Giáo trình mô đun Tạo cây con từ hạt là một trong năm mô đun thuộc
chương trình đào tạo nghề ”Bảo tồn, trồng làm giàu rừng tự nhiên”, được Bộ Nông
nghiệp và PTNT rà soát và cho chỉnh sửa lại trên cơ sở của hoạt động xây dựng
chương trình đào tạo nghề cho nông dân nghề ”Kỹ thuật Bảo tồn, trồng và làm giàu
rừng tự nhiên”
Tập tài liệu giáo trình được biên sọan trên cơ sở cung cấp các kiến thức cần
thiết cho các bài học của chương trình mô đun Tạo cây con từ hạt và hướng dẫn
thực hiện công việc. Chúng tôi tin rằng giáo trình này sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu
học nghề của lao động nông thôn Việt Nam.
51 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Tạo cây con từ hạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u kiện cho cây sinh trưởng tốt; cải tạo đất.
4.2. Các loại phân bón thường dùng:
- Phân chuồng ủ hoai;
- Urê;
- NPK;
- Supe lân.
Tùy theo tuổi của cây và từng loài cây hoặc chất đất tại nơi đó mà bón cho
phù hợp.
Hình 2.11. Giàn che nắng, che mưa cho cây
38
4.3. Cách bón phân
- Bón thúc cho cây trên nền đất.
- Trộn phân chuồng hoai với tro bếp bón lên mặt luống 2 – 3 kg/m2 bón xong tưới
nước rửa lá.
- Dùng Urê hoặc NPK hòa tan tưới đều trên mặt luống tưới xong rửa lá bằng nước
sạch nồng độ thường 0,3 – 0,5% (30 – 50 g hòa 10 lít nước) có thể phun cách
nhau 10 – 15 ngày.
- Bón thúc cây con trên nền cứng: sau khi cây được 4 tuần dùng NPK hòa với nước
tưới thấm tuần bón 1 lần ngừng bón trước khi xuất vườn 15 – 30 ngày.
5. Hãm cây
5.1. Mục đích hãm cây
- Hạn chế các biện pháp chăm sóc cây ở giai đoạn cuối.
- Rèn luyện cho cây con quen dần với điều kiện hoàn cảnh bất lợi.
- Cây con cứng cáp.
- Khi trồng thích nghi với điều kiện khắc nghiệt.
- Đảm bảo tỳ lệ sống cao.
5.2. Biện pháp
- Dịch chuyển bầu, phân cấp, xén rễ, cắt lá
- Hạn chế tưới nước, bón thúc
6. Điều tra, phân loại cây con
6.1. Mục đích
- Nhằm thống kê số lượng chất lượng cây con.
- Có kế hoạch xuất cây.
- Bồi dưỡng cây con.
- Gieo bổ xung nếu cần thiết.
6.2. Điều tra theo phƣơng pháp đặt ô tiêu chuẩn ngẫu nhiên cơ giới
- Không đếm toàn bộ số cây trong vườn ươm mà tiến hành đếm theo ô
tiêu chuẩn từ kết quả đó suy ra số cây toàn bộ vườn ươm.
- Diện tích đo đếm bằng 2 – 4% diện tích gieo.
- Ô tiêu chuẩn có hình vuông.
- Diện tích ô tiêu chuẩn là 0,25 m2 (độ dài cạnh là 0,5 m).
39
- Lập ô tiêu chuẩn: Có thể ngẫu nhiên hoặc đặt ô tiêu chuẩn điển hình. Chọn
vị trí đại diện: Tốt, xấu, trung bình, dày, thưa.
Ví dụ: Diện tích cần điều tra 4m2 nếu ô tiêu chuẩn là 0,25m2 thì ta phải lập 16
ô đặt so le cách đầu luống khoảng 2 m.
Hình 2.12. Cách lập ô tiêu chuẩn điều tra cây con
Sau khi lập ô tiêu chuẩn đúng tỷ lệ và kích thước tiến hành phân loại cây ghi
vào bảng sau.
Bảng 2.3. Bảng điều tra phân loại cây
Loài cây: Ngày điều tra:
Người điều tra: .. Tên vườn ươm:
Ô tiêu
chuẩn
Số lượng cây Tỷ lệ %
cây đủ
tiêu chuẩn Đủ tiêu
chuẩn
Chưa đủ tiêu
chuẩn
Không đủ tiêu
chuẩn
Tổng số
1
2
3
..
Cây đủ tiêu chuẩn là cây: Sinh trưởng bình thường; không sâu bệnh; đạt
ngày tháng tuổi; không cong; đạt đường kính và chiều cao.
40
Cây chưa đủ tiêu chuẩn: cây thẳng; không cong, không sâu bệnh; chưa đủ
điều cao và đường kính quy định.
Cây không đạt tiêu chuẩn: Cây cong sâu bệnh, cây cằn cỗi.
5. Sau khi thu thập kết quả xong tính kết quả bằng 1 OTC là cơ sở để tính toán
vườn ươm.
Ví dụ: Kết quả thu được ở OTC 0,25m2 là: 120 cây đạt tiêu chuẩn; 15 cây
chưa đạt tiêu chuẩn và 06 cây không đạt tiêu chuẩn.
Toàn vườn với diện tích 10m2:
Lưu ý
- Khi lập OTC phải đại diện.
- Đo đếm phải chính xác.
- Ghi biểu chính xác.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập 1: Thực hiện các biện pháp chăm sóc cây con ở vườn ươm
C. Ghi nhớ:
Các biện pháp chăm sóc cây con ở vườm ươm:
- Tưới nước
- Che nắng, che mưa, chống rét
- Làm cỏ, phá váng
- Bón thúc
Cây đủ TC =
120 cây x 100
0,25
= 48.000 cây
Cây chƣa đủ TC =
15 cây x 100
0,25
= 6.000 cây
Cây không đủ TC =
6 cây x 100
0,25
= 2.400 cây
41
- Hãm cây
- Điều tra phân loại cây con
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC
I. Vị trí, tính chất của mô đun :
- Vị trí: Mô đun Tạo cây con từ hạt là mô đun chuyên môn nghề trong chương
trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề ”Bảo tồn, trồng và làm giàu rừng tự
nhiên”; được giảng dạy sau mô đun Bảo tồn rừng và dạy trước môn Tạo cây
con từ giâm – chiết. Mô đun cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của
người học.
- Tính chất: Tạo cây con từ hạt là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng
thực hành tạo cây con từ hạt; được giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa
phương có đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ cần thiết.
II. Mục tiêu của mô đun
* Kiến thức:
- Trình bày đựơc các bứơc thực hiện trong quy trình sản xuất cây con bằng
phương pháp gieo hạt.
- Liệt kê được nội dung các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong sản xuất cây con
bằng phương pháp gieo hạt.
* Kỹ năng:
42
- Thực hiện được các thao tác trong làm đất, xủ lý hạt giống, gieo hạt và cấy cây.
- Thực hiện được các hoạt động chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cho đến khi
cây con đủ tiêu chuẩn xuất vườn đúng kỹ thuật.
- Sản xuất được cây con bằng phương pháp gieo hạt cho 2 đến 3 loài cây trồng
phổ biến ở địa phương đúng kỹ thuậtvà phù hợp với đặc tính sinh thái của mỗi loài.
* Thái độ:
- Có trách nhiệm khi sản xuất cây giống cung cấp cho thị trừơng.
- Giữ gìn và bảo quản tốt các trang thiết bị và dụng cụ sử dụng trong quá trình
gieo ươm.
- Tiết kiệm vật tư nhiên liệu.
III. Nội dung chính của mô đun:
Mã bài Tên các bài dạy
Loại bài
dạy
Địa điểm
Thời gian (giờ)
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
MĐ2-01 Thu hái, chế biến,
bảo quản hạt giống
Tích hợp Vườn rừng 06 02 04
MĐ2-02 Làm đất gieo ươm Tích hợp Vườn ươm 12 04 08
MĐ2-03 Xử lí hạt giống Tích hợp Phòng học
thực hành
06 02 04
MĐ2-04 Gieo hạt và cấy cây Tích hợp Vườn ươm 12 04 08
MĐ2-05 Phòng trừ sâu bệnh
hại cây con
Tích hợp Vườn ươm 12 04 08
MĐ2-06 Chăm sóc cây con Tích hợp Vườn ươm 12 04 08
43
Tổng cộng 60 20 40
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành
4.1. Bài 1. Thu hái, chế biến, bảo quản hạt giống
Bài tập 1: Thực hiện thu hái quả cây gõ mật và cây lát hoa?
- Nguồn lực: cây mẹ gõ mật, lát hoa có quả chín, các dụng cụ thu hái quả.
- Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm), thu hái 01 kg
quả/nhóm học viên
- Thời gian hoàn thành: 30 phút/ nhóm.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn học viên cách thu hái quả, quan sát
quá trình thu hái quả của từng nhóm, cân khối lượng quả thu hái được.
- Kết quả cần đạt được: Đạt khối lượng 01 kg quả/ nhóm
Bài tập 2: Tách quả lấy hạt cây gõ mật và cây lát hoa?
- Nguồn lực: quả cây mẹ gõ mật, lát hoa đã chín, các dụng cụ tách quả lấy hạt.
- Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm), tách quả lấy hạt
01 kg quả/nhóm học viên
- Thời gian hoàn thành: 30 phút/ nhóm.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn học viên cách tách quả, quan sát quá
trình tách quả của từng nhóm, dựa theo bảng tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng tách quả
lấy hạt.
- Kết quả cần đạt được: Tách quả lấy hạt đúng kỹ thuật, hạt không bị dập nát
Bài tập 3: Bảo quản hạt của 2 loài cây trên?
- Nguồn lực: hạt cây gõ mật, lát hoa đã tách, các dụng cụ bảo quản hạt.
- Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm), bảo quản hạt cho
2 loài trên.
- Thời gian hoàn thành: 10 phút/ nhóm.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình bảo quản hạt của từng nhóm,
dựa theo bảng tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng bảo quản hạt gõ mật, lát hoa.
- Kết quả cần đạt được: Bảo quản hạt đúng kỹ thuật, hạt không hỏng trong thời gian
3 tháng.
4.2. Bài 2: Chuẩn bị đất gieo ƣơm
Bài tập 1: Thực hiện lên luống nổi có gờ?
44
- Nguồn lực: vườm ươm, cuốc bàn, dây nilon, thước bẹt, cữ luống, cọc tre, bàn
trang
- Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm).
- Thời gian hoàn thành: 45 phút/ nhóm.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình lên luống nổi có gờ của từng
nhóm, dựa theo bảng tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng lên luống nổi có gờ.
- Kết quả cần đạt được: Thực hiện lên luống nổi có gờ đúng tiêu chuẩn.
Bài tập 2: Đóng 200 bầu/ học viên?
- Nguồn lực: túi bầu kích thước 7 x 12 cm, kéo cắt đáy bầu, đất tầng A, phân
chuồng hoai, phân lân, ghế nhựa, rổ nhựa vuông.
- Cách tổ chức thực hiện: từng học viên thực hành độc lập.
- Thời gian hoàn thành: 02 giờ/học viên
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình đóng bầu, sản phẩm bầu
đóng được của từng học viên, dựa theo bảng tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng đóng bầu.
- Kết quả cần đạt được:
Đủ số lượng bầu.
Bầu vừa chặt, độ ẩm vừa phải.
Vỏ bầu căng tròn đều
Xếp bầu vào luống thẳng hàng, không nghiêng đổ.
Áp chặt má luống sau khi xếp bầu
4.3. Bài 3: Xử lý hạt giống
Bài tập 1: Xử lý hạt keo lai?
- Nguồn lực: ấm đun nước, rổ, chậu, xô, bao tải.
- Cách tổ chức thực hiện: chia nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm), mỗi nhóm xử lý 2 kg
hạt giống keo lai.
- Thời gian hoàn thành: 45 phút/nhóm
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình xử lý hạt của từng nhóm, dựa
theo bảng tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng xử lý hạt giống.
- Kết quả cần đạt được:
Xử lý hạt bằng nước nóng 2 sôi: 3 lạnh đúng kỹ thuật.
Ủ hạt bằng bao tải
45
Rửa chua 1 lần/ngày
4.4. Bài 4: Gieo hạt, cấy cây
Bài tập 1: Thực hiện gieo hạt vào bầu?
- Nguồn lực: hạt giống được xử lý, luống bầu, lưới nilon, dây kẽm.
- Cách tổ chức thực hiện: mỗi học viên gieo 200 gram hạt giống keo lai.
- Thời gian hoàn thành: 02 giờ/học viên
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát quá gieo hạt vào bầu của từng học
viên, dựa theo bảng tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng gieo hạt vào bầu.
- Kết quả cần đạt được:
Gieo hạt vào bầu ở độ sâu 1-2 cm tính từ mặt đất xuống.
Hạt được lấp đất phủ kín hạt.
Tưới nước đủ ẩm sau khi gieo.
Che bớt ánh sáng bằng lưới nilon.
Bài tập 2: Thực hiện cấy cây vào bầu?
- Nguồn lực: Cây con, luống bầu, que cấy, bình tưới nước, lưới nilon, dây kẽm.
- Cách tổ chức thực hiện: mỗi học viên cấy 200 cây con keo lai vào bầu.
- Thời gian hoàn thành: 02 giờ/học viên
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát quá cấy cây vào bầu của từng học viên,
dựa theo bảng tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng cấy cây vào bầu.
- Kết quả cần đạt được:
Cây con cấy thẳng đứng giữa bầu, không nghiêng ngả
Cấy đúng độ sâu 2-3 cm.
Lấp chặt đất sau khi cấy.
Tưới nước đủ ẩm cho cây con sau khi cấy cây.
Làm giàn che nắng cho cây.
4.5 Bài 5: Phòng trừ sâu bệnh hại cây con
Bài tập 1: Thực hiện biện pháp phòng bệnh thối cổ rễ cây con?
- Nguồn lực: Rổ, cuốc, xẻng, bay, thuốc Bocđô, bình phun thuốc sâu,
- Cách tổ chức thực hiện: mỗi học viên thực hiện các biện pháp phòng bệnh thối cổ
rễ cây con
- Thời gian hoàn thành: 45 phút/học viên
46
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình phòng bệnh của từng học
viên, dựa theo bảng tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng phòng bệnh cây con.
- Kết quả cần đạt được:
Làm vệ sinh vườn ươm sạch sẽ: nhặt cỏ, diệt trừ những cây có mầm mống
gây bệnh.
Phun thuốc Bocđô nồng độ 1% cho cây con.
Bài tập 2: Phân loại một số nhóm loài sâu hại cây con
- Nguồn lực: Túi nilon, vợt bắt bướm, vườn ươm
- Cách tổ chức thực hiện: Chia nhóm (5 học viên/nhóm), mỗi nhóm ra vườn ươm
bắt các loài sâu hại mang về lớp. Mỗi nhóm học viên phân chia các loài sâu hại
thành các nhóm đã học.
- Thời gian hoàn thành: 30 phút/nhóm
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát kết quả phân loại sâu hại của từng
nhóm
- Kết quả cần đạt được: Phân loại đúng các loài sâu hại thành các nhóm đã học.
4.6. Bài 6: Chăm sóc cây con ở vƣờn ƣơm
Bài tập 1: Thực hiện các biện pháp chăm sóc cây con ở vườn ươm
- Nguồn lực: Rổ, cuốc, xẻng, bay, bình tưới nước,
- Cách tổ chức thực hiện: mỗi học viên thực hiện các biện pháp phòng chăm sóc
200 cây con
- Thời gian hoàn thành: 45 phút/học viên
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình chăm sóc cây con của từng
học viên, dựa theo bảng tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng chăm sóc cây con.
- Kết quả cần đạt được:
Tưới nước cho cây
Che nắng, che mưa, chống rét
Làm cỏ, phá váng
Bón thúc
Hãm cây
Điều tra phân loại cây con
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
5.1. Bài 1: Thu hái, chế biến, bảo quản hạt giống
47
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Chọn đúng phương pháp thu hái hạt
giống cây cẩm lai, gõ mật
Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá
Thu hái được quả của 2 loài cẩm lai,
gõ mật với tỷ lệ tạp chất < 5%
Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ
năng thu hái quả
Tách quả lấy hạt của 2 loài trên với
tỷ lệ tạp chất < 5%, hạt không bị
dập, xước
Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ
năng tách quả lấy hạt
Bảo quản hạt giống của 2 loài đạt
chất lượng tốt trong thời gian 3
tháng
Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ
năng bảo quản hạt giống.
5.2. Bài 2: Chuẩn bị đất gieo ƣơm
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Lên luống nổi có gờ Giáo viên quan sát quá trình lên luống
nổi có gờ của học viên, dựa theo bảng
tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng lên luống nổi
có gờ
Đóng bầu Giáo viên quan sát quá trình đóng bầu,
sản phẩm bầu đóng được của từng học
viên, dựa theo bảng tiêu chuẩn đánh giá
kỹ năng đóng bầu
5.3. Bài 3: Xử lý hạt giống
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
48
Đánh giá chất lượng hạt giống Giáo viên quan sát quá trình phân loại hạt
giống của từng học viên, dựa theo bảng
tiêu chuẩn chất lượng hạt giống để đánh
giá kết quả đạt được của từng học viên
Xử lý bằng nước nóng Giáo viên quan sát quá trình xử lý hạt
giống bằng nước nóng của từng học viên,
dựa theo bảng tiêu chuẩn đánh giá kỹ
năng xử lý hạt
Xử lý bằng cách đốt Giáo viên quan sát quá trình xử lý hạt
giống bằng cách đốt của từng học viên,
dựa theo bảng tiêu chuẩn đánh giá kỹ
năng xử lý hạt
Xử lý bằng cơ học Giáo viên quan sát quá trình xử lý hạt
giống bằng cơ học của từng học viên, dựa
theo bảng tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng xử
lý hạt
Xử lý bằng hóa học Giáo viên quan sát quá trình xử lý hạt
giống bằng hóa học của từng học viên,
dựa theo bảng tiêu chuẩn đánh giá kỹ
năng xử lý hạt
5.4. Bài 4: Gieo hạt, cấy cây
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Mật độ gieo hạt Giáo viên quan sát quá trình gieo hạt của
từng học viên, dựa theo bảng tiêu chuẩn
đánh giá kỹ năng gieo hạt
Phương pháp gieo vãi Giáo viên quan sát quá trình gieo hạt của
từng học viên, dựa theo bảng tiêu chuẩn
đánh giá kỹ năng gieo hạt
Phương pháp gieo hạt vào bầu Giáo viên quan sát quá trình gieo hạt của
từng học viên, dựa theo bảng tiêu chuẩn
đánh giá kỹ năng gieo hạt
49
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Cấy cây vào bầu Giáo viên quan sát quá trình cấy cây vào
bầu của từng học viên, dựa theo bảng tiêu
chuẩn đánh giá kỹ năng cấy cây vào bầu
Cấy cây trên luống đất Giáo viên quan sát quá trình cấy cây trên
luống đất của từng học viên, dựa theo
bảng tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng cấy cây
trên luống đất
5.5. Bài 5: Phòng trừ sâu bệnh hại cây con
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Phân loại sâu hại Giáo viên quan sát quá trình phân loại
sâu hại của từng học viên, đánh giá theo
kết quả phân loại của từng học viên
Phân loại bệnh hại Giáo viên quan sát quá trình phân loại
bệnh hại của từng học viên, đánh giá theo
kết quả phân loại của từng học viên
5.6. Bài 6: Chăm sóc cây con ở vƣờn ƣơm
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tưới nước Giáo viên quan sát quá trình tưới nước
cho cây của từng học viên, đánh giá theo
kết quả sau khi tưới nước.
Che nắng, che mưa, chống rét cho
cây
Giáo viên quan sát quá trình che nắng,
che mưa, chống rét cho cây của từng học
viên, đánh giá theo kết quả sau khi thực
hiện công việc
50
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Làm cỏ, phá váng Giáo viên quan sát quá trình làm cỏ, phá
váng cho cây của từng học viên, đánh giá
theo kết quả sau khi thực hiện công việc
Bón thúc Giáo viên quan sát quá trình bón thúc cho
cây của từng học viên, đánh giá theo kết
quả sau khi thực hiện công việc
Hãm cây Giáo viên quan sát quá trình hãm cây
của từng học viên, đánh giá theo kết quả
sau khi thực hiện công việc
Điều tra, phân loại cây con Giáo viên quan sát quá trình điều tra phân
loại cây con của từng học viên, đánh giá
theo kết quả sau khi thực hiện công việc
VI. Tài liệu tham khảo
1. Trường Trung Học Lâm nghiệp số 2, 2004. ”Giáo trình kỹ thuật lâm
sinh”, Nhà xuất bản Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
2. Trường Công nhân kỹ thuật lâm nghiệp 4, 1991 ”Giáo trình kỹ thuật lâm
sinh”, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
3. Trần Văn Mão, 1997 ”Bệnh cây rừng”, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
4. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh, Trần Văn Mão, 2001. ”Điều tra dự
tính dự báo sây bệnh hại trong lâm nghiệp”, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
5. Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng, 2003. ”Giống cây rừng”, Nhà xuất
bản Nông nghiệp
6. Trang Web
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH,
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Theo Quyết định số 2949/QĐ-BNN-TCCB ngày 03 tháng 11 năm 2010)
1. Ông Lê Văn Định Chủ nhiệm
2. Bà Ngô Thị Hồng Ngát Thư ký
3. Ông Phan Thanh Minh Ủy viên
51
4. Ông Trần Đức Thưởng Ủy viên
5. Bà Nguyễn Thị Hạnh Ủy viên
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Theo Quyết định số 2949/QĐ-BNN-TCCB ngày 03 tháng 11 năm 2010)
1. Ông Nguyễn Văn Thực Chủ tịch
2. Ông Hoàng Ngọc Thịnh Thư ký
3. Ông Dương Danh Công Ủy viên
4. Ông Phạm Xuân Mạnh Ủy viên
5. Ông Hà Văn Huy Ủy viên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_tao_cay_con_tu_hat.pdf