Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Ngành: Kế toán

Chương 1. TỔ CHỨC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Giới thiệu:

Trong chương 1 bao gồm các nội dung: Bản chất và chức năng của tài chính doanh

nghiệp; Vị trí, vai trò của tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế; Mục tiêu quản trị tài

chính doanh nghiệp và tổ chức tài chính trong doanh nghiệp.

Mục tiêu:

- Trình bày được bản chất, chức năng, vị trí, vai trò, mục tiêu của tài chính doanh

nghiệp.

- Trình bày các nguyên tắc tổ chức tài chính doanh nghiệp.

Nội dung chính:

1.1. Bản chất và chức năng của tài chính doanh nghiệp

1.1.1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp

Trước khi bắt đầu hoạt động, các doanh nghiệp cần phải có nguồn vốn ban đầu để

tiến hành xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị, mua sắm nguyên vật liệu, trả

lương cho nhân công . Sau khi đi vào hoạt động, việc ổn định nguồn tài chính cho kinh

doanh cũng không kém phần quan trọng, duy trì nguồn vốn để phát triển, nghiên cứu, cải

tiến kỹ thuật mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh

nghiệp cùng ngành Việc sử dụng thường xuyên vốn tiền tệ đòi hỏi doanh nghiệp phải cân

đối thu chi điều này tạo nên quá trình luân chuyển vốn.

Như vậy, trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phát sinh nhiều mối quan

hệ kinh tế. Song song với những mối quan hệ kinh tế thể hiện một cách trực tiếp còn có

các mối quan hệ kinh tế gắn với quá trình tuần hoàn và luận chuyển vốn, gắn với việc hình

thành và sử dụng vốn tiền tệ. Các quan hệ kinh tế này phụ thuộc phạm trù tài chính.

Tài chính doanh nghiệp ra đời từ nền kinh tế hàng hóa và trở thành công cụ quản lý

kinh doanh sản xuất ở các doanh nghiệp.

Quan hệ tài chính ở các doanh nghiệp được biểu hiện thành quá trình vận động của

vốn kinh doanh và thể hiện qua ba mối quan hệ lớn sau đây:

Thứ nhất: Những quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với nhà nước

Doanh nghiệp hoạt động phải trích nộp các khoản thuế cho Ngân sách Nhà nước

(NSNN), điều này thể hiện thông qua các Luật Thuế được Quốc hội ban hành.

Trên cơ sở đóng góp của doanh nghiệp, Nhà nước sẽ giữ vai trò điều hành, thực thi

các khoản chi Ngân sách cho các hoạt động đầu tư, phát triển. Hàng năm, Nhà nước sử

dụng Ngân sách để phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế kỹ thuật giúp các doanh nghiệp thuận

lợi hơn trong việc đưa sản phẩm đến với xã hội hoặc xuất khẩu sang các nước khác. Ví dụ

như chi ngân sách xây dựng cảng biển, đường giao thông

pdf173 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Ngành: Kế toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t chung L: là tổng số tiêu thức cần phân bổ (tiền lương chính của công nhân sản xuất hoặc tổng số giờ chạy máy...) l: tiêu thức cần phân bổ (tiền lương chính của công nhân sản xuất hoặc tổng số giờ chạy máy...) sản phẩm đó. Sau khi tính riêng cho mỗi khoản mục trực tiếp và chi phí sản xuất chung, tổng cộng lại ta có giá thành sản xuất một đơn vị sản phẩm. Đem giá thành sản xuất một đơn vị sản phẩm nhân với sản phẩm hàng hóa kế hoạch ta có kế hoạch giá thành sản xuất sản phẩm hàng hóa. Ví dụ minh họa 1: Một doanh nghiệp năm kế hoạch dự kiến sản xuất 3 loại sản phẩm: 800 sản phẩm A; 1.000 sản phẩm B; 500 sản phẩm C 1. Bảng định mức tiêu hao cho 1 đơn vị sản phầm (SP) và đơn giá như sau: Khoản mục chi phí Giá đơn vị (đồng) Định mức tiêu hao theo đơn vị sản phẩm SP A SP B SP C Nguyên vật liệu chính (kg) 6.000 15 22 13 Vật liệu phụ (kg) 2.400 6 9 6 Tài chính doanh nghiệp Chương 4: Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 113 Khoản mục chi phí Giá đơn vị (đồng) Định mức tiêu hao theo đơn vị sản phẩm SP A SP B SP C Nhiên liệu (lít) 3.800 3 5 8 Năng lượng (kw) 1.200 3 8 5 Tiền lương công nhân sản xuất (giờ) 2.000 20 28 18 BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ tính bằng 23,5 % tiền lương công nhân sản xuất. 2. Khấu hao máy móc thiết bị là 26.500.000 đồng được phân bổ theo giờ công định mức. 3. Giả thiết chi phí sản xuất chung được dự toán là 42.400.000 đồng. 4. Giả thiết chi phí quản lý doanh nghiệp được dự toán là 31.800.000 đồng. 5. Chi phí lưu thông tính bằng 10% giá thành sản xuất. Yêu cầu: Tính giá thành toàn bộ đơn vị sản phẩm. Biết: Chi phí sản xuất chung và chi phí QLDN được phân bổ theo tiền lương công nhân sản xuất. Giải Khoản mục chi phí Giá đơn vị (đồng) Giá thành đơn vị SP A SP B SP C 1. Nguyên vật liệu chính 6.000 90.000 132.000 78.000 2. Vật liệu phụ 2.400 14.400 21.600 14.400 3. Nhiên liệu 3.800 11.400 19.000 30.400 4. Năng lượng 1.200 3.600 9.600 6.000 5. Tiền lương công nhân sản xuất 2.000 40.000 56.000 36.000 6. BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ 23,5% 9.400 13.160 8.460 7. Khấu hao TSCĐ 500 10.000 14.000 9.000 Tài chính doanh nghiệp Chương 4: Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 114 Khoản mục chi phí Giá đơn vị (đồng) Giá thành đơn vị SP A SP B SP C 8. CP SX chung 0,4 16.000 22.400 14.400 Giá thành đơn vị sản phẩm 194.800 287.760 196.660 9. Chi phí lưu thông 10% 19.480 28.776 19.666 10. CP QL DN 0,3 12.000 16.800 10.800 Giá thành toàn bộ đơn vị sản phẩm 225.960 333.336 227.126 Phân bổ chi phí khấu hao theo giờ công định mức: Tổng định mức giờ công phân bổ: (20 x 800) + (28 x 1.000) + (18 x 500) = 53.000 giờ công. Chi phí khấu hao tài sản cố định phân bổ: 26.500.000/53.000 = 500 Phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiền lương : Tổng định mức tiền lương phân bổ: (20 x 2.000 x 800) + (28 x 2.000 x 1.000) + (18 x 2.000 x 500) = 106.000.000 đồng. Chi phí sản xuất chung phân bổ: 42.400.000/106.000.000 = 0,4 Phân bổ chi phí QLDN theo tiền lương : Tổng định mức tiền lương phân bổ: (20 x 2.000 x 800) + (28 x 2.000 x 1.000) + (18 x 2.000 x 500) = 106.000.000 đồng. Chi phí QLDN phân bổ: 31.800.000/106.000.000 = 0,3 Bước 2: Lập dự toán chi phí sản xuất Bảng giá thành sản xuất gồm 2 phần: - Phần 1: Tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ gồm 5 yếu tố. Tài chính doanh nghiệp Chương 4: Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 115 - Phần 2: Phần điều chỉnh bắt đầu từ yếu tố thứ 6 trở đi nhằm mục đích cuối cùng là xác định giá thành sản xuất của sản phẩm. BẢNG DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT Yếu tố Số tiền 1. Nguyên vật liệu mua ngoài 2. Nhân công 3. Khấu hao TSCĐ 4. Các khoản dịch vụ mua ngoài 5. Các chi phí khác bằng tiền A. Cộng chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh 6. Trừ phế liệu thu hồi 7. Trừ chi phí không nằm trong tổng sản lượng 8. Cộng (trừ) chênh lệch số dư đầu kỳ, cuối kỳ chi phí trả trước 9. Cộng (trừ) chênh lệch số dư đầu kỳ, cuối kỳ chi phí phải trả B. Cộng chi phí sản xuất tổng sản lượng sản phẩm 10. Cộng (trừ) chênh lệch số dư đầu kỳ, cuối kỳ chi phí sản phẩm dở dang C. Giá thành sản xuất sản phẩm hàng hóa Có nhiều phương pháp lập bảng chi phí dự toán sản xuất (phần A): * Phương pháp 1: Căn cứ vào các bộ phận kế hoạch khác để lập dự toán chi phí sản xuất. Theo phương pháp này các yếu tố nguyên vật liệu mua ngoài căn cứ vào kế hoạch cung cấp vật tư, kỹ thuật; yếu tố tiền lương căn cứ vào kế hoạch lao động tiền lương; yếu tố khấu hao căn cứ vào kế hoạch khấu hao TSCĐ; các khoản dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền căn cứ vào các bảng dự toán có liên quan trong kỳ kế hoạch của các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Phương pháp này tương đối đơn giản, bảo đảm cho kế hoạch giá thành nhất trí với các kế hoạch khác nhưng có nhược điểm là sẽ không chính xác nếu các kế hoạch khác tính Tài chính doanh nghiệp Chương 4: Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 116 không chính xác. Vì vậy, trước khi sử dụng số liệu của các kế hoạch khác cần kiểm tra lại độ chính xác của nó. * Phương pháp 2: Căn cứ vào dự toán chi phí sản xuất của các phân xưởng để lập dự toán chi phí sản xuất. Lập theo phương pháp này: - Trước hết, lập dự toán chi phí sản xuất cho các phân xưởng sản xuất phụ trợ nhằm định giá thành dịch vụ của các phân xưởng phụ phân bổ cho các phân xưởng sản xuất chính. - Dựa theo quá trình công nghệ, lần lượt lập dự toán chi phí sản xuất cho các phân xưởng sản xuất chính bao gồm tất cả những chi phí trực tiếp phát sinh trong phân xưởng, dịch vụ và bán thành phẩm của các phân xưởng khác cung cấp. - Cuối cùng tổng hợp dự toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. Lập dự toán chi phí sản xuất theo phương pháp này có lợi cho việc mở rộng và củng cố chế độ hạch toán kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp. Đây là một phương pháp tốt cần tạo điều kiện để áp dụng rộng rãi. * Phương pháp 3: Căn cứ vào kế hoạch giá thành tính theo khoản mục để lập dự toán chi phí sản xuất Sử dụng phương pháp này về thực chất là đưa những chi phí đã phân loại theo khoản mục trở về yếu tố chi phí hay nói cách khác là trở về tính chất nguyên thủy của chi phí. Vì vậy, một mặt phải dựa vào những khoản mục trực tiếp, mặt khác phân tích khoản mục chi phí sản xuất chung sắp xếp lại thành yếu tố. Phương pháp này cũng có thể dùng để kiểm tra mức độ chính xác giữa các phương pháp lập dự toán chi phí sản xuất. Các phương pháp đã trình bày ở trên chỉ giúp cho chúng ta tổng hợp được các yếu tố chi phí sản xuất, tính được toàn bộ chi phí bỏ vào sản xuất trong kỳ kế hoạch của doanh nghiệp. Từ tổng chi phí sản xuất (A) này phải điều chỉnh thành các chỉ tiêu sau đây: Tổng số chi phí sản xuất tổng sản lượng (B); giá thành sản xuất sản phẩm hàng hóa (C). Cách tính cụ thể (phần B) như sau: - Trừ phế liệu thu hồi: Vì giá trị của phế liệu thu hồi có thể sử dụng lại, bán ra ngoài hoặc sử dụng sản xuất sản phẩm phụ nên cần phải loại trừ khỏi chi phí sản xuất tổng sản lượng. Trừ chi phí về các công việc không nằm trong tổng sản lượng hoặc giá thành tổng sản lượng không phải gánh chịu các khoản chi phí này như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp... Tài chính doanh nghiệp Chương 4: Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 117 - Cộng hay trừ chênh lệch số dư đầu năm cuối năm của chi phí trả trước (còn gọi là chi phí đợi phân bổ). Vì số dư đầu năm của chi phí trả trước là số chi phí năm trước đã chi nhưng chuyển sang năm nay để tính vào chi phí sản xuất, nên phải cộng thêm vào. Số dư cuối năm của chi phí trả trước là số chi năm nay nhưng sẽ phân bổ vào giá thành của những năm sau nên phải trừ khỏi chi phí sản xuất năm nay. - Cộng hay trừ chênh lệch số dư cuối năm và đầu năm các khoản chi phí phải trả hay còn gọi là chi phí trích trước là do các khoản số dư đầu năm đã được tính vào giá thành kỳ trước nên phải loại ra trong giá thành kỳ kế hoạch, ngược lại số dư cuối năm phát sinh trong kỳ kế hoạch nên được tính vào giá thành kế hoạch Sau khi đã cộng trừ các khoản trên ta có chi phí sản xuất tổng sản lượng công nghiệp (mục B). - Cộng hay trừ (+/-) chênh lệch số dư đầu kỳ và cuối kỳ chi phí của sản phẩm dở dang. Từ mục B chi phí sản xuất tổng sản lượng, cộng hay trừ số dư chênh lệch số dư đầu kỳ, cuối kỳ chi phí của sản phẩm dở dang ta được giá thành sản xuất của sản phẩm hàng hóa (mục C). => Như vậy trước khi tính Z (phần C) thì bắt buộc chúng ta phải đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: Sản phẩm dở dang cuối kỳ là những những sản phẩm mà chưa hoàn thành chưa hoàn thiện đang còn nằm trên quy trình sản xuất. Phải trải qua vài công đoạn nữa mới hoàn thành sản phẩm. + Cách 1: Phương pháp nguyên vật liệu (hoặc nguyên vật liệu chính): Phương pháp này thường áp dụng cho những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu dùng hàng loạt hoặc chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn trong toàn bộ giá thành sản phẩm. Cách tính như sau: 𝐂𝐝𝐝 = 𝐂𝐝𝐝𝐤 + 𝐂𝐟𝐬𝐯𝐥 𝐒𝐭𝐩 + 𝐒𝐝𝐜𝐤 𝐱 𝐒𝐝𝐜𝐤 Cdd: Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ. Cddk: Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ. Cfsvl: Chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong kỳ. Sdck: Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ. Stp: Số lượng thành phẩm (sản phẩm hoàn thành trong kỳ). Các khoản chi phí khác tính cả cho sản phẩm hoàn thành Tài chính doanh nghiệp Chương 4: Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 118 + Cách 2: Đánh giá SP DD theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Được áp dụng trong trường hợp tỷ lệ các khoản mục chi phí trong giá thành là tương đương nhau. Đối với chi phí sản xuất bỏ vào một lần từ đầu quy trình công nghệ (như chi phí NVL chính trực tiếp hoặc chi phí NVL trực tiếp) thì tính đều cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang như nhau theo công thức: 𝐂𝐝𝐝 = 𝐂𝐝𝐝𝐤 + 𝐂𝐟𝐬𝐯𝐥 𝐒𝐭𝐩 + 𝐒𝐝𝐜𝐤 𝐱 𝐒𝐝𝐜𝐤 Đối với những chi phí khác bỏ dần vào quá trình sản xuất như sau : Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung được tính theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Công thức như sau: 𝐂𝐝𝐝 = 𝐂𝐝𝐝𝐤 + 𝐂𝐟𝐬𝐯𝐥 𝐒𝐭𝐩 + 𝐒𝐡𝐭𝐭đ 𝐱 𝐒𝐡𝐭𝐭đ Shttd: Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương cuối kỳ. Lưu ý: Khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương = Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ x Mức độ sản phẩm hoàn thành + Cách 3: Đánh giá SP DD theo phương pháp định mức Đối với các doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức và dự toán chi phí cho từng loại sản phẩm thì doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức. Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào khối lượng SPDD, mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính ra giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức. Ví dụ minh họa 2: Tại doanh nghiệp X sản xuất sản phẩm A có tài liệu như sau: Đơn vị tính: đồng Khoản mục Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ Chi phí phát sinh trong kỳ Nguyên vật liệu 12.000.000 250.000.000 Tài chính doanh nghiệp Chương 4: Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 119 Khoản mục Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ Chi phí phát sinh trong kỳ Nhân công 3.000.000 38.000.000 Sản xuất chung 1.200.000 25.000.000 Cộng 16.200.000 313.000.000 Lượng sản phẩm A dở dang đầu kỳ 120. Lượng NVL đưa vào sản xuất trong kỳ dự kiến để sản xuất 2.480 sản phẩm A. Lượng sản phẩm A dở dang cuối kỳ 200, mức độ hoàn thành khoản 50%. Định mức chi phí cho một sản phẩm như sau: Khoản mục Giá trị (đồng) Chi phí nguyên vật liệu 100.000 Chi phí nhân công 12.000 Chi phí sản xuất chung 15.000 Yêu cầu: Tính chi phí sản xuất dở dang theo các phương pháp Giải: Sản phẩm hoàn thành trong kỳ là: 120 + 2.480 - 200 = 2.400 Phương pháp nguyên vật liệu thì chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ là: Cdd = 12.000.000 + 250.000.000 2.400 + 200 x 200 = 20.153.846 đồng Phương pháp sản phẩm hoàn thành tương đương thì: Chi phí nguyên vật liệu (tính theo phương pháp NVL): 20.153.846 đồng Chi phí nhân công: Cdd = 3.000.000 + 38.000.000 2.400 + (200 x 50%) x (200 x 50%) = 1.640.000 đồng Chi phí sản xuất chung: Cdd = 1.200.000 + 25.000.000 2.400 + (200 x 50%) x (200 x 50%) = 1.048.000 đồng Tài chính doanh nghiệp Chương 4: Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 120 Chi phí sản phẩm dở dang: Cdd = 20.153.846 + 1.640.000 + 1.048.000 = 22.841.846 đồng Phương pháp định mức: Chi phí nguyên vật liệu: 100.000 x 200 = 20.000.000 đồng Chi phí nhân công: 12.000 x 200 x 50% = 1.200.000 đồng Chi phí sản xuất chung: 15.000 x 200 x 50% = 1.500.000 đồng Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ: Cdd = 22.700.000 đồng Như vậy mỗi phương pháp tính cho một kết quả khác nhau, nhưng nhìn chung mức độ sai biệt không đáng kể.  Kế hoạch chi phí mua hàng, bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Đây là các bộ phận kế hoạch khác nhau nhưng phương pháp kế hoạch cơ bản giống nhau. Chi phí mua hàng, bán hàng là chi phí phát sinh trong quá trình mua bán sản phẩm hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ. Chi phí này gồm: tiền lương và các khoản phụ cấp của nhân viên mua, bán hàng, nhân viên đóng gói, bốc vác, vận chuyển; chi phí về vật liệu, dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho việc mua bán hàng, đóng gói sản phẩm hàng hóa; khấu hao TSCĐ; chi phí sữa chữa TSCĐ phục vụ mua bán hàng; chi trả tiền hoa hồng cho các đại lý bán hàng... Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các khoản chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính, chi phí chung khác có liên quan đến hoạt động của cả doanh nghiệp như: chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp, chi phí vật liệu, dụng cụ, đồ dùng cho văn phòng, khấu hao TSCĐ, thuế môn bài, thuế nhà đất, các khoản lệ phí, các khoản chi về TSCĐ, điện thoại, điện tín, tiếp khách hội nghị, công tác phí... Phương pháp lập dự toán đối với bộ phận này cũng giống như đối với dự toán các khoản chi phí sản xuất chung. Cụ thể là khoản nào có định mức tiêu chuẩn thì tính theo định mức, tiêu chuẩn. Khoản nào không có định mức tiêu chuẩn thì dựa vào số thực tế kỳ báo cáo để ước tính. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh không phải toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh đều gắn liền với doanh thu trong kỳ. Vì vậy, để tính chính xác và hợp lý kết quả kinh doanh cần phải phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh cho hàng tiêu thụ trong kỳ. Tài chính doanh nghiệp Chương 4: Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 121 Chi phí sản xuất kinh doanh được bù đắp ngay bằng doanh thu trong kỳ bao gồn hai bộ phận lớn: - Giá vốn hàng bán ra. - Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Mặc dù chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đều có liên quan đến cả hai bộ phận hàng trong doanh nghiệp (hàng dự trữ và hàng bán ra) nhưng do chúng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh, hơn nữa những chi phí này có liên quan chủ yếu đến hàng bán ra nên để đơn giản cho việc quản lý thường người ta phân bổ toàn bộ chi phí này cho hàng đã bán trong kỳ. Giá vốn hàng bán ra: bao gồm giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ và giá vốn của hàng bán ra trong doanh nghiệp thương mại. Giá vốn của hàng bán ra trong doanh nghiệp thương mại lại gồm 2 bộ phận: giá mua hàng bán ra và chi phí mua hàng phân bổ cho hàng đã bán trong kỳ. Giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ và giá mua hàng hóa bán ra trong kỳ (ở doanh nghiệp thương mại) có thể được xác định theo 1 trong các phương pháp sau: * Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO): theo phương pháp này, người ta giả định rằng hàng nào nhập đầu tiên sẽ xuất trước nhất, hàng nào nhập sau cuối sẽ xuất sau cùng. * Phương pháp bình quân gia quyền: theo phương pháp này giá trị hàng xuất trong kỳ được tính nhu sau: Trị giá hàng xuất trong kỳ = Đơn giá bình quân trong kỳ x Số lượng hàng xuất trong kỳ Đơn giá bình quân = Trị giá hàng tồn đầu kỳ + Trị giá hàng nhập trong kỳ Lượng hàng tồn đầu kỳ + Lượng hàng nhập trong kỳ * Phương pháp thực tế đích danh: còn gọi là phương pháp nhận diện. Phương pháp này chỉ áp dụng được khi doanh nghiệp nhập, xuất hàng theo lô, kiện. Ví dụ minh họa 3: Có tài liệu nhập xuất hàng A trong tháng 3 như sau Tài chính doanh nghiệp Chương 4: Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 122 Ngày Diễn giải Đơn giá Số lượng 1/3 Tồn đầu tháng 2.000 500 2/3 Nhập 2.050 5.000 3/3 Xuất 5.200 10/3 Nhập 2.100 1.500 20/3 Nhập 2.020 3.000 25/3 Xuất 4.000 Yêu cầu: Hãy xác định trị giá hàng A xuất trong tháng 3 theo phương pháp nhập trước xuất trước và phương pháp bình quân. Giải - Theo phương pháp nhập trước, xuất trước: Trị giá hàng xuất A = 1.000.000 + 10.250.000 + 3.150.000 + (2.020 x 2.200) = 18.844.000 đồng. - Theo phương pháp bình quân: Trị giá hàng xuất A = [(1.000.000 + 10.250.000 + 3.150.000 + 6.060.000)/(500 + 5.000 + 1.500 + 3.000)] * (5.200 + 4.000) = 18.823.200 đồng. Như vậy mỗi phương pháp xác định khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau. Riêng khoản chi phí mua hàng trong doanh nghiệp thương mại có liên quan đến hai bộ phận hàng hóa: hàng dự trữ và hàng bán ra trong kỳ, do đó cần phải căn cứ vào tiêu thức thích hợp để phân bổ. Thường chi phí mua hàng phân bổ cho hàng dự trữ được tính như sau: 𝐂 = 𝐂đ𝐤 + 𝐂𝐟𝐬 − 𝐂𝐜𝐤 (Công thức này có thể tính chung cho toàn bộ chi phí lưu thông trong doanh nghiệp thương mại) Trong đó: C: chi phí mua hàng phân bổ cho hàng đã bán trong kỳ. Cđk: chi phí mua hàng phân bổ cho hàng đã bán đầu kỳ. Cck: chi phí mua hàng phân bổ cho hàng đã dự trữ cuối kỳ Tài chính doanh nghiệp Chương 4: Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 123 Cfs:chi phí mua hàng phát sinh trong kỳ Dck: dự trữ cuối kỳ và chi phí mua hàng phân bổ cho hàng đã dự trữ cuối kỳ được tính với công thức: 𝐂𝐜𝐤 = 𝐂đ𝐤 + 𝐂𝐟𝐬 𝐓𝐆𝐡 𝐱 𝐃𝐜𝐤 TGh: trị giá tổng lực hàng hóa, được tính bằng cách lấy giá trị hàng dự trữ đầu kỳ cộng với trị giá hàng nhập trong kỳ hoặc bằng trị giá hàng xuất (theo giá mua cộng với trị giá hàng dự trữ cuối kỳ). Ví dụ minh họa 4: Doanh nghiệp X có những tài liệu như sau đây: 1. Năm kế hoạch doanh nghiệp sản xuất 2 loại sản phẩm A và B. Kế hoạch sản xuất đã xác định: sản phẩm A: 1.500 cái, sản phẩm B: 1.000 cái. 2. Định mức tiêu hao và đơn giá kế hoạch về nguyên vật liệu và giờ công cho mỗi sản phẩm như sau: Khoản mục Đơn giá (đồng) Định mức tiêu hao đơn vị Sản phẩm A Sản phẩm B 1. Nguyên vật liệu chính 40.000 150 kg 200 kg Trong đó Trọng lượng tịnh (ròng) 110 kg 160 kg 2. Vật liệu phụ 10.000 40 kg 60 kg 3. Giờ công -Thợ bậc 3 5.000 30 giờ 25 giờ -Thợ bậc 7 8.000 20 giờ 15 giờ Phế liệu do nguyên vật liệu chính thải ra có thể thu hồi 80%. Đơn giá bán 1kg phế liệu là 5.000 đồng. 3. Dự toán chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp như sau: Khoản mục Số tiền (đồng) - Vật liệu phụ 100.000.000 Tài chính doanh nghiệp Chương 4: Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 124 Khoản mục Số tiền (đồng) - Chi phí nhân công 300.000.000 - Dịch vụ mua ngoài 210.000.000 - Khấu hao TSCĐ 170.000.000 - Chi bằng tiền khác 72.000.000 Chi phí sản xuất chung phân bổ theo tiền lương của công nhân sản xuất và chỉ phân bổ cho sản phẩm đã hoàn thành. 4. Số dư sản phẩm dở dang dự tính đầu kỳ và cuối kỳ kế hoạch như sau: Khoản mục Đầu kỳ Cuối kỳ - Nguyên vật liệu chính 600.000.000 800.000.000 - Vật liệu phụ 50.000.000 80.000.000 - Chi phí nhân công sản xuất trực tiếp 30.000.000 40.000.000 Yêu cầu: 1. Tính giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm A, B và giá thành sản phẩm hàng hóa năm kế hoạch doanh nghiệp? 2. Lập bảng dự toán chi phí sản xuất, trong đó mục A tổng cộng chi phí sản xuất là bao nhiêu? Biết tỷ lệ trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ là 23,5%. Giải 1. Khoản mục chi phí Sản phẩm A Sản phẩm B Cộng 1. Nguyên vật liệu chính 9.360.000.000 8.440.000.000 17.800.000.000 CP NVL chính 9.000.000.000 8.000.000.000 17.000.000.000 Trừ phế liệu 240.000.000 160.000.000 400.000.000 Vật liệu phụ 600.000.000 600.000.000 1.200.000.000 2. Chi phí nhân công trực tiếp 574.275.000 302.575.000 876.850.000 Tài chính doanh nghiệp Chương 4: Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 125 Khoản mục chi phí Sản phẩm A Sản phẩm B Cộng Tiền lương 465.000.000 245.000.000 710.000.000 BHXH, BHYT, BHTN KPCĐ (23,5% tiền lương) 109.275.000 57.575.000 166.850.000 3. CP SX chung 558.000.000 294.000.000 852.000.000 Giá thành sản xuất 10.492.275.000 9.036.575.000 19.528.850.000 Giá thành đơn vị 6.994.850 9.036.575 Trong đó: + Nguyên vật liệu chính và chi phí nhân công được tính theo cách tính định mức đã được hướng dẫn tại ví dụ minh họa 1. + Chi phí sản xuất chung phân bổ theo tiền lương của công nhân sản xuất và chỉ phân bổ cho sản phẩm đã hoàn thành đươc tính như sau: Tổng chi phí sản xuất chung = 100.000.000 + 300.000.000 + 210.000.000 + 170.000.000 + 72.000.000 = 852.000.000 đồng Tổng tiền lương công nhân là 710.000.000 đồng (đã tính ở bảng trên) Vậy định mức phân bổ là: 852.000.000/710.000.000 = 1,2 2. Lập bảng dự toán: Chúng ta phân bổ các khoản mục chi phí bên trên vào đúng yếu tố bên dưới. Mục 10 +/- số dư đầu kỳ, cuối kỳ chi phí sản phẩm dở dang được tính như sau: Khoản Đầu kỳ Cuối kỳ Trong kỳ - Nguyên vật liệu chính 600.000.000 800.000.000 200.000.000 - Vật liệu phụ 50.000.000 80.000.000 30.000.000 - Chi phí nhân công sản xuất trực tiếp 30.000.000 40.000.000 10.000.000 Cộng 680.000.000 920.000.000 240.000.000 Từ đó, lập bảng: Yếu tố chi phí Số tiền 1. Nguyên vật liệu mua ngoài 18.540.000.000 Tài chính doanh nghiệp Chương 4: Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 126 Yếu tố chi phí Số tiền 2. Nhân công 1.176.850.000 3. Khấu hao 170.000.000 4. Dịch vụ mua ngoài 210.000.000 5. Chi phí khác bằng tiền 72.000.000 A. Cộng chi phí SXKD phát sinh 20.168.850.000 6. Trừ phế liệu thu hồi -400.000.000 7. Trừ chi phí không nằm trong tổng sản lượng 8. +/- chi phí trả trước 9. +/- chi phí phải trả B. Cộng chi phí SX tổng sản lượng 19.768.850.000 10. +/- số dư đầu kỳ, cuối kỳ chi phí sản phẩm dở dang -240.000.000 C. Giá thành sản xuất sản phẩm 19.528.850.000 Với 2 cách lập bảng này thì giá thành sản xuất sản phẩm đều cho ra cùng một kết quả như nhau. 4.2. Ý nghĩa và phương hướng của việc hạ thấp chi phí 4.2.1. Ý nghĩa hạ thấp chi phí sản xuất Hạ thấp chi phí giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí hoạt động, từ đó dẫn đến lợi nhuận thu về nhiều hơn và có thể tận dụng nguồn lợi nhuận này để tái mở rộng sản xuất cho chính bản thân doanh nghiệp. Ví dụ như tăng vốn.. Với chi phí sản xuất thấp, doanh nghiệp dễ dàng có giá bán sản phẩm thấp, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường với các đối thủ. 4.2.2. Phương hướng hạ thấp chi phí sản xuất Nâng cao năng suất lao động. Ví dụ như một công nhân trong một giờ lao động có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn thì chi phí nhân công cho sản phẩm sẽ được giảm xuống. Không ngừng cải tiến sử dụng công nghệ hiện đại để tiết kiệm được thời gian sản xuất, giảm nguyên vật liệu hao phí cho một đơn vị sản phẩm. Ví dụ như trước đây để sản Tài chính doanh nghiệp Chương 4: Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 127 xuất một sản phẩm mất 3 giờ và cần một lượng nguyên vật liệu tiêu hao thì giờ đây với công nghệ hiện đại, một sản phẩm chỉ còn mất 2 giờ và tiêu hao một lượng nguyên vật liệu ít hơn. Giảm bớt lượng sản phẩm lỗi trong quá trình sản xuất. Chúng ta biết rằng trong quá trình sản xuất đều có bộ phận kiểm tra để loại bớt các sản phẩm bị lỗi. Việc tiết kiệm chi phí cũng có thể thực hiện việc giảm mức sản phẩm lỗi xuống càng nhiều càng tốt. Trong việc quản lý doanh nghiệp, có thể tiết kiệm chi phí. Ví dụ có những bộ phận quản lý như theo dõi chấm công công nhân, có thể được thay thế bằng việc sử dụng máy chấm công. Quản lý hàng hóa có thể hiện đại hóa bằng cách sử dụng các phần mềm để giảm bớt nhân sự. 4.3. Bài tập chương 4 Bài tập 1: Một doanh nghiệp sản xuất các loại sản phẩm với thời gian và chi phí như sau: - Sản phẩm A được sản xuất 1.000 sản phẩm, mỗi sản phẩm A sản xuất mất 2 giờ. - Sản phẩm B được sản xuất 1.800 sản phẩm, mỗi sản phẩm B sản xuất mất 3 giờ. Tiền lương cho 1 giờ công là 9.000 đồng/giờ. Chi phí sản xuất chung phải trích 89.910.000 đồng. Yêu cầu: Tính chi phí sả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_tai_chinh_doanh_nghiep_nganh_ke_toan.pdf