Chơng 4
đầu t phát triển
4.1. Những khái niệm cơ bản
4.1.1. Đầu t phát triển
4.1.1.1. Khái niệm về đầu t phát triển
Mỗi doanh nghiệp đều mong muốn có sự tăng trởng và phát triển. Trong nền kinh
tế thị trờng, doanh nghiệp cần đầu t thêm về mặt tài chính để nâng cao năng lực kinh
doanh, khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trờng cho doanh nghiệp mình. Việc bỏ thêm vốn
đầu t ấy cần đợc tính toán để có thể đạt đợc thêm doanh thu, lợi nhuận trong tơng lai do
chính dự án đầu t mang lại.
Đầu t phát triển của doanh nghiệp là quá trình bỏ thêm vốn đầu t vào tài sản dài
hạn, tài sản ngắn hạn để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm tăng thêm
lợi nhuận trong tơng lai.
4.1.1.2. ý nghĩa của đầu t phát triển
Đầu t phát triển có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp:
- Đầu t phát triển quyết định quy mô, trình độ công nghệ của doanh nghiệp trong
tơng lai. Nhờ việc bỏ thêm vốn đầu t mà doanh nghiệp có khả năng mở rộng ngành nghề
kinh doanh, tăng cờng hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, phát triển mạng lới, đa doanh
nghiệp lên một quy mô kinh doanh mới.
- Đầu t phát triển làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Quy mô vốn lớn
hay nhỏ có ảnh hởng quyết định tới việc mở rộng thị trờng để chiếm lĩnh thị phần và phát
triển sản phẩm, dịch vụ mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trờng.
Đầu t phát triển do phải sử dụng một lợng vốn lớn nên doanh nghiệp phải đánh giá thận
trọng ngay từ khi lập và lựa chọn dự án đầu t. Nói cách khác, hiệu quả kinh doanh tơng lai
phụ thuộc vào quyết định đầu t của doanh nghiệp.
4.1.1.3. Những yếu tố ảnh hởng tới quyết định đầu t phát triển
Để quyết định bỏ thêm vốn cho đầu t phát triển, doanh nghiệp cần phải cân nhắt rất
nhiều yếu tố để lờng trớc những rủi ro gặp phải và quan trọng hơn là để có các phơng án
nhằm đảm bảo cho dự án đầu t đạt đợc hiệu quả.
Những yếu tố ảnh hởng vừa ở bên trong, vừa ở bên ngoài doanh nghiệp, chẳng hạn:
- Những yếu tố bên ngoài: tình hình thị trờng trong tơng lai, chính sách kinh tế
của Nhà nớc (chính sách khuyến khích kinh doanh, chính sách thuế.) lãi suất sử dụng vốn
trên thị trờng, sự phát triển của khoa học, công nghệ ảnh hởng tới đầu t tài sản cố định
và tới giá cả sản phẩm, những rủi ro khác.
- Những yếu tố bên trong: khả năng huy động tài chính của doanh nghiệp, năng lực
quản trị.111
Mọi yếu tố đều có ảnh hởng tới chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Vì vậy việc lựa chọn dự án đầu t phải đợc xem xét trong mối tác động của mọi yếu tố.
96 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Phần 2) - Phạm Thanh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uỹ và phân chia lợi nhuận
cho các nhà đầu tư.
(5). Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (Return On Equi ty – ROE)
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa vốn đầu tư đã
bỏ ra của chủ đầu tư ( chủ sở hữu) với lợi nhuận đem lại sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ
thuế thu nhập doanh nghiệp.
Cách tính:
Tỷ suất lợi nhuận
Vốn chủ sở hữu (%)
=
Lợi nhuận sau thuế
x
100
Vốn chủ sở hữu sử dụng bình quân trong kỳ
Trong bảng cân đối kế toán, vốn chủ sở hữu bao gồm vốn đầu tư của chủ sở hữu và
phần lợi nhuận để lại thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư như thặng dư vốn cổ phần( chênh
lệch lớn hơn giữa giá trị cổ phần bán được với mệnh giá cổ phiếu), chênh lệch do đánh giá
lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính( không
tính quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi vì đây là các quỹ được chia).
Số liệu của công ty A cho thấy:
Tỷ suất lợi nhuận Vốn
chủ sỏ hữu (%)
=
904.115.000đ
x 100
(32.084.625.000 đ + 32.772.224.000 đ):2
= 2,79 %
Tỷ suất này quá thấp, vì nếu doanh nghiệp đã qua giai đoạn hoà vốn mà tỷ suất lợi
nhuận vốn chủ sở hữu chưa được 3% thì nhà đầu tư chưa yên tâm .Có thể so sánh tỷ suất
này với lãi suất thị trường ( lãi suất trái phiếu, lãi suất tín dụng) để thấy rõ hơn .Mặt khác
lợi nhuận sau thuế không chỉ phân phối cho nhà đầu tư mà còn phải hình thành các quỹ
không chia như quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính.
175
5.3 đòn bẩy tài chính
5.3.1 Khái niệm về đòn bẩy tài chính
Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp có thể sử dụng hai nguồn vốn, đó là
nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay nợ . Tỷ trọng của từng nguồn vốn trong tổng
nguồn vốn thay đổi sẽ làm cho kết quả kinh doanh thay đổi do tác động của yếu tố lãi vay .
Vì vậy, trong việc quản lý tài chính, doanh nghiệp phải lưu ý tới cơ cấu của nguồn vốn để
khai thác yếu tố tích cực của nguồn vốn nợ và để tránh những rủi ro về tài chính .
Đòn bẩy tài chính là khái niệm để chỉ mức độ nợ và tác động của nợ trong cơ cấu nguồn
vốn kinh doanh của doanh nghiệp .
Đòn bẩy tài chính thể hiện mối quan hệ giữa các chỉ số:
- Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế
- Lãi suất tiền vay
- Tỷ suất lơi nhuận vốn chủ sở hữu
Xem xét mối quan hệ giữa các chỉ số này có thể thấy rằng:
a) Nếu tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế lớn hơn lãi suất tiền vay thì doanh nghiệp có
lợi vì doanh nghiệp có thể trang trải đủ lãi tiền vay mà vẫn còn lợi nhuận.
b) Nếu tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế nhỏ hơn lãi suất tiền vay thì doanh nghiệp
không có lợi và càng vay nhiều càng rủi ro lớn về khả năng trả nợ .
Có thể chứng minh được điều này qua công thức tính toán sau đây đối với lợi ích của
chủ sở hữu:
Ta gọi:
E – Vốn chủ sở hữu
D – Nợ vay
C – Tổng vốn kinh doanh (C = E + D)
Pf – Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
i – Lãi suất tiền vay 1 năm
Ra – Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Re – Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
t – Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Tính tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu như sau:
Tỷ suất lợi
nhuận Vốn chủ
sở hữu
(Re)
=
Lợi nhuận trước lãi
vay và thuế thuế
(Pf)
-
Lãi vay
(i x D)
-
Thuế thu nhập
doanh nghiệp
(Pf -i x D) x t
Vốn chủ sở hữu (E)
176
Re
=
(Pf - i x D ) x (1 - t)
E
Vì Pf = (E+D) x Ra (tức Pf = tổng vốn kinh doanh x tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay
và thuế)
Nên thay Pf = Ra x (E + D) ta có:
Re
t)- (1 x
E
D) x (i - D) (ER
a
Re t)- (1 x E
i) - (R D ER
aa
t1xiR
E
D
R R aa e
Từ biểu thức cuối cùng này có thể thấy rằng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (Re)
phụ thuộc vào:
- Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế (Ra)
- Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu(D/E)
- Lãi suất tiền vay (i)
(1 – t): Là hằng số vì thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cố định
Điều đó có nghĩa là:
(a): Nếu Ra > i và D/E càng lớn tức là tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế cao hơn lãi
suất tiền vay thì vay nhiều là có lợi .
(b): Nếu Ra < i và D/E càng lớn thì doanh nghiệp vay nhiều là bất lợi.
- Ví dụ: Công ty A có tổng nguồn vốn sử dụng là 100 tỷ đồng, trong đó vốn vay là 50 tỷ
đồng, vốn chủ sở hữu 50 tỷ đồng (Hệ số nợ là 0,5). Lãi suất vay nợ là 10%/năm, thuế suất
thuế TNDN 28%. Có một số giả định khác nhau là tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay
vốn kinh doanh cao hơn lãi suất vay vốn hoặc ngược lại để xác định tác động của nợ vay
đối với doanh nghiệp
- Trường họp 1: Công ty tạo được kết quả kinh doanh với tỷ suất lợi nhuận trước lãi
vay và thuế vốn kinh doanh là 20% (Ra) cao hơn lãi suất vay vốn (10%). Với mức
vay nợ là 50 tỷ đồng thì tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu sẽ là 21%
Re = 0,2 + [50/50 x (0,20 – 0,10)] x (1,00 – 0,.28) = 0,21
177
- Trường hợp 2: Nếu công ty tăng mức vay nợ lên 60 tỷ đồng (tức hệ số nợ bằng 0,6)
và cũng đạt được tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay vốn kinh doanh là 20%. Tỷ
suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu sẽ là 25%
Re = 0,2 + [60/50 x (0,20 – 0,10)] x (1,00 – 0,.28) = 0,25
- Trường hợp 3: Nếu công ty chỉ tạo được thu nhập với mức tỷ suất lợi nhuận trước
lãi vay và thuế là 9%, thấp hơn lãi suất vay vốn và vay nợ 50 tỷ VNĐ (0/50) thì tỷ
suất lợi nhuận vốn chủ hữu chỉ đạt 5,7%:
Re = 0,09 + [50/50 x (0,09 – 0,10)] x (1,00 – 0,.28) = 0,057
- Trường hợp 4: Nếu công ty lại tăng mức vay nợ lên 60tỷ VND (60/40) và kết quả
kinh doanh cũng chỉ đạt tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế 9%, thấp hơn lãi
suất vay vốn thì tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu giảm thấp hơn nữa, chỉ còn 5,4%:
Re = 0,09 + [60/40 x (0,09 – 0.10)] x (1,00 – 0,28) = 0,054
Hai trường hợp này cho thấy đòn bẩy tài chính có tác động nghịch.
Qua các ví dụ trên, doanh nghiệp cần thấy rằng việc sử dụng nợ vay trong kinh
doanh phải thận trọng để đạt hiệu quả, tận dụng được tác động thuận của đòn bẩy tài chính.
5.3.2 Độ tác động của đòn bẩy tài chính ( Degree Of Financial Leverage – DFL)
Trên đây ta đã thấy được tác động hai mặt của việc sử dụng cơ cấu nguồn vốn để kinh
doanh .Nếu sử dụng vốn vay có hiệu quả, tức tạo được mức lợi nhuận lớn, đủ sức trang trải
lãi vay và còn lợi nhuận thì vay nợ là tốt và ngược lại.
Có thể lượng hoá được mức độ tác động của nợ đối với hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, tức là đo lường được độ tác động của đòn bẩy tài chính qua công thức sau:
Độ tác động của
đòn bẩy tài chính
(DFL)
=
Tỷ lệ thay đổi của tỷ suất
lợi nhuậnvốn chủ sở hữu (1)
Tỷ lệ thay đổi của tỷ suất
lợi nhuận trước lãi vay và thuế (2)
Công thức này cho thấyđộ tác động của đòn bẩy tài chính ở chỗ: Mức độ thay đổi của
tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế ảnh hưởng thế nào tới tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu:
Ta gọi: Pf - Lợi nhuận trước lãi vay và thúê
I - Lãi vay
Biểu thức trên được tính như sau:
(1) Tỷ lệ thay đổi của
tỷ suất lợi nhuận
vốn chủ sở hữu
=
Mức tăng, giảm của lợi nhuận trước lãi vay và thuế(∆Pf )
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế(Pf) – lãi vay (I)
178
=
∆Pf
Pf – I
(2) Tỷ lệ thay đổi của tỷ
suất lợi nhuận trước
lãi vay và thuế
=
Mức tăng, giảm của lợi nhuận trước lãi vay và thuế(∆Pf )
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế(Pf)
=
∆Pf
Pf
f
f
f
f
P
P
IP
P
(2)
(1)
DEL
IP
P
DFL
f
f
Ta cũng đã biết
Pf( lợi nhuận trước lãi vay và thuế) phụ thuộc vào doanh thu và chi phí, được tính
như sau:
Pf = Q . (P – V) – F
Với: Q – Là khối lượng sản phẩm tiêu thụ
P – Là giá cả tiêu thụ đơn vị sản phẩm
V – Là chi phí biến đổi đơn vị sản phẩm
F – Là tổng chi phí cố định
I – Là lãi tiền vay
Vậy độ tác động của đòn bẩy tài chính được tính như sau:
I-F-V)-Q(P
F-V)-Q(P
IP
P
DFL
f
f
Ví dụ:
Công ty A có tình hình như sau trong năm N (đơn vị: triệu đồng)
1 – Nguồn vốn kinh doanh :500
Trong đó: - Vốn vay (60%) : 300
- Vốn chủ sở hữu(40%) : 200
2 – Chi phí kinh doanh( chưa kể lãi vay):
- Tổng chi phí cố định (F) : 260
179
- Chi phí biến đổi 1 sản phẩm(V): 0,015
3 – Dự kiến sản lượng tiêu thụ trong năm(Q): 10.000 sản phẩmvới giá bán 1 sản phẩm (P)
là: 0,050
4 – Vốn vay với lãi suất 10%/năm:
Ta tính được các yếu tố:
- Hệ số nợ của công ty: 300/500 = 0,6 ( hay 60% )
- Lãi tiền vay phải trả 1 năm (I) = 300 x 10% = 30 (triệu)
- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm (Q) = 10.000 x 0,050 = 500 (triệu)
10.000 x (0,050 – 0,015) – 260 90
DF = ------------------------------------------- = ------
10.000 x ( 0,050 – 0,015) - 260 - 30 60
DFL = 1,5 ( hay 150%)
Từ kết quả này có thể nhận xét: Công ty A đã sử dụng vốn nợ có hiệu quả, tạo được
đòn bẩy tài chính thuận lợi nên tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế tăng được 100% thì
tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu tăng được 150%
5.3.3. Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính (DFL) với đòn bẩy hoạt động kinh doanh
(DOL)
Trong hoạt động kinh doanh cần có sự khai thác mọi tiềm năng để phát triển doanh
nghiệp . Vì vậy, các đòn bẩy vốn có mối quan hệ với nhau, phải được sử dụng để tạo ưu thế
cho doanh nghiệp.
- Về đòn bẩy hoạt động kinh doanh ( đòn bẩy hoạt động ), tại chương III đã cho
thấy đòn bẩy này (DOL) tác động tới lợi nhuận trước lãi vay và thuế thế nào .
ý nghĩa của đòn bẩy hoạt động kinh doanh là ở chỗ:
Khi tăng khối lượng tiêu thụ ( tăng mức kinh doanh ) lên 1% thì lợi nhuận trước lãi
vay và thuế tăng được bao nhiêu phần trăm.
Đòn bẩy hoạt động kinh doanh được xác định như sau:
F-V)-Q(P
V)-Q(P
DOL
- Về đòn bẩy tài chính (DFL) lại cho thấy một ý nghĩa khác: Khi lợi nhuận trước lãi
vay và thuế tăng được 1% thì lợi nhuận vốn chủ sở hữu tăng được bao nhiêu phần trăm:
Đòn bẩy tài chính được xác định như sau:
180
I-F-V)-Q(P
F -V)-Q(P
DFL
- Đòn bẩy tổng hợp (DTL) lại chỉ ra mối liên hệ tổng hợp giữa đòn bẩy hoạt động
kinh doanh và đòn bẩy tài chính, vì 2 đòn bẩy trên đều liên quan tới chỉ tiêu lợi
nhuận trước lãi vay và thuế . Do đó, đòn bẩy tổng hợp được xác định như sau:
DTL = DFL x DOL
I-F-V)-Q(P
V)-Q(P
DTL
ý nghĩa của đòn bẩy tổng hợp là ở chỗ: Nếu khối lượng tiêu thụ tăng lên được 1%
thì lợi nhuận vốn chủ sỏ hữu tăng được bao nhiêu phần trăm
5.4 phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
5.4.1 Mục đích phân tích
Vốn kinh doanh và nguồn vốn của doanh nghiệp luôn biến động . Mối quan hệ giữa vốn và
nguồn khi thay đổi có thể là thuận lợi nhưng cũng có thể là không hợp lý, làm ảnh hưởng
xấu tới hoạt động kinh doanh .
Mục đích của việc phân tích diễn biến của nguồn vốn và sử dụng vốn là xem xét
mối quan hệ giữa sự thay đổi của chúng (vốn và nguồn vốn) giữa hai thời điểm ảnh hưởng
thế nào tới vốn bằng tiền của doanh nghiệp để từ đó có định hướng cho việc huy động
nguồn vốn và sử dụng vốn của thời kì tiếp theo
5.4.2 Phương pháp phân tích
Trình tự phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn thực hiện theo thứ tự sau đây:
- Trước hết, căn cứ vào bảng cân đối kế toán ở hai thời điểm liền nhau(chẳng hạn
thời điểm 31.12 năm N và thời điểm 31.12 năm N+1 ) để lập ra “ bảng diễn biến
nguồn vốn và sử dụng vốn ”.
Bảng này được lập theo nguyên tắc:
Phần diễn biến sử dụng vốn là số chênh lệch tăng của các khoản mục tài sản và số
chênh lệch giảm của các nguồn vốn .
Phần diễn biến nguồn vốn là số chênh lệch giảm của các khoản mục tài sản và số
chênh lệch tăng của các nguồn vốn
- Tiếp theo, căn cứ vào bảng diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn để lập ra “ bảng phân
tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn ” dưới hình thức một bảng cân đối. Phân tích bảng này
sẽ cho thấy số vốn tăng hay giảm trong kỳ là thuộc những tài sản nào đã được đầu tư và nguồn
181
vốn được sắp xếp cho sự tăng giảm đó có hợp lý không. Từ nhận xét qua việc phân tích, doanh
nghiệp sẽ có giải pháp cho việc bố trí sử dụng vốn và nguồn vốn hợp của kỳ tiếp theo.
Ví dụ:
Căn cứ trên dữ liệu kế toán của công ty A tại thời điểm 31/12 năm N và 31/12 năm
N+1 có thể tiến hành phân tích tình hình diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn như sau:
Bảng diễn biến nguồn vốn
và sử dụng vốn
Đơn vị: triệu đồng
Khoản mục 31/12/N 31/12/N+1
Diẽn biến sử
dụng vốn
Diễn biến
nguồn vốn
A.Tài sản
1 - Tiền
2 - Đầu tư ngắn hạn
3 - Khoản phải thu
4 - Hàng tồn kho
5 - Tài sản cố định
• Nguyên giá
• Hao mòn luỹ kế
200
90
150
310
1.500
(400)
100
50
200
350
1.800
(500)
50
40
300
100
40
100
Tổng cộng tài sản 1.850 2000
B. Nguồn vốn:
1 - Vay ngắn hạn
2 - Phải trả người bán
3 - Thuế và khoả phải nộp
ngân sách
4 - Vay dài hạn
5 - Nguồn vốn KD
6 - Quỹ đầu tư phát triển
100
100
150
300
700
500
140
60
100
400
700
600
40
50
40
100
100
Tổng cộng nguồn
vốn
1.850 2.000 480 480
Nguyên tắc lập bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn:
1- Tài sản tăng hoặc nguồn vốn giảm thì số chênh lệch ghi vào cột “ Diễn biến
sử dụng vốn”
2- Nguồn vốn tăng hoặc tài sản giảm thì số chênh lệch ghi vào cột “ Diễn biến
nguồn vốn”
- Lập bảng phân tích diễn biến ngồn vốn và sử dụng vốn
182
Bảng phân tích diễn biến
nguồn vốn và sử dụng vốn
Đơn vị: Triệu đồng
Diễn biến sử dụng
vốn
Số
tiề
n
%
Diễn biến
nguồn vốn
Số
tiền
%
1-Tăng tài sản cố định
2-Tăng hàng tồn kho
3- Tăng bán chịu cho khách
hàng
4-Trả bớt nợ cho
người bán
5-Trả bớt nợ ngân
sách
300
40
50
40
50
62,4
8,4
10,4
8,4
10,4
1-Tăng vay ngắn hạn
2-Tăng vay dài hạn
3-Tăng khấu hao
TSCĐ
4-Tăng quỹ đầu tư
phát triển
5-Bán bớt giấy tờ có
giá
6-Giảm vốn bằng tiền
40
100
100
100
40
100
8,4
20,8
20,8
20,8
8,4
20,8
Tổng cộng 480 100 Tổng cộng 480 100
Từ bảng phân tích có thể nhận xét:
(1) Sử dụng vốn của năm N+1 đã tăng480 triệu đồng, chủ yếu là cho các mục đích sau:
• Đầu tư thêm vào TSCĐ 300 triệu đồng (chiếm 62,4% số tăng).
• Tăng hàng tồn kho 40 triệu đồng.
• Tăng số bán chịu.
Vốn sủ dụng cho 3 mục đích trên là phù hợp với sự tăng thêm của quy mô kinh doanh.
• Trả bớt nợ ngân sách nhà nước là việc cần thiết.
• Giảm bớt nợ của người bán: việc này là cần thiết để giữ chữ tín với khách hàng.
(2) Nguồn vốn năm N+1 tăng tương ứng 480 triệu đồng từ các nguồn cụ thể sau:
- Tăng quỹ đầu tư ph tá triển 100 triệu đồng là tốt vì đó là khoản tăng do lợi nhuận để lại.
- Vay dài hạn thêm100 triệu đồng, có thể là bổ sung vào nguồn vốn đầu tư TSCĐ để
mở rộng kinh doanh là phù hợp.
- Việc bán bớt chứng khoán ngắn hạn để thu về 40 triệu đồng còn xem xét có phải do
khó khăn về khả năng thanh toán hay không để có biện pháp dự phòng.
5.5 Dự báo nhu cầu vốn bằng tiền.
Vốn bằng tiền bao gồm tiền mặt, tiền gủi ngân hàng, các khoản tương đương tiền có
vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nhu cầu chi tiêu bằng tiền của doanh nghiệp cho hoạt
động kinh doanh. Doanh nghiệp phải tính toán để dự báo nhu cầu chi tiêu và nguồn tiền đáp
ứng trong mọi thời kỳ, tránh để xảy ra tình trạng mất khả năng chi trả tạm thời hoặc mất khả
năng thanh toán. Việc đó được thực hiện thông qua việc lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ.
183
5.5.1 Tầm quan trọng của việc dự báo và lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ:
5.5.1.1. Khái niệm:
Kế hoạch lưu chuyển tiền tệ là một dự báo về dòng tiền thu vào và dòng tiền chi ra
trong một thời kỳ của doanh nghiệp để đảm bảo nhu cầu chi tiêu vốn bằng tiền cho hoạt
động kinh doanh.
5.5.1.2. Tầm qua trọng của việc dự báo và lập kế hoạh lưu chuyển tiền tệ:
Việc dự báo và lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ có tầm qua trọng đối với hoạt động
kinh doanh của chính doanh nghiệp và đối với cả đối tác của doanh nghiệp. Tầm quan
trọng đó thể hiện như sau:
- Thứ nhất, dự báo được dòng tiền thu vào và dòng tiền chi ra trong một thời kỳ nào đó
là một đảm bảo cho năng lực thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp.
Có trường hợp vốn của doanh nghiệp không thiếu nhưng do không dự kiến được hết
nhu cầu chi tiêu bằng tiền nên có thời điểm không có tền sẵn sàng cho chi tiêu. Nguợc lại
có thời điểm vốn bằng tiền lại dư thừa không có nhu cầu sử dụng do không định trước nên
lại đọng vốn, lãng phí. Kế hoạch lưu chuyển tiền tệ giúp doanh nghiệp đảm bảo được năng
lực thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp.
- Thứ hai, kế hoạch lưu chuyển tiền tệ giúp cho doanh nghiệp khả năng giải quyết việc
mất cân đối về thời gian giữa dòng tiền thu và và dòng tiền chi ra.
Xét về mặt thời gian thì có sự không ăn khớp giũa thu và chi bằng tiền, dẫn đến mất
cân đối giũa nhu cầu chi tiêu bằng tiền và khả năng cung ứng. Nếu lường trước được sự mất
cân đối xảy ra ở thời điểm nào, doanh nghiệp có thể tìm cách giả quyết một cách chủ động.
- Thứ ba, với đối tác của doanh nghiệp như người cho vay hoặc bán hàng, nhờ kế
hoạch lưu chuyển tiền tệ, doanh nghiệp có thể đàm phán với các đối tác để tìm kiếm sự hỗ
trợ nào đó như ra hạn nợ, vay thêm ở thời điểm mất cân đối.
5.5.2 Nội dung và phương pháp lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ:
Kế hoạch lưu chuyển tiền tệ có thể lập dài hạn hoặc ngắn hạn cho năm, quý hay tháng.
Việc dự báo phải giải quyết được hai vấn đề cơ bản là dòng tiền vào, dòng tiền ra trong kỳ
và thời điểm phát sinh của dòng tiền vào, dòng tiền ra.
Nội dung của kế hoạch lưu chuyển tiền tệ bao gồm những dự đoán và giải pháp sau:
(1) Dự đoán dòng tiền vào:
Đây là việc dự báo các khoản thu được bằng tiền trong kỳ kế hoạch và các hoạt động
của doanh nghiệp như:
• Dòng tiền thu vào từ hoạt động kinh doanh,
• Dòng tiền thu vào từ hoạt động khác.
(2 ) Dự đoán dòng tiền ra:
Đây là việc dự báo các khoản chi ra bằng tiền trong kỳ kế hoạch như:
• Chi cho hoạt độngkinh doanh,
184
• Chi cho hoạt động khác.
(3) Giải pháp đảm bảo cân bằng thu, chi bằng tiền:
• Trước hết, dựa trên dòng tiền vào và ra để tính ra dòng tiền thuần trong kỳ:
Dòng tiền thuần
trong kỳ
= Dòng tiền vào - Dòng tiền ra
• Sau đó xác định số dư thừa hay thiếu hụt trong kỳ:
Số dư thừa (+) hay
thiếu hụt (-) trong kỳ
=
Tồn
đầu kỳ
+
-
Dòng tiền
thuần
-
Số dư cần
thiết cuối kỳ
• Giải pháp: tuỳ theo trong kỳ dư thừa hay thiếu hụt mà dự tính giải pháp cụ thể.
Nếu thiếu hụt: phải giải quyết phần thiếu hụt bằng các biện pháp dự phòng như thu
hồi bớt công nợ, giảm bớt chi tiêu,hoàn chi, vay thêm
Nếu dư thừa: cần tìm cách sử dụng để sinh lời như đầu tư ngắn hạn vào chứng khoán,
cho vay
Ví dụ: Công ty A dự kiến tình hình kinh doanh 6 tháng năm N+1 như sau:
I. Doanh thu:
Tháng Doanh số
1
2
3
4
5
6
300
400
500
600
700
600
Phương thức thanh toán:
- 20% trả tiền ngay,
- 70% thanh toán sau 1 tháng
- 10% thanh toán sau 2 tháng
I. Chi mua vật tư: (Đơn vị:triệu đồng
Tháng
Giá trị vật tư
mua vào
12 năm N
1 năm N+1
2 năm N+1
3 năm N+1
4 năm N+1
5 năm N+1
6 năm N+1
130
150
150
220
400
300
250
Phương thức thanh toán:
- Mua tháng này thì trả tiền tháng sau
185
III. Các khoản chi khác bằng tiền:
Đơn vị: triệu đồng
Khoản chi Tháng 1
Tháng
2
Tháng
3
Tháng
4
Tháng
5
Tháng
6
1. Chi lương
2. Chi dịch vụ mua ngoài
3. Chi phí khác
4. Mua sắm trang thiết bị
50
20
10
80
20
10
100
200
10
600
110
20
10
120
20
10
110
20
10
IV. Số dư vốn bằng tiền cuối năm N (đầu năm N+1): 280 triệuđồng
Từ các dự kiến trên đây, có thể lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ như sau:
Kế hoạch lưu chuyển tiền tệ
Nội dung
Tháng
1
Tháng
2
Tháng
3
Tháng
4
Tháng
5
Tháng
6
I_ Dòng tiền vào
1.Từ hoạt động tiêu thụ SP
- Doanh thu bán ra
- Thu bán hàng
+ Tháng thư 1 (20 %)
+ Tháng thứ 2 (70 %)
+ Tháng thứ 3 (10%)
2.Từ hoạt động tài chính:
300
60
_
_
400
80
210
_
500
100
280
30
600
120
350
40
700
140
420
50
600
120
490
60
Cộng dòng trên vào (I ) 60 290 410 510 610 670
II_ Dòng tiền ra:
1.Cho hoạt động kinh
doanh
sản phẩm:
- Mua vật tư
- Trả lương
- Chi dịch vụ mua ngoài
- Chi phí khác
2. Chi cho mua sắm thiết bị:
3. Chi cho hoạt động tài
chính:
130
50
20
10
150
80
20
10
150
100
20
10
600
220
110
20
10
400
120
20
10
300
110
20
10
Dòng tiền chi ra (II) 210 260 880 360 550 440
III . Dòng tiền thuần trong
kỳ
( I _ II )
IV. Tồn đầu kỳ
V . Tồn cuối kỳ
VI. Số dư cần thiết cuối kỳ
VII. Dư thừa hay thiếu hụt
-150
280
130
110
20
30
130
160
110
50
-470
160
-310
110
-420
150
-310
-160
110
-270
60
-160
-100
110
-210
230
-100
130
110
20
186
Nhận xét:
1 - Tháng 3, tháng 4 và tháng 5 bị thiếu vốn bằng tiền, công ty cần tìm nguồn dụ
phòng để bù đắp, khỏi ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
2 - Tháng 1, tháng 2 và tháng 6 lại dư thừa, mức dư thừa không nhiều nên không phải
là vấn đề lớn (trường hợp dư thừa nhiều thì phải có kế hoạch sử dụng như đầu tư tài chính
ngắn hạn hoặc dùng cho kinh doanh thêm).
187
Chương 6
Những vấn đề tài chính trong trường hợp
cơ cấu lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp
Trong quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta, không chỉ
có việc xuất hiện ngày càng nhiều doanh nghiệp mới mà còn có sự biến đổi về mặt hình thái
của các doanh nghiệp đã có sẵn . Sự biến đổi đó có thể là từ việc thay đổi quyền sở hữu
doanh nghiệp dưới hình thức cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, từ việc sáp nhập, hợp
nhất, mua bán lại doanh nghiệp và thậm chí là giải thể, phá sản doanh nghiệp.
Trong các trường hợp biến đổi nói trên của các doanh nghiệp, việc giải quyết vấn đề
tài chính là công việc cơ bản của quá trình xử lý doanh nghiệp.
6.1 Vấn đề tài chính khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
6.1.1- Khái niệm về cổ phần hoá
Các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta trước đây tồn tại dưới hình thức doanh nghiệp
100% vốn nhà nước nên chủ sở hữu doanh nghiệp duy nhất là nhà nước . Gần đây, trong quá
trình đổi mới và phát triển doanh nghiệp theo định hướng thị trường, nhà nước có chủ trương
chuyển phần lớn doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sang các loại hình doanh nghiệp khác,
trong đó chủ yếu là sang hình thức công ty cổ phần . Việc chuyển hình thức sở hữu doanh
nghiệp 100% vốn nhà nước sang hình thức công ty cổ phần mà chủ sở hữu là nhiều pháp
nhân, thể nhân, trong đó có thể có sở hữu nhà nước hoặc không, gọi là quá trình cổ phần hoá
doanh nghiệp nhà nước.
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là quá trình biến doanh nghiệp nhà nước (doanh
nghiệp một chủ sở hữu) thành doanh nghiệp của nhiều chủ sở hữu, tức là chuyển từ
hình thức sở hữu đơn nhất của nhà nước sang hình thức sở hữu hỗn hợp dưới dạng
công ty cổ phần với cổ đông là cá nhân và tổ chức.
6.1.2- Mục tiêu và yêu cầu của việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
Việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước nhằm những mục tiêu cơ bản sau đây:
- Một là, cổ phần hoá nhằm đa dạng hoá sở hữu để huy động tiềm lực vốn trong và
ngoài nước cho việc tăng năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương
thức quản lý, từ đó nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
- Hai là, đảm bảo lợi ích hài hoà của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao
động trong doanh nghiệp.
188
Các doanh nghiệp được cổ phần hoá không chỉ bó hẹp trong phạm vi người chủ là
nhà nước, chỉ trông chờ ở khả năng đầu tư có hạn của nhà nước và sẽ mở rộng được nhiều
nguồn tiềm năng trong, ngoài nước thông qua hình thức góp vốn là mua bán cổ phần . Chủ
sở hữu là cổ đông nhiều loại tự phát huy năng lực phát triển doanh nghiệp của chính mình.
- Yêu cầu của việc cổ phần hoá là công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường,
khắc phục tình trạng khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; gắn với việc phát triển thị
trường vốn, thị trường chứng khoán.
6.1.3- Các hình thức cổ phần hoá
Theo quy định của nhà nước, việc cổ phần hoá có thể được thực hiện được dưới
ba hình thức:
- Hình thức giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ
phiếu để tăng vốn điều lệ,
- Hình thức bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, hoặc kết hợp vừa
bán bớt vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
- Hình thức bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán
toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Việc lựa chọn hình thức cổ phần hoá nào tuỳ thuộc vào yêu cầu nắm giữ cổ phần
của nhà nước trong doanh nghiệp được cổ phần hoá và sự mở rộng qui mô kinh doanh đến
đâu để tăng thêm vốn
(1) Hình thức giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu
để tăng vốn điều lệ.
Nội dung của hình thức này là:
Doanh nghiệp được cổ phần hoá không cần bán phần vốn nhà nước hiện có tại
doanh nghiệp hiện tại mà chỉ thu hút thêm vốn bằng cách phát hành cổ phiếu để bán nhằm
tăng thêm vốn điều lệ.
Có thể mô tả hình thức này bằng mô hình sau:
C(15)
A: Vốn nhà nước giữ lại toàn bộ (5 tỷ đồng)
B: Phát hành cổ phiếu tăng thêm vốn ( 10 tỷ đồng)
B(
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_tai_chinh_doanh_nghiep_phan_2_pham_thanh_binh.pdf