Sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân bao giờ cũng thuộc vào các nhóm xã hội. Trong cuộc sống, hoạt động và sinh hoạt, mỗi nhóm xã hội thường nảy sinh những hiện tượng tâm lý chung cho tất cả mọi người và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với cộng đồng. Trên nền tảng tâm lý cá nhân, các hiện tượng tâm lý chung của nhóm, cộng đồng xã hội như dư luận xã hội, tâm trạng xã hội, truyền thống, nhu cầu xã hội được hình thành. Những hiện tượng tâm lí xã hội là hiện tượng được xuất hiện ở số đông người, do kết quả giao tiếp, tác động qua lại giữa người với người thuộc các nhóm xã hội khác nhau trong cuộc sống và hoạt động cùng nhau, cùng phản ánh những điều kiện lịch sử- xã hội như nhau.
156 trang |
Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1858 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình tâm lý học xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO TRÌNH
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
Chương 1
Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu
của tâm lí học xã hội- tâm lí học xã hội quân sự
Xác định đối tượng nghiên cứu là vấn đề đầu tiên đặt ra cho bất cứ một khoa học nào, bởi vì nó trả lời cho câu hỏi: nghiên cứu cái gì? Đối tượng của một khoa học nằm ở bản chất của các hiện tượng mà khoa học ấy coi là khách thể nghiên cứu, do vậy, việc xác định đối tượng của tâm lí học xã hội cần phải đi từ tìm hiểu hiện tượng tâm lí xã hội là gì, bản chất của nó như thế nào.
I. Đối tượng nghiên cứu của tâm lí học xã hội
1. Hiện tượng tâm lí xã hội
a. Hiện tượng tâm lí xã hội là gì?
Sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân bao giờ cũng thuộc vào các nhóm xã hội. Trong cuộc sống, hoạt động và sinh hoạt, mỗi nhóm xã hội thường nảy sinh những hiện tượng tâm lý chung cho tất cả mọi người và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với cộng đồng. Trên nền tảng tâm lý cá nhân, các hiện tượng tâm lý chung của nhóm, cộng đồng xã hội như dư luận xã hội, tâm trạng xã hội, truyền thống, nhu cầu xã hội được hình thành. Những hiện tượng tâm lí xã hội là hiện tượng được xuất hiện ở số đông người, do kết quả giao tiếp, tác động qua lại giữa người với người thuộc các nhóm xã hội khác nhau trong cuộc sống và hoạt động cùng nhau, cùng phản ánh những điều kiện lịch sử- xã hội như nhau.
b. Phân loại hiện tượng tâm lí xã hội.
Hiện tượng tâm lí xã hội đa dạng, phong phú và phức tạp, bởi nó là sự phản ánh sinh động thực tế cuộc sống. Người ta phân loại các hiện tượng tâm lí xã hội dựa trên những căn cứ khác nhau. Khi nghiên cứu các hiện tượng tâm lí xã hội có thể căn cứ vào mức độ ảnh hưởng nhiều hay ít của các hiện tượng tâm lí xã hội; tính chất tác động mạnh yếu của chúng; sự bền vững hay tạm thời; phạm vi ảnh hưởng rộng hay hẹp theo đó có:
- Nhóm thứ nhất bao gồm các hiện tượng tâm lí xã hội của nhóm như tâm lý nhóm lớn, tâm lý nhóm nhỏ, tâm lý nhóm vừa.
- Nhóm thứ hai gồm các hiện tượng tâm lí xã hội tạo ra bản sắc dân tộc, cộng đồng, thực hiện chức năng duy trì tồn tại xã hội như truyền thống, phong tục tập quán, thói quen, tín ngưỡng, nghi lễ giao tiếp xã hội...
- Nhóm thứ ba là các hiện tượng tâm lí xã hội hình thành do tác động tổng hợp chung, có ảnh hưởng đến toàn bộ xã hội, tạo ra sắc thái cảm xúc cho xã hội như dư luận xã hội, tâm trạng xã hội, bầu không khí tâm lý chung, uy tín trong xã hội, tâm thế, định hướng giá trị xã hội...
- Nhóm thứ tư gồm các quá trình tâm lí xã hội có ảnh hưởng mạnh về cường độ nhưng thiếu tính ổn định và bền vững trong đời sống của nhóm và cộng đồng như bắt trước, lây lan tâm lý, thi đua, tranh đua, đồng cảm ác cảm, ám thị...
2. Bản chất, quy luật hình thành và phát triển của các hiện tượng tâm lí xã hội
a.Bản chất hiện tượng tâm lí xã hội.
Mỗi một cá nhân bao giờ cũng tồn tại trong một nhóm, một xã hội nhất định và hoạt động giao tiếp của họ luôn diễn ra trong các điều kiện xã hội lịch sử nhất định. Do đó, tâm lý cá nhân là cơ sở để hình thành tâm lí xã hội. Nhưng hiện tượng tâm lí xã hội không phải là sự cộng lại của tâm lý cá nhân mà nó mang bản chất xã hội sâu sắc, là sản phẩm của hoạt động chung, những điều kiện xã hội lịch sử chung.
Hiện tượng tâm lí xã hội bao giờ cũng là tâm lý chung của nhiều người, chủ thể của tâm lí xã hội là nhóm xã hội: có nhóm lớn, nhóm nhỏ; nhóm chính thức - nhóm không chính thức; nhóm đặc biệt là đám đông. ở trong nhóm xã hội, hoạt động xã hội, quan hệ qua lại và giao tiếp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng quyết định sự biểu hiện về nội dung cũng như hình thức của tâm lí xã hội. Hiện tượng tâm lí xã hội tồn tại và biểu hiện sinh động trong nhóm xã hội. ở trong nhóm xã hội diễn ra quá trình xã hội hoá, mỗi cá nhân chịu sự tác động ảnh hưởng của nhóm, của cái chung. Đồng thời cá nhân cũng tác động ảnh hưởng tới cá nhân khác và toàn nhóm, cộng đồng. Sự tác động qua lại diễn ra trong nhóm xã hội, chi phối điều chỉnh thái độ hành vi tâm lý nói chung của cá nhân, thành viên của nhóm, dẫn đến kết quả là hình thành nên tâm lý chung, tâm lí xã hội. Do đó có thể kết luận rằng, tâm lí xã hội là tâm lý của một nhóm xã hội nhất định phản ánh những điều kiện xã hội lịch sử chung nhất định nảy sinh từ sự tác động qua lại trong hoạt động và giao tiếp giữa các cá nhân trong nhóm. Chừng nào còn tồn tại xã hội, các nhóm xã hội với các mối quan hệ qua lại giao tiếp của những cá nhân thì chừng đó còn sự tồn tại và phát triển của hiện tượng tâm lí xã hội - hiện tượng tâm lý đặc trưng của các nhóm xã hội.
b.Quy luật hình thành và phát triển của các hiện tượng tâm lí xã hội
Sự hình thành và phát triển của các hiện tượng tâm lí xã hội có tính quy luật, đòi hỏi chúng ta phải nắm bắt, làm rõ cơ sở cho nghiên cứu và vận dụng để định hướng, điều khiển nó phục vụ cho thực tiễn cuộc sống.
- Các hiện tượng tâm lí xã hội được hình thành và phát triển từ nguồn gốc tồn tại xã hội, từ thực tiễn cuộc sống.
Đây là quan điểm duy vật lịch sử về sự nảy sinh và phát triển của tâm lí xã hội. Tồn tại xã hội là cái có trước, tâm lí xã hội là cái có sau. Tâm lý xã hội là biểu hiện cụ thể của sự phản ánh tồn tại xã hội, phản ánh những điều kiện xã hội lịch sử cụ thể vào các nhóm và cộng đồng xã hội. Nội dung của tồn tại xã hội của thực tiễn cuộc sống là nguồn gốc khách quan quyết định đến nội dung và các hình thức biểu hiện của các hiện tượng tâm lí xã hội. Tồn tại xã hội đựơc hiểu là toàn bộ các mối quan hệ người - người trong xã hội như quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng, tôn giáo, dân tộc... Các quan hệ xã hội đảm bảo cho một xã hội tồn tại và phát triển. Tồn tại xã hội nào thì có tâm lí xã hội tương ứng, phản ánh thực tại xã hội sinh động, trung thực, phức tạp như thực tiễn cuộc sống vậy.
- Cái chung, cái riêng và cái đơn nhất thống nhất trong các hiện tượng tâm lí xã hội.
Cái chung được hiểu là những hiện tượng tâm lí xã hội có tính nhân loại, chi phối đến tất cả loài người trên hành tinh và chúng mang tính phổ biến, tính thời đại, tính nhân bản trong tâm lí xã hội, là nét chung của các dân tộc. Cái chung của xã hội như nhu cầu, lợi ích, tình cảm, định hướng giá trị... là những hiện tượng tâm lí xã hội phổ biến của các hình thái xã hội, của các mức độ phát triển xã hội.
Cái riêng được hiểu là những hiện tượng tâm lí xã hội của một dân tộc, nhóm, tập thể mang đặc trưng riêng của dân tộc, nhóm, tập thể nhất định.
Cái đơn nhất: mỗi hiện tượng tâm lí xã hội vận động và phát triển khác nhau ở các nhóm xã hội, không lặp lại. Sở dĩ có như vậy là vì mỗi nhóm xã hội có qui mô, tính chất khác nhau, mỗi hiện tượng tâm lí xã hội mỗi nhóm được hình thành chịu sự chi phối của điều kiện xã hội lịch sử cụ thể. Ví dụ: cùng phản ánh một sự kiện xã hội, nhưng dư luận xã hội trong đơn vị quân đội có đặc trưng riêng khác với các tập thể của xã hội.
- Qui luật về mối quan hệ qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau giữa người với người trong quá trình giao tiếp - là nhân tố hình thành các hiện tượng tâm lí xã hội.
Nội dung của quy luật này thể hiện ở chỗ: nguồn gốc của mọi hiện tượng tâm lý thuộc về mỗi cá nhân, không thể có hiện tượng tâm lý nằm ngoài cá nhân, tập thể và nhóm người nhất định. Không thể có hiện tượng tâm lí xã hội nếu chỉ xét ở bình diện cá nhân riêng lẻ hoặc cộng từng cá nhân mà thành. Hiện tượng tâm lí xã hội chỉ nảy sinh, hình thành, phát triển trong mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân trong lao động, giao tiếp xã hội vì một mục đích hoạt động chung nào đó.
Trên nền tảng của mối liên hệ liên nhân cách, thông qua giao tiếp, quan hệ mà tâm lý cá nhân này ảnh hưởng đến cá nhân khác... cứ tiếp diễn liên tục trong quan hệ nhiều người, các hiện tượng tâm lí xã hội được hình thành và phát triển nhằm duy trì sự ổn định của nhóm xã hội. Tạo cho nhóm xã hội phát triển với những nội dung và hình thức mới phù hợp với quan hệ xã hội có thực trong nhóm xã hội. Khi đã xuất hiện các hiện tượng tâm lí xã hội thì chúng lại tác động vào nhóm xã hội, các quan hệ xã hội, đến mỗi cá nhân trong nhóm bằng con đường giao tiếp để định hướng, điều chỉnh hành vi của mọi người phù hợp với chuẩn hành vi của toàn nhóm xã hội. Đó là mối quan hệ biện chứng của sự hình thành và phát triển, vận động của các hiện tượng tâm lí xã hội.
Những ảnh hưởng giữa các cá nhân trong giao tiếp có thể bằng nhiều phương pháp, cách thức như thông báo, truyền tin, trao đổi cá nhân, thuyết phục, ám thị, hướng dẫn, nêu gương...; ảnh hưởng của cá nhân đến người khác có thể bằng tự khẳng định, uy tín, đạo đức, tài năng... và sự đánh giá, thừa nhận của xã hội về họ.
- Qui luật kế thừa, lây lan và bắt chước trong nhóm xã hội.
Trong đời sống và hoạt động của nhóm xã hội sẽ luôn luôn diễn ra sự kế thừa, lây lan và bắt chước lẫn nhau về những phương thức sống, hành vi, hoạt động của con người. Sự kế thừa những tinh hoa, di sản quý báu của quá khứ hay của các nhóm xã hội khác được diễn ra một cách thường xuyên, tích cực, tự giác, sáng tạo và ngày càng cao hơn. Trong các điều kiện cụ thể của quan hệ qua lại, giao tiếp xã hội, những hiện tượng tâm lý luôn lan truyền từ người này sang người khác, từ nhóm tập thể này sang nhóm tập thể khác làm cho các hiện tượng tâm lí xã hội càng phong phú, phức tạp hơn. Trên cở đó, quá trình bắt chước lẫn nhau, là sự phản ánh nguyên mẫu hành vi phản ứng của người khác, một sự mô phỏng lại đối tượng của các hoạt động xã hội và giao tiếp xã hội đó cũng được nảy sinh. Qui luật bắt chước là hiện tượng không phụ thuộc vào ý muốn cá nhân. Bởi vì nhóm xã hội là tập hợp nhiều người cùng hoạt động theo những mục đích, nhiệm vụ cụ thể để cùng nhau hoạt động, cần được thống nhất hành động theo một phương thức nào đó mà trong nhiều trường hợp con người chưa kịp nhận thức đầy đủ ý nghĩa của hoạt động mà làm theo người khác. ở mỗi lứa tuổi khác nhau trong quá trình phát triển cá thể mức độ bắt chước cũng khác nhau: từ bắt chước thao tác đến hành vi, hành động; từ bắt chước vô thức đến có ý thức. Bắt chước trong nhóm diễn ra trong suốt quá trình xã hội hoá con người, là một phương thức tâm lí xã hội cần thiết đảm bảo cho con người tiếp thu và lĩnh hội những kinh nghiệm sống và hoạt động của người khác.
3. Đối tượng nghiên cứu của tâm lí học xã hội-tâm lý học xã hội quân sự
Với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học của thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cùng với thành tựu của tâm lí học và xã hội học ảnh hưởng, chi phối đến mọi lĩnh vực của cuộc sống làm cho tâm lí học xã hội hình thành và phát triển. Việc xem xét đối tượng của tâm lí học xã hội đòi hỏi chúng ta phải tính đến bối cảnh của sự phát triển kinhh tế - xã hội và sự tác động ảnh hưởng của khoa học nói chung cũng như tâm lí học nói riêng. Do ở trong những điều kiện xã hội lịch sử khác nhau, lập trường giai cấp và phương pháp luận khác nhau cho nên trong lịch sử tâm lí học xã hội có những quan điểm khác nhau xoay quanh vấn đề đối tượng của tâm lí học xã hội.
Người đưa ra thuật ngữ tâm lí học xã hội đầu tiên là Tarde (1903). Theo ông, đối tượng nghiên cứu của tâm lí học xã hội là những ứng xử cá nhân do những quy định xã hội chi phối. Ông là người đặt nền móng cho những nghiên cứu về dư luận xã hội, thái độ và bắt chước trong xã hội. Tiếp theo Lebon cho rằng đám đông, tâm lý của đám đông là đối tượng quan trọng của tâm lí học xã hội.
Durkheim (1897), một nhà xã hội học Pháp với cách tiếp cận “xã hội phát sinh” cho rằng hành vi của cá nhân là kết quả của ảnh hưởng môi trường xã hội, các quy tắc xã hội. Ông cũng cho rằng xã hội không thể qui thành các cá nhân hợp thành nó, cũng hệt như những biểu tượng tập thể khác với những biểu tượng và những xúc cảm cá nhân.
Trong tâm lí học đã từng có cách tiếp cận tâm lí xã hội của cá nhân, với cách xem xét này đối tượng của tâm lí học xã hội là tâm lý xã hội của cá nhân, là con người trong mối liên hệ với toàn bộ các quan hệ xã hội. Theo đó, bản chất liên hệ của con người không có gì khác là giao tiếp ứng xử. Từ giao tiếp ứng xử tạo ra những hiện tượng tâm lí xã hội.
Nhiều nhà tâm lí học Mĩ như E.Miler, J.Dollar nghiên cứu quá trình xã hội hoá của con người. Allport( 1924 ) xác định đối tượng của tâm lí học xã hội là những liên hệ của con người với môi trường - đó là những liên hệ hiện thực hoặc được tưởng tượng ra hoặc truyền từ người này sang người khác trong bối cảnh xã hội nhất định, khi những liên hệ đó tác động vào những người trong hoàn cảnh đó. Theo họ, liên hệ được hiểu chủ yếu là liên hệ giữa các cá nhân (liên nhân cách).
Gergen (1981) cho rằng đối tượng của tâm lí học xã hội chính là “nghiên cứu có hệ thống những tác động qua lại của con người và những cơ sở tâm lý của chúng”. Sự nghiên cứu có hệ thống theo ông có ba yếu tố: Sự phát triển của một lý luận, chỗ dựa kinh nghiệm cho lý luận và khuyến khích hành động.
Worcher và Cooper (1976) coi đối tượng của tâm lí học xã hội là nghiên cứu về những điều kiện, trong đó có cá nhân chịu tác động bởi hoàn cảnh nhất định. Theo tác giả, hoàn cảnh thể hiện ở hai khía cạnh: một là, trong đó một hành vi ứng xử được thể hiện ra; hai là, gắn liền với bối cảnh, là sự lý giải vì sao lại có hành vi ứng xử như vậy... Từ đó, họ đi đến khẳng định rằng bằng cách thay đổi hoàn cảnh thì người ta có thể làm thay đổi cá nhân.
Một hướng tiếp cận của tâm lí học xã hội Mác xít là của H.Hipsơ và M.Phorvee với quan điểm cho rằng: “Sự hợp tác giữa con người với con người- là điểm xuất phát cơ bản của sự nghiên cứu tâm lí học xã hội, còn đối tượng nghiên cứu của khoa học này là sự tác động có tính xã hội”
Tóm lại, trong quá trình phát triển của khoa học đối tượng của tâm lí học xã hội dù trình bày theo quan điểm nào thì nhân tố con người xã hội, bản chất xã hội của con người, con người và tâm lý con người sống và hoạt động trong các nhóm xã hội là vấn đề được coi trọng và xem xét một cách cơ bản nhất. Kế thừa những cách tiếp cận nói trên có thể khẳng định rằng: Đối tượng nghiên cứu của tâm lí học xã hội chính là các hiện tượng tâm lí xã hội, các quy luật tâm lí xã hội được hình thành và phát triển trong các nhóm xã hội. Tuy nhiên các hiện tượng tâm lí xã hội có nhiều loại và phong phú, đa dạng; tâm lí học xã hội tập trung vào những hiện tượng tâm lí xã hội chung nhất, điển hình có tác dụng điều chỉnh hành vi của toàn bộ cá nhân và cộng đồng xã hội tham gia trong quá trình hoạt động của nhóm, của xã hội.
Tâm lí học xã hội là một khoa học đang phát triển mạnh mẽ và xâm nhập vào nhiều lĩnh vực của cuộc sống hình thành nên các chuyên ngành của tâm lí học xã hội như tâm lí học xã hội trong sản xuất kinh doanh, tâm lý học xã hội trong lãnh đạo quản lý xã hội, tâm lý học xã hội quân sự... Tâm lý học xã hội quân sự là một chuyên ngành của tâm lí học xã hội, một lĩnh vực của tâm lý học quân sự nghiên cứu sự hình thành phát triển của các hiện tượng tâm lí xã hội, các quy luật tâm lí xã hội trong các nhóm, tập thể quân nhân trong điều kiện hoạt động quân sự.
II. Nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lí học xã hội, tâm lý học xã hội quân sự.
1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận
Đây là những nhiệm vụ cơ bản, xác định sự tồn tại và phát triển của khoa học tâm lí học xã hội nói chung và tâm lý học xã hội quân sự nói riêng.
- Xây dựng hệ thống các phạm trù, khái niệm khoa học cơ bản của tâm lí học xã hội, tâm lý học xã hội quân sự, đồng thời hoàn thiện và phát triển chúng. Tâm lí học xã hội là khoa học còn non trẻ, do vậy những phạm trù, khái niệm cơ bản cũng phải nghiên cứu và xác định rõ ràng. Việc xây dựng một hệ thống phạm trù, khái niệm khoa học của tâm lí học xã hội nằm trong một cấu trúc khoa học hợp lý và phải phản ánh đặc thù riêng của khoa học này. Những phạm trù khái niệm như tâm lí xã hội, tác động qua lại, mối quan hệ qua lại, quan hệ liên nhân cách, giao tiếp, hoạt động cùng nhau, các cơ chế tâm lí xã hội v.v.. cần phải có sự thống nhất, cần hoàn thiện đảm bảo tính khoa học cơ bản, hiện đại, cập nhật thành tựu mới của tâm lí học xã hội. Hiện nay cũng còn một số khái niệm phạm trù và cấu trúc logic của tâm lí học xã hội, tâm lý học xã hội quân sự còn có chỗ chưa phân định rõ ràng với xã hội học hoặc tâm lí học. Ví dụ: truyền thống, phong tục, tập quán... thuộc xã hội học nhưng xét nó là khái niệm của tâm lí học xã hội thì nội hàm biểu hiện của nó phải mang đặc trưng riêng của tâm lí học xã hội. Tương tự như vậy, vấn đề nhân cách, thái độ, định hướng giá trị vốn là khái niệm của tâm lí học đại cương, khi tiếp cận ở góc độ tâm lí học xã hội phải xác định rõ nội hàm của chúng trong hệ thống phân loại, cấu trúc tổng thể của các hiện tượng tâm lí xã hội như thế nào.
- Phát hiện những qui luật hình thành và phát triển của tâm lí học xã hội, tâm lý học xã hội quân sự: Tập trung vào tìm kiếm qui luật của sự tác động qua lại giữa các nhóm xã hội trong cộng đồng dân tộc, quốc gia; những điều kiện khách quan và chủ quan quy định, chi phối đến các hiện tượng tâm lí xã hội; quá trình vận động và phát triển của các hiện tượng tâm lí xã hội trong điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện hoạt động quân sự hiện nay.
- Xây dựng và hoàn thiện phương pháp nghiên cứu đặc thù của tâm lí học xã hội, khắc phục sự vận dụng máy móc các phương pháp nghiên cứu của tâm lí học và xã hội học vào tâm lí học xã hội, tâm lý học xã hội quân sự. Khi đã có hệ thống phương pháp đặc thù (cả lý thuyết, thực nghiệm...) thì kết quả nghiên cứu sẽ mang tính khoa học, tính thực tiễn phù hợp với các mục tiêu nghiên cứu của tâm lí học xã hội.
2. Những nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng
Tâm lí học xã hội phải tiến hành những nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng đáp ứng với yêu cầu phát triển tâm lí xã hội đặt ra hiện nay đó là:
- Nghiên cứu những đặc điểm tâm lý dân tộc và những biến đổi của tâm lí dân tộc... làm cơ sở cho các chính sách phù hợp với nhu cầu của từng dân tộc, sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của các tộc người trong xã hội.
- Nghiên cứu những qui luật tâm lý của nhóm xã hội, động lực hoạt động của nhóm xã hội trong sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt xã hội.
- Nghiên cứu khía cạnh tâm lí xã hội trong hoạt động lãnh đạo, quản lý xã hội; khía cạnh tâm lí xã hội của công tác giáo dục, tuyên truyền trong thời đại bùng nổ thông tin và mở rộng giao tiếp xã hội.
- Nghiên cứu các vấn đề truyền thống, tập quán tín ngưỡng, nếp sống văn hóa trong các cộng đồng xã hội, trong gia đình...
Tâm lý học xã hội quân sự phát triển trên nền tảng của tâm lí học xã hội và tâm lý học quân sự có các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các đặc điểm tâm lí xã hội của dân tộc, giai cấp, nghề nghiệp quân sự đến hành vi, lối sống của quân nhân, hoạt động của tập thể quân nhân từ đó phát huy những mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Nghiên cứu tâm lý của tập thể quân nhân, các nhóm trong đơn vị quân đội; dự đoán những biến động của tâm lý tập thể; định hướng điều khiển các hiện tượng tâm lí xã hội trong tập thể quân nhân phục vụ cho công tác huấn luyện , quản lý và giáo dục bộ đội.
- Nghiên cứu vấn đề xã hội hóa nhân cách quân nhân trong môi trường quân sự và điều kiện hoạt động quân sự; sự tác động ảnh hưởng của tập thể quân sự đối với nhân cách quân nhân và sự phát triển của nhân cách quân nhân trong các tập thể quân sự.
- Nghiên cứu các khía cạnh tâm lí xã hội của công tác lãnh đạo, chỉ huy, quản lý bộ đội như cơ sở tâm lý của công tác cán bộ, công tác tổ chức, công tác tuyên truyền cổ động; các khía cạnh tâm lý lứa tuổi, giới tính của cán bộ, chiến sĩ trong quân đội.
-Nghiên cứu khía cạnh tâm lí xã hội của quân nhân và tập thể quân nhân trong chiến tranh hiện đại, từ đó xây dựng trạng thái tâm lý-tinh thần tích cực cho bộ đội, phòng chống có hiệu quả tác động ảnh hưởng của chiến tranh có sử dụng vũ khí công nghệ cao của chủ nghĩa đế quốc.
Chương 2
Các phương pháp nghiên cứu của tâm lý học xã hội
Một trong những vấn đề cú tầm quan trọng hàng đầu của tõm lớ học xó hội là phương pháp nghiờn cứu. Ngay từ khi ra đời, tõm lớ học xó hội đó được xỏc định là một khoa học cú tớnh thực nghiệm cao. Điều này đó quy định nội dung, tớnh chất và hỡnh thức của cỏc phương pháp nghiờn cứu đối với ngành khoa học này.
Để nghiờn cứu cỏc hiện tượng tõm lớ xó hội của con người, đặc biệt là cỏc hành vi xó hội, tõm lớ học xó hội đó sử dụng nhiều phương pháp nghiờn cứu khỏc nhau. Cú thể chia cỏc phương pháp nghiờn cứu của tõm lớ học xó hội thành hai nhúm: a/ Nhúm cỏc phương pháp chung - Đú là nhúm cỏc phương pháp chung với tõm lớ học đại cương và một số ngành khoa học khỏc. Tõm lớ học sử dụng cỏc phương pháp này trờn cơ sở đặc thự về nội dung nghiờn cứu của mỡnh. Nhúm này gồm cỏc phương pháp: Nghiờn cứu tài liệu, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp bảng hỏi, phương pháp thực nghiệm, phương pháp trắc nghiệm. b/ Nhúm cỏc phương pháp đặc thự - Đú là cỏc phương pháp riờng của tõm lớ học xó hội. Nhúm này gồm cỏc phương pháp trắc nghiệm xó hội, phương pháp đánh giá nhõn cỏch của nhúm, phương pháp chuẩn đoỏn tõm lớ xó hội…
I. Phương pháp nghiờn cứu tài liệu
Phương pháp nghiờn cứu tài liệu xuất hiện ở Mỹ vào đầu thế kỉ XX. Đầu tiờn phương pháp này được sử dụng trong lĩnh vực bỏo chớ và nghiờn cứu văn học dưới dạng phõn tớch định tớnh và định lượng nội dung. Từ những năm 20 của thế kỉ XX trở đi phương pháp nghiờn cứu tài liệu được sử dụng rộng rói trong cỏc ngành xó hội học.
1. Một số nguyờn tắc nghiờn cứu tài liệu trong tõm lớ học xó hội.
Trong tõm lớ học xó hội việc nghiờn cứu tài liệu được thực hiện trờn cơ sở một số nguyờn tắc sau:
- Đảm bảo tớnh đối tượng trong nghiờn cứu tài liệu: Đõy là phương pháp đặc biệt nghiờn cứu nội dung thụng tin. Trong tõm lớ học xó hội, phương pháp nghiờn cứu tài liệu được sử dụng để nghiờn cứu giao tiếp giữa người với người. Ở đõy đối tượng của nghiờn cứu tài liệu khụng phải đơn thuần là những tài liệu mà những tài liệu đú được xem như là cỏc “thụng tin”. Khi xem đối tượng của phương pháp này là cỏc thụng tin là muốn nhấn mạnh đến tớnh năng động của đối tượng, tớnh hoà nhập của nú trong hệ thống giao tiếp.
- Đảm bảo nghiờn cứu một cỏch tổng hợp. Điều này cú nghĩa là nghiờn cứu tài liệu khụng chỉ là nghiờn cứu nội dung thụng tin mà đồng thời phải nghiờn cứu cỏc khớa cạnh khỏc của giao tiếp.
- Nguyờn tắc kết hợp: Phải kết hợp đồng thời một số phương pháp trong nghiờn cứu về một vấn đề nào đú. Cú thể sử dụng phương pháp này như một phương pháp bổ trợ để kiểm tra cỏc kết quả thu được từ cỏc phương pháp khỏc.
2. Cỏc giai đoạn tiến hành
Phương pháp nghiờn cứu tài liệu được thực hiện qua một số giai đoạn chớnh sau:
a. Giai đoạn chuẩn bị.
- Xõy dựng đề cương.
Trong đề cương phải nờu rừ được lớ do nghiờn cứu, mục đớch, nội dung và cỏc giai đoạn nghiờn cứu.
- Xỏc định tư liệu nghiờn cứu.
Để nghiờn cứu tài liệu, chỳng ta cần xỏc định được cỏc tài liệu chớnh để nghiờn cứu. Việc xỏc định này dựa trờn mục đớch, nội dung của vấn đề được nghiờn cứu. Để xỏc định cỏc tư liệu cần thiết, cú thể xem cỏc danh mục tạp chớ, sỏch bỏo cú liờn quan, chọn ra cỏc tư liệu cần thiết.
- Xỏc định tiến độ thực hiện.
Cần xỏc định được quỹ thời gian dành cho việc nghiờn cứu tài liệu: Thời gian để xỏc định cỏc tài liệu cần thiết, thời gian đọc, nghiờn cứu tài liệu, thời gian để xỏc định độ tin cậy của tài liệu.
- Xỏc định nguồn nhõn lực cho nghiờn cứu.
Trờn cơ sở mục tiờu, nội dung và khối lượng cụng việc và thời gian nghiờn cứu cần xỏc định được số người tham gia thực hiện. Điều quan trọng là phải tỡm được những người phự hợp với cụng việc(dựa vào năng lực, trỡnh độ chuyờn mụn ngoại ngữ và tinh thần trỏch nhiệm của cỏ nhõn)
- Xỏc định kinh phớ để nghiờn cứu.
Kinh phớ là điều kiện khụng thể thiếu được để đảm bảo cho nghiờn cứu được thực hiện. Trong xỏc định kinh phớ cần nờu rừ chi phớ cho mỗi loại cụng việc (càng cụ thể, chi tiết, chớnh xỏc càng tốt)
b. Giai đoạn kiểm tra độ tin cậy của cỏc tài liệu nghiờn cứu
Trước khi bước vào phõn tớch nội dung tài liệu, chỳng ta cần phải kiểm tra độ tin cậy của cỏc tài liệu này. Bởi vỡ, khi phõn tớnh cỏc tài liệu cỏ nhõn ta cú thể gặp một số khú khăn như: độ mộo mú của tài liệu (tức là động cơ cỏ nhõn của người viết…); mức độ chớnh xỏc của cỏc tài liệu (những căn cứ để đặt giả thuyết khoa học…)
c. Giai đoạn phõn tớch nội dung tài liệu
Việc phõn tớch nội dung tài liệu được thực hiện theo cỏc bước sau:
- Xỏc định tiờu chớ
Việc xỏc định tiờu chớ sẽ đảm bảo cho việc nghiờn cứu tài liệu được chớnh xỏc, hiệu quả. việc xỏc định tiờu chớ phụ thuộc vào mục đớch, nội dung của vấn đề nghiờn cứu. (vớ dụ như tiờu chớ về phạm vi của cỏc tài liệu; về nội dung, thời gian của tài liệu…)
- Phõn tớch cỏc yếu tố chủ quan và khỏch quan của tài liệu
Trong quỏ trỡnh nghiờn cứu tài liệu rất cú thể những người nghiờn cứu đưa những ý kiến chủ quan của mỡnh vào cỏc nhận định làm sai lệch nội dung của tài liệu. Do vậy, việc phõn tớch phải đảm bảo tớnh chõn thực, khỏch quan của tài liệu, hạn chế những ý kiến chủ quan của người nghiờn cứu trong phõn tớch, nhận định, đánh giá tài liệu.
- Xử lớ số liệu nhận được
Việc xử lớ cỏc số liệu cú thể sử dụng cỏch tớnh phần trăm cỏc hệ so sỏnh khỏc nhau, cỏc chỉ số, biểu bảng, cỏc cột, biểu đồ, sơ đồ, ma trận…
d. Diễn đạt kết quả và đưa ra kết luận
Từ kết quả phõn tớch cỏc thụng tin và số liệu của cỏc tài liệu, người nghiờn cứu tổng hợp lại trong một bỏo cỏo. Điều quan trong của bỏo cỏo là phải trỡnh bày d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gt_k11_tam_ly_0295.doc