Giáo trình Tạo hình cơ bản cho cây mai vàng, mai chiếu thủy

Bộ giáo trình nghề “ ồ mai và , mai iếu t ủy” trình độ sơ cấp nghề

có 06 mô đun. Đây là mô đun thứ tư “Tạo hình cơ bản cho cây mai vàng, mai chiếu

thủy”. Mô đun này hướng dẫn cách thu thập cây nguyên liệu, xây dựng ý tưởng, cắt

tỉa, uốn nắn tạo hình và chăm sóc cây mai vàng, mai chiếu thủy trước và sau khi

tạo hình. Nội dung cuốn giáo trình được phân bố giảng dạy trong thời gian 100 giờ

và bao gồm 05 bài như sau:

Bài 01: Tạo cây nguyên liệu cây mai vàng, mai chiếu thủy

Bài 02: ây dựng ý tưởng tạo hình cây mai vàng, mai chiếu thủy

Bài 03: Cắt tỉa tạo hình cho cây mai vàng, mai chiếu thủy

Bài 04: Uốn nắn tạo hình cho cây mai vàng, mai chiếu thủy

Bài 05: Chăm sóc sau khi tạo hình

pdf101 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Tạo hình cơ bản cho cây mai vàng, mai chiếu thủy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át triển của cây. Tỉa thưa chính là công việc thường xuyên được tiến hành để giải quyết vấn đề này (hình 4.3.14). Hình 4.3.14. Tỉa thưa 4.2. ỉa ọn Khi cắt tỉa chạc cây, tiến hành tỉa bớt một phần của chạc và giữ phần còn lại theo nhu cầu tạo hình, việc cắt tỉa này giúp lùn hóa dáng cây, đồng thời khiến cành đan xen, nhấp nhô, khúc khủy tăng tính nghệ thuật và sức truyền cảm cho cây. Việc cắt tỉa tiến hành khi ngọn cây sinh trưởng tới độ cứng cáp dự định, cắt ngắn lại (thông thường giữ lại 2 – 5 cm chạc cây), đồng thời giữ lại ít hất hai chỗ đâm trồi. Sau khi cắt tỉa, sau một thời gian nhất định, ngọn - cành mới phát triển, đợi khi cành mới này phát triển cứng cáp nhất định chúng ta lại tiến hành cắt tỉa như trên, thông qua phân tầng cắt tỉa một cành, hai cành, ba cành..., cành nhánh cây sẽ hình thành từ khô cứng biến thành uốn lượn, tinh tế đạt được hiệu quả nghệ thuật (hình 4. 3.15). Hình 4.3.15. Cắt tỉa ngọn Chú ý: Việc cắt tỉa rất cần sự kiên trì và nghị lực, vì mỗi cành sau khi cắt tỉa, đợi nó cứng cáp tới mức độ yêu cầu cần một thời gian nhất định, đợi tới khi hoàn thiện việc cắt tỉa này có thể là chuyện của vài năm hoặc mười mấy năm sau. Việc tỉa cành, nhánh tiến hành trước khi cây đâm chồi để tránh tổn thất cành, yếu thân cây. Những cành to sau khi cắt cần kịp thời dùng nhựa mủ để bịt vết cắt, giảm lượng nước bay hơi và vi khuẩn xâm nhập. . Câu ỏi và bài tậ t ự à 1. Câu ỏi: - Trình bày nguyên tắc chung khi tạo hình cây mai vàng, mai chiếu thủy ? - Trình bày kỹ thuật cắt tạo dáng (đưa vào thế), cắt tỉa tu bổ ? 2. ài tậ t ự à : Bài 5: Cắt tỉa tạo dá và ắt tỉa tu bổ o ây ả C. i ớ - Khi cắt tỉa thân, cành cần phân tích, đánh giá tỷ mỉ, cận thận đưa ra phương án tối ưu nhất cho cây mai vàng, mai chiếu thủy. - Khi cắt cành cần chú đến vị trí, kích thước của cành và sự phù hợp với dáng thế cây cảnh. Bài 04: Uốn nắn tạo hình cho cây mai vàng, mai chiếu thủy Mụ tiêu - Trình bày được các kỹ thuật uốn, nắn tạo hình cho cây mai vàng, mai chiếu thủy, chăm sóc cho cây sau khi tạo hình. - ác định được các loại dụng cụ, vật tư cần dùng trong quá trình uốn, nắn tạo hình cho cây - Thực hiện được thao tác uốn, nắn tạo hình cho cây đúng kỹ thuật và phù hợp với từng cây. - Sử dụng thành thạo các dụng cụ, vật tư, thiết bị trong quá trình uốn tạo hình cho cây mai vàng, mai chiếu thủy A. i du ủa bài 1. Dụ ụ vật tư dù uố , ắ tạo ây mai và , mai iếu t ủy Việc uốn cành, tạo dáng cho cây cảnh là một việc làm thường xuyên mà bất kỳ người chơi cây cảnh nói chung hay chơi mai vàng, mai chiếu thủy nói riêng nào cũng phải thực hiện. Tùy vào giai đoạn sinh trưởng của mai vàng, mai chiếu thủy người chơi sẽ biết nên chọn thời điểm nào, cách thức nhất định để uốn và xác định mức độ tác động. 1.1. Uố bằ dây ồ , dây nhôm Có nhiều phương pháp uốn cành, hiện nay dùng dây nhôm để uốn phổ biến hơn dây đồng, vì dễ thực hiện, kích cỡ dây đa dạng và tiện lợi hơn, giá thành rẻ hơn dây đồng. (hình 4.4.1) Hình 4.4.1. Các loại dây đồng, dây nhôm Dây đồng thường được dùng để uốn cây, cành nhỏ. Dùng dây đồng uốn cành mai chiếu thủy (hình 4.4.2) Hình 4.4.2. Dùng dây đồng uốn cành mai chiếu thủy Uốn cành mai vàng bằng dây nhôm (hình 4.4.3) Hình 4.4.3. Uốn cành mai vàng Cây mai vàng sau khi được uốn bằng dây nhôm (hình 4.4.4) Hình 4.4.4. Cây sau khi uốn 1.2. ử dụ dây ằ xoắ Sử dụng dây chằng xoắn để uốn các cành to và khó uốn vì phương pháp cuốn dây đối với những trường hợp này gần như không thể thực hiện được. Dây chằng xoắn thường được sử dụng là loại dây đồng mảnh có đường kính từ 1 - 1,5 mm. Bạn có thể buộc đầu kia của dây chằng vào các điểm neo khác nhau, chẳng hạn như một cành cây khác, hoặc một nhánh cây gãy, hay là cái lỗ bên hông chậu, hoặc cũng có thể buộc vào một sợi rễ to nào đó, hay thậm chí vào một cái móc, cái đinh vít được đóng vào thân cây. Điều lưu ý đầu tiên khi sử dụng dây chằng để uốn cành là để ý đến phần đệm. Sợi dây mảnh sẽ cứa đứt thân cành nếu bạn không đệm vào đó 1 miếng cao su. Dùng một thanh kim loại chắn ngay điểm giữa để xoắn dây. Ưu điểm là hai phần dây hai bên xoắn vào nhau, do đó đoạn dây ngắn đi, và kéo các cành cây lại với nhau với một lực rất mạnh. Nó đặc biệt hữu ích khi dùng để uốn những cành cây "khó nắn". Đối với những cành cây giòn hoặc có nguy cơ dễ bị nứt, bị gãy, dây chằng xoắn có thể giúp giữ được chúng trong vòng nhiều tuần, giảm nguy cơ làm gãy cành. 1.3. ử dụ ẹ uố Dùng 1 thanh kim loại để siết chặt 2 đầu của nẹp uốn lại (hình 2.46). Nẹp uốn có ưu điểm là (nếu đủ dài), nó có thể kéo được cành cây nhiều hơn so với khoảng cách giới hạn mà biện pháp dây chằng xoắn mang lại. Hình 4.4.5. Nẹp uốn với các kích cỡ khác nhau Tuy nhiên, nếu dùng trong khoảng không gian chật hẹp thì hơi bất tiện, thậm chí không thể áp dụng được cách làm này. 1.4. K óa uố à Khóa uốn cành (hình 4.4.6) là một loại dụng cụ bằng kim loại có hai răng giúp kẹp chặt cành cây, cho phép người dùng có thể tác động mạnh hơn đến cành, uốn chúng vào đúng vị trí mà mình mong muốn (sau đó chúng ta sẽ buộc dây chằng vào vị trí đó. Hình 4.4.6. Các loại khóa uốn cành 1.5. ẹ ba â Nẹp ba chân cũng là một dụng cụ để uốn các cành cứng (hình 4.4.7). Với hai chân bên ngoài được móc vào cành, chân chính giữa từ từ (bằng cách điều khiển mức ren) sẽ uốn cong cành cây. Tuy nhiên dụng cụ uốn này ít được ưa chuộng vì nó rất dễ làm thương tổn đến thân cây, ngay cả khi đã dùng miếng lót cao su. Thêm nữa, những cành cây khả dĩ dùng "nẹp ba chân" được thì cũng có thể dùng dây quấn, dây chằng là những phương pháp thông dụng hơn. Hình 4.4.7. Nẹp 3 chân Hình 4.4.8. Dùng dẹp 3 chân uốn nắn cây 2. Kỹ t uật uố ắ ây mai và , mai iếu t ủy 2.1. ư á bu dây Là việc dùng những sợi dây mềm khác nhau để tiến hành đan, chằng, bóp chặt thân cành, ép cành – thân cây mai vàng, mai chiếu thủy để uốn thành hình dạng mong muốn. Đặc điểm của phương pháp này là ít làm tổn hại đến vỏ cây, tháo thuận tiện. Tuổi cây khác nhau thì chọn những điểm tiếp xúc lực khác nhau. Cây dễ uốn thì khoảng cách giữa các điểm tiếp xúc lực ngắn, độ cong nhỏ và ngược lại. Khi buộc, chọn loại dây phù hợp với độ cứng của cây, buộc dây vào phần gốc hoặc phần chia nhánh, sau đó từ từ uốn thân cây hoặc cành tới độ cong mong muốn, rồi kéo chặt đây và buộc dây (hình 4.4.9) Hình 4.4.9: Phương pháp buộc dây 2.2. C ằ bu bằ dây kim loại Sử dụng dây đồng, nhôm, thép với độ to nhỏ khác nhau, lợi dụng khả năng uốn dẻo của chúng để cuốn quanh than, cành cây khiến nó uốn thành hình dạng nhất định. Đặc điểm của phương pháp này là thao tác thuận tiện, uốn nắn dễ dàng, tốc độ chỉnh hình nhanh, nhưng tháo gỡ phiền phức và hay lưu lại vết trên thân cây. Chọn loại dây có kích thước phù hợp với đường kính thân và độ cứng của cây, không tổn hại đến cây. Có thể dùng vỏ cây đay, giấy bạc, vải thô ... làm lớp đệm bảo vệ trước. Hình 4.4.10: Cách quấn dây kim loại Khi quấn cây, trước tiên cố định một đầu dây kim loại phần gốc, sau đó men chặt vỏ cây theo hình xoắn trôn ốc từ dưới lên trên ngọn, từ gốc nhánh ra ngọn nhánh, dần dần quấn cong thân, cành cây (hình 4.4.11). Hình 4.4.11: Chiều quấn dây kim loại A.Thân cong phải quấn theo kim đồng hồ B. Thân cong trái quấn ngược kim đồng hồ * Lưu khi quấn dây: - Không tưới nước trước khi quấn và uốn ít nhất 10 giờ - Không quấn dây uốn những cây mới sang chậu, không thay chậu những cây vừa uốn. - Quấn vào thời kỳ cây đang sinh trưởng - Quấn trực tiếp vào vỏ thân, tránh các chồi non, lá - Để cây trong bóng râm ít nhất 1 tuần sau khi quấn và uốn nắn thân cành Hình 4.4.12: Quấn dây kép 2.3. ư á dù ke sắt Khi tiến hành uốn cho những thân, cành khó tìm ra điểm tiếp xúc lực hợp lý thì ta xử dụng ke sắt để làm điểm trợ lực. Quấn cố định ke sắt ở vị trí thích hợp trên thân, cành rồi tiến hành uốn cong kéo cây và buộc dây (hình 4.4.13) Hình 4.4.13. Dùng ke sắt 2.4. ư á kéo ó ậy ố Do cố định điểm tiếp xúc lực hai đầu thân (cành) nên độ cong của thân chịu ảnh hưởng bởi độ dài vòng cung, để đạt được độ uốn cung vòng lớn, có thể chọn dùng phương pháp kéo có gậy chống. Phương pháp kéo có gậy chống (hình 4.4.14) Hình 4.4.14. Kéo có gậy chống 2.5. ư á xuyê t u t ợ o Đối với những thân hoặc cành khá khô cứng, dùng dao nhỏ nhọn xuyên chính giữa thân (cành) theo chiều dọc, trên phần muốn uốn, sau đó cắt dọc xuống phần định uốn, dùng vỏ cây (vỏ cây đay) bọc bảo vệ, dùng thừng hoặc dây kẽm quấn thân từ dưới lên trên, cuối cùng chúng ta uốn thân và cố định dây. Hình 4.4.15. Phương pháp xuyên thấu trợ cong 2.6. ư á ắt ă ưa t ợ o Phương pháp này sử dụng khi uốn thân (cành) khô cứng, dùng cưa hoặc dao để tạo khoảng đứt trên thân. Căn cứ vào kích thước và độ cứng thân cây mà xác định độ sâu và số lượng vết cưa, điểm cưa đặt phía trong của phần uốn, khoảng cách đều nhau, phần giữa có thể sâu hơn một chút. Sau khi uốn chúng ta cố định bằng dây và dùng vỏ cây đay bọc toàn bộ phần răng cưa (hình 4.4.16) Hình 4.4.16. Cắt răng cưa trợ cong 2.7. ư á xẻ ã Dùng dao khắc xẻ một rãnh dọc trên phần thân muốn uốn cong, độ sâu của rãnh khoảng 2/3 đường kính thân uốn, độ rộng không được quá lớn, Sau khi xẻ rãnh xong chúng ta có thể đệm vỏ cây đay, sau đó dùng thừng vừa uốn cong vừa quấn quanh thân, cuối cùng cố định điểm tiếp xúc (hình 4.4.17). Hình 4.4.17. ẻ rãnh . Câu ỏi và bài tậ t ự à 1. Cá âu ỏi: - Trình bày cơ sở tính toán thời điểm uốn, kỹ thuật uốn cây? - Trình bày kỹ thuật uốn mai vàng, mai chiếu thủy bằng các loại dây uốn? - Trình bày những nguyên tắc cơ bản để làm yếu cành cây trước khi uốn? 2. ài tậ t ự à : Bài 6: Uốn nắn tạo hình cho cây C. i ớ: - Chọn đúng thời điểm thích hợp để uốn cây - Chọn dụng cụ uốn phù hợp - Uốn từ từ từng bước một, tỉ mỉ và kiên nhẫn Bài 05: C ăm só sau k i tạo Mụ tiêu: - Trình bày được kỹ thuật chăm sóc cho cây mai vàng, mai chiếu thủy sau khi tạo hình. - Thực hiện được việc chăm sóc cho cây mai vàng, mai chiếu thủy đúng kỹ thuật và phù hợp. - Sử dụng thành thạo các dụng cụ, vật tư, thiết bị trong quá trình chăm sóc sau khi tạo hình cho cây mai vàng, mai chiếu thủy A. i du ủa bài 1. Kỹ t uật ăm só Sau khi cắt tỉa tạo dáng thể, uốn nắn tạo hình tiến hành thực hiện chăm sóc mai vàng, mai chiếu thủy như bình thường: - Tưới nước: Quan sát trên vườn nếu thấy đất khô, hoặc với cây trồng trong chậu thì cào nhẹ một lớp đất mỏng trên bề mặt chậu để quan sát và đoán biết độ ẩm của đất. Tuy nhiên, có một cách rất đơn giản người chơi cây cảnh nói chung và chơi mai vàng, mai chiếu thủy nói riêng thừng dùng để biết độ ẩm ở đất sâu bên dưới chậu bằng cách: cầm một cây đũa bằng gỗ mềm và cắm sâu xuống đất, phải sâu xuống đáy chậu. Giữ yên đũa khoảng 20 phút, sau đó lấy ra và sờ dưới cuối của phần đã cắm vào đất. Nếu thấy ẩm, chưa cần phải tưới nước, nếu thấy khô thì cần phải bổ sung nước ngay cho cây. Cách tưới: + Dùng thùng tưới hoa sen tưới cho chậu cây, lưu ý chọn doa tạo ra dòng nước nhỏ để trành làm trôi đất và làm đất chặt bí. Không nên dung xô, thùng tưới nước đổ thẳng nước vào gốc cây sẽ làm đất nhanh bị dí chặt, trôi màu thậm chí tưới rồi cây vẫn chết vì đất quá chặt không thấm được nước. + Dùng máy bơm loại nhỏ đầu dây có gắn vòi hoa sen, đây là cách tưới phổ biến hiện nay. Tưới nước từ trên xuống là tốt nhất. Nếu không dung bình tưới vòi sen, nước không thấm đều vào đất. Tưới nước đủ ẩm, đặc biệt với những cây cắt bỏ nhiều cành lá cần hạn chế tưới nước tránh làm thối rễ. Hình 4.5.1. Cây được cắt tỉa “nặng” - Bón phân: Với những cây cắt tỉa như hình 4 .... không bón phân cho đến khi cây ra cành lá mới và thành thục. Với những cây còn cành lá bình thường thì bón phân bình thường. Hình 4.5.2. Cây mai vàng ra cành lá sau khi cắt tỉa Có thể sử dụng các loại phân bón qua lá để phun cho cây trong quá trình chăm sóc. - Phòng trừ dịch hại: riêng đối với cây mai vàng khi ra cành lá non thường xuất hiện bọ trĩ, tò vò cắn lá, và sâu ăn lá gây hại vì vậy cần lưu ý phun thuốc phòng trừ kịp thời để ngăn chặn các đối tượng dịch hại này. - Mặt khá sau khi uốn nắn 1 thời gian tùy thuộc độ lớn của cành và quan sát khả năng định hình của cành sau khi uốn tiến hành tháo dây quấn. Không để quá lâu, cành phát triển làm dây quấn hằn vào thân cành sẽ làm giảm tính thẩm mỹ và khó tháo dây (hình 4.5.3) Hình 4.5.3. Cành mai vàng bị hằn 2. Cắt tỉa iữ dá , t ế Trong quá trình chăm sóc, song song với việc bón phân tưới nước ... phải thường xuyên cắt tỉa cành lá, cành vượt để duy trì giữ dáng thế cho cây. Nên cắt tỉa ngay khi cành vừa nhú mầm để cây phát triển tập trung, tránh hao hụt phân bón một cách vô ích, đồng thời nếu để cành lớn mới cắt tỉa sẽ làm tổn thương cây nhiều hơn, cây dễ bị dịch hại tấn công. Hình 4.5.4. Gốc mai chiếu thủy không được cắt tỉa Đặc biệt trên cây mai chiếu thủy ở các vị trí “nu” (bướu), vị trí đã cắt tỉa cũ thường xuyên mọc cành mới do vậy công việc này tiến hành càng thường xuyên hơn. Hình 4.5.5. Cắt bỏ cành vượt cây mai chiếu thủy Hình 4.5.6. Cắt tỉa cho mai vàng . Câu ỏi và bài tậ t ự à 1. Cá âu ỏi: - Trình bày kỹ thuật chăm sóc cho cây mai vàng, mai chiếu thủy sau khi tạo hình ? - Trình bày kỹ thuật tháo dây uốn mai vàng, mai chiếu thủy ? 2. ài tậ t ự à : Bài 7. Kỹ thuật chăm sóc cho cây mai vàng, mai chiếu thủy sau khi tạo hình C. i ớ: - Tưới nước hợp lý cho cây - Chọn thời điểm tháo các dụng cụ uốn, tạo hình hợp lý - Cắt tỉa cẩn thận tránh làm hỏng dáng thế đã tạo ƯỚ DẪ Ả DẠY M ĐUN . ị t í, tí t ủa mô u : 1. ị t í: Mô đun 04: Tạo hình cơ bản cho cây mai vàng, mai chiếu thủy là mô đun chuyên môn nên được bố trí sau khi học viên đã học xong chương trình các mô đun 01, 02, 03. 2. í t: Đây là một trong những mô đun kỹ năng quan trọng của nghề trồng mai vàng, mai chiếu thủy. Yêu cầu học viên cần phải đảm bảo đủ số giờ lý thuyết và thực hành. . Mụ tiêu: 1. Kiế t ứ : + Nêu được các bước trong quy trình kỹ thuật tạo cây nguyên liệu mai vàng, mai chiếu thủy bằng phương pháp chiết, ghép, giâm cành, gieo hạt. + Nêu được các bước thực hiện việc thu thập cây nguyên liệu. + Nhận biết được các dáng thế cơ bản và nêu được ý nghĩa của nó. + Nêu lại được các bước trong tiến trình cắt tỉa, uốn nắn tạo hình cho cây mai vàng, mai chiếu thủy nghệ thuật. + Trình bày được các bước trong quy trình chăm sóc cây mai vàng, mai chiếu thủy sau khi cắt tỉa tạo hình. 2. Kỹ ă : + Thực hiện được quy trình kỹ thuật tạo cây nguyên liệu mai vàng, mai chiếu thủy; + Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị trong cắt tỉa, uốn và chăm sóc cây mai vàng, mai chiếu thủy đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật + Biết cách trồng cây mai vàng, mai chiếu thủy làm cây nguyên liệu. 3. T ái : + Tuân thủ theo đúng quy trình đảm bảo tiết kiệm vật tư, an toàn lao động, và bảo vệ môi trường; + Tỷ mỷ và có trách nhiệm đối với công việc; + Có ý thức và trách nhiệm đối với các sản phẩm mà mình làm ra. . i du í ủa mô u : Mã bài Tên các bài t o mô u Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ 04 - 01 Tạo cây nguyên liệu mai vàng, mai chiếu thủy 12 2 9 1 MĐ 04 - 02 ây dựng ý tưởng tạo hình cây mai vàng, mai chiếu thủy 8 2 6 MĐ 04 - 03 Cắt tỉa tạo hình cho cây mai vàng, mai chiếu thủy 32 4 26 2 MĐ 04 - 04 Uốn nắn tạo hình cho cây mai vàng, mai chiếu thủy 32 4 26 2 MĐ 04 - 05 Chăm sóc sau khi tạo hình 12 2 9 1 Kiểm tra hết mô đun 4 4 C ng 100 14 76 10 . ướ dẫ t ự iệ bài tậ t ự à Bài 1: ạo ây uyê liệu mai và , mai iếu t ủy bằ ieo ạt 1. Mục đích - Hướng dẫn học viên thực hành tạo cây nguyên liệu mai vàng, mai chiếu thủy bằng phương pháp gieo hạt. 2. Yêu cầu - Biết cách chọn hạt giống, chọn thời vụ thích hợp để tiến hành; - Học viên trình bày và thực hiện được việc tạo cây nguyên liệu mai vàng, mai chiếu thủy phương pháp gieo hạt. 3. Dụng cụ, vật tư - Hạt giống cây mai vàng, mai chiếu thủy. - Dụng cụ để thực hiện nhân giống như: cuốc, xẻng, dao, kéo, hộp xốp, giá thể, đất trồng - Hóa chất xử lý: phân bón, chất kích thích. - Bảo hộ lao động. 4. Hình thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm: 3 - 6 người/nhóm. 5. Sản phẩm ứng dụng: 50 bầu cây nguyên liệu nhân bằng phương pháp gieo hạt đạt tiêu chuẩn 6. Nội dung thực hành Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu Bước 2: Thực hành các thao tác kỹ thuật tạo cây nguyên liệu bằng phương pháp gieo hạt Bước 3: Chăm sóc cây con nguyên liệu sau khi gieo hạt 7. Tổ chức thực hiện - Có thể tiến hành thực hành tại trại Trường hoặc tại các cơ sở sản xuất mai vàng, mai chiếu thủy. - Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát, uốn nắn và hướng dẫn của giáo viên. 8. Đánh giá cho điểm - Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành. - Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau: + Kiểm tra quá trình quan sát của học viên. + Kiểm tra quá trình quan sát mẫu của học viên. + Đánh giá cách thức thực hiện của từng nhóm. ài 2: ạo ây uyê liệu mai và , mai iếu t ủy bằ ư á giâm, iết và é à 1. Mục đích - Hướng dẫn học viên thực hành tạo cây nguyên liệu mai vàng, mai chiếu thủy bằng phương pháp giâm cành, chiết cành và ghép cành 2. Yêu cầu - Biết cách chọn nhánh để tách, giâm cành, chọn thời vụ thích hợp để tiến hành; - Học viên trình bày và thực hiện được việc tạo cây nguyên liệu mai vàng, mai chiếu thủy bằng phương pháp giâm cành, chiết cành và ghép cành... 3. Dụng cụ, vật tư - Giống cây mai vàng, mai chiếu thủy. - Dụng cụ để thực hiện nhân giống như: dao chuyên dụng, kéo, hộp xốp, dây ni lông - Hóa chất xử lý, chất kích thích ra rễ. - Bảo hộ lao động. 4. Hình thức tổ chức Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 3 - 6 người/nhóm. 5. Sản phẩm ứng dụng: 100 cây con nguyên liệu mai vàng, mai chiếu thủy nhân bằng phương pháp chiết, ghép, giâm cành. 6. Nội dung thực hành Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu Bước 2: Thực hành các thao tác kỹ thuật tạo cây nguyên liệu mai vàng, mai chiếu thủy bằng các phương pháp như chiết, giâm cành Bước 3: Chăm sóc cây nguyên liệu mai vàng, mai chiếu thủy 7. Tổ chức thực hiện - Có thể tiến hành tại trại Trường hoặc các cơ sở sản xuất mai vàng, mai chiếu thủy. Học viên quan sát các vườn cây, đánh giá và đưa ra phương pháp thực hiện. - Từng nhóm trình bày mô hình và phương án của mình. - Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và uốn nắn của giáo viên. 8. Đánh giá cho điểm - Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành. - Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau: + Kiểm tra quá trình quan sát của học viên. + Kiểm tra quá trình quan sát mẫu của học viên. + Đánh giá lựa chọn các hình thức thực hiện của từng nhóm. ài 3: K ảo sát và t u t ậ ây uyê liệu 1. Mục đích - Hướng dẫn học viên thực hành khảo sát các nguồn cung cấp cây nguyên liệu và thực hiện việc thu thập cây đưa vào vườn chăm sóc. 2. Yêu cầu - Học viên ghi nhớ được các dáng thế cơ bản trong tạo hình cây mai vàng, mai chiếu thủy. - Biết cách đánh giá và chọn cây nguyên liệu phù hợp - Thực hiện tốt kỹ thuật chăm sóc cây sau thu thập trong vườn 3. Dụng cụ, vật tư - Một số cây mai vàng, mai chiếu thủy. - Dụng cụ để đào (bứng), quấn bầu, dụng cụ cắt cành, vận chuyển và trồng cây. - Bảo hộ lao động. 4. Hình thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 3 - 6 người/nhóm. 5. Sản phẩm ứng dụng: Mỗi nhóm thu thập được ít nhất 01 cây nguyên liệu mai vàng, mai chiếu thủy và trồng vào vườn để chăm sóc 6. Nội dung thực hành Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu Bước 2: Thực hành khảo sát nguồn cung cấp cây nguyên liệu Bước 3: Thực hiện việc thu thập cây nguyên liệu Bước 4: Trồng cây vào vườn ươm Bước : Chăm sóc cây sau khi thu thập 7. Tổ chức thực hiện - Có thể tiến hành buổi thực hành tại các cơ sở sản xuất mai vàng, mai chiếu thủy, địa phương nơi học tập. Học viên quan sát các vườn cây, đánh giá và đưa ra phương pháp thu thập cây nguyên liệu. - Từng nhóm trình bày mô hình và phương án của mình. - Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và uốn nắn của giáo viên. 8. Đánh giá cho điểm - Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành. - Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau: + Kiểm tra quá trình quan sát của học viên. + Kiểm tra quá trình quan sát mẫu của học viên. + Đánh giá lựa chọn các hình thức thực hiện của từng nhóm. Bài 4. ậ biết dá t ế và sự â bố à tá t ê ây mai và , mai iếu t ủy 1. Mục đích - Hướng dẫn học viên thực hành việc nhận biết các dáng thế cơ bản và sự phân bố cành tán trên cây mai vàng, mai chiếu thủy. 2. Yêu cầu - Học viên nắm vững các dáng thế cơ bản của cây mai vàng, mai chiếu thủy - Biết cách phân tích sự phân bố cành tán - Kể tên và phân tích sự bố trí của cành tán cây mai vàng, mai chiếu thủy 3. Dụng cụ, vật tư - Cây nguyên liệu, vườn mai vàng, mai chiếu thủy - Bảo hộ lao động. 4. Hình thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 3 - 6 người/nhóm. 5. Sản phẩm ứng dụng: 100 học viên biết cách gọi tên dáng thế của mỗi cây mai vàng, mai chiếu thủy và sự phân bố cành tán trên cây. 6. Nội dung thực hành Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu Bước 2: Thực hành phân biệt dáng thế và sự phân bố cành tán trên cây mai vàng, mai chiếu thủy. 7. Tổ chức thực hiện - Có thể tiến hành buổi thực hành tại trại trường hoặc các cơ sở sản xuất cây mai vàng, mai chiếu thủy. Học viên quan sát vườn cây, lựa chọn, đánh giá và đưa ra kết quả. - Từng nhóm trình bày mô hình và phương án của mình. - Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và uốn nắn của giáo viên. 8. Đánh giá cho điểm - Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành. - Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau: + Kiểm tra quá trình quan sát của học viên. + Kiểm tra quá trình quan sát mẫu của học viên. + Đánh giá lựa chọn các thao tác của từng nhóm. Bài 5: Cắt tỉa tạo dá và ắt tỉa tu bổ o ây ả 1. Mục đích - Hướng dẫn học viên thực hành việc cắt tỉa tạo dáng thế cơ bản, cắt tỉa tu bổ giữ dánh thế cho cây mai vàng, mai chiếu thủy. 2. Yêu cầu - Học viên nắm vững các dáng thế cơ bản của cây mai vàng, mai chiếu thủy - Biết cách phân tích sự phân bố cành tán - Nắm vững kỹ thuật cắt thân, ngọn tạo dáng thế - Nắm vững kỹ thuật cắt cành và cắt tu bổ giữ dáng thế cho mai vàng, mai chiếu thủy 3. Dụng cụ, vật tư - Các dụng cụ cắt tỉa: Cưa, kéo, kìm, dao, thang - Cây phôi mai vàng, chiếu thủy. Cây mai vàng, chiếu thủy hoàn chỉnh - Bảo hộ lao động. 4. Hình thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 3 - 6 người/nhóm. 5. Sản phẩm ứng dụng: Mỗi nhóm phân tích được tình hình cây phôi và cắt tỉa chúng đưa vào dáng thế cụ thể được ít nhất 03 cây. 6. Nội dung thực hành. Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu Bước 2: Thực hành đánh giá thực trạng cây Bước 3: Thực hành cắt tỉa Bước 4: Trình bày sản phẩm. 7. Tổ chức thực hiện - Có thể tiến hành buổi thực hành tại trại Trường hoặc các cơ sở sản xuất mai vàng, mai chiếu thủy. Học viên quan sát các vườn cây, lựa chọn, đánh giá và cắt tỉa. - Từng nhóm trình bày mô hình và phương án của mình. - Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và uốn nắn của giáo viên. 8. Đánh giá cho điểm - Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành. - Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau: + Kiểm tra quá trình quan sát của học viên. + Kiểm tra quá trình quan sát mẫu của học viên. + Đánh giá lựa chọn các thao tác của từng nhóm. Bài 6: Uố ắ tạo o ây 1. Mục đích - Hướng dẫn học viên thực hành việc uốn nắn tạo dáng thế cho cây mai vàng, mai chiếu thủy 2. Yêu cầu - Học viên nắm vững các dáng thế cơ bản của cây mai vàng, mai chiếu thủy - Biết cách phân tích sự phân bố cành tán - Nắm vững các kỹ thuật uốn khắc tạo dáng và tu bổ cây mai vàng, mai chiếu thủy 3. Dụng cụ, vật tư - Các dụng cụ uốn nắn: dây chằng, dây kim loại, ke sắt, dao, cưa, nẹp - Cây phôi mai vàng, mai chiếu thủy - Bảo hộ lao động. 4. t ứ tổ ứ : Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 3 - 6 người/nhóm. 5. Sản phẩm ứng dụng: 100% học viên phân tích được tình hình cây phôi và uốn nắn chúng đưa vào dáng thế cụ thể. 6. Nội dung thực hành Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu Bước 2: Thực hành đánh giá thực trạng cây Bước 3: Thực hành uốn nắn Bước 4: Trình bày sản phẩm. 7. Tổ chức thực hiện - Có thể tiến hành buổi thực hành tại trại trường hoặc các cơ sở sản xuất cây mai vàng, mai chiếu thủy. Học viên quan sát các vườn câ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_tao_hinh_co_ban_cho_cay_mai_vang_mai_chieu_thuy.pdf
Tài liệu liên quan