, điều chỉnh cho thanh chạy của dụng cụ Vica được chuyển động tự do - Điều chỉnh cho kim chỉ trên vạch chia độ phải chỉ vạch 0 khi kim Vica tì trên tấm kính - Kiểm tra độ cong vênh của kim Vica - Quét một lớp dầu nhờn vào vành khâu và tấm kính bên dưới. 2. Hoá chất: - Xi măng - Phụ gia thủy hoạt tính thí nghiệm - HCl 0,1N chuẩn - HCl 0,05N - Dung dịch nước vôi bão hòa - Thuốc thử metyl da cam III. THỰC HÀNH 1. Thí nghiệm 1: Xác định độ ổn định thể tích của xi măng a. Thí nghiệm: Phương pháp tạo bánh dày Khoa Hoá Giáo trình thí nghiệm Hoá Vô cơ chuyên nghành 65 - Cân 450g xi măng, trộn hồ có độ dẻo tiêu chuẩn. - Chia mẫu làm sáu phần đều nhau, nặn mỗi phần thành hình cầu đặt trên từng tấm kim loại phẳng đã được bôi dầu nhờn, rồi đập nhẹ tấm kính lên bàn tay cho đến khi các mẫu thử có dạng hình tròn dẹt, đường kính 7 – 8cm và bề dày ở khoảng chính giữa 1cm. - Dùng dao sạch đập nhẹ và lau miết từ cạnh vào giữa cho mép mẫu gọn, mặt mẫu nhẵn. Đặt mẫu thử vào thùng dưỡng hộ 24  2h kể từ lúc tạo mẫu. - Các mẫu sau khi bảo dưỡng trong thùng dưỡng hộ 24  2h được lấy ra khỏi thùng, tách mẫu ra khỏi tấm kính hoặc kim loại này và đặt hai mẫu lên tấm lưới của thùng luộc hấp, hai mẫu lên ấm lưới trên, hai mẫu ngâm vào nước lạnh trong 27 ngày. - Các mẫu cho luộc hấp đun sôi nước trong thùng trong 4h tính từ lúc nước sôi. Để nguội mẫu trong thùng đến nhiệt độ phòng rồi quan sát ngay mặt ngoài các mẫu thử. Ghi chú : - Xi măng được gọi là phù hợp với các yêu cầu về tính ổn định thể tích nếu mặt trên các mẫu, sau khi thử không tìm thấy các vết nứt xuyên tâm ra đến mép, đồng thời không thấy cong vênh hoặc nở to ra. - Muốn xác định xem các mẫu có bị vênh hay không thì lấy thước đặt lên mặt phẳng dưới các mẫu thử - Trường hợp sau khi lấy mẫu ra ngoài không khí một thời gian mà có vết nứt xuyên tâm xuất hiện trên bề mặt mẫu thử thì đó là hiện tượng co lại, mà không phải là biểu hiện hiện chứng tỏ xi măng đó có chất lượng kém. b. Thí nghiệm: Phương pháp Lơ – Sactơliê - Cân 100g xi măng, đem trộn hồ theo lượng nước tiêu chuẩn. - Đặt khuôn Lơsactơliê lên một tấm kính, đổ hồ xi măng đã trộn vào đầy khuôn và giữ cho hai mép vành khuôn thật sát vào nhau. - Sau đó, dùng dao gọt sát mặt khuôn và lấy tấm kính thứ hai đặt lên đó. Khi mẫu đã đổ xong, đo khoảng cách giữa hai càng khuôn, đem ngâm mẫu vào nước lạnh trong khoảng 24h. Sau đó lấy mẫu ra và đo khoảng cách giữa hai càng khuôn lần 2. - Tiếp tục cho khuôn chứa mẫu đó vào nồi đun sôi trong 3h rồi tiến hành đo khoảng cách giữa hai càng lần thứ 3. Ghi chú : - Trước khi sử dụng phải kiểm tra khuôn Lơsactơliê, khe hở giữa hai mép khuôn không được lớn hơn 0,5mm. - Muốn kiểm tra dụng cụ khi chế tạo thì gắn chặt một càng của khuôn vào một vật cố định ở một vị trí nằm ngang, còn càng kia để tự do và treo vào càng thứ 2 tại điểm gắn giữa hai càng và khuôn một vật có khối lượng 300g. nếu đầu càng uốn xuống không quá 15 – 20mm thì khuôn coi như bảo đảm. c. Thí nghiệm: Xác định độ dẻo tiêu chuẩn - Đối với thí nghiệm này ta kim Vica to: chuẩn lại dụng cụ Vica - Cân 400g xi măng cho vào trong chảo tròn. Dùng bay làm thành hốc tròn ở giữa, đổ một lượng nước đã ước tính tùy vào loại xi măng. Sau 30 giây, khi nước thấm hết vào Khoa Hoá Giáo trình thí nghiệm Hoá Vô cơ chuyên nghành 66 xi măng, bắt đầu dùng bay trộn. Đầu tiên trộn nhẹ, sau xát mạnh theo chi ều chéo góc. Thời gian trộn và xát là 5 phút kể từ lúc đổ nước vào. - Sau khi trộn, dùng bay xúc một lần hồ xi măng đó đổ đầy khâu Vica, lắc vành khâu và đập nhẹ xuống bàn chừng 3 – 6 lần. Sau đó dùng dao đã lau sạch để gạt bằng miệng khâu và đặt ngay khâu vào dụng cụ vica. - Hạ kim Vica xuống sát mặt hồ rồi vặn vít hãm để giữ kim, sau đó tháo vít ra cho kim rơi tự do cắm vào hồ xi măng. Qua 30 giây từ khi tháo vít, tính độ chọc sâu của kim trong hồ xi măng theo thước chia độ. Trong thời gian thử không được va chạm vào khâu và dụng cụ Vica. - Hồ xi măng đạt độ dẻo tiêu chuẩn khi kim to của dụng cụ Vica rơi xuống cách tấm kính bên dưới 5 – 7mm. Nếu độ dẻo chưa đạt tiêu chuẩn thì phải làm lại với mẫu khác, lượng nước khác và thử lại từ đầu 2. Thí nghiệm 3: Xác định thời gian đông đặc của hồ xi măng - Dùng kim Vica nhỏ; chuẩn lại dụng cụ Vica. - Chuẩn bị hồ xi măng như thí nghiệm trên nhưng với lượng nước dư 1% so với lượng nước tiêu chuẩn đã xác định ở trên để xác định thời gian đông đặc. - Khi cho nước vào, ghi lại T1 Cách trộn hồ, cho hồ vào vành khâu Vica tương tự như trên. - Đặt khâu chứa mẫu thử vào dụng cụ Vica, hạ kim nhỏ xuống sát mặt hồ rồi vặn vít hãm, sau đó mở vít cho kim tự tự do. Khi hồ xi măng còn ở lỏng thì cho phép đỡ nhẹ thanh chạy cho kim khỏi rơi mạnh xuống, có thể gây cong kim hay vỡ kính bên dưới. Sau khi xi măng đã đặc hơn thì có thể cho kim rơi tự do - Sau đó cứ 5 phút cho kim chọc xuống một lần; khi kim cách đáy 0,5 – 1 mm, ghi lại thời điểm bắt đầu đông đặc T2. Sau đó, thì 15 phút thử 1 lần; đến gần thời gian kết thúc đông đặc thì lại 5 phút chọc kim thử 1 lần cho đến khi kim rơi xuống hồ xi măng không quá 1 mm, ghi lại thời điểm T3. - Trong thời gian thử, cần di chuyển vành khâu mẫu thử để kim rơi vào hồ lần sau không trùng vào lỗ đã rơi lần trước. Kim sau khi rơi vào hồ, phải được lau sạch mới thử lần sau. 3. Thí nghiệm 4: Xác định cường độ chịu nén của xi măng theo phương pháp nhanh - Cân 200g xi măng trộn với lượng nước tiêu chuẩn đã xác định (như bài xác định lượng nước tiêu chuẩn). - Cho mẫu vào hai khuôn (mỗi khuôn 6 mẫu) có kích thước 2x2x2cm. Dùng đũa sắt săm khắp mặt mẫu, rồi đập nhẹ khuôn xuống bàn. - Sau đó đặt khuôn mẫu lên bàn dằn, dằn khoảng 25 lần rồi nhấc khuôn ra, nếu rung trên bàn rung thì cho máy chạy trong khảng hai phút rồi dùng dao gạt bằng mặt mẫu và đặt khuôn vào thùng bảo dưỡng trong 24h ở nhiêt độ khoảng 20oC. - Sau đó tháo mẫu ra khỏi khuôn, một nửa số mẫu đem bảo dưỡng (dưỡng ẩm) , nửa còn lại đem hấp hơi trong 4h kể từ luc sôi. Để mẫu nguội trong nồi đến nhiệt độ thường rồi đem cả mẫh hấp lẫn mẫu dưỡng ẩm cùng ép để xác định cường độ chịu nén. Tốc độ tăng tải trọng không quá 2 – 3 Kg/cm2 trong một giây. - Kết quả lấy giá trị trung bình của 4 mẫu có cường độ cao trong 6 mẫu thử. Sau khi thử cường độ nén của hai loại mẫu trên cần ghi nhận kết quả để tính toán. Khoa Hoá Giáo trình thí nghiệm Hoá Vô cơ chuyên nghành 67 4. Thí nghiệm 5: Xác định độ hoạt tính của phụ gia thủy a. Thí nghiệm: Xác định độ hoạt tính của phụ gia thủy theo phương pháp chậm 30 ngày đêm với 15 lần chuẩn - Lấy 50 – 100g mẫu sấy ở nhiệt độ 110 – 120oC trong 1h cho vào cối sứ nghiền nhỏ. Từ đó lấy tiếp 10g nghiền trong cối mã não đế độ mịn qua sàng No = 0085. Sấy mẫu đến trọng ợng không đổi ở nhiệt độ như trên. - Cân 2g mẫu cho vào bình xác định độ hoạt tính co chia vạch 100ml (bình đã được sấy khô). Dùng pipet hút 100ml dung dịch nước vôi bão hòa (pha theo nồng độ 1,1 – 1,2g/l); nước vôi trước khi sử dụng đã được xác định hàm lượng CaO hoà tan bằng dung dịch HCl 0,1N chuẩn. Sau đó lắc nhẹ cho phụ gia hòa vào nước vôi, đậy nút và bôi vazelin hoặc paraffin để không cho không khí lọt vào. - Đặt bình vào chỗ quy định, sau 24h lấy bình phụ gia lắc trong khoảng 1 phút rồi đặt bình vào chỗ cũ. - Sau 48 h kể từ lúc chuẩn đầu tiên, lấy bình ra một cách nhẹ nhàng, dùng pipet hút 50ml dung dịch (sao cho dung dịch không vẫn đục) cho vào erlen, nhỏ vào 3 – 4 giọt thuốc thử metyl da cam, rồi dùng ddchuẩn 01N để chuẩn lượng CaO còn lại trong dung dịch. Bình phụ gia lại được bổ sung 50ml dung dịch nước vôi bão hòa mới đã được chuẩn vào. Lắc bình kỹ trog một phút và sau đó tiến hành các thao tác như trên. Quá trình thí nghiệm được tiến hành lặp lại như trên với 15 lần chuẩn ứng với 30 ngày đêm. Từ đó ta tính được độ hoạt tính của phụ gia thủy mà ta đem xác định. Ghi chú: Trong quá trình làm thí nghiệm cần chú ý: bình phụ gia thủy đặt ở nơi có nhiệt độ 20 – 25oC; các bình thủy tinh dùng trong thí nghiệm phải được rửa sạch, sấy khô. Bình đựng nước vôi bão hòa cần phải có nut đậy và bảo quản cẩn thận tráh hiện tượng phảnứng với CO2 trong không khí làm sai lệch kết quả. b. Thí nghiệm: Xác định độ hoạt tính của phụ gia thủy theo phương pháp chậm 30 ngày đêm với 15 lần chuẩn - Cách chuẩn bị mẫu tương tự như phương pháp chậm. Nước vôi bão hòa cần chứa trong bình có dung tích lớn 5 – 10lít, bảo quản cẩn thận, có hệ thống dẫn để mỗi lần lấ ra 50ml nước vôi tiện lợi và nhanh nhất. Nớc vôi trước khi xác định nồng độ CaO òa tan bằng HCl 0,1N như phương pháp chậm. - Cân 2g phụ gia thủyđã nghiền mịn qua sàng No 0085, cho phụ gia vào bình xác định độ hoạt tính dung tích 100ml có chia vạch (bình đã được rửa sạch và sấy khô). Dùng pipet hút 100ml nước vôi bão hòa đổ vào bình phụ gia và lắc cho phụ gia hòa đều vào nước vôi trong thời gian 15 phút. Sau đó cho ngay bình vào trong tủ sấy đã giữ ở nhiệt độ 95oC và l mẫu trong tủ sấy 15 phút. Sau đó lấy mẫu ra lắc liên tục trong khoảng 1 phút và tiếp theo lặp lại một lần nữa như trên. Sau lần lưu mẫu hứ hai, lấy bình ra thật cẩn thận tránh bị vẩn ục, dùng pipet hút 50ml dung dịch trong bình phụ gia cho vào erlen đã rửa sạch và sấy khô. Nhỏ thêm vài giọt thuốc thử metyl da cam và chuẩn bằng HCl 0,05N. Ghi lượng axit tiêu tốn vừa chuẩn để tính kết quả. - Cho thêm vào bình phụ gia 50ml nước vôi bão hòa và tiến hành các bước như trên và quá trình được lặp như trên sau 15 lần chuẩn. Khoa Hoá Giáo trình thí nghiệm Hoá Vô cơ chuyên nghành 68 - Phương pháp này nếu được tiến hành cẩn thận, đúng quy trình cho ta kết quả sai lệch không đáng kể so với phương pháp chậm trên. IV. TƯỜNG TRÌNH Quan sát, đánh giá và kết luận tính ổn định thể tích của xi măng. Xác định độ ổn định thể tích như sau: - Hiệu số khoảng cách giữa lần 1 và lần 2 là độ nở của xi măng trong nước lạnh - Hiệu số khoảng cách giữa lần 1 và lần 3 là độ nở toàn bộ của xi măng - Độ nở toàn bộ của xi măng không quá 10mm. Xác định độ dẻo tiêu chuẩn của hồ xi măng. Xác định thời gian đông đặc của hồ xi măng : - Thời gian bắt đầu đông đặc (Tbđ) là thời gian tính từ lúc bắt đầu đổ nước vào cho đến khi kim rơi xuống hồ xi măng còn cách tấm kính bên dưới 0,5 – 1 mm. - Thời gian kết thúc đông đặc (Tkt) là thời gian tính từ lúc bắt đầu đổ nước vào đến lúc kim rơi xuống hồ xi măng không thể sâu quá 1mm. Tbđ = T2 – T1 Tkt = T3 - T1 Trong đó: T1 : thời điểm bắt đầu đổ nước T2 : thời điểm bắt đầu đạt sự đông đặc T3 : thời điểm kết thúc sự đông đặc. - Xác định cường độ chịu nén của xi măng theo phương pháp nhanh: Như trên thí nghiệm, sau khi xác định cường độ nén của 2 loại mẫu trên, ta tính : thường hấp A A η  Trong đó: + Ahấp : độ bền nén mẫu hấp + A thường: độ bền nén mẫu thường Từ tra được K trong bảng quan hệ - K, từ đó tính được mác xi măng theo phương pháp nhanh vữa 1: 0 theo cách sau : A = Ahấp.K (kg/cm2) Trong đó: A : mác xi măng xác định theo phương pháp nhanh vữa 1: 0 Ahấp: cường độ chịu nén của mẫu hấp K : hệ số tỷ lệ  K  K  K 1,0 1,1 1,15 1,07 1,4 1,5 0,96 0,95 1,9 2,0 0,93 0,93 Khoa Hoá Giáo trình thí nghiệm Hoá Vô cơ chuyên nghành 69 1,2 1,3 1,00 0,97 1,7 1,8 0,94 0,94 2,1 2,2 0,90 0,90 - Xác định độ hoạt tính của phụ gia thủy : Kết quả được trình bày theo bảng tính như sau áp dụng cho cả hai phương pháp trên: Bảng tính toán kết quả thí nghiệm Số lần xác định 1 2 3 Ngày xác định Lượng HCl 0,1N tương ứng với 50ml nước vôi, ml Lượng CaO trong 50ml nước vôi, mg Lượng HCl 0,1N tương ứng với 50ml dung dịch xác định, ml Lượng CaO trong 50ml dung dịch xác định , mg Lượng CaO trong 50ml sau khi đã bổ sung 50ml nước vôi, mg Lượng CaO bị phụ gia hấp phụ trong 24h, mg Lượng CaO bị phụ gia hấp phụ trong cả quá trình, mg Thể tích phụ gia trong bình, cm3 Khoa Hoá Giáo trình thí nghiệm Hoá Vô cơ chuyên nghành 70 Chủ biên : ThS. Lê Thị Thanh Hương Biên soạn : Bộ môn Công nghệ Vô cơ Hiệu đính : Phạm Thành Tâm Sửa bản in : Lê Thị Thanh Hương – Nguyễn Thị Cẩm Tú Xong ngày 1.9.2004 tại khoa Hóa trường Cao đẳng Công nghiệp 4

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_thuc_hanh_chuyen_nganh_vo_co_p2_001.pdf