Tập bài giảng tích hợp và bộ phiếu phân tích công việc sẽ là cẩm nang
của người học nghề. Chúng tôi tin rằng tập bài giảng tích hợp sẽ góp phần đáp
ứng công tác dạy nghề cho chương trình nghề Taọ dáng và chăm sóc cây cảnh .
Mô đun này giúp các học viên có được những kiến thức, kỹ năng cơ bản
về Các dáng thế cơ bản của cây cảnh, kỹ thuật cắt tỉa, uốn nắn tạo hình cho cây
cảnh nghệ thuật. Mô đun được chia làm 3 bài:
Bài 1. Xây dưṇ g ý tưở ng taọ hình cây cảnh
Bài 2. Cắt tỉa tạo hình cho cây
Bài 3. Uốn nắn tạo hình cho cây
60 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Tạo hình cơ bản cho cây cảnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhấp nhô , khúc khủy tăng tính nghê ̣thuâ ̣ t và sức
truyền cảm cho cây cảnh .
Viêc̣ cắt tỉa tiến hành khi ngoṇ cây sinh trưởng tới đô ̣cứng cáp dư ̣điṇh ,
cắt ngắn laị (thông thường giữ laị 2-5cm chac̣ cây ), đồng thời giữ laị ít hất hai
chỗ đâm trồi
Sau khi cắt tỉa , sau môṭ thời gian nhất điṇh , ngọn - cành mới phát triển ,
đơị khi cành mới này phát triển cứng cáp nhất điṇh chúng ta laị tiến hành cắt tỉa
như trên , thông qua phân tầng cắt tỉa môṭ cành , hai cành , ba cành ...,cành nhánh
42
cây sẽ hình thành từ khô cứng biến thành uốn lượn , tinh tế đaṭ đươc̣ hiêụ quả
nghê ̣thuâṭ (hình 2.43).
Hình 2.43: Cắt tỉa ngoṇ
Chú ý : Viêc̣ cắt tỉa cây cảnh rất cần sư ̣kiên trì và nghi ̣ lưc̣ , vì mỗi cành
sau khi cắt tỉa , đơị nó cứng cáp tới mức đô ̣yêu cầu cần môṭ thời gian nhất điṇh ,
đơị tới khi hoàn thiêṇ viêc̣ cắt tỉa này có thể là chuyêṇ của vài năm hoăc̣ mười
mấy năm sau . Viêc̣ tỉa cành, nhánh tiến hành trước khi cây đâm chồi để tránh tổn
thất cành, yếu thân cây. Những cành to sau khi cắt cần kip̣ thời dùng nh ựa mủ để
bịt vết cắt, giảm lượng nước bay hơi và vi khuẩn xâm nhập .
43
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Câu hỏi:
- Nguyên tắc chung khi taọ hình cây cảnh ?
- Trình bày kỹ thuật cắt thân, ngọn, cành tạo dáng (đưa vào thế)?
- Trình bày kỹ thuật cắt tỉa tu bổ (duy trì đúng thế đã chọn)?
Thực hành:
Bài 2: Thƣc̣ hành cắt tỉa taọ dáng và cắt tỉa tu bổ cho cây cảnh
1. Mục đích
- Hướng dẫn học viên thực hành viêc̣ cắt tỉa taọ dáng thế cơ bản cho cây cảnh
- Hướng dâñ hoc̣ viên thưc̣ hành viêc̣ cắt tỉa tu bổ giữ dánh thế cho cây cảnh
2. Yêu cầu
- Học viên nắm vững các dáng thế cơ bản của cây cảnh
- Biết cách phân tích sư ̣phân bố cành tán
- Nắm vững kỹ thuâṭ cắt thân , ngọn tạo dáng thế
- Nắm vững kỹ thuâṭ cắt cành , và cắt tu bổ giũ dáng thế cho cây cảnh
3. Dụng cụ, vật tƣ
- Các dụng cụ cắt tỉa : Cưa, kéo, kìn, dao
- Cây phôi, cây cảnh, vườn cây cảnh
- Bảo hộ lao động.
4. Hình thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm.
5. Sản phẩm ứng dụng: 100% học viên biết phân tích đươc̣ tình hình cây phôi
và cắt tỉa chúng đưa vào dáng thế cụ thể .
6. Nội dung thực hành
44
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu
Bước 2: Thực hành đánh giá thưc̣ traṇg cây
Bước 3: Thưc̣ hành cắt tỉa
Bước 4: Trình bày sản phẩm .
7. Tổ chức thực hiện
- Có thể tiến hành buổi thực hành tại các cơ sở sản xuất cây cảnh . Học
viên quan sát các vườn cây, lưạ choṇ, đánh giá và cắt tỉa.
- Từng nhóm trình bày mô hình và phương án của mình.
- Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và
uốn nắn của giáo viên.
8. Đánh giá cho điểm
- Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành.
- Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau:
+ Kiểm tra quá trình quan sát của học viên.
+ Kiểm tra quá trình quan sát mẫu của học viên.
+ Đánh giá lựa chọn các thao tác của từng nhóm .
C. Ghi nhớ:
- Khi cắt tỉa thân , cành cần phân tích , đánh giá tỷ mỉ , câṇ thâṇ đưa ra phương án
tối ưu nhất cho cây cảnh
- Khi cắt cành cần chú ý đến vi ̣ trí , kích thước của cành và sự phù hợp với dáng
thế cây cảnh..
45
Bài 3. Uốn, nắn tạo hình cho cây
Mục tiêu:
- Trình bày được các kỹ thuật uốn, nắn tạo hình cho cây cảnh
- Xác định được các loại dụng cụ, vật tư cần dùng trong quá trình uốn,
nắn tạo hình cho cây
- Thực hiện được thao tác uốn, nắn tạo hình cho cây đúng kỹ thuật và
phù hợp với từng loài cây
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ, vật tư, thiết bị trong quá trình uốn tạo
hình cho cây cảnh
A. Nội dung của bài
3.1. Dụng cụ vật tƣ dùng đề uốn, nắn tạo hình cây cảnh
Việc uốn cành, tạo dáng cho cây cảnh là một việc làm thường xuyên mà
bất kỳ người chơi cây cảnh nào cũng phải thực hiện. Thông thường, tùy vào loại
cây mà người làm cây cảnh sẽ biết nên chọn thời điểm nào, cách thức nhất định
để uốn và xác định mức độ tác động
3.1.1. Uốn bằng dây đồng , dây kem̃
Có nhiều phương pháp uốn
cành, hiện nay người ta thích dùng
dây kẽm hơn dây đồng . Hầu hết
người yêu bonsai đều uốn cành
bằng dây kẽm, vì nhanh chóng và
tiện lợi hơn. (hình 2.44)
namle09@yahoo.com
a
b
Hình 2.44: Sử duṇg dây đồng , kẽm
để uốn cành cây cảnh
46
3.1.2. Sử dụng dây chằng xoắn
Sử dụng dây chằng xoắn để uốn các cành to và khó uốn vì phương pháp
cuốn dây đối với những trường hợp này gần như không thể thực hiện được. Dây
chằng xoắn thường được sử dụng là loại dây đồng mảnh có đường kính từ 1-
1,5mm. Bạn có thể buộc đầu kia của dây chằng vào các điểm neo khác nhau,
chẳng hạn như một cành cây khác, hoặc một nhánh cây gãy, hay là cái lỗ bên
hông chậu, hoặc cũng có thể buộc vào một sợi rễ to nào đó, hay thậm chí vào
một cái móc, cái đinh vít được đóng vào thân cây. Điều lưu ý đầu tiên khi sử
dụng dây chằng để uốn cành là để ý đến phần đệm. Sợi dây mảnh sẽ cứa đứt
thân cành nếu bạn không đệm vào đó 1 miếng cao su. (hình 2.45)
Hình 2.45: Sử dụng dây chằng xoắn để các cành to
Bạn dùng một thanh kim loại chắn ngay điểm giữa để xoắn dây. (Ở đây để
hình được rõ, chúng tôi không thể hiện phần đệm, nhưng bạn vẫn phải luôn chú
ý đến vấn đề đó). Lợi thế của biện pháp này là hai phần dây ở hai bên xoắn vào
nhau, do đó đoạn dây ngắn đi, và kéo các cành cây lại với nhau với một lực rất
mạnh. Nó đặc biệt hữu ích khi bạn dùng để uốn những cành cây cực kì "khó
nắn", tốt hơn nhiều so với cách dùng tay. Hơn nữa, đối với những cành cây giòn
hoặc có nguy cơ dễ bị nứt, bị gãy, dây chằng xoắn có thể giúp giữ được chúng
trong vòng nhiều tuần, giảm nguy cơ làm hỏng cành cây
47
3.1.3. Sử dụng nẹp uốn
Nguyên tắc uốn của dụng cụ này giống như phương pháp dùng dây chằng
xoắn, chỉ khác ở chỗ thay vì kéo cành cây cần uốn và điểm neo lại với nhau
bằng cách xoắn sợi dây chằng, thì bạn dùng 1 thanh kim loại để siết chặt 2 đầu
của nẹp uốn lại (hình 2.46). Nẹp uốn có ưu điểm là (nếu đủ dài), nó có thể kéo
được cành cây nhiều hơn so với khoảng cách giới hạn mà biện pháp dây chằng
xoắn mang lại.
Tuy nhiên, nếu dùng trong
khoảng không gian chật hẹp thì hơi
bất tiện, và thậm chí không thể áp
dụng được cách làm này.
Hình 2.46: Nẹp uốn
3.1.4. Khóa uốn cành
Khóa uốn cành (hình 2.47)là
một loại dụng cụ bằng kim loại có
hai răng giúp kẹp chặt cành cây,
cho phép người dùng có thể tác
động mạnh hơn đến cành, uốn
chúng vào đúng
Hình 2.47: Khóa uốn cành
vị trí mà mình mong muốn (sau đó chúng ta sẽ buộc dây chằng vào vị trí đó.
3.1.5. Nẹp ba chân
Nẹp ba chân cũng là một dụng cụ để uốn các cành cứng (hình 2.48). Với
hai chân bên ngoài được móc vào cành, chân chính giữa từ từ (bằng cách điều
khiển mức ren) sẽ uốn cong cành cây.
48
Tuy nhiên dụng cụ uốn này
ít được ưa chuộng vì nó rất dễ làm
thương tổn đến thân cây, ngay cả
khi đã dùng miếng lót cao su. Thêm
nữa, những cành cây khả dĩ dùng
"nẹp ba chân" được thì cũng có thể
dùng dây quấn, dây chằng là những
phương pháp thông dụng hơn.
Hình 2.48: Sử dụng nẹp 3 chân để
uốn cành
3.2. Kỹ thuật uốn nắn cây cảnh
3.2.1. Phương pháp buôc̣ dây
Chính là việc dùng những sợi
dây mềm khác nhau để tiến hành đan ,
chằng, bóp chặt thân cành , ép cành –
thân uốn thành hình daṇg mong muốn.
Đặc điểm của phương pháp này là ít
làm tổn hại đến vỏ cây , tháo thuận tiện
Hình 2.49: Buôc̣ dây để uốn cây
Đối với các loại cây khác
nhau, đô ̣già non khác nhau thì choṇ
những điểm tiếp xúc lưc̣ khác nhau .
Cây dê ̃uốn thì khoảng cách giữa các
điểm tiếp xúc lưc̣ ngắn , đô ̣cong nhỏ
và ngược lại .
Hình 2.50: Sử duṇg dây chằng để uốn cây
49
Khi buôc̣ , chọn loại dây phù hợp với độ cứng của cây , buôc̣ dây vào phần
gốc hoăc̣ phần chia nhánh , sau đó từ từ uốn thân cây hoăc̣ cành tới đô ̣cong
mong muốn , rồi kéo chăṭ đây và buôc̣ dây (hình 2.49; 2.50)
3.2.2. Chằng buôc̣ bằng dây kim loaị
Sử duṇg những sơ ̣dây đồng ,
nhôm, thép với độ to nhỏ khác
nhau, lơị duṇg khả năng uốn dẻo
của chúng để cuốn quanh thân cành
cây khiến nó uốn thành hình daṇg
nhất điṇh . Đặc điểm của phương
pháp này là thao tác thuận tiện , uốn
nắn dê ̃dàng , tốc đô ̣chỉnh hình
nhanh, nhưng tháo gỡ phiền phức
và hay lưu lại vết trên thân cây .
Hình 2.51a: Cách quấn dây kim loại
Chọn loại dây có kích thư ớc
phù hợp với đ ường kính thân và đô ̣
cứng của cây , tránh cây không bị
tổn haị chúng ta cs thể dùng vỏ cây
đay, giấy bac̣ , vải thô ... làm lớp
đệm bảo vệ trước
Hình 2.51b: Chiều quấn dây kim loaị
A.Thân cong phải quấn theo kim đồng hồ
B. Thân cong trái quấn ngươc̣ kim đồng hồ
Khi quấn cây , trước tiên cố điṇh môṭ đầu dây kim loaị ở phần gốc , sau đó
men chăṭ vỏ cây theo hình xoắn trôn ốc từ dư ới lên trên ngọn , từ gốc nhánh ra
ngọn nhánh , dần dần quấn cong thân , cành cây (hình 2.51).
50
* Lưu ý khi quấn dây:
- Không tưới nước trước khi
quấn và uốn ít nhất 10 giờ
- Không quấn dây uốn những
cây non còn yếu, cây mới sang chậu,
không thay chậu những cây vừa uốn
Hình 2.51c: Quấn dây kép
- Cây lá rộng quấn vào thời kỳ sinh trưởng, cây lá kim ( họ bách, thông)
quấn vào thời kỳ cây ngủ nghỉ (cuối thu đầu xuân quấn cho tùng bách)
- Quấn trực tiếp vào vỏ thân, tránh các chồi non, lá
- Để cây trong bóng râm ít nhất 1 tuần sau khi quấn và uốn nắn thân cành
- Với những cây có vỏ thân mềm thì nên bọc dây trong nylon rồi mới
quấn
Hình 2.52. Cây cảnh
đươc̣ sử duṇg dây nhôm để uốn
.
Hình 2.52
51
3.2.3. Phương pháp dùng ke sắt
Khi tiến hành uốn cho những
thân, cành khó tìm ra điểm tiếp xúc lực
hơp̣ lý thì chúng ta xử duṇg ke sắt để
làm điểm trợ lực .
Quấn cố điṇh ke sắt ở vi ̣ trì thích
hơp̣ trên thân , cành rồi tiến hà nh uốn
cong kéo cây và buôc̣ dây (hình 2.53)
Hình 2.53: Sử duṇg ke sắt để uốn cây
3.2.4. Phương pháp kéo có gâỵ chống
Do phương pháp này là cố điṇh
điểm tiếp xúc lưc̣ hai đầu thân (cành)
nên đô ̣cong của thân chiụ ảnh hưởng
bởi đô ̣dài vòng cung , để đạt được độ
uốn cung vòng lớn , có thể chọn dùng
phương pháp kéo có gâỵ chống (hình
2.54)
Hình 2.54: Kéo có gậy chống
3.2.5. Phương pháp xuyên thấu trơ ̣cong
Đối với những thân hoặc càn h
khá khô cứng , chúng ta dùng dao nhỏ
nhọn xuyên chính giữa thân (cành) theo
chiều doc̣ , trên phần muốn uốn , sau đó
cắt doc̣ xuống phần điṇh uốn , sau đó
dùng vỏ cây (vỏ cây đay ) bọc bảo vệ ,
dùng thừng hoặc dây kẽm quấn thân t ừ
dưới lên trên , cuối cùng chúng ta uốn
thân và cố điṇh dây (hình 2.55)
Hình 2.55: Xuyên thấu trơ ̣cong
52
3.2.6. Phương pháp cắt răng cưa trợ cong
Phương pháp này sử duṇg khi
uốn thân (cành) khá khô cứng , chúng
ta dùng cư a hoăc̣ dao để taọ khoảng
đứt trên thân . Căn cứ vào kích thước
và độ cứng thân cây mà xác định độ
sâu và số lươṇg vết cưa , điểm cưa đăṭ
phía trong của phần uốn , khoảng cách
Hình 2.56: Cắt răng cưa trơ ̣cong
đều nhau, phần giữa có thể sâu hơn môṭ chút . Sau khi uốn chúng ta cố điṇh bằng
dây và dùng vỏ cây đay boc̣ toàn bô ̣phần răng cưa (hình 2.56)
3.2.7. Phương pháp xẻ rãnh
Dùng dao khắc xẻ một rãnh dọc
trên phần thân muốn uốn cong , đô ̣sâu
của rãnh khoảng 2/3 đường kính thân
uốn, đô ̣rôṇg không đươc̣ quá lớn , Sau
khi xẻ rañh xong chúng ta có thể đêṃ
vỏ cây đay, sau đó dùng thừng vừa uốn
cong vừa quấn quanh thân , cuối cùng
cố điṇh điểm tiếp xúc (hình 2.57).
namle09@yahoo.com
PhảiTrái
Dao
Hình 2.57: Phương pháp xẻ rañh
53
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Câu hỏi:
- Trình bày những cơ sở tính toán thời điểm thích hợp để uốn cây?
- Trình bày kỹ thuật uốn cây bằng dây chằng, dây kim loaị?
- Trình kỹ thuậ t uốn cây bằng ke sắt , dùng dao trợ cong, xuyên thấu?
- Trình bày những nguyên tắc cơ bản để làm yếu cành cây trước khi uốn?
Thực hành:
Bài 3: Thƣc̣ hành kỹ thuật uốn cây cảnh
1. Mục đích
- Hướng dẫn học viên thực hành viêc̣ uốn nắn tạo dáng thế cho cây cảnh
2. Yêu cầu
- Học viên nắm vững các dáng thế cơ bản của cây cảnh
- Biết cách phân tích sư ̣phân bố cành tán
- Nắm vững các kỹ thuật uốn khắc taọ dáng và tu bổ cây cảnh
3. Dụng cụ, vật tƣ
- Các dụng cụ uốn nắn: dây chằng, dây kim loaị , ke sắt, dao, cưa, nẹp
- Cây phôi, cây cảnh, vườn cây cảnh
- Bảo hộ lao động.
4. Hình thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm.
5. Sản phẩm ứng dụng: 100% học viên biết phân tích được tình hình cây phôi
và uốn nắn chúng đưa vào dáng thế cụ thể .
6. Nội dung thực hành
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu
54
Bước 2: Thực hành đánh giá thưc̣ traṇg cây
Bước 3: Thưc̣ hành uốn nắn
Bước 4: Trình bày sản phẩm .
7. Tổ chức thực hiện
- Có thể tiến hành buổi thực hành tại các cơ sở sản xuất cây cảnh . Học
viên quan sát các vườn cây, lưạ choṇ, đánh giá và cắt tỉa.
- Từng nhóm trình bày mô hình và phương án của mình.
- Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và
uốn nắn của giáo viên.
8. Đánh giá cho điểm
- Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành.
- Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau:
+ Kiểm tra quá trình quan sát của học viên.
+ Kiểm tra quá trình quan sát mẫu của học viên.
+ Đánh giá lựa chọn các thao tác của từng nhóm .
C. Ghi nhớ:
- Chọn đúng tời điểm thích hợp để uốn cây
- Chọn dụng cụ uons phù hợp
- Uốn đần dần từng bước môṭ , tỉ mỉ và kiên nhẫn
55
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
- Vị trí:
+ Mô đun Cắt tỉa tạo hình cho cây cảnh là mô đun chuyên môn nên được
bố trí sau khi học viên đã học xong chương trình các mô đun 01.
- Tính chất:
+ Đây là một trong những mô đun kỹ năng quan trọng của nghề tạo
dáng và chăm sóc cây cảnh. Yêu cầu học viên cần phải đảm bảo đủ số giờ lý
thuyết và thực hành.
II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN
- Về kiến thức
+ Nhận biết được các dáng thế cơ bản và nêu được ý nghĩa của nó
+ X¸c ®Þnh được c¸c bước trong tiến trình cắt tỉa, uốn nắn tạo hình
cho cây cảnh nghệ thuật
+Trình bày được các bước trong quy trình chăm sóc cây cảnh ở giai đoạn
cắt tỉa tạo hình.
- Về kỹ năng
+ Thực hiện được các thao tác cắt tỉa, uốn nắn tạo dáng cho cây cảnh
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị trong cắt tỉa, uốn và chăm sóc
cây cảnh đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật
- Về thái độ
+ Tuân thủ theo đúng quy trình đảm bảo tiết kiệm vật tư, an toàn lao
động, và bảo vệ môi trường
+ Tỷ mỷ và có trách nhiệm đối với công việc
+ Có ý thức và trách nhiệm đối với các sản phẩm mà mình làm ra
56
III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN
Mã bài
Tên các bài trong
mô đun
Loại bài
dạy
Địa
điểm
Thời gian (h)
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*
MĐ 02
– 01
Các dáng thế cơ
bản của cây cảnh
nghệ thuật
Tích hợp
Lớp +
vườn
trồng
16 4 11 1
MĐ
02- 02
Cắt tỉa tạo hình
cho cây
Tích hợp
Lớp +
vườn
trồng
38 10 27 1
MĐ 02
- 03
Uốn nắn tạo hình
cho cây
Tích hợp
Lớp +
vườn
trồng
40 10 28 2
Kiểm tra hết mô đun 6 6
Cộng 100 24 66 10
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành.
IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BÀI TẬP, THỰC HÀNH
- Nguồn lực cần thiết: Vườn cây cảnh, Dụng cụ, nguyên vật liệu để thực hiện,
Bảo hộ lao động.
- Cách chức tổ chức thực hiện: Chia lớp thành các nhóm nhỏ (5 người/nhóm)
- Tiêu chuẩn sản phẩm:
Phân biệt được các dáng thế cây cảnh
57
Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị trong cắt tỉa, uốn và chăm sóc
cây cảnh đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật
V. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
Bài 1. Các dáng thế cơ bản của cây cảnh nghệ thuật
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Kỹ năng nhận biết các dáng thế cây
cảnh cơ bản
Theo dõi đánh giá mức độ chính xác
- Kỹ năng phân tích sư ̣phân bố cành
tán trên cây cảnh
Theo dõi đánh giá mức độ chính xác
Bài 2. Cắt tỉa tạo hình cho cây
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Kỹ năng cắt tỉa thân, ngọn, cành tạo
dáng
Theo dõi đánh giá mức độ chính xác, tỉ
mỉ
- Kỹ năng cắt tỉa tu bổ (duy trì đúng
thế đã chọn)
Theo dõi đánh giá mức độ chính xác, tỉ
mỉ
Bài 3. Uốn nắn tạo hình cho cây
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Kỹ năng xác định thời điểm thích
hợp để uốn cây
Theo dõi đánh giá mức độ chính xác
- Kỹ năng uốn cây bằng dây Theo dõi đánh giá mức độ chính xác,tỉ
mỉ
- Kỹ năng khắc và uốn thân cây Theo dõi đánh giá mức độ chính xác, tỉ
mỉ
58
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1 ]. Trần Văn Huân, Văn Tích Lượm, 2003. Kỹ thuật trồng Bonsai, NXB mỹ
thuật .
[2 ]. Nguyễn Xuân Cầu, 1996. Kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh, NXB nông
nghiệp
[3 ]. Hải Phong, 2007. Nghệ thuật Bon sai, cây cảnh. NXB Hà Nội
[4 ]. Ban quản lý quảng trường Ba Đình, 2004. Kết quả nghiên cứu về kỹ thuật
trồng và duy trì cây hoa cây cảnh.
[5] Trang web. Yeucaycanh.com
59
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH,
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB, ngày 27 tháng 6 năm 2011
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ nhiệm: Ông Trần Văn Dư - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ
2. Phó chủ nhiệm: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán
bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Thƣ ký: Ông Lê Trung Hưng - Phó trưởng phòng Trường Cao đẳng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ
4. Các ủy viên:
- Ông Nguyễn Đức Ngọc, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Bắc Bộ
- Ông Lê Hoài Nam, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Bắc Bộ
- Ông Nguyễn Văn Vượng, Trưởng phòng Trường Đại học Nông - Lâm
Bắc Giang
- Ông Nguyễn Ngọc Sử - Hội sinh vật cảnh huyện Lương Sơn, Hoà
Bình./.
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Theo Quyết định số 1785 /QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 8 năm 2011
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Thành Vân, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề
Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc
2. Thƣ ký: Ông Lâm Quang Dụ, Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Các ủy viên:
- Ông Nguyễn Quang Chung, Phó trưởng phòng Trường Cao đẳng nghề
Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc
- Ông Trần Đức Thưởng, Giáo viên Trường Cao đẳng Trường Cao đẳng
nghề Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ
- Ông Phạm Văn Đại, Trạm trưởng Trạm Bảo vệ thực vật huyện Lương
Sơn, Hoà Bình./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_tao_hinh_co_ban_cho_cay_canh.pdf