Giáo trình Thể loại và phương pháp thể hiện bài hát mẫu giáo

Âm nhạc là một trong những hình thái của ý thức xã hội, phụ thuộc vào những hoạt động

và quy luật chung của tự nhiên. Đồng thời, âm nhạc còn có những quy luật riêng bắt nguồn từ

tính chất đặc thù của loại hình nghệ thuật này.

Cũng như các loại hình nghệ thuật khác: hội họa sử dụng đường nét hình khối, màu sắc;

văn thơ sử dụng sức mạnh của ngôn từ; âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh.

Từ các âm thanh phong phú của cuộc sống, loài người đã sáng tạo và ngày càng hoàn thiện

nghệ thuật âm nhạc để phản ánh mọi hoạt động của con người bằng ngôn ngữ riêng, dựa trên

hai yếu tố cơ bản là giai điệu và tiết tấu. Những yếu tố ấy đã được tổ chức một cách chặt chẽ,

tạo thành những hệ thống có tính lôgic, trình bày và phát triển qua thời gian, để phản ánh những

cấu trúc mẫu mực khác nhau, những hình thức âm nhạc khác nhau. Do vậy, bản chất thời gian

là một trong những tính chất quan trọng và đặc biệt của âm nhạc. Khi âm nhạc vang lên, không

thể ngừng lại phía sau, mà sự trình bày, phát triển là liên tục để biểu hiện đường tiến triển của

nội dung hình tượng, của ý tưởng âm nhạc.

pdf67 trang | Chia sẻ: Kiên Trung | Ngày: 11/12/2023 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Thể loại và phương pháp thể hiện bài hát mẫu giáo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài Hò giã gạo, Hò leo dốc, Hò mái nhặt, Hò mái ba, Hò đua thuyền v.v... 29. Hò đua thuyền (Dân ca liên khu V) Nhanh, khỏe Ghi âm: Trương Đình Quang 40 5.3. Một số ví dụ cho hình thức một đoạn đơn Bài hát: CHÚ BỘ ĐỘI Vui tươi Nhạc và lời: Hoàng Hà Đoạn a Câu x y Kết cấu Tiết t1 t2 t1 t2 Tiết tấu Nhịp: 2/4 2+2 2+2 2+2 2+2 Hòa thanh C-F-C C-G-C C-G C-G-C - Bài hát: Chú bộ đội – viết ở giọng Đô trưởng (C – dur); Hình thức một đoạn đơn. - Thể loại bài hát: Nhanh, vui, hoạt bát. - Thang âm: 5 âm. - Câu 1: Từ “Vai chú mang súng” đến “trông thật xinh”. + Tiết 1: Từ “Vai chú mang súng” đến “sao đẹp xinh”. + Tiết 2: Từ “Đi trong hàng ngũ” đến “trông thật xinh”. Kết câu 1 ở bậc III của giọng chủ. - Câu 2: Từ “Chú bộ đội” đến “cho hòa bình”. + Tiết 1: Từ “Chú bộ đội” đến “yêu chú lắm”. + Tiết 2: Từ “Súng chắc trong” đến “cho hòa bình”. Kết câu 2 ở bậc I của giọng chủ. 41 Bài hát: ĐÊM TRUNG THU Vui-Rộn ràng Nhạc và lời: Phùng Như Thạch Đoạn a Câu x y Kết cấu Tiết t1 t2 t1 t2 Tiết tấu Nhịp: 2/4 2+2 2+2 2+2 2+2 Hòa thanh A D-A D-Bm E-A - Bài hát: Đêm trung thu – viết ở giọng La trưởng (A – dur); Hình thức một đoạn đơn. - Thể loại bài hát: Nhanh, vui, hoạt bát. - Thang âm: 5 âm. - Câu 1: Từ “Thùng thình thùng thình” đến “quanh vòng quanh”. + Tiết 1: Từ “Thùng thình thùng thình” đến “ngoài đình”. + Tiết 2: Từ “Có con sư tử” đến “quanh vòng quanh”. Kết câu 1 ở bậc V của giọng chủ. - Câu 2: Từ “Trung thu liên hoan” đến “cất tiếng hát vang”. + Tiết 1: Từ “Trung thu liên hoan” đến “ngập đường làng”. + Tiết 2: Từ “Dưới ánh trăng” đến “cất tiếng hát vang”. Kết câu 2 ở bậc I của giọng chủ. 42 Bài hát: GÀ GÁY Dân ca Cống Vui-Hoạt Lời: Huy Trân Đoạn a Câu x y Kết cấu Tiết t1 t2 t1 t2 Tiết tấu Nhịp: 2/4 2+2 2+2 2+2 2+2 Hòa thanh D-G G-D G-D D-G - Bài hát: Gà gáy – viết ở giọng G – dur ; Hình thức một đoạn đơn. - Thể loại bài hát: Nhanh, vui, hoạt bát. - Thang âm: 5 âm. - Câu 1: Từ “Con gà gáy” đến “rồi ai ơi! (lần 2)”. Tiết 1: Từ “Con gà gáy ” đến “rồi ai ơi! (lần 1)”. Tiết 2: Từ “Gà gáy té le” đến “rồi ai ơi! (lần 2)”. Kết câu 1 ở bậc V của giọng chủ. - Câu 2: Từ “Nắng sang lên rồi” đến “rồi ai ơi! (lần 4)”. Tiết 1: Từ “Nắng sang lên rồi” đến “rồi ai ơi! (lần 3)”. Tiết 2: Từ “Rừng và” đến “rồi ai ơi! (lần 4)”. Kết câu 2 ở bậc I của giọng chủ. 43 * Ghi chú: Ở một số bài dân ca (như bài Gà gáy – dân ca Cống trên), viết ở giọng Xon trưởng nhưng không sử dụng bộ dấu hóa của giọng Son trưởng - một dấu thăng (1#) ở nốt Pha. Vì bài này được viết ở thang năm âm: G – A – B – D – E không có nốt Đô và Pha. Tuy nhiên ta vẫn có thể xác định được giọng nhờ vào âm cuối bài và các âm ổn định bậc I – III – V. Bài hát: ĐÀN GÀ CON Nhạc: PHI-LÍP-PEN-CÔ Nhịp vừa – Vui vẻ Lời Việt: VIỆT ANH Đoạn a Kết cấu Câu x x’ Tiết t1 t2 t1’ t2’ Tiết tấu Nhịp: 2/4 2+2 2+2 2+2 2+2 Hòa thanh F C-F F C-F - Bài: Đàn gà con – viết ở giọng Pha trưởng (F – dur); Hình thức một đoạn đơn. - Thể loại bài hát: Nhanh, vui, hoạt bát. - Thang âm: 4 âm. - Câu 1: Từ “Trông kia đàn gà” đến “đi lon ton”. + Tiết 1: Từ “Trông kia đàn gà” đến “ăn trong vườn”. + Tiết 2: Từ “Cùng tìm mời ăn” đến “đi lon ton”. Kết câu 1 ở bậc I của giọng chủ. - Câu 2: Từ “Từ “Thóc vãi rồi ” đến “con xinh kia ơi”. + Tiết 1’: Từ “Thóc vãi rồi” đến “no căng diều”. + Tiết 2: Từ “Rồi cùng nhau” đến “con xinh kia ơi”. Kết câu 2 ở bậc I của giọng chủ. 44 Bài hát: SE CHỈ LUỒN KIM Vừa phải Dân ca Quan họ Bắc Ninh Đoạn a Câu x y Kết cấu Tiết t1 t1’ t1 t2 Tiết tấu Nhịp: 2/4 3+3+2 3+3 3+2 4+4+2 Hòa thanh Dm Dm Dm-Bb Dm-F-Dm - Bài: Se chỉ luồn kim – viết ở giọng rê thứ (d – moll); Hình thức một đoạn đơn. - Thể loại bài hát: Trữ tình, nhẹ nhàng. - Câu 1: Từ “Se chỉ ố mấy” đến “kim bên luồn kim”. + Tiết 1: Từ “Se chỉ ố mấy – lần 1” đến “ngồi rồi”. + Tiết 2: Từ “Se chỉ ố mấy – lần 2” đến “kim bên luồn kim”. Kết câu 1 ở bậc V của giọng chủ. - Câu 2: Từ “Thêu vào tình chung” đến “Người cho người”. + Tiết 1: Từ “Thêu vào tình chung ” đến “í a ì a”. 45 + Tiết 2: Từ “Gửi ra” đến “Người cho người”. Kết câu 1 ở bậc I của giọng chủ. * Ghi chú: Một số tài liệu của môn Lý thuyết Âm nhạc (Nhạc lý) nốt Xi kí hiệu là H – Xi giáng là B; nhưng trong Giáo trình Âm nhạc tập một (dành cho sinh viên đại học Sư phạm Mầm non) nốt Xi ký hiệu là B – Xi giáng là Bb; ở phần hòa thanh của các bài phân tích trên đây chúng tôi ký hiệu theo cách thứ hai, Bb là hợp âm Xi giáng trưởng – Bm là hợp âm Xi thứ. Tóm tắt 1. Đoạn nhạc là hình thức âm nhạc nhỏ nhất, trình bày một tư duy âm nhạc hoàn chỉnh, có tính thống nhất cao về chủ đề qua âm điệu, tiết tấu cũng như các phương pháp diễn tả khác. Đoạn nhạc thường được kết trọn ở giọng chính hoặc kết trọn ở giọng chuyển gần. 2. Các dạng cấu trúc phổ biến của đoạn nhạc (dù chúng có chức năng khác nhau) gồm: Đoạn nhạc gồm hai câu nhạc với lối cấu trúc nhắc lại. Đoạn nhạc gồm hai câu nhạc với lối cấu trúc không nhắc lại; câu hai tiếp tục phát triển hoặc tương phản. Đoạn nhạc gồm ba câu nhạc, hai câu đầu thường có tính tương phản với nhau và câu ba tạo sự cân bằn ổn định để có tính thống nhất. 3. Đoạn nhạc dùng để trần thuật chủ đề, giữ chức năng là phần trình bày; đồng thời nhiều bài ca, bản nhạc, đặc biệt là dân ca, dân vũ đều cấu trúc ở hình thức đoạn đơn. Đoạn nhạc là tác phẩm độc lập không khác về cấu trúc nhưng chức năng các câu giữ vị trí khác nhau trong tác phẩm. 4. Những bổ sung về cấu trúc  Đoạn nhạc cấu trúc cân phương thường gồm hai câu nhạc có số lượng nhịp chẵn như nhau: 4 nhịp+4 nhịp; 8+8; 16+16 ...  Cấu trúc câu giai điệu thường có các dạng: tính chu kỳ, tổng hợp và chia nhỏ. Đoạn nhạc là tác phẩm độc lập hoặc là phần trình bày của một hình thức đều có thể được nhắc lại nguyên dạng hoặc có biến đổi (a a a hoặc a a1 a2...) được gọi là những biến khúc. 5. Dân ca người Việt có nhiều bài cấu trúc ở hình thức một đoạn đơn. Dạng đoạn nhạc gồm hai câu nhạc với lối cấu trúc không nhắc lại là phổ biến nhất. Ngoài ra có các dạng với lối cấu trúc biến tấu; có điệp khúc; đôi khi câu hai được nhắc lại chất liệu một vài nhịp đầu của câu một. Ngoài đoạn nhạc có hai câu nhạc, còn có loại đoạn nhạc gồm ba câu nhạc hoặc loại cấu trúc gồm hai thành phần chất liệu khác nhau, luân phiên tạo tính chu kỳ. 46 Câu hỏi 1. Trình bày khái niệm về hình thức một đoạn đơn và chức năng của hình thức này. 2. Các dạng cấu trúc phổ biến của hình thức một đoạn đơn. Mối tương quan giữa các câu nhạc trong lối tiến hành kết câu, kết đoạn. 3. Ứng dụng của hình thức đoạn nhạc.  Thế nào là đoạn nhạc cân phương và không cân phương?  Cấu trúc câu giai điệu thường có các dạng nào?  Sự nhắc lại của đoạn nhạc. 4. Muốn phân tích các dạng cấu trúc trong dân ca người Việt, cần phải quan tâm tới các vấn đề nào ngoài các phương tiện diễn tả âm nhạc? Hãy trình bày các dạng đoạn nhạc thường gặp trong dân ca người Việt. 47 Bài tập 1. Hãy dùng các ví dụ 6, 7 và từ 14 đến ví dụ 29 để phân tích thành câu nhạc, tiết nhạc, mô-típ và từ đó có nhận xét về cấu trúc câu giai điệu qua các dạng: có tính chu kì, tổng hợp, chia nhỏ (hoặc kết hợp các dạng trong một câu, một đoạn). 2. Phân tích cấu trúc các bài hát sau đây; chú ý tìm hiểu nội dung, hình tượng tác phẩm thông qua các phương pháp diễn tả mối quan hệ về công năng hòa âm qua các cách kết câu, kết đoạn; cuối cùng ghi thành sơ đồ cấu trúc từng bài theo số nhịp của tiết nhạc và câu nhạc.  Nguyễn Đức Toàn: Biết ơn chị Võ Thị Sáu (16 nhịp đầu)  Xuân Hồng: Mùa xuân bên cửa sổ (18 nhịp đầu)  Huy Du: Cùng anh tiến quân trên đường dài (20 nhịp đầu)  Phạm Tuyên: Tiếng chuông và ngọn cờ (16 nhịp đầu)  Phan Trần Bảng: Bài ca đi học  Hoàng Lân: Mèo con đi học  Phan Huỳnh Điểu: Đội kèn tí hon  Huy Du: Chưa hết giặc ta chưa về  Hàn Ngọc Bích: Tre ngà bên lăng Bác  Xuân Giao: Em mơ gặp Bác Hồ 48 Chương IV: HÌNH THỨC HAI ĐOẠN ĐƠN  Mục đích, yêu cầu 1. Trang bị cho học viên hiểu biết khái niệm và chức năng từng phần của hình thức hai đoạn đơn. 2. Hiểu biết các dạng cấu trúc của hình thức hai đoạn đơn. 3. Biết các phần phụ và sự nhắc lại của các phần chính. 4. Biết ứng dụng của hình thức hai đoạn đơn. 1. Khái niệm chung 1.1. Định nghĩa Hình thức hai đoạn đơn gồm có hai phần, mỗi phần không vượt quá khuôn khổ của đoạn nhạc và được biểu thị như sau: a b đoạn một đoạn hai Hai phần của hình thức hai đoạn đơn có chức năng khác nhau. Đoạn thứ nhất là phần trình bày (a) giữ chức năng trần thuật chủ đề và cấu trúc ở hình thức một đoạn đơn, thường kết trọn ở giọng chính ban đầu hoặc chuyển sang giọng mới, giọng gần. Đoạn thứ hai (b) có chức năng phức tạp hơn tùy thuộc vào sự phát triển của chủ đề để chia thành các dạng cấu trúc khác nhau. Đoạn này vừa giữ chức năng của phần giữa và phần tái hiện hay kết của hình thức và có cấu trúc ở hình thức đoạn nhạc. 49 1.2. Ví dụ 30. Em là bông hồng nhỏ Vừa phài – Tình cảm, trong sáng Trịnh Công Sơn 31. Tiếng chuông và ngọn cờ Phạm Tuyên 50 Ví dụ 34 và 35 là những tác phẩm viết ở hình thức hai đoạn đơn. * Em là bông hồng nhỏ của Trịnh Công Sơn (ví dụ 30) là bài hát ca ngợi tình cảm trong sáng, thơ ngây của tuổi nhỏ khi nghĩ về gia đình, nhà trường, về thiên nhiên qua những cảm xúc nhẹ nhàng, bay bổng. Bài hát gồm có hai đoạn nhạc, mỗi đoạn nhạc có hai câu nhạc. Đoạn thứ nhất của bài là đoạn nhạc với lối cấu trúc nhắc lại gồm có hai câu nhạc cân phương (2 nhịp +2+2+2 và 2+2+2+2). Nhịp thứ bảy của câu một xuất hiện âm Đô thăng để li điệu sang giọng Rê trưởng và kết câu nhạc ở bậc I của giọng mới, đồng thời âm Rê là âm bậc V của giọng Xon trưởng. Câu thứ hai là nhắc lại nguyên dạng câu thứ nhất với lời ca mới, thay đổi giai điệu ở cuối nhịp thứ bảy để kết trọn đoạn nhạc về chủ âm của giọng chính – Xon trưởng. Đoạn thứ hai cấu trúc câu nhạc thay đổi nên có khuôn khổ ngắn hơn so với đoạn thứ nhất. Câu thứ nhất chỉ có sáu nhịp, chia thành ba tiết nhạc, mỗi tiết nhạc có hai mô-típ, mỗi mô-típ là một nhịp và tiết thứ ba không chia thành mô-típ được (1+1, 1+1 +2). Đầu câu một của đoạn hai có âm hưởng của hợp âm mi thứ. Câu thứ hai của đoạn hai là tái hiện lại câu thứ hai của đoạn một, chỉ khác một chút ở nhịp thứ bảy về cao độ cho hợp với thanh điệu của từ và kết trọn bài hát về giọng Xon trưởng. * Tiếng chuông và ngọn cờ (ví dụ 31) của Phạm Tuyên là bài hát ở thể loại hành khúc gồm có hai đoạn, mỗi đoạn nhạc gồm hai câu nhạc. Đoạn một viết ở giọng rê thứ, với tính chất nhịp đi, trầm hùng. Câu thứ nhất có hai tiết nhạc, tương phản về lối tiến hành giai điệu giữa chúng. Tiết một giai điệu đi xuống dần, còn tiết hai từ âm chủ đi lên để kết câu một ở âm bậc V. Câu thứ hai cũng có hai tiết nhạc, nhưng cuối tiết hai kết về chủ âm. Đoạn hai được chuyển sang giọng Rê trưởng, âm nhạc có tính chất sáng sủa, nhộn nhịp và ở nhịp độ nhanh hơn. Đoạn nhạc cũng gồm hai câu nhạc, với lối cấu trúc nhắc lại. Nếu bỏ bớt nhịp cuối cùng do âm ngân dài, toàn bài hát có cấu trúc cân phương, mỗi câu nhạc có 8 nhịp. 51 2. Các dạng cấu trúc hình thức hai đoạn đơn 2.1. Ví dụ 32. Hà Nội mùa xuân Moderato Văn Ký Bài Hà nội mùa xuân cấu trúc ở hình thức hai đoạn đơn, gồm có hai phần (a, b), mỗi phần là một đoạn đơn, trong đó câu nhạc thứ hai của đoạn hai (b) họa lại câu nhạc thứ nhất của đoạn một (a) nhưng ở mỗi bài có những chi tiết khác nhau trong thủ pháp nhắc lại. Bài Hà nội mùa xuân (ví dụ 32) của Văn Ký là dạng ca khúc nghệ thuật (rô-măng-xơ), ca khúc trữ tình viết về tình yêu lứa đôi. Âm nhạc có tính dàn trải du dương, bay bổng, thiết tha được thể hiện qua lối tiến hành giai điệu và âm hình tiết tấu gần giống nhau ở các câu nhạc; ngoại trừ câu một của đoạn hai với tính chất dồn tiết tấu để dẫn tới cao trào toàn bài ở nhịp thứ 24, đồng thời cũng là câu nhạc chuyển sang giọng mới – Pha trưởng. Đoạn thứ nhất là đoạn nhạc gồm hai câu nhạc, cấu trúc nhắc lại, mỗi câu dài 8 nhịp; câu hai nhắc lại mô phỏng về cao độ và cuối câu chuyển (tạm) sang giọng Pha trưởng, sau đó mở rộng hai nhịp trên âm rải của hợp âm chủ Xi giáng trưởng vừa kết đoạn một, vừa có giá trị là cầu nối sang đoạn sau. 52 Đoạn thứ hai có câu một, như trên đã trình bày, chuyển sang giọng Pha trưởng, dài 8 nhịp. Câu hai là tái hiện gần nguyên dạng câu một của đoạn thứ nhất, chỉ thay đổi những nhịp cuối cùng để kết trọn về giọng Xi giáng trưởng và kéo dài thêm một nhịp nữa. Ví dụ 36 là hình thức hai đoạn đơn có tái hiện. Ta có thể tham khảo thêm các bài ca cũng có cấu trúc giống với hai bài ấy như Em là bông hồng nhỏ (ví dụ 30), Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác (Hoàng Long, Hoàng Lân), Xôn xao mùa xuân (Huy Trân), Làng tôi (Văn Cao), Khát vọng mùa xuân (Mozart). Trong thực tế, ta còn gặp các dạng cấu trúc khác của hình thức hai đoạn đơn, trong đó câu hai của đoạn hai không nhắc lại chất liệu của đoạn đầu, như các ví dụ sau: 33. Thuyền và biển (trích thơ Xuân Quỳnh) Thong thả Phan Huỳnh Điểu 53 34. Cùng anh tiến quân trên đường dài Thong thả - thắm thiết Nhạc: Huy Du Thơ: Xuân Sách Bài Thuyền và biển (ví dụ 33) - bản tình ca lứa đôi với tính triết lí sâu sắc viết ở hình thức hai đoạn đơn không có tái hiện. Đoạn một gồm hai câu nhạc, cấu trúc nhắc lại, mỗi câu có hai 54 tiết nhạc, mỗi tiết nhạc dài ba nhịp. Đoạn hai tiếp tục phát triển chất liệu từ đoạn một và gồm hai câu nhạc, mỗi câu có hai tiết nhạc, mỗi tiết nhạc dài bốn nhịp. Tiết thứ hai của câu hai được nhắc lại mô phỏng có giá trị là phần kết của toàn tác phẩm. Bài Cùng anh tiến quân trên đường dài (ví dụ 34) là bài ca viết về anh hùng Nguyễn Viết Xuân. Bài hát có cấu trúc ở hình thức hai đoạn đơn không có tái hiện, gồm hai phần tương phản. Đoạn một (a) ca ngợi quê hương người anh hùng, âm nhạc vang lên chậm rãi, tha thiết, gồm hai câu nhạc, trong đó câu hai là nhắc lại câu một, chỉ khác nhau ở lối tiến hành kết câu với lời ca mới. Câu một kết ở bậc V, câu hai kết ở bậc I của giọng la thứ. Cả hai câu đều có cấu trúc câu giai điệu và khuôn khổ như nhau. Mỗi câu có ba tiết nhạc, trong đó tiết một và tiết ba không chia thành mô-típ: 4 nhịp + 2 + 2 + 3 Tính chất âm nhạc của đoạn hai tương phản với đoạn một bằng lối cấu trúc tiết tấu sử dụng nốt chấm đôi xen kẽ với âm hình tiết tấu chùm ba, tạo tính thúc giục, khẩn trương, mạnh mẽ. Đoạn hai gồm hai câu nhạc. Câu một có ba tiết nhạc, trong đó tiết một dài bốn nhịp, phân thành hai mô-típ; tiết hai dài năm nhịp, phân thành ba mô-típ, còn tiết ba dài bốn nhịp, phân thành hai mô-típ. Câu hai là nhắc lại nguyên dạng câu một, chỉ thay lời ca và tiết thứ ba của câu này được họa lại một lần nữa với lời ca mới có giá trị như phần kết của toàn bài, trở về âm chủ của giọng la thứ. Ta có sơ đồ cấu trúc câu một, câu hai đoạn hai như sau: Câu 1, đoạn hai Câu 2, đoạn hai tiết một tiết hai tiết ba tiết một tiết hai tiết ba 2+2 2+1+2 2+2 2+2 2+1+2 :2+2: Hình thức hai đoạn đơn không có tái hiện, dạng phát triển như bài Mộc miên hoa (Huy Du), Nhớ bạn (Trọng Bằng), Mùa xuân bên cửa sổ (Xuân Hồng – Song Hảo), Đi ta đi lên (Phong Nhã), Chiếc đèn ông sao (Phạm Tuyên), Mùa xuân đến từ đâu (Trương Xuân Mẫn - Trần Mạnh Hảo), Mùa xuân và tuổi hoa (Hàn Ngọc Bích), Như con chim én (Phan Nhân), Tiến quân ca (Văn Cao)... Hình thức hai đoạn đơn không có tái hiện, dạng tương phản như các bài Lối nhỏ vào đời (Phạm Minh Tuấn), Đi trong hương tràm (Thuận Yến), Anh vẫn hành quân (Huy Du), Hà Nội mến yêu (Thanh Hải), Hành khúc mùa hè, Chiều thu nhớ trường (Cao Minh Khanh), Con đường đến trường (Phạm Đăng Khương), Mùa xuân yêu thương, Em được đến trường (Nguyễn Nam), Em muốn hòa bình (Bảo Trọng), Cánh én tuổi thơ, Gặp nhau dưới trời thu Hà nội, Như có Bác Hồ trong ngày đại thắng, Tiếng chuông và ngọn cờ (Phạm Tuyên), Tia nắng hạt mưa (Khánh Vinh - Lệ Bình), Mùa thu ngày khai trường (Vũ Trọng Tường), Điều em muốn (Trương Quang Lục). 55 2.2. Các dạng cấu trúc của hình thức hai đoạn đơn Hình thức hai đoạn đơn có hai dạng cấu trúc là hình thức hai đoạn đơn có tái hiện và hình thức hai đoạn đơn không có tái hiện. 2.2.1. Hình thức hai đoạn đơn có tái hiện gồm có hai phần, mỗi phần là hình thức một đoạn đơn. Đoạn một giữ chức năng là phần trình bày, đoạn hai thực hiện chức năng phức tạp hơn. Câu một của đoạn hai là phần giữa của hình thức, câu hai luôn họa lại chất liệu chủ đề của đoạn một giữ chức năng là phần tái hiện. 2.2.2. Hình thức hai đoạn đơn không có tái hiện được chia thành hai dạng: phát triển và tương phản; có nghĩa là đoạn hai (b) của hình thức này phát triển chất liệu từ đoạn một (a); hoặc đoạn hai xuất hiện chất liệu chủ đề mới tương phản với đoạn một. Tuy nhiên giữa hai đoạn của hình thức cần có mối liên quan nhất định; thể hiện rõ nhất trong lối tiến hành kết của toàn tác phẩm trở về giọng chính ban đầu hoặc chuyển sang giọng mới gần gũi. 3. Các phần phụ và sự nhắc lại các phần chính của hình thức hai đoạn đơn 3.1. Các phần phụ của hình thức hai đoạn đơn Hình thức hai đoạn đơn bao gồm hai đoạn nhạc, trong đó mỗi đoạn nhạc có chức năng khác nhau của hình thức như: phần trình bày, phần giữa, phần tái hiện hoặc kết. Tuy nhiên, ngoài các phần chính đó, tùy từng tác phẩm còn thấy các phần phụ như mở đầu, nối tiếp, kết (cô-đa). Các phần phụ này có chức năng liên kết các phần chính của hình thức, góp phần hoàn chỉnh hình tượng âm nhạc. Các phần phụ thường xuất hiện trong các tác phẩm nhạc đàn hoặc ca khúc nghệ thuật có phần đệm của đàn pi-a-nô. 3.2. Sự nhắc lại từng phần Từng phần chính của hình thức hai đoạn đơn có thể được nhắc lại nguyên dạng hay nhắc lại thay đổi (biến tấu) Sự nhắc lại có thể ghi thành sơ đồ sau:  : a : : b : - Mùa xuân gọi bạn (Nguyễn Tài Tuệ) - Chim cúc cu (Bùi Anh Tú)  aba1b - Những cánh buồm (Hoàng Vân)  :a : b - Mùa hạ và những chùm hoa nắng (Nguyễn Thanh Tùng) - Vườn nhãn quê hương (Vĩnh Cát)  a : b : - Hà Nội mến yêu (Thanh Hải) - Thuyền và biển (Phan Huỳnh Điểu – Xuân Quỳnh) - Mùa xuân bên cửa sổ (Xuân Hồng – Song Hảo) 56 4. Ứng dụng của hình thức hai đoạn đơn Hình thức hai đoạn đơn dùng để cấu trúc cho tác phẩm khí nhạc, đặc biệt cho thanh nhạc. Nhiều bài ca, kể cả ca khúc nghệ thuật có phần đệm pi-a-nô thường viết ở hình thức hai đoạn đơn. Hình thức hai đoạn đơn còn dùng để xây dựng chủ đề cho hình thức biến tấu, hình thức rông-đô và một phần nào đó của hình thức ba đoạn phức. Bài hát: KHÚC HÁT RU CỦA NGƯỜI MẸ TRẺ Thân thiết – Giản dị Nhạc: Phạm Tuyên - Thơ: Lâm Thị Mỹ Dạ - Bài: Khúc hát ru của người mẹ trẻ – viết ở giọng Rê trưởng; Hình thức hai đoạn đơn. - Thể loại bài hát: Trữ tình, nhẹ nhàng. - Đoạn a: Từ “Đôi làn môi con” Đến “ngậm tia nắng trời” - Câu 1: Từ “Đôi làn môi con - lần 1” đến “nghiêng về ngọn gió”. + Tiết 1: Từ “Đôi làn - lần 1” đến “vú mẹ”. + Tiết 2: Từ “Như cây” đến “phù sa”. + Tiết 3: Từ “Như hương” đến “ngọn gió”. Kết câu 1 ở bậc V của giọng chủ. 57 - Câu 2: Từ “Đôi làn môi con - lần 2” đến “ngậm tia nắng trời”. + Tiết 1: Từ “Đôi làn - lần 1” đến “vú mẹ”. + Tiết 2: Từ “Như búp” đến “nắng trời”. + Tiết 3: Từ “Như búp” đến “nắng trời”. Kết câu 1 ở bậc I của giọng chủ. - Đoạn b: Từ “Sữa mẹ trắng trong” Đến “những điều trắng trong” - Câu 1: Từ “Sữa mẹ trắng trong” đến “hãy uống”. + Tiết 1: Từ “Sữa mẹ - lần 1” đến “hãy uống”. + Tiết 2: Từ “Sữa mẹ - lần 2” đến “hãy uống”. Kết câu 1 ở bậc VI của giọng chủ. - Câu 2: Từ “Một mai khôn lớn” đến “những điều trắng trong”. + Tiết 1: Từ “Một mai” đến “hãy nghĩ”. + Tiết 2: Từ “Hãy nghĩ” đến “những điều trắng trong”. Kết câu 1 ở bậc I của giọng chủ. Tóm tắt 1. Hình thức hai đoạn đơn bao gồm hai phần, mỗi phần không vượt quá khuôn khổ đoạn nhạc. Hai phần của hình thức có chức năng khác nhau. Đoạn thứ nhất là phần trình bày của hình thức. Đoạn thứ hai vừa giữ chức năng là phần giữa, phần tái hiện hay kết của hình thức tùy thuộc vào lối cấu trúc của đoạn này. 2. Có hai dạng cấu trúc chính của hình thức hai đoạn đơn. Hình thức hai đoạn đơn có tái hiện có nghĩa: câu thứ hai của đoạn hai tái hiện lại một câu nhạc nào đó của đoạn một. Hình thức hai đoạn đơn không có tái hiện được phân thành: phát triển và tương phản. - Hai đoạn đơn phát triển có nghĩa: đoạn hai phát triển chất liệu chủ đề từ đoạn một. - Hai đoạn đơn tương phản có nghĩa: đoạn hai xuất hiện chất liệu chủ đề mới, tương phản với đoạn đầu. 3. Ngoài các phần chính của hình thức hai đoạn đơn, tùy từng tác phẩm còn có các phần phụ: mở đầu, nối tiếp, kết để liên kết các phần chính, góp phần hoàn thiện hình tượng âm nhạc. Các phần chính của hình thức có thể được nhắc lại nguyên dạng hay biến tấu. 4. Hình thức hai đoạn đơn dùng để xây dựng chủ đề cho các hình thức biến tấu, rông-đô và một phần của ba đoạn phức. Đồng thời, nhiều tác phẩm độc lập cho thanh nhạc, khí nhạc cũng có cấu trúc ở hình thức hai đoạn đơn. 58 Câu hỏi 1. Trình bày khái niệm chung và chức năng từng phần về hình thức hai đoạn đơn. 2. Các dạng cấu trúc của hình thức hai đoạn đơn. 3. Trình bày về các phần phụ và chức năng của chúng trong tác phẩm viết ở hình thức hai đoạn đơn. 4. Hãy cho biết ứng dụng của hình thức hai đoạn đơn. 59 Bài tập Phân biệt các dạng cấu trúc của hình thức hai đoạn đơn qua các tác phẩm liệt kê ở dưới, lập thành sơ đồ cấu trúc của từng câu nhạc và phân tích các lối tiến hành kết câu, kết đoạn giữa đoạn a và đoạn b.  Xuân Hồng – Song Hảo: - Mùa xuân bên cửa sổ  Huy Du: - Anh vẫn hành quân  Thuận Yến: - Đi trong hương tràm  Hoàng Long – Hoàng Lân: - Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác  Văn Cao: - Làng tôi - Tiến quân ca  Phạm Tuyên: - Chiếc đèn ông sao, - Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng - Cánh én tuổi thơ - Gặp nhau dưới trời thu Hà nội  Khánh Vinh - Lệ Bình: - Tia nắng hạt mưa  Cao Minh Khanh: - Hành khúc mùa hè - Chiều thu nhớ trường 60 Chương V: HÌNH THỨC BA ĐOẠN ĐƠN  Mục đích, yêu cầu - Giúp cho học viên hiểu biết khái niệm và chức năng từng phần của hình thức ba đoạn đơn. - Hiểu biết các dạng cấu trúc phổ biến của hình thức ba đoạn đơn. - Biết các phần phụ và sự nhắc lại các phần chính của hình thức ba đoạn đơn. - Biết ứng dụng của hình thức ba đoạn đơn. 1. Khái niệm chung 1.1. Định nghĩa Hình thức ba đoạn đơn gồm có ba phần, mỗi phần không vượt quá khuôn khổ của đoạn nhạc, có chức năng độc lập, riêng biệt khác nhau. Đoạn thức nhất (a) giữ chức năng phần trình bày; đoạn thứ hai (b) giữ chức năng phần giữa và đoạn thứ ba (a) giữ chức năng phần tái hiện của hình thức. Ta có sơ đồ: a b a Phần trình bày Phần giữa Phần tái hiện Tùy thuộc vào cấu trúc của đoạn thứ hai (b) sẽ tạo thành các dạng cấu trúc khác nhau của hình thức ba đoạn đơn. 61 1.2. Ví dụ 35. Nguyễn Đức Toàn: Biết ơn chị Võ Thị Sáu Vừa phải 62 36. Duy Quang: Bóng hồng, bóng xanh Trong sáng – Hồn nhiên Ví dụ 35 và 36 là hai tác phẩm có cấu trúc ở hình thức ba đoạn đơn. * Biết ơn chị Võ Thị Sáu của Nguyễn Đức Toàn (ví dụ 35) là bài hát ca ngợi liệt sĩ Võ Thị Sáu đã hiến dâng cuộc đời mình cho nền độc lập tự do của Tổ Quốc. Bằng một nét giai điệu đẹp gồm các quãng trùng và quãng đi liền bậc đã quán xuyến sự phát triển toàn tác phẩm qua một âm hình tiết tấu nổi bật: Bài hát gồm có ba phần, trong đó phần thứ ba nhắc lại nguyên dạng giai điệu của đoạn đầu nhưng với lời ca mới. Đoạn thứ nhất (a) và đoạn tái hiện có lối tiến hành kết gối (sự kết thúc câu một đồng thời là sự bắt đầu của câu hai). Đoạn thức hai (b) của tác phẩm tiếp tục phát triển lối tiến hành giai điệu, tiết tấu từ đoạn đầu bằng thủ pháp mô phỏng cao độ, trang sức giai điệu cho mềm mại hơn. Sơ đồ cấu trúc toàn bài như sau: * Bóng hồng, bóng xanh của Duy Quang (ví dụ 36) là một trong những bài ca viết cho thiếu nhi. Tác giả cùng trẻ thơ suy nghĩ và ví mặt trời, mặt trăng như bóng hồng, bóng xanh 63 cùng các em vui chơi múa hát trong tình thân ái. Bài hát gồm ba đoạn nhạc, trong đó đoạn thứ ba nhắc lại nguyên dạng cả lời ca và giai điệu của đoạn đầu. Đoạn một (a) trình bày nội dung chủ đề, gồm hai câu nhạc như nhau, mỗi câu dài tám nhịp. Câu một kết ở bậc át; câu hai kết trọn về bậc chủ của giọng Rê trưởng. Đoạn hai (b) xuất hiện nét nhạc mới tương phản với lối tiến hành giai điệu, tiết tấu của đoạn một. Cả hai câu nhạc của đoạn hai có cấu trúc câu giai điệu như nhau, mỗi câu nhạc có tám nhịp. Bốn nhịp đầu của câu một có giai điệu tiến hành trên âm rải của hợp âm Xon trưởng – bậc IV của giọng Rê trưởng. Bốn nhịp tiếp theo của câu một có giai điệu tiến hành trên âm rải của hợp âm bậc V của giọng Rê trưởng và kết câu nhạc thứ nhất của đoạn hai ở bậc V. Bốn nhịp đầu câu hai của đoạn hai xuất hiện âm La thăng và giai điệu tiến hành trên âm rải của hợp âm Pha thăng trưởng – bậc V của giọng xi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_the_loai_va_phuong_phap_the_hien_bai_hat_mau_giao.pdf