Giáo trình Tâm lí học người trưởng thành

Tâm lí học người trưởng thành là một môn học cung cấp một số hiểu biết cơ bản về điều kiện phát triển tâm lí và những đặc điểm tâm lí đặc trưng của người trưởng thành. Từ đó, có cách nhìn đúng về các thuận lợi và khó khăn của người trưởng thành, và có cách ứng xử phù hợp với họ. Qua môn học này người học được hình thành những kiến thức: hiểu được các điều kiện phát triển tâm lí của người trưởng thành, nhận diện và giải thích được sự phát triển nhận thức, tình cảm, nhân cách của người trưởng thành; những kĩ năng: vận dụng những nét tâm lí đặc trưng của người trưởng thành để giải thích các vấn đề ở lứa tuổi trưởng thành trẻ tuổi, trung niên và người cao tuổi, tìm được các giải pháp thích hợp giải quyết các hiện tượng đặc trưng của từng lứa tuối, sử dụng một số trắc nghiệm trong nghiên cứu về người trưởng thành; và đồng thời hình thành thái độ yêu thích tìm hiểu tâm lí người trưởng thành, có sự quan tâm và thái độ tích cực như là một nhà Tâm lí học khi nghiên cứu, giao tiếp, ứng xử với người trưởng thành.

Quyển giáo trình Tâm lí học người trưởng thành này là sản phẩm kế thừa các tư liệu của những nhà khoa học nghiên cứu về Tâm lí học người trưởng thành và nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy, nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh các trường Đại học đối với môn Tâm lí học người trưởng thành.

Cấu trúc của giáo trình bao gồm 4 chương:

Chương 1: Lí luận chung về Tâm lí học người trưởng thành

Chương 2: Tâm lí học người trưởng thành trẻ tuổi

Chương 3: Tâm lí học người trung niên

Chương 4: Tâm lí học người cao tuổi

 

docx108 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 1470 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Tâm lí học người trưởng thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trứng giảm, lượng estrogen và progesterone giảm gây ra những biểu hiện không tốt, không bình thường ở người phụ nữ. Các nhà nghiên cứu nhận dạng hai nhóm triệu chứng bệnh lí chính đi kèm với thời kì tiền mãn kinh và mãn kinh ở phụ nữ làm cơ thể khó chịu như sau (DeAngelis, 1997): + Triệu chứng liên quan đến yếu tố nội tiết tố bao gồm mệt mỏi uể oải, có những cơn nóng phừng mặt, đổ mồ hôi trộm, chân nặng. + Triệu chứng ốm đau (soma) như: mất ngủ, nhức đâu, mất cân bằng, tim đập nhanh, cứng khớp hoặc đau khớp, cổ hoặc vai. [19, 507] Về tính tình có những biểu hiện thất thường: buồn rầu, dễ nóng giận, dễ thay đổi. - Thay đổi sinh sản ở nam không ấn tượng bằng ở nữ. Sản xuât tinh trùng giảm dần khoảng 30% ở độ tuổi từ 25 - 60 (Solnick và Corby, 1983). Nhưng thậm chí đàn ông 80 tuổi vẫn còn một nửa khả năng thụ thai khi so với độ tuổi 25 và vẫn còn khả năng sinh con. Chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi và tập thể dục phù hợp, khoa học là cách chống lại sự lão hóa sớm ở những người ở tuổi trung niên. 3.1.2. Điều kiện sống, hoạt động và vai trò xã hội của người trung niên Theo Robert J. Havighurst (Mĩ) thì quá trình sống, từ khi sinh ra cho đến chết, bao gồm những người làm việc theo cách của họ thông qua từng giai đoạn phát triển khác nhau, bằng cách giải quyết vấn đề của họ trong từng giai đoạn. Nếu cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ, thì nó sẽ dẫn người ấy đến bất hạnh, không chấp thuận của xã hội và các vấn đề trong công việc sau này. Mặt khác, nếu các cá nhân hoàn thành nhiệm vụ thành công, nó sẽ dẫn đến hạnh phúc và thành công với công việc trong tương lai. Và một cách cụ thể, người trung niên cần phải giải quyết tốt những nhiệm vụ cụ thể sau [31]: - Thành công trong việc thực hiện trách nhiệm người công dân và trách nhiệm xã hội. Sau một thời gian sống và lao động trong xã hội mỗi người trung niên đều có những vị thế nhất định trong cộng đồng và xã hội. Và một cách tất yếu, họ phải đảm bảo những nhiệm vụ và trách nhiệm tương ứng với những vị thế đó. - Thiết lập và duy trì một chuẩn kinh tế của cuộc sống cũng là một nhiệm vụ mà người trung niên cần giải quyết. Sau những năm tháng làm việc miệt mài, một người trung niên bình thường sẽ có được sự ổn định và tự chủ về kinh tế. Đây là một nhiệm vụ và cũng là một điều kiện quan trọng đế người trung niên thực hiện được các nhiệm vụ khác. Tuy nhiên, trong cuộc sống nhiều biến động và có nhiều khó khăn về kinh tế như hiện nay thì đây là một nhiệm vụ không phai dễ thực hiện đốì VỜI tất cả người trung niên. - Phát triển những hoạt động nghỉ ngơi của người lớn là nhiệm vụ tiếp theo và cũng có thể được xem là Quyền lợi của người trung niên sau một thời gian cống hiến sức lực cho cộng đồng và gia đình. Các hoạt động nghỉ ngơi, dã ngoại, du lịch được người trung niên thực hiện thường xuyên hơn để thỏa mãn những nhu cầu, ước mơ của mỗi người. Ngoài ra việc này diễn ra nhiều hơn còn để giúp người trung niên thích ứng được với sự giảm sút về mặt thể chất. - Giúp đỡ những đứa trẻ ở tuổi vị thành niên trở thành những người trưởng thành có trách nhiệm và hạnh phúc. Đến độ tuối này, những đứa con của người trung niên thường ở tuổi vị thành niên. Đây là một lứa tuổi đầy biến động và khó khăn, công tác giáo dục con cái thời điểm này đầy những khó khăn và thách thức. Và đây trở thành một nhiệm vụ rất quan trọng mà mỗi bậc phụ huynh cần đối diện và giải quyết. - Kết thân với các cặp vợ chồng khác cũng là một nhiệm vụ nữa đối với người trung niên ở giai đoạn này, khi mà vị thế xã hội của họ tăng lên, các mối quan hệ xã hội cũng được mở rộng và đời sống kinh tế dần đi vào ổn định đã tạo điều kiện cho họ quan tâm đến nhu cầu của bản thân và củng cố các mối quan hệ thân giao. - Chấp nhận và thích nghi với những thay đổi thể chất của tuối trung niên. Như đã nói, thế chất của người trung niên bắt đầu có sự xuống cấp. Và những việc này ảnh hướng rất nhiều đến đời sống của người trung niên từ chế dộ ăn uống, đời sống sinh hoạt đến công việc. Vì vậy thích ứng với những biến đổi này là một nhiệm vụ quan trọng để có được cuộc sống hạnh phúc nơi người trung niên. - Thích nghi với tuổi làm cha mẹ là một nhiệm vụ chủ chốt nữa của người trung niên vì hầu hết đến độ tuổi này, người trung niên đều đã có con cái. Và việc này có những Quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng như niềm vui vì chứng kiến con lớn khôn, nhiệm vụ giáo dục, dạy dỗ và nuôi dưỡng con Grace và Richard (2003) đã phát triển những nhiệm vụ của giai đoạn trung niên (Development tasks of Middle Adulthood, Ages 40 - 60) như sau: - Đối phó với những sự thay đổi cơ thể hay bệnh tật và hình ảnh cơ thể biến đổi. (Dealing with body changes or illness and altered body image) - Thích ứng với những thay đổi giữa đời người về hoạt động tình dục. (Adjusting to middle - life changes in sexualiti) - Chấp nhận thời gian trôi qua. (Accepting the passage of time) - Thích ứng với sự già đi. (Adjusting to aging) - Trải qua bệnh tật và mất mát của cha mẹ và những người đang sống cùng thời. (Living through illness and death of parents and contemporaries) - Đương đầu với những thực tế của sự mất mát. (Dealing with realities of death) - Định rõ lại mối quan hệ với vợ (chồng) hoặc bạn đời. (Redefining relationship to spouse or partner) - Quan tâm sâu sắc những mối quan hệ với trẻ em đang lớn hay cháu của mình. (Deepening relations with grown children or grandchildren) - Duy trì lâu dài mối quan hệ bạn bè đang có và tạo lập các mối quan hệ bạn bè mới. (Maintaining long - standing friendships and creating new ones) - Củng cố sự nhận diện nghề nghiệp. (Consolidating work identiti) - Chuyển giao các kĩ năng và các giá trị đến thế hệ trẻ. (Transmiting skills and values to the young) - Ấn định những nguồn tài chính hiệu quả. (Allocating financial resources effectively) - Chấp nhận trách nhiệm xã hội. (Accepting social responsibiliti) - Chấp nhận sự thay đổi của xã hội. (Accepting social change),[31] Những thay đổi về thể chất, hoạt động và vai trò xã hội của người trung niên có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển nhận thức của người trung niên. 3.2. Một số đặc điểm về hoạt động nhận thức người trung niên 3.2.1. Các loại cảm giác Thị giác: Từ 40 tuổi đến đầu tuổi 50, khả năng nhìn giảm sút đáng kể. Thính giác: Khả năng nghe của người trung niên cũng có phần giảm sút và thường thì diễn ra sớm và nhanh hơn ở người nam so với người nữ. Vị giác, xúc giác, khứu giác: cũng đều giảm sút so với trước. Và có một điều đặc biệt là tới tuổi trung niên, cơ thể con người trở nên khá nhạy cảm đối với sự thay đổi của nhiệt độ và thời tiết. Các hiện tượng đau nhức, cơ khớp và dị ứng dễ dàng xảy ra khi thời tiết biến đổi, và đặc điểm này còn giữ lại cho đến tuổi già. 3.2.2. Đặc điểm phát triển của hình thức trí tuệ (John Horn-1982): Hình thức trí tuệ dễ thay đổi, trí tuệ mềm, lỏng (Fluid intelligence): Khả năng trí tuệ để học tập những cái mới: trí nhớ, cách lập luận theo phương pháp qui nạp (suy lí quy nạp), tri giác nhanh chóng mối quan hệ không gian. Các hình thức của trí tuệ dễ thay đổi phát ừiển ở đỉnh cao ở giai đoạn người trưởng thành trẻ tuổi, nhưng bị giảm sút ở người trung niên. Hiện tượng sút giảm này do kết quả ở sự giảm sút của hoạt động hệ thần kinh trung ương. Theo K. Warner Schaie (1994), khả năng suy lí quy nạp, định hướng không gian, tốc độ tri giác và ghi nhớ từ, bắt đầu giảm dần từ tuổi 25. Hình thức trí tuệ kết tinh, cứng (Crystallized intelligence): Hình thức của trí tuệ kết tinh bao gồm: Khả năng của sự nhận xét, phân tích vấn đề, giải quyết vấn đề xuất phát từ thông tin của kinh nghiệm sống và tri thức. Kết quả trắc nghiệm loại trí tuệ này ở tuổi 50 cao hơn khi 20 tuổi (Simonton, 1990). Hình thức của trí tuệ này là kết quả của giáo dục, sự tiếp xúc với nền văn hóa được tăng lên trong suốt cuộc sống. Theo K. Warner Schaie (1994), khả năng tính toán có xu hướng tăng cho đến 45 tuổi, rồi giảm cho đến 60 tuổi, và bền vững trong suốt thời gian còn lại. Khả năng diễn đạt tăng cho đến khoảng 40 tuổi, và khá bền vững trong suốt thời gian còn lại. Điều này giải thích các nhà khoa học làm việc dựa vào tri thức tích lũy và kinh nghiệm sống thường đạt được những thành tích cao ở tuổi 40, 50 và thậm chí cả ở tuổi 60, 70 hơn là khi họ ở tuổi 20. Vào tuổi trung niên, khả năng “gia” trong công việc sẽ bù đắp cho nhận thức bắt đầu suy giảm. Họ không còn áp dụng các phương thức, qui tắc một cách cứng nhắc, tuyệt đối, mà dựa vào kinh nghiệm, linh tính. Kinh nghiệm cho họ các cách giải quyết khác nhau với cùng một vấn đề, làm tăng khả năng thành công của họ (Willis, 1996; Clark, 1998). [32] 3.2.3. Trí nhớ Trong thời trung niên, trí nhớ dài hạn (long - term memory) dường như giảm, còn trí nhớ tức thời (sensory memory) và trí nhớ ngắn hạn (short - term memory) không giảm. Sự sút giảm trí nhớ dài hạn một phần là do sự tồn tại trí nhớ theo tuổi tác và một phần là do cách họ lưu trữ và hồi phục thông tin. Tuy nhiên, sự sút giảm trí nhớ trong thời trung niên tưcmg đối ít, và hầu như có thể khắc phục được nhờ các kĩ năng tư duy đa dạng (Robert s. Feldman, 2003). [32] 3.3. Đời sống xúc cảm - tình cảm người trung niên Người trung niên dồn tâm sức của mình để nuôi dạy con cái và giữ mái ấm gia đình nhưng tuổi này cũng nảy sinh vấn đề của lứa tuổi như “hiện tượng ngoại tình”. Đây là một vấn đề phổ biến ở cả nam giới và nữ giới tuổi trung nhiên. Những cảm giác và nhu cầu muốn được đổi mới, muốn thoát ra những ràng buộc hiện tại để tìm đến những điều mà mình ước mơ, chưa có dễ khiến cho họ ngoại tình khi có điều kiện thúc đẩy. Việc quan hệ tình dục ngoài hôn nhân đối với những người có gia đình được gọi là sự ngoại tình. Sự không chung thủy này là một mối đe dọa cho hạnh phúc hôn nhân. Nhưng một số phim ảnh và sách báo ngày nay đã dựng nên những bức tranh khá cởi mở, tự do, thậm chí hấp dẫn về vấn đề ngoại tình. Có người còn cho rằng đây là một kinh nghiệm hữu ích, làm phấn khởi tinh thần người đi ngoại tình, giúp cho họ trở thành một người vợ, người chồng hoặc người cha, người mẹ tốt hơn. Chính những điêu đó làm cho chúng ta có cảm tưởng rằng ngày nay người ta dễ dãi hơn với sự ngoại tĩnh. Thông thường đời sống tình cảm của gia đình luôn bị tổn thương nặng nề do sự ngoại tình, nó là một trong những nguyên nhân làm lục đục, bất hạnh cho gia đình, là hành vi vi phạm đạo đức, pháp luật, đem lại sự mất ổn định trong sinh hoạt của cộng đồng. Nguyên nhân tâm lí cơ bản sinh ra ngoại tình có thể như sau: - Hôn nhân không có tình yêu: Loại này thường biểu hiện dưới 2 dạng: + Giữa vợ chồng từ đầu đến cuối căn bản không có tình yêu, việc kết thành của hôn nhân là do những yếu tố ngoài tình cảm, vì kinh tế, “lợi ích gia tộc” Nên họ thường có cảm giác mất mát đau xót và hối hận, một khi họ tình cờ gặp được đối tượng đáng yêu thì không ít người liền có thể bất chấp tất cả để theo đuổi. Họ như người thiếu nữ thời mới biết yêu với các biểu hiện như: hưng phấn, ngọt ngào, e thẹn, bất chấp tất cả mọi phiền muộn, sốt ruột, băn khoăn, áy náy + Sau kết hôn hai bên vợ chồng hoặc một bên tiêu tan tình yêu. Loại này thường có liên quan đến các cặp vợ chồng đến với nhau ở giai đoạn cuộc đời chưa chín chắn, yêu sớm. - Tâm lí lạnh nhạt tự nhiên sau kết hôn: Mặc dù vợ chồng vẫn còn yêu nhau nhưng do mâu thuẫn về tính cách, họ không thể kịp thời và chính xác tiếp nhận và lí giải thông tin, trao đổi tình cảm với nhau hay là do đời sống kinh tế, hoặc do không hòa hợp với nhau về mặt tình dục, trình độ, tuổi tác. Họ đi ngoại tình để bù đắp chỗ thiếu, thỏa mãn nhũng ảo tưởng của mình hoặc nhu cầu tò mò muốn biết cái mới. - Dạng tình cảm phóng túng. Trong đời sống thực tế, một số ít người do sức kiềm chế lí trí và đạo đức kém sút mà cố ý để tình dục phóng túng. Để thỏa mãn tình dục của mình, họ không đếm xỉa đến việc phá hoại một gia đình khác. Loại người này thường tinh thần cực kì trống rỗng và vô vị, quan niệm giá trị hỗn loạn, thậm chí đạo đức đồi bại. Với hành vi như vậy họ sẽ không đạt được tình yêu chân chính nào cả, thường mất đi nơi gửi gắm tinh thần, lâm vào trống trải, cô độc, khó tránh khỏi sự trừng phạt của cuộc sống. Có người cho rằng ngoại tình là một hiện tượng của tình yêu, nhưng kết cục của nó thường là bi kịch của tâm hồn, nó là hành vi trái với đạo lí làm người. Hôn nhân, đó là sự hợp tác giữa hai người yêu nhau và có ước vọng chung sống luôn là khuôn mẫu tốt nhất cho cuộc sống gia đình mà xã hội đã thiết lập. 3.4. Đặc điểm sự phát triển nhân cách người trung niên 3.4.1. Khủng hoảng giữa đời Thời kì đầu của người trung niên (37 -45 tuổi) ở cả nam giới và nữ giới thường quan sát thấy những biểu hiện của “khủng hoảng giữa đời”. Dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh “khủng hoảng tâm lí giữa đời” là hiện tượng mất ngủ, trằn trọc, thất vọng, chán chường, thờ ơ, lãnh đạm với cuộc sống do con người tĩnh tâm nhìn lại mình, tự suy xét về những thành bại trong cuộc đời. Theo Jean Claude Larchet (1992): “Bệnh buồn chán thường mặc lốt một cảm tưởng mù mờ và lộn xộn của nỗi bất mãn, buồn rầu mệt mỏi với chính mình, với chung quanh nơi mình đang sống Người ta tự hỏi có nên tiếp tục cuộc hôn nhân này hay không? Mỗi người cảm thấy một thứ vắng mặt nào đó khi đối diện với chính mình.” Nguyên nhân tâm lí của “khủng hoảng giữa đời” được các nhà tâm lí phân tích dưới các góc độ như sau: + Nhà Tâm lí học Hà Lan Martin Bot viết: Đây là hiện tượng đang xảy ra đối với mỗi con người, không loại trừ ai, kể cả nam lẫn nữ. Giai đoạn khủng hoảng giúp con người nhìn lại mình, nắm bắt được những gì thuộc chân lí, giúp con người rút ra những bài học kinh nghiệm cho riêng mình. + Theo nhà Tâm lí học Pháp, Jacques Gauthier (1999), thì thách đố của người trung niên là tự chấp nhận, tự làm tăng giá trị, lắng nghe ước muốn sống của mình từ đó ý thức về vẻ đẹp nội tâm và bản lĩnh thật của mình. Khi tự khẳng định, nữ trung niên bộc lộ chiều kích nam tính, họ học một thứ tự chủ nào đó và tình yêu được phát minh trở lại nơi họ. Khi tự khẳng định, nam trung niên bộc lộ chiều kích nữ tính, họ trở nên nhạy cảm, ước muốn được thăng bậc bằng một lòng âu yếm, yêu thương nào đó, mà không muốn bị kiểm soát trong sự trung thành với cái - mình - là. Họ không còn chấp nhận những ai nói ngược lại với điều họ cảm thấy và sống. 3.4.2. Sự nghiệp Với sự tích lũy dày dạn của những trải nghiệm, sự chín muồi trong tay nghề, đây là lứa tuổi mà con người có thể cống hiến nhiều nhất tài năng và sức lực của mình cho xã hội. Những chính khách, những nhà khoa học, kĩ thuật, công nghệ, văn học, nghệ thuật, v.v thường thành đạt nhất vào khoảng 10-15 năm cuối của giai đoạn này. Với nhiều người, lao động và sáng tạo để đạt đến bản sắc riêng, dấu ấn riêng của chính mình chính là mục tiêu phấn đấu không mệt mỏi. Nhờ vậy mà xuất hiện các trường phái riêng, phong cách riêng trong khoa học, nghệ thuật Một số biểu hiện tâm lí về thực hiện vai trò xã hội trong sự nghiệp: - Theo Charles Taylor (1998) “Những nguồn mạch của cái tôi”: Ý niệm về tính đích thực ở người Nam — Hình ảnh người ấy phóng ra trong xã hội không luôn luôn phù hợp với con người thật của họ. Một cách sâu xa, họ biết nhưng tìm cách phủ định. Thường thì họ phải cố gắng để tỏ ra là đích thực. Điều này giúp chúng ta giải thích cho tính “sĩ diện hão” ở người đàn ông thường biểu hiện mạnh hơn ở người phụ nữ. Ví dụ như gặp một trở ngại thì người phụ nữ thường tìm đến sự giúp đỡ của người khác hơn, còn nam giới thường là tự cố gắng giải quyết và chỉ tìm đến sự hỗ trợ từ người khác chỉ khi nào gần như là bất lực. Người đàn ông thường tỏ ra đạo mạo, có năng lực hơn thực tế của bản thân. Họ biết điều đó nhưng họ vẫn cố gắng để chứng minh những gì họ đang thể hiện là khả năng thực của họ. Việc này có tác dụng tích cực là nếu ở chừng mực nào đó sự cố gắng này sẽ giúp những người đàn ông phát triển bản thân. Tuy nhiên, nếu đi quá xa họ sẽ phải đối diện với một số vấn đề như: giả tạo, lừa dối chính mình, sống trong ảo tưởng hoặc là bị stress vì tự tạo áp lực cho bản thân với những mâu thuẫn giữa hình thức và nội dung của chính mình cũng như phải gồng mình để bảo vệ vỏ bọc của bản thân dưới cái nhìn của xã hội và những người xung quanh. - Theo Jacques Gauthier (1999) + Nữ trung niên không đi làm, thì toan tìm một công việc hoặc tìm ra khỏi nhà. Vì lúc này, con cái của họ đã lớn và họ không phải mất quá nhiều thời gian và nhiệm vụ để chăm sóc con cái và gia đình nữa. + Nữ trung niên đi làm thì ao ước một cuộc sống tình cảm và giới tính phong phú hơn. - Đối với những người phải chịu nhiều thất bại trong quãng đời này xuất hiện sự trì trệ, bi quan bởi cảm giác rằng mình chang đi đến đâu cả, chẳng làm được cái gì quan trọng cả 3.4.3. Giáo dục con cái Giáo dục con cái ở tuổi trung niên có những nét đặc trưng mới: Sự khác nhau của thế hệ (gap generation) xuất hiện. Mặc dù, sống chung trong một gia đình, nhưng điều kiện và thời điểm lớn lên khác nhau nên sẽ có sự khác biết tất yếu trong tính cách, quan điểm sống và thế giới quan giữa cha mẹ và con qái. Đây là một đều phổ biến và dễ bắt gặp ở các gia đình. Để giáo dục tốt con cái, cha mẹ phải biết kết hợp hài hòa giữa lòng yêu thương vô bờ với tinh thần trách nhiệm cao và những hiểu biết cần thiết về tâm lí lứa tuổi, về khoa học giáo dục đối với con cái. Đã có nhiều phụ huynh mắc sai lầm trong việc giáo dục con cái như chỉ tập trung cho con học đủ thứ mà quên đi việc trau dồi những phẩm chất đạo đức cho con. Hoặc có phụ huynh lại cưng chiều con một cách quá đáng, đáp ứng mọi nhu cầu của con cái từ nhu cầu lớn đến nhu cầu nhỏ và cả những nhu cầu không chính đáng. Ngược lại cũng có những phụ huynh quá khắt khe, kiểm soát con cái đến từng chuyện nhỏ nhất Tất cả những cách giáo dục phiến diện, tuyệt đối hóa theo một cực nào đó đã để lại những tổn thương nặng nề đến tâm hồn của con cái. Các hiện tượng stress, trầm cảm, sợ học trở nên phổ biến ở học sinh, một lứa tuổi mà trước chúng ta hay gọi là “tuổi thần tiên”. Đó là chưa nói đến hiện tượng “bứt phá” các rào cản và chuẩn mực xã hội diễn ra mạnh mẽ và có xu hướng tăng dần ở thanh thiếu niên hiện nay. Vì vậy để giáo dục con cái nên người mỗi người cha người mẹ phải là những nhà sư phạm thực thụ với đầy đủ phương pháp, kĩ năng giáo dục và đặc biệt là tình yêu thương chân thành dành cho con cái. Sự thành bại đối với giáo dục con cái ở người trung niên có ảnh hưởng lớn đến đời sống tâm lí của họ. Thật vậy, rất nhiều cha mẹ cảm thấy hạnh phúc và mãn nguyện khi chứng kiến con khôn lớn, trưởng thành và thành đạt. Và cùng với điều này là sự đau khổ, “nước mắt ngắn dài” và tự trách mình của cha mẹ khi phải bất lực trước những đứa con ngỗ ngược hoặc là thất bại trong cuộc sống. 3.4.4. Thích thú với các cuộc hội họp Các cuộc hội họp với bạn bè cũ giúp người trung niên tìm thấy mình trong quá khứ. Ngoài ra, sau một thời gian dài, người trung niên đã dành thì giờ và sức lực để chu toàn các nhiệm vụ đối với gia đình, chăm lo con cái, nghĩa vụ với xã hội giờ đây mọi thứ đã dần ổn định và đi vào nề nếp. Người trung nhiên như được thoát ra khỏi những ràng buộc này để rồi họ bắt đầu chú tâm vào những mối quan hệ mà trước giờ vì hoàn cảnh sống họ đã lãng quên hay là để mờ nhạt đi. Đồng thời, các buổi hội họp bạn bè còn giúp người trung niên giải tỏa những ưu phiền thường nhật trong cuộc sống, động viên họ vui tươi, khỏe mạnh hơn. 3.4.5. Một số lí thuyết phát triển nhân cách ở người trung niên 3.4.5.1. Lí thuyết của Erik Erikson (1950 1982) Tiếp cận phát triển Tâm lí Xă hội: nhấn mạnh các khía cạnh xã hội trong sự phát triển tăm lí của con người. Erik Erikson nêu ra bản chất của sự phát triển nhân cách trong suốt quá trình tuổi trung niên là sự giải quyết khủng hoảng tâm lí: “generativiti versus self - absorption”- Quan tâm chăm sóc thế hệ sau và sự chăm lo cho bản thân. - Generativity: Đối với nhiều người, đây là thời gian của sự thực hiện được nhiều công việc hữu ích và quan tâm chăm sóc. Sự chú ý của họ hướng về con cái của họ, về tình trạng khỏe mạnh và hạnh phúc của chúng. Trẻ cần và phụ thuộc vào cha mẹ chúng, nhưng Erikson nhấn mạnh rằng đó là sự sắp đặt phụ thuộc lẫn nhau. Cha mẹ cũng phụ thuộc vào con cái của họ. Trẻ tô điểm thêm cuộc sống của cha mẹ. Đối với nhiều người, khó có thể tìm thấy được những từ để nói lên niềm hứng thú và hạnh phúc mà cha mẹ cảm thấy khi theo dõi sự lớn lên của con cái từ khi ra đời đến lúc trưởng thành. Erickson định nghĩa “Generativiti” là con người hướng tới để đạt được cảm giác của sự chia sẻ, dâng hiến. Quan tâm chăm sóc đến tình trạng khỏe mạnh của thế hệ tương lai, người trung niên phải sử dụng những khả năng, sở thích và tài năng của họ. - Self - absorption: có thể gọi đây là hình thức tự kí trung tâm. Những người này hướng tới sự chỉ chăm lo cho bản thân. Họ có cảm giác trống rỗng về cuộc sống của mình, và những khả năng của họ không được sử dụng hết. Sự phàn nàn mãn tính, chỉ trích, hay là phản đối một cách cáu kỉnh có thể: là mẫu mực của một cuộc sống bế tắc. Cuộc sống tối tăm, buồn tẻ và nhiều cá nhân cảm thấy bị mắc kẹt hay là bị giam cầm trong những tình huống của cuộc sống của họ. Tuy nhiên điển hình những lợi ích mà họ làm được trong cuộc sống được đánh giá là có liên quan đến cá nhân và củng cố sự tự kí trung tâm. 3.4.5.2. Lí thuyết của Robert Peck (1968) Tiếp cận phát triển tâm lí xã hội: nhẩn mạnh các khía cạnh xã hội trong sự phát triển tâm lí của con người. Peck cho rằng tuổi trung niên phải giải quyết 4 kiểu cơn khủng hoảng (điều chỉnh tâm lí): valuing wisdom versus valuing phisical powers, socializing versus sexualizing in human relationships, cathectic flexibiliti versus cathectic impoverishment, and mental flexibiliti versus mental rigiditi. - Valuing wisdom versus valuing phisical powers (Coi trọng sự thông thái mâu thuẫn với coi trọng sức lực thể chất): Sau cuối tuổi 20, tình trạng thể chất của con người bị giảm sút. Cho nên kinh nghiệm cuộc sống cho phép người trung niên thực hiện công việc tốt hơn khi tuối trẻ hơn. Thuật ngữ thông thái là sự tăng lên về sức mạnh của sự đánh giá có được do sống lâu hơn. Thông thái không giống như khả năng trí tuệ, nó được định nghĩa như là khả năng đưa ra những lựa chọn hiệu quả khi họ quyết định vấn đề. Socializing versus sexualizing in human relationships (Xã hội hóa mâu thuẫn với tính dục hóa trong mối quan hệ giữa người với người): Sự điều chỉnh này tập trung vào sự khoái cảm tình dục, có sự đồng nhất với sự giảm sút chung về thể chất. Sự khoái cảm có thể thúc đẩy nam và nữ đánh giá lẫn nhau về nhân cách của cá nhân. Yếu tố tình dục có thể trở nên bị giảm sút thích hợp khi quan hệ giữa hai người có sự đồng cảm, hiểu biết và lòng yêu thương. Như vậy, ở tuổi trung niên điều quan trọng là sự tính dục hóa các mối quan hệ xã hội phải được thay bằng sự xã hội hóa chúng hay chúng ta có thể nói là làm cho nhu cầu tình dục bị mờ nhạt đi so với nhu cầu tình cảm và các mối quan hệ xã hội. - Cathectic flexibiliti versus cathectic impoverishment (Giàu cảm xúc và nghèo cảm xúc): Cathectic flexibiliti: Khả năng chuyển cảm xúc từ người này sang người khác. Giàu (linh động) cảm xúc là bản chất của tuổi trung niên vì đây là thời gian họ bị mất cha mẹ, bạn bè, người thân. Nhưng thật đáng tiếc có một số người thì lại nghèo cảm xúc, họ không thể lại tìm thấy cảm xúc của mình ở những người khác. Tự thích hợp một cách tích cực bằng cách tìm thấy những đối tượng mới của sự tập trung tình cảm có thể giúp họ vượt qua khủng hoảng. Họ cần tránh sự nghèo nàn tình cảm bằng cách duy trì tính mềm dẻo về cảm xúc để tạo điều kiện cho các đầu tư tình cảm khác. - Mental flexibiliti versus mental rigiditi (Sự mềm dẻo của trí tuệ và bảo thủ): Điều quan trọng của tuổi trung niên là tiếp tục có sự mềm dẻo (linh động) trong ý kiến và hành động của họ và chấp nhận những ý tưởng mới. Một số người khác dựa vào kinh nghiệm và sử dụng nó như những nguyên tắc cố định cho hành động của họ (Người bảo thủ). Những người mềm dẻo thì sử dụng kinh nghiệm như những lời chỉ dẫn dự phòng cho sự giải quyết những vấn đề mới. Họ duy trì sự mềm dẻo của trí tuệ bằng cách đi tìm các giải pháp mới hơn là đứng im trong những thói quen và sự cứng nhắc tâm trí nào đó. 3.4.5.3. Thuyết tính có mục đích (chủ ý) của Charlotte Buhler (1968) - Tiếp cận nhân văn: mọi hiểu biết của con người đều gắn với bản chất con người và các nhu cầu của con người. Sự tiếp cận nhân văn còn đưa ra định đề là ở mỗi con người có định hướng đấy chỉnh bản thân đến thực hiện các tiềm năng của mình. Charlotte Buhler đã đề ra thuyết phát triển của tâm lí con người nhấn mạnh sự kiện có “mục đích, ý đồ, chủ ý” làm cơ sở cho bản chất của con người. Tính chủ ý này thể hiện qua các lựa chọn được thực hiện trong quá trình cuộc đời nhằm đạt đến những mục tiêu mà không nhất thiết luôn luôn có ý thức. Theo Buhler, thường chỉ cuối đời con người mới có thể nhận thức được bản chất sâu xa của những mong đợi vốn là riêng của mình và lúc đó con người có thể đánh giá được đến mức nào các mong đợi đó được thỏa mãn. Charlotte Buhler (1968) đưa ra 5 giai đoạn chính trong đời người có liên quan với sự xây dựng và theo đuổi các mục tiêu: Giai đoạn 1: cho đến 15 tuổi: Đặc điểm là không có mục tiêu chính xác. Đứa trẻ sống với hiện tại và chỉ có một ý nghĩ yếu ớt về tương lai. Thời kì n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docx725_giaotrinhtamlyhocnguoitruongthanh_1848.docx
Tài liệu liên quan