Giáo trình thi hành án dân sự

Thi hành án là hoạt động làm cho các bản án, quyết định đã có hiệu lực thi

hành của Toà án được thực hiện. Nếu như kết quả hoạt động xét xử là đưa ra phán

quyết (bản án, quyết định) trên cơ sở áp dụng các điều luật cụ thể để xem xét các

tình tiết xảy ra, thì kết quả của thi hành án làm cho các phán quyết đó được thực

hiện trong thực tế. Như vậy, thi hành án là hoạt động diễn ra sau khi Toà án đã có

phán quyết giải quyết các tranh chấp trong xã hội hoặc áp dụng các chế tài xử phạt

các hành vi phạm tội. Trong đó, người có quyền thi hành án yêu cầu người có

nghĩa vụ thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ thi hành án của họ đối với mình và

người có nghĩa vụ thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ của mình vì lợi ích của

người có quyền thi hành án.

Theo nghĩa chung nhất, thi hành án dân sự là thực hiện bản án, quyết định dân

sự của toà án.

Theo nghĩa một thuật ngữ pháp lý, có nhiều ý kiến khác nhau về thi hành án

dân sự:

- Ý kiến thứ nhất, cho rằng thi hành án dân sự là một dạng của hoạt động hành

chính, bởi thi hành án dân sự là hoạt động mang tính điều hành, chấp hành. Mà

điều hành, chấp hành là đặc trưng của hoạt động hành chính. Hơn nữa thi hành án

dân sự ở nước ta lại không do toà án – cơ quan tư pháp thực hiện.

- Ý kiến thứ hai lại cho rằng thi hành án dân sự là một dạng của hoạt động

hành chính – tư pháp vì thi hành án dân sự là một dạng hoạt động chấp hành điều

hành quyết định của cơ quan tư pháp – toà án.

pdf34 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 2287 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình thi hành án dân sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cầu. Việc thi hành án dân sự được tính từ ngày ra quyết định thi hành án. Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải phân công chấp hành viên tổ chức thi hành quyết định thi hành án dân sự đó. Người có thẩm quyền thi hành án dân sự có quyền ra quyết định thu hồi, sửa đổi, bổ sung, huỷ quyết định thi hành án. Thu hồi trong trường hợp quyết định thi hành án ban hành không đúng thẩm quyền, quyết định thi hành án sai sót làm thay đổi nội dung vụ việc; căn cứ ra quyết định thi hành án không còn hoặc trong trường hợp chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án (khoản 1 điều 37 LTHADS). Ra quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định thi hành án trong trường hợp quyết định về thi hành án có sai sót mà không làm thay đổi nội dung vụ việc thi hành án (khoản 2 điều 37). Ra quyết định huỷ quyết định thi hành án trong trường hợp phát hiện có các căn cứ thu hồi, sửa đổi, bổ sung quyết định thi hành án quy định tại khoản 1 và khảon 2 điều 37 LTHADS mà thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới không tự khắc phục được sau khi có yêu cầu hặc quyết định thi hành án dân sự vi phạm pháp luật theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền. 3.2. Chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án dân sự Việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án dân sự được quy định theo điều 54 LTHADS, được thực hiện như sau: - Trườn hợp hợp nhất thì cơ quan, tổ chức mới tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án. - Trường hợp sáp nhập thì cơ quan, tổ chức sáp nhập tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án. - Trường hợp chia, tách thì cơ quan ra quyết định chia tách phải xác định rõ cá nhận, cơ quan, tổ chức tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án theo quyết định chia tách. - Trường hợp giải thể thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải thể phải thôgn báo cho cơ quan thi hành án dấn ự biết trược khi ra quyết định. Trường hợp uyền, nghĩa vụ của cơ quan thi hành án được chuyển giao cho cơ quan, tổ chức mới thì cơ quan, tổ chức mới tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án. - Trường hợp phá sản thì quyền, nghĩa vụ thi hành án được thực hiện theo quyết định về phá sản - Trường hợp doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần mà trước đó chưa thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án thì sau khi chuyển đổi tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án. - Trường hợp cá nhân chết thì chuyển giao quyền, gnhiax vụ thi hành án cho người khác theo quy định của pháp luật thừa kế. Khi quyền, gnhiax vụ được chuyển giao thì cá nhânm tổ chức được chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án có quyền làm đơn yêu cầu thi hành án 26 hoặc phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thi hành án theo quy định của pháp luật. 3.3. Ủy thác thi hành án dân sự a. Nguyên tắc uỷ thác (điều 55 LTHADS) - Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải uỷ thác thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có tài sản, làm việc, cư trú hoặc có trụ sở. - Trường hợp người phải thi hành án có nhiều tài sản, làm việc, cư trú ở nhiều địa phương thì thủ trưởng cơ quan thi hành án uỷ thác thi hành án từng phần cho cơ quan thi hành án nơi người phải thi hành án dân sự có điều kiện thi hành - Trường hợp uỷ thác thi hành nghĩa vụ liên quan đến tài sản thì thủ trường cơ quan thi hành án dân sự uỷ thác đến cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có tài sản, nơi làm việc hoặc cư trú của người đó - Việc uỷ thác phải thực hiện trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ ngày xác định có căn cứ uỷ thác b. Thẩm quyền và thủ tục uỷ thác thi hành án dân sự (điều 56 LTHADS) - Cơ quan thi hành án dân sự uỷ thác thi hành án dân sự theo thẩm quyền của mình theo quy định của Luật thi hành án dân sự - Trước khi uỷ thác, cơ quan thi hành án dân sự phải xử lý xong tài sản tạm giữ, thu giữ, tài sản kê biên tại địa bàn có liên quan đến khoản uỷ thác. - Trường hợp thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án nhưng xét thấy cần uỷ thác thì phải ra quyết định thu hồi một phần hoặc toàn bộ quyết định thi hành án dân sự và ra quyết định uỷ thác cho nơi có điều kiện thi hành - Quyết định uỷ thác phải lập thành văn bản, trong đó ghi rõ nôi dung uỷ thác, khoản đã thi hành xong, khảon cần tiếp tục thi hành và các thông tin cần thiết cho việc thực hiện uỷ thác. - Cơ quan thi hành án dân sự uỷ thác phải gửi kèm theo quyết định uỷ thác bản án, quyết định, bản sao biên, bản kê biên, tạm giữ tài sản cho cơ quan thi hành án dân sự nhận uỷ thác. - Cơ quan thi hành án dân sự nhận uỷ thác phải thực hiện việc thi hành đugns theo sự uỷ thác và quy định của pháp luật, không được trả lại quyết định uỷ thác cho cơ quan thi hành án dân sự đã uỷ thác, trừ trường hợp quyết định uỷ thác có sự nhầm lẫn, sai sót rõ ràng về thẩm quyền của cơ quan nhận uỷ thác thi hành án, nội dung thi hành án. - Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định uỷ thác, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nhận uỷ thác phải ra quyết định thi hành án và thông báo bằng văn bản cho cơ quan thi hành án dân sự đã uỷ thác về việc nhận được quyết định đã uỷ thác. 4. Thông báo và xác minh thi hành án dân sự 4.1. Thông báo thi hành án dân sự - Các loại giấy tờ thông báo gồm: 27 + Quyết định thi hành án + Giấy báo, giấy triệu tập + Các văn bản khác có liên qua thi hành án - Người được thông báo gồm: + Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ + Người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến thi hành án - Các hình thức thông báo bao gồm: + Thông báo trực tiếp hoặc qua cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật + Niêm yết công khai + Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Thời hạn thực hiện thông báo là 3 ngày từ ngày ra văn bản. - Thủ tục thông báo: + Thông báo trực tiếp: gao trực tiếp văn bản thông báo cho người được thông báo thi hành án. Nếu người được thông báo là cơ quan tổ chức thì giao văn bản thông báo cho người đại diện theo pháp luật hoặc người chịu trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức đó, và phải được người này kí nhận. + Nếu thông báo qua cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì bưu tá, người được cơ quan thi hành án dân sự uỷ quyền, trưởng thôn, làng, ấp uỷ ban nhân dân cáp xã, thủ trưởng cơ quan đơn vị nơi người được thông báo có địa chỉ cư trú, công tác hoặc chấp hành hình phạt tù giao văn bản cần thông báo cho người được thông báo. + Trường hợp không rõ địa chỉ của người được thông báo thì phải niêm yết văn bản thông báo. Cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp niêm yết hoặc uỷ quyền cho uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được thông báo niêm yết văn bản thông báo tại trụ sở xơ quan thi hành án dân sự, trụ sở uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú hoặc cư trú cuối cùng của người được thông báo. Cơ quan thực hiện việc thông báo phải lập biên bản về việc niêm yết công khai văn bản thông báo. Thời gian niêm yết công khai văn bản thông báo là 10 ngày kể từ ngày niêm yết. + Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng chỉ thực hiện khi pháp luật có quy định hoặc đương sự có yêu cầu. - Ngày được thông báo hợp lệ là ngày kí nhận văn bản thông báo, ngày niêm yết văn bản thông báo hoặc ngày thực hiện việc thông báo lần 2 trên phương tiện thông tin đại chúng. - Chi phí thông báo do người phải thi hành án chịu, trừ trường hợp nhà nước quy định do ngân sách trả hoặc người được thi hành án chịu. 4.2. Xác minh điều kiện thi hành án dân sự Để tổ chức thi hành án có hiệu quả thì phải thực hiện việc xác minh điều kiện thi hành án. Việc xác minh điều kiện thi hành án được quy định tại điều 44 LTHADS và điều 6 Nghị định 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009. Trường hợp người được thi hành án theo đơn yêu cầu thì người được thi hành án phải tự xác minh, nếu người được thi hàn án đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà không thể 28 tự xác minh được điều kiện thi hành án thì có thể yêu cầu chấp hành viên xác minh; trường hợp cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thì chấp hành viên phải tiến hành xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Thời hạn chấp hành viên phải tiến hành việc xác minh là trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày chủ động ra quyết định thi hành án hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu xác minh của người được thi hành án; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải xác minh ngay. Người được thi hành án có thể tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác xác minh điều kiện thi hành án. Khi xác minh, người được thi hành án hoặc người đại diện của họ có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ thông tin về nơi cư trú, quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án cung cấp các thông tin và cơ quan, tổ chức, cá nhân này có trách nhiệm cung cấp; nếu từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Kết quả xác minh này được công nhận làm căn cứ tổ chức thi hành án, trừ trường hợp chấp hành viên thấy cần thiết phải xác minh lại. Việc xác minh được tiến hành trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày chấp hành viên nhận được kết quả xác minh do đương sự cung cấp. Trường hợp người được thi hành án yêu cầu chấp hành viên xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì phải có văn bản yêu cầu xác minh. Văn bản yêu cầu xác minh phải ghi rõ các biện pháp đã áp dụng nhưng không có kết quả và kèm theo tài liệu chứng minh việc người được thi hành án hoặc người đại diện đã tiến hành xác minh nhưng không có kết quả. Việc xác minh tại cơ quan, tổ chức, cá nhân được coi là không có kết quả nếu người được thi hành án hoặc người uỷ quyền chứng minh được đã trực tiếp yêu cầu hoặc yêu cầu bằng văn bản cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin về nơi cư trú, tài sản, thu nhập.. của người thi hành án nhưng quá thời hạn 1 tháng kể từ ngày yêu cầu không nhận được văn bản trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà không có lý do chính đáng. Khi xác minh, châos hành viên phải làm rõ các vấn đề liên quan đến điều kiện thi hành án của người phải thi hành án như điều kiện kinh tế, hiện trạng tài sản, thu nhập cá nhân Trường hợp người phải thi hành án thi hành dồng thời cả khoản nghĩa vụ thi hành án theo đơn yêu cầu và nghĩa vụ thi hành án thuộc diện cơ quan thi hành án dân sự chủ động thi hành thì việc xác minh điều kiện được chấp hành viên chủ động tiến hành cho đến khi người phải thi hành án thi hành xong khảon nghĩa vụ thuộc diện cơ quan thi hành án dân sự chủ động thi hành. Đối với việc thi hành án do cơ quan thi hành án dân sự chủ động thi hành mà người phải thi hành án không có điều kiện thi hành án thì ít nhất 6 tháng một lần chấp hành viên phải xác minh lại điều kiện thi hành án của họ. Trường hợp người phải thi hành án không có điều kiện thi hành án đang chấp hành hình phạt tù hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cưa trú của họ thì thời hạn giữa các lần xác minh không quá 1 năm. Đối với việc thi hành án theo đơn yêu cầu thì việc xác minh lại được thực hiện theo yêu cầu của người được thi hành án. Người được thi hành án có nghĩa vụ chứng minh việc người phải thi hành án có tài sản để thi hành án và yêu cầu thi 29 hành án trở lại trong trường hợp thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự sẽ ra quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án. 5. Áp dụng các biện pháp thi hành án dân sự 5.1. Áp dụng biện pháp tự nguyện thi hành án dân sự Tự nguyện thi hành án là việc đươcng sự tự thi hành nghĩa vụ thi hành án của họ theo nội dung bản án, quyết định hoặc theo sự thoả thuận thi hành án giữa họ. Đây là biện pháp được áp dụng trước tiên sau khi có quyết định thi hành án trước khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự. Theo quy định tại điều 45 LTHADS, người phải thi hành án có thưoif hạn tự nguyện thi hành án là 15 ngày, kể từ ngày nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án. Vì vậy, chấp hành viên phải cho người phải thi hành án một thời hạn để họ tự nguyện thi hành án. Đối với vụ việc đơn giản người có nghĩa vụ thi hành án có điều kiện thực hiện nghĩa vụ của họ thì chấp hành viên có thể ấn định thời gian tự nguyện ngắn hơn 15 ngày. Đối với vụ việc phức tạp, số tiền phải thi hành án lớn thì chấp hành viên có thể kéo dài thời gian tự nguyện hơn nhưung không quá 15 ngày. Trong quá trình thi hành án, các đương sự có quyền thoả thuận thi hành án nên để người phải thi hành án tự nguyện thi hành án thì chấp hành viên phải tôn trọng sự thoả thuận của các đương sự. Nếu các đương sự không tự nguyện thi hành theo nội dung đã thoả thuận thì châos hành viên căn cứ vào bản án, quyết định để tổ chức thi hành án. Trong trường hợp theo bản án mà một bên được nhận tài sản và phải thông báo cho người khác giá trị tài sản của họ được nhận nhưng tại thời điểm thi hành án, giá tài sản thay đổi thì châos hành viên có thể giúp các đương sự thương lượng thoả thuận về việc thanh toán theo giá mới. Nếu các bên không thể thanh toán theo giá mới thì theo quy định tịa điều 59 LTHADS chấp hành viên cho định giá lại tài sản theo quy định tại điều 98 của luật này để thi hành án. 5.2. Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự Trường hợp người phải thi hành án không nhận thức đúng nghĩa vụ thi hành án của mình, chây lỳ, trốn tránh việc thi hành án thì việc áp dụng biện pháp thi hành án này không có hiệu quả mà nhiều khi tác dụng ngược lại. Vì thế, để đảm bảo hiệu quả thi hành án, cùng với việc áp dụng biện pháp tự nguyện thi hành án, chấp hành viên phải áp dụng cả biện pháp cưỡng chế thi hành án. Theo quy định tại điều 45 và điều 46 LTHADS thì chấp hành viên được áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án trong các trường hợp sau: - Hết thời hạn tự nguyện thi hành án do chấp hành viên ấn định mà người phải thi hành án có điều kiện thi hành án không tự nguyện thi hành. - Cần phải ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản, huỷ hoại hoặc trốn tránh việc thi hành án của người phải thi hành án. Thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định tại các điều từ điều 70 đến điều 121 LTHADS và từ điều 8 đến điều 17 Nghị định 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009. 30 6. Hoãn, tạm đình chỉ và đình chỉ thi hành án dân sự và trả lại đơn yêu cầu thi hành án dân sự 6.1. Hoãn thi hành án dân sự Hoãn thi hành án dân sự là việc cơ quan thi hành án dân sự quyết định chưa tổ chức thi hành bản án, quyết định khi có căn cứ pháp luật quy định. Việc hoãn thi hành án được thực hiện theo quy định tại điều 48 LTHADS. - Căn cứ hoãn thi hành án dân sự: + Người phải thi hành án ốm nặng, có xác nhận của cơ sở y tế cấp huyện trở lên; chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án hoặc vì lý do chính đáng khác mà ngườ phải hti hành án khác không thể tự mình thực hiện được nghĩa vụ theo bản án. + Người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án + Người phải thi hành các khaonr nộp ngân sách nhà nước không có tài sản hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản đó không đủ chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc có tài sản nhưng tài sản thuộc loại không được kê biên + Tài sản kê biên có tranh chấp đã được toà án thj lý để giải quyết + Việc thi hành án đang trong thời hạn cơ quan có thẩm quyền giải thích bản án, quyết định hoặc trả lưoif kiền nghị của cơ quan THADS về việc xem xét lại bản án, quyết định của toà án theo thủ tục giám đốc thẩm tái thẩm - thời hạn hoãn thi hành án dân sự: + thời hạn hoãn thi hành án trong trường hợp người có thẩm quyền kháng nghị yêu cầu hoãn thi hành án không quá 3 tháng, kể từ ngày ra văn bản yêu cầu hoãn thi hành án + Đối với các trường hợp khác, thời hạn hoãn thi hành án cho đến khi lý do của việc hoãn không còn nữa - Thẩm quyền và thủ tục hoãn thi hành án dân sự + Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án có thẩm quyền ra quyết định hoản thi hành án + Khi có căn cứ hoãn thi hành án thì chấp hành viên chịu trách nhiệm thi hành án đề nghị thủ trưởng cơ quan THADS ra quyết định hoãn thi hành án. + Thủ trưởng cơ quan THADS ra quyết định hoãn thi hành án bằng văn bản trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ hoãn thi hành án +Trường hợp hoãn thi hành án do người được thi hành án đồng ý cho người phải nộp thi hành án hoãn thi hành án thì việc đồng ý pahir lập thành văn bản ghi rõ thời hạn hoãn, có chữ ký của các bên + Đối với việc hoãn thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì người có thẩm quyền kháng nghị bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm tái thẩm có yêu cầu hoàn thi hành án phải có văn bản gửi cho cơ quan THADS, trong đó ghi rõ thời hạn hoãn thi hành án, phải có chữ ký của người có thẩm quyền. - Hậu quả pháp lý của hoãn thi hành án dân sự: 31 +Sau khi có quyết định hoãn thi hành án, các hoạt động thi hành án dân sự được tạm ngừng lại + Trường hợp vụ việc đã được thi hành 1 phần hoặc đã được thi hành xong thì cơ quan THADS phải có văn bản thông báo ngay cho người có yêu cầu hoãn thi hành án + Trong thời gian hoãn THA, người phải THA không phải chịu lãi suất chậm THA. + Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ khi căn cứ hoãn thi hành án không còn, hết thời hạn hoãn thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền kháng nghị hoặc nhận đượ văn bản trả lời của người có thẩm quyền kháng nghị về việc không có căn cứ kháng nghị thì thủ trưởng cơ quan THADS phải ra quyết định tiếp tục thi hành án. 6.2. Tạm đình chỉ thi hành án dân sự Tạm đình chỉ thi hành án dân sự là việc cơ quan THADS quyết định tạm ngừng thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án khi có căn cứ pháp luật quy định. Việc tạm đình chỉ thi hành án được thực hiện theo quy định tại điều 49 LTHADS. - Căn cứ tạm đình chỉ THADS: + Cơ quan THADS nhận được thông báo của toà án về việc đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án + Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đóc thẩm, tái thẩm - Thời hạn tạm đình chỉ THADS; + Thời hạn tạm đình chỉ THA trong trường hợp nhận được thông báo của toà án về việc đã thụ lý đơn yêu cẩu mở thủ tục phá sản đối với người đã thi hành án theo thời hạn giải quyết việc tuyên bố phá sản của toà án. + Thời hạn tạm đình chỉ THA trong trường hợp bản án, quyết định bị kháng nghị theo thủ tục giám đóc thẩm tái thẩm cho đến khi có quyết định giám đóc thẩm, tái thẩm. - Thẩm quyền và thủ tục tạm đình chỉ THADS: + Thủ trưởng cơ quan THADS ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án khi nhận được thông báo của toà án về việc đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án. Thời hạn ra quyết định là 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của toà án. + Người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm tái thẩm có quyền tạm đình chỉ bản án, quyết định bị kháng nghị. Việc quyết định tạm đình chỉ THA trong trường hợp này có thể thực hiện ngay khi ra quyết định kháng nghị hoặc sau khi có quyết định kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đóc thẩm, tái thẩm. + Thủ trưởng cơ quan THADS thông báo việc tạm đình chỉ THA khi nhận được quyết định tạm đình chỉ THA của người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. - Hậu quả pháp lý: 32 + Sau khi có quyết định tạm đình chỉ THA các hoạt động thi hành án được tạm ngừng lại. + Trường hợp bản án, quyết định đã được thi hành án 1 phần hoặc toàn bộ thì thủ trưởng cơ quan THADS phải thông báo ngay bằng văn bản cho người đã kháng nghị. + Trong thời hạn tạm đình chỉ thi hành án, do có kháng nghị người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án + Thủ trưởng cơ quan THADS ra quyết định tiếp tục thi hành án khi nhận được quyết định rút kháng nghị của người có thẩm quyền hoặc quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của toà án giữ nguyên bản án, quyết định bị kháng nghị hoặc quyết định của toà án về việc đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản, đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Thời hạn ra quyết định tiếp tục thi hành án là 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định này. 6.3. Đình chỉ thi hành án dân sự Đình chỉ thi hành án dân sự là việc cơ quan THADS quyết định ngừng hẳn việc thi hành án dân sự khi có căn cứ do pháp luật quy định. Việc đình chỉ thi hành án được thực hiện theo quy định tại điều 50 LTHADS. - Căn cứ đình chỉ THADS: + Người phải THA chết không để lại di sản hoặc theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế. + Người được thi hành án chết mà theo quy định của pháp luật, quyền và lợi ích của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế hoặc không có người thừa kế. + Đương sự có thoả thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành án có văn bản yêu cầu cơ quan THADS không tiếp tục việc THA, trừ trường hợp việc đình chỉ THA ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ 3. + Bản án, quyết định bị huỷ 1 phần hoặc toàn bộ + Người phải thi hành án là tổ chức đã bị giải thể, không còn tài sản mà theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của họ không được chuyển giao cho tổ chức khác + Có quyết định miễn hoặc giảm một phần nghĩa vụ THA + Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với người phải THA + Người chưa thành niên được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định đã thành niên. - Thẩm quyền và thủ tục đình chỉ THADS: + THủ trưởng cơ quan THADS đã ra quyết định THA có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ THA + KHi có căn cứ đình chỉ THADS chấp hành viên đề nghị thủ trưởng cơ quan THADS quyết định + Thủ trưởng cơ quan THADS ra quyết định đình chỉ THADS bằng văn bản trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ đình chỉ THA. 33 - Hậu quả pháp lý: + Sau khi có quyết định đình chỉ THADS, các hoạt động THADS được ngừng lại hẳn. + Trường hợp quyết định đình chỉ THA do bản án, quyết định bị huỷ 1 phần hoặc toàn bộ thì các đương sự có thể thoả thuân với nhau về việc giải quyết hậu quả của việc đã thi hành bản án, quyết định hoặc một phần bản án, quyết định bị huỷ. 6.4. Trả lại đơn yêu cầu thi hành án dân sự - Căn cứ trả lại đơn yêu cầu THADS: + Người phải thi hành án không có tài sản để THA hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc tài sản đó theo quy định của pháp luật không được xử lý để THA + Người phải thi hành án không có thu nhập hoặc mức thu nhập thấp, chỉ đảm bảo mức sống tối thiểu cho người phải thi hành án và gia đình + Tài sản kê biên không bán được mà người được thi hành án không nhận để thi hành án + Người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ về trả vật đặc định nhưng vật phả trả không còn hoặc hư hỏng đến mức không thể sử dụng được mà đương sự không có thoả thuận khác - Thẩm quyền và thủ tục trả lại đơn yêu cầu THADS: + Khi có căn cứ trả lại đơn yêu cầu THA chấp hành viên đề nghị thủ trưởng cơ quan THADS trả lại đơn yêu cầu THA. + Thủ trưởng cơ quan THADS ra quyết định trả lại đơn yêu cầu THA bằng văn bản. - Hậu quả pháp lý: + Sau khi thủ trưởng coq uan THADS ra quyết định trả lại đơn yêu cầu THADS, các hoạt động thi hành án được tạm ngừng lại. + Người được thi hành án có quyền theo dõi tình hình tài sản, thu nhập của người được thi hành án. + Khi người phải thi hành án có điều kiện thi hành thì người được thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan THA thi hành án trong thời hiệu yêu cầu tHADS quy định tại khoản 1 điều 30 LTHADS kể từ ngày pahts hiện người phải thi hành án có điều kiện thi hành. 7. Bảo quản tài sản thi hành án, thanh toán tiền thi hành án, kết thúc thi hành án và xác nhận kết quả thi hành án dân sự 7.1. Bảo quản tài sản thi hành án 7.2. Thanh toán tiền thi hành án 7.3. Kết thúc thi hành án dân sự 7.4. Xác nhận kết quả thi hành án dân sự 8. Xử lý tài sản tịch thu và tiêu hủy vật chứng trong thi hành án dân sự 8.1. Xử lý tài sản tịch thu 8.2. Tiêu hủy vật chứng, tài sản 34 Câu hỏi ôn tập: 1. Việc chuyển giao bản án, quyết định cho cơ quan THADS được thực hiện như thế nào? 2. Luật THADS 2008 quy định như thế nào về thủ tục nhận bản án, quyết định? 3. Thơi hiệu yêu cầu thi hành án theo quy định LTHADS 2008? 4. Đơn yêu cầu thi hành án bao gồm những nội dung gì? 5. Thủ tục gửi đơn yêu cầu thi hành án được thực hiện như thế nào? 6. Luật THADS 2008 quy định như thế nào về thủ tục nhận đơn yêu cầu thi hành án? 7. Trong các trường hợp nào thì cơ quan thi hành án dân sự có quyền từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án? 8. Luật THADS 2008 quy định về thẩm quyền thi hành án của cơ quan THADS cấp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgtkl0008_p1_2749.pdf