Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Bản đẹp)

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Mục tiêu:

- Trình bày được các nội dung cơ bản của tài chính doanh nghiệp;

- Trình bày được các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức tài chính doanh nghiệp;

- Phân tích được vai trò của tài chính doanh nghiệp;

- Phân biệt được các loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp;

- Giải thích được bản chất tài chính của doanh nghiệp;

- Cẩn thận, nghiêm túc trong quá trình học.

1.1. Tài chính doanh nghiệp

Tài chính: là việc phân phối của cải xã hội dưới hình thức tiền tệ, gắn liền với

việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau của

các chủ thể trong xã hội.

Doanh nghiệp: là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh

doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu.

Tài chính doanh nghiệp: là những quan hệ kinh tế gắn liền với việc tạo lập và sử

dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp nhằm đáp ứng mục tiêu kinh doanh của doanh

nghiệp.

1.1.1. Hoạt động của doanh nghiệp và tài chính

Tài chính doanh nghiệp được biểu hiện là những quan hệ giá trị giữa doanh

nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế. Các quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ yếu

bao gồm:

- Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước:

+ Tất cả các DN thuộc mọi thành phần kinh tế phải nộp thuế cho NSNN

+ DNNN được nhà nước cấp phát vốn, một số công ty liên doanh, công ty cổ

phần nhà nước tham gia hùn vốn, đồng thời các DN được nhà nước cho vay vốn.

- Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính: là quan hệ vay trả, tiền

mua bán cổ phiếu, trái phiếu, tiền nộp phí bảo hiểm, tiền bồi thường rủi ro .

- Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác: bao gồm thị trường hàng

hóa và thị trường lao động.

+ Quan hệ giữa DN với thị trường hàng hóa : Là quan hệ thanh toán tiền mua bán

hàng ( DN mua nguyên nhiên vật liệu, MMTB .và bán sản phẩm SX, cung ứng dịch

vụ .)

+ Quan hệ giữa DN với thị trường lao động là thông qua việc ký kết hợp đồng lao

động và thanh toán tiền công lao động.

- Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: là quan hệ DN với các tổ đội SX, các phân

xưởng, các phòng ban, với công nhân viên trong DN là quan hệ tạm ứng, thanh toán,

chi trả lương, thưởng, bảo hiểm, bồi thường vật chất .

1.1.2. Nội dung tài chính doanh nghiệp

* Lựa chọn và quyết định đầu tư:

Triển vọng của một doanh nghiệp trong tương lai phụ thuộc rất lớn vào quyết

định đầu tư dài hạn với quy mô lớn như: đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh

doanh, sản xuất sản phẩm mới, Để đi đến quyết định đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp

phải xem xét cân nhắc trên nhiều mặt về kinh tế, kỹ thuật và tài chính. Trong đó, về

mặt tài chính phải xem xét các khoản chi tiêu vốn cho đầu tư và thu nhập do đầu tư

mang lại hay nói cách khác là xem xét dòng tiền ra và dòng tiền vào liên quan đến

khoản đầu tư để đánh giá cơ hội đầu tư. Đó chính là quá trình hoạch định dự toán vốn

đầu tư và đánh giá hiệu quả tài chính của việc đầu tư.7

* Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu

cầu vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp:

Tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đều đòi hỏi phải có vốn. Tài chính doanh

nghiệp phải xác định nhu cầu vốn cẩn thiết cho các hoạt động của doanh nghiệp ở

trong kỳ. Phải tổ chức huy động các nguồn vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ và có lợi cho

các hoạt động của doanh nghiệp.

* Sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi và đảm

bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp:

Phải tìm mọi biện pháp huy động tối đa số vốn hiện có của doanh nghiệp vào

hoạt động kinh doanh, giải phóng kịp thời số vốn ứ đọng, theo dõi chặt chẽ và thực

hiện tốt việc thanh toán, thu hồi tiền bán hàng và các khoản thu khác, đồng thời quản

lý chặt chẽ mọi khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Thường xuyên tìm biện pháp thiết lập sự cân bằng giữa thu và chi tiền, đảm bảo cho

doanh nghiệp luôn có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

* Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp:

góp phần quan trọng vào việc phát triển doanh nghiệp và cải thiện đời sống vật chất và

tinh thần của người lao động trong doanh nghiệp.

pdf78 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Bản đẹp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ởi khối lượng sản xuất. Sản phẩm sản xuất ra càng nhiều thì khả năng tăng doanh thu sẽ càng cao. - Chất lượng sản phẩm: ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu bán hàng vì chất lượng có liên quan tới giá cả sản phẩm và dịch vụ. - Giá cả sản phẩm hàng hóa, dịch vụ bán ra: DN cần bám sát thị trường để xem xét, quyết định mở rộng hay thu hẹp nguồn hàng mà DN đang sản xuất, kinh doanh. Cùng một loại sản phẩm, nếu bán ở trên thị trường khác nhau, ở vào những thời điểm khác nhau thì giá cả cũng có thể khác nhau. - Thị trường và phương thức tiêu thụ, thanh toán tiền hàng: nếu sản phẩm có thị trường tiêu thụ rộng lớn, khả năng cạnh tranh cao, sức mua lớn thì DN sẽ có điều kiện tăng doanh thu nhanh. Vì vậy, việc tích cực khai thác, mở rộng thị trường tiêu thụ là nhân tố quan trọng để tăng doanh thu của DN. - Uy tín DN và thương hiệu sản phẩm: uy tín của DN trên thị trường cũng như thương hiệu sản phẩm là một tài sản quý giá làm cho khách hàng, người tiêu dùng tin tưởng và sẵn sàng ký hợp đồng hay tìm chọn mua trên thị trường. * Xác định doanh thu bán hàng: DT = ∑Qi x Gi Trong đó: DT: Doanh thu bán hàng Qi : Số lượng sản phẩm tiêu thụ của từng loại trong kỳ Gi : Giá bán đơn vị sản phẩm của từng loại trong kỳ Khi DN áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước, xuất trước thì số lượng sản phẩm tiêu thụ bán ra trong kỳ đước xác định theo công thức sau: Qti = Qđi + Qsxi – Qci Trong đó: Qti : Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ của sản phẩm loại i Qđi : Số lượng sản phẩm tồn kho đầu kỳ của sản phẩm loại i Qsxi: Số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ của sản phẩm loại i Qci : Số lượng sản phẩm tồn kho cuối kỳ của sản phẩm loại i - Số lượng sản phẩm kết dư dự tính đầu kỳ kế hoạch: + Số lượng sản phẩm còn lại trong kho đến ngày đầu năm kế hoạch. + Số lượng sản phẩm gửi bán nhưng chưa xác định tiêu thụ (chưa thu được tiền). Qđ = Qcq3 + Qsxq4 – Qtq4 Trong đó: Qđ: Số lượng sản phẩm kết dư đầu kỳ kế hoạch Qcq3: Số lượng sản phẩm kết dư thực tế cuối quý 3 kỳ báo cáo Qsxq4: Số lượng sản phẩm dự tính sản xuất trong quý 4 kỳ báo cáo Qtq4: Số lượng sản phẩm dự tính tiêu thụ trong quý 4 kỳ báo cáo 55 Doanh thu thuần về bán hàng: Doanh thu thuần về bán hàng = Doanh thu bán hàng - Chiết khấu thương mại - Hàng bán bị trả lại - Giảm giá hàng bán + Chiết khấu thương mại: là khoản mà người bán giảm giá niêm yết cho người mua hàng với khối lượng lớn. Chiết khấu thương mại được ghi trong các hợp đồng mua bán hoặc cam kết về mua, bán hàng. + Hàng bán bị trả lại: là số hàng đã được coi là tiêu thụ (đã chuyển giao quyền sở hữu, đã thu tiền hay được người mua chấp nhận) nhưng bị người mua trả lại và từ chối thanh toán. + Giảm giá hàng bán: là số tiền giảm trừ cho khách hàng do các nguyên nhân thuộc về người bán như: hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách, giao hàng không đúng thời gian, địa điểm ghi trong hợp đồng, + Chiết khấu thanh toán: là số tiền mà người bán giảm trừ cho người mua do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng. b. Doanh thu hoạt động tài chính: Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm: các khoản thu phát sinh từ tiền bản quyền (là số tiền thu được phát sinh từ việc cho người khác sử dụng tài sản như: bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu thương mại, bản quyền tác giả, phần mềm máy vi tính,), tiền lãi từ việc cho vay vốn, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi cho thuê tài chính; chênh lệch do bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn và lợi nhuận được chia từ việc đầu tư ra ngoài công ty. c. Thu nhập khác của doanh nghiệp: Thu nhập khác chính là các khoản thu được trong kỳ do các hoạt động không thường xuyên ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu. Thu nhập khác của doanh nghiệp bao gồm: - Thu tiền do nhượng bán, thanh lý TSCĐ. - Khoản thu từ tiền bảo hiểm được các tổ chức bồi thường khi doanh nghiệp có tham gia bảo hiểm. - Khoản thu từ tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng kinh tế với DN. 5.1.3. Phương thức xác định cụ thể một số khoản doanh thu - Đối với hàng hóa bán trả góp: doanh thu theo giá bán trả một lần (không bao gồm lãi trả chậm). - Đối với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi: doanh thu tính theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhận về. - Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để biếu tặng, tiêu dùng nội bộ: doanh thu tính theo giá thành sản xuất hoặc giá vốn hàng hóa, dịch vụ. - Đối với tài sản cho thuê đã thu tiền trước nhiều năm: doanh thu từng năm phân bổ theo số năm cho thuê. - Đối với việc nhận bán hàng đại lý: doanh thu là hoa hồng đại lý. - Đối với sản phẩm nhận gia công: doanh thu tính theo giá gia công ghi trong hợp đồng. - Đối với sản phẩm giao khoán trong nông, lâm trường: doanh thu là số tiền phải thu trong hợp đồng. Trường hợp thu bằng sản phẩm thì chỉ tính doanh thu sau khi đã bán sản phẩm. - Đối với sản phẩm xây lắp, thi công trong nhiều năm: doanh thu là giá trị phải thu tương ứng với khối lượng công việc, hạng mục công trình hoàn thành trong năm được chấp nhận thanh toán. 5.1.4. Điều kiện và thời điểm xác định doanh thu 56 a. Điều kiện: - Doanh thu phát sinh trong kỳ được khách hàng chấp nhận thanh toán có hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định hiện hành. - Doanh thu phải hạch toán bằng đồng Việt Nam, trường hợp thu bằng ngoại tệ phải quy đổi theo tỷ của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch. b. Thời điểm xác định doanh thu: - Là thời điểm công ty đã chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, sản phẩm; hoàn thành việc cung cấp dịch vụ cho người mua; hoàn thành hợp đồng hoặc xuất hóa đơn bán hàng. - Đối với hàng hóa, sản phẩm bán thông qua đại lý, doanh thu được xác định khi hàng hóa gửi đại lý đã được bán. - Đối với các hoạt động tài chính thì thời điểm xác định doanh thu theo quy định sau: + Lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, xác định theo thời gian của hợp đồng cho vay,cho thuê, bán hàng hoặc kỳ hạn nhận lãi. + Cổ tức, lợi nhuận được chia xác định khi có nghị quyết hoặc quyết định chia. + Lãi chuyển nhượng vốn, lãi bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh xác định khi các giao dịch hoặc nghiệp vụ hoàn thành. + Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại nợ phải thu, nợ phải trả và số dư ngoại tệ xác định khi báo cáo tài chính cuối năm. 5.2. Điểm hòa vốn và đòn bẩy kinh doanh 5.2.1. Điểm hòa vốn a. Khái niệm: - Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu bán hàng bằng với chi phí đã bỏ ra. Tại điểm hòa vốn DN không có lãi cũng không bị lỗ. Khi xem xét điểm hòa vốn, người ta còn phân biệt hai trường hợp là điểm hòa vốn kinh tế và điểm hòa vốn tài chính. - Điểm hòa vốn kinh tế: là điểm biểu thị doanh thu bằng tổng chi phí sản xuất kinh doanh gồm chi phí biến đổi và chi phí cố định kinh doanh (chưa tính lãi vay vốn kinh doanh phải trả). - Điểm hòa vốn tài chính: là điểm tại đó biểu thị doanh thu bằng tổng chi phí sản xuất kinh doanh và lãi vay vốn kinh doanh phải trả. Tại điểm hòa vốn này, lợi nhuận trước thuế của DN bằng 0. b. Xác định điểm hòa vốn: * Xác định sản lượng hòa vốn kinh tế: Gọi: F: Tổng chi phí cố định v: Chi phí biến đổi đơn vị sản phẩm (Biến phí) Q: Sản lượng hòa vốn g: Giá bán đơn vị sản phẩm Tại điểm hòa vốn ta có: DT = CP g x Q = F + v x Q (g – v) x Q = F Q = F g - v * Xác định doanh thu hòa vốn kinh tế: 57 S V F Q   1 Trong đó: F: Tổng định phí V: Tổng biến phí S: Tổng doanh thu * Vẽ đồ thị điểm hòa vốn: DT,CP y2 = gx M y1 = F + Vx Tổng chi phí biến đổi: V.x 0 Sản lượng * Xác định công suất hòa vốn: %100 )( % x vGQ F h   * Xác định thời gian đạt điểm hòa vốn: Q xQ t h 12  Trong đó: t: thời gian đạt điểm hòa vốn (t tháng) Qh: Sản lượng hòa vốn Q: Sản lượng có thể sản xuất được trong năm * Xác định sản lượng tiêu thụ để đạt lợi nhuận dự kiến: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí Pf = G. Qf – (F + v. Qf) = (G – v) . Qf – F vG FP Q f f    Trong đó: Pf : Lợi nhuận cần đạt được (lợi nhuận trước lãi vay và trước thuế) Qf : Sản lượng cần tiêu thụ để đạt được Pf * Phân tích điểm hòa vốn có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản lý DN: - Xem xét mối quan hệ giữa chi phí, doanh thu và lợi nhuận để từ đó lựa chọn phương án sản xuất có hiệu quả nhất. - Giúp các nhà quản lý xem xét cần sản xuất bao nhiêu sản phẩm để không bị lỗ với các điều kiện tượng ứng không thay đổi như chi phí, giá bán, 5.2.2. Đòn bẩy kinh doanh - Đòn bẩy kinh doanh đo lường sự thay đổi của lợi nhuận kinh doanh do sự thay đổi của doanh thu bán hàng. 58 - Tác động của đòn bẩy kinh doanh sẽ tăng lên nếu một sự biến động nhỏ của khối lượng bán hàng sẽ tạo ra một sự thay đổi lớn của kết quả kinh doanh. - Tác động của đòn bẩy kinh doanh sẽ giảm nếu một sự biến động nhỏ của khối lượng bán hàng sẽ tạo ra một sự thay nhỏ hơn của kết quả kinh doanh. - Xác định mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh: Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh (DOL) = Tỷ lệ thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay Tỷ lệ thay đổi của doanh thu hay sản lượng bán hàng FvgQ vgQ DOL    )( )( - Ở những mức sản lượng tiêu thụ sản phẩm hay doanh thu khác nhau thì mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh cũng có sự khác nhau. - Mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh cũng là một trong những thước đo mức độ rủi ro của doanh nghiệp. 5.3. Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp 5.3.1. Khái niệm Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động kinh doanh của DN, là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà DN đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của DN mang lại. Ý nghĩa của lợi nhuận DN: - Giữ ví trí quan trọng trong hoạt động SXKD của DN, quyết định sự tồn tại và phát triển của DN. - Là nguồn tài chính quan trọng đảm bảo cho DN tăng trưởng một cách ổn định, vững chắc, đồng thời cũng là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước. - Là nguồn lức tài chính chủ yếu để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động trong DN. - Là chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động SXKD của DN. 5.3.2. Nội dung Lợi nhuận của DN bao gồm: lợi nhuận hoạt động SXKD, lợi nhuận hoạt động tài chính, lợi nhuận khác. - Lợi nhuận hoạt động SXKD: là khoản chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động SXKD trừ đi chi phí hoạt động SXKD bao gồm: giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế gián thu phải nộp theo quy định. - Lợi nhuận hoạt động tài chính: là số thu lớn hơn số chi phí của hoạt động tài chính bao gồm: hoạt động cho thuê tài sản, mua bán chứng khoán, mua bán ngoại tệ, lãi tiền gửi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh, lãi cho vay vốn, lợi tức cổ phần và lợi nhuận được chia từ phần vốn góp liên doanh, hợp doanh, hoàn nhập số dư khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán. - Lợi nhuận hoạt động khác: là số thu lớn hơn số chi của hoạt động khác bao gồm: khoản phải trả nhưng không trả được do phía chủ nợ, khoản nợ khó đòi đã duyệt nay thu hồi được, khoản chênh lệch doa thanh lý, nhượng bán tài sản,. 5.3.3. Các chỉ tiêu về lợi nhuận - Mức lợi nhuận tuyệt đối bao gồm: + Lợi nhuận trước thuế thu nhập và lãi vay. + Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp. + Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. - Mức lợi nhuận tương đối: 59 Để đánh giá, so sánh chất lượng hoạt động kinh doanh ngoài chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối, còn phải dùng chỉ tiêu lợi nhuận tương đối đó là: tỷ suất lợi nhuận(mức doanh lợi). + Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh: là quan hệ giữa số lợi nhuận đạt được với số vốn sử dụng bình quân trong kỳ (gồm vốn cố định và vốn lưu động bình quân). %100x V P T bq VS  Trong đó: P: Lợi nhuận trong kỳ (chưa trừ thuế thu nhập doanh nghiệp) Vbq: Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ (VCĐ và VLĐ) + Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (doanh lợi vốn chủ sở hữu): là quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế TNDN) so với vốn chủ sở hữu bình quân. T SCSH = Lợi nhuận ròng x 1 00% Vốn chủ sở hữu bình quân + Tỷ suất lợi nhuận giá thành: là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận do hoạt động kinh doanh mang lại so với giá thành toàn bộ của sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ trong kỳ. %100x Z P T t SZ  Trong đó: P: Lợi nhuận do hoạt động kinh doanh mang lại (không bao gồm lợi nhuận từ các hoạt động khác) Zt: Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ + Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng: là một chỉ số tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động SXKD của DN. %100x M P TSm  Trong đó: Tsm : Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng P: Lợi nhuận do hoạt động kinh doanh mang lại (không bao gồm lợi nhuận từ các hoạt động khác) 5.3.4. Kế hoạch hóa lợi nhuận a. Căn cứ lập kế hoạch hóa lợi nhuận: - Kế hoạch chi phí hoạt động kinh doanh - Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm - Kế hoạch doanh thu - Kế hoạch trích lập và sử dụng các quỹ doanh nghiệp b. Kế hoạch hóa lợi nhuận: * Phương pháp trực tiếp: Lợi nhuận của DN được xác định trực tiếp từ kết quả của các họat động của DN như sau: - Lợi nhuận hoạt động SXKD: Lợi nhuận hoạt động SXKD = Doanh thu thuần về bán hàng - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý DN Doanh thu thuần = Doanh thu tiêu thụ - Các khoản giảm trừ doanh thu Lợi nhuận gộp (lãi gộp) = Doanh thu thuần về bán hàng - Giá vốn hàng bán - Lợi nhuận hoạt động tài chính: 60 Lợi nhuận hoạt động tài chính = Doanh thu hoạt động tài chính - Chi phí hoạt động tài chính - Thuế gián thu (nếu có) - Lợi nhuận khác: Lợi nhuận khác = Thu nhập khác - Chi phí khác - Thuế gián thu (nếu có) Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp: Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận hoạt động SXKD + Lợi nhuận hoạt động tài chính + Lợi nhuận khác Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp = Lợi nhuận trước thuế x Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Hoặc: Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế x (1 – Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp) * Phương pháp gián tiếp: XÁC ĐỊNH LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP Số TT Các chỉ tiêu Năm N Năm N + 1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 Doanh thu bán hàng Các khoản giảm doanh thu Doanh thu thuần về bán hàng (3=1-2) Giá vốn hàng bán Lãi gộp (5=3-4) Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận hoạt động kinh doanh (8=5-6-7) Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí hoạt động tài chính Lợi nhuận hoạt động tài chính (11=9-10) Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác (14=12-13) Lợi nhuận trước thuế (15=8+11+14) Thuế thu nhập doanh nghiệp (16=15x25%) Lợi nhuận sau thuế (17=15-16) Ví dụ: Tại doanh nghiệp A có tài liệu (Đvt: triệu đồng) 1. Doanh thu bán hàng: 3.150 2. Giảm giá hàng bán: 50 3. Giá vốn hàng bán: 1.900 4. Chi phí bán hàng: 600 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp: 200 61 6. Chi phí tài chính: 500 7. Chi phí khác 150 (trong đó bị phạt do vi phạm hợp đồng: 100) 8. Doanh thu tài chính: 250 (trong đó được chia lãi do góp vốn liên doanh: 150) 9. Thu nhập do thanh lý TSCĐ: 100 Yêu cầu: Tính các chỉ tiêu: Lãi gộp, Lợi nhuận hoạt động kinh doanh, Lợi nhuận hoạt động tài chính, Lợi nhuận khác, Lợi nhuận trước thuế, Chi phí thuế thu nhập DN, Lợi nhuận sau thuế. 5.3.5. Phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp Phân phối lợi nhuận là một vấn đề tài chính rất quan trọng, nó không phải là việc phân chia theo số học một cách đơn thuần mà là việc giải quyết tổng hợp các mối quan hệ về lợi ích giữa doanh nghiệp, Nhà nước và người lao động. - Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp được phân phối theo hướng chủ yếu sau: + Bù đắp phần bị lỗ của năm trước (nếu có) theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. + Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. - Phần lợi nhuận sau thuế còn lại căn cứ vào quy định của pháp luật thì chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ thực hiện việc phân phối lợi nhuận sau thuế. Việc phân phối chi tiết số lợi nhuận này sẽ do chủ sở hữu của từng loại hình doanh nghiệp quyết định cụ thể. Trong phân phối sẽ được trích một số loại quỹ sau: + Trích lập quỹ dự phòng tài chính: nhằm bù đắp những tổn thất hay thiệt hại xảy ra trong quá trình kinh doanh (ngoài phần được công ty bảo hiểm đã bồi thường (nếu có)). + Doanh nghiệp giữ lại một phần lợi nhuận để tái đầu tư nhằm tăng thêm vốn hoạt động, ở Việt Nam phần này được thực hiện dưới hình thức quỹ đầu tư phát triển. + Trích một phần lợi nhuận dùng để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, động viên, khuyến khích họ nâng cao tinh thần trách nhiệm trong sản xuất, hoặc giảm bớt một số khó khăn. Ở Việt Nam, phần này được thực hiện dưới hình thức trích lập quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng. 5.3.6. Biện pháp tăng lợi nhuận - Thực hiện tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. - Tăng doanh thu hoạt động kinh doanh. - Xây dựng một thương hiệu có uy tín cho doanh nghiệp. - Đầu tư đổi mới thiết bị một cách hiệu quả. 5.3.7. Các quỹ của doanh nghiệp Doanh nghiệp sau khi tiến hành phân phối lợi nhuận sau thuế sẽ hình thành các loại quỹ như sau: a. Quỹ dự phòng tài chính: - Bù đắp những khoản chênh lệch từ những tổn thất thiệt hại về tài sản do những nguyên nhân khách quan gây ra hoặc các rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải sau khi đã được cơ quan bảo hiểm bồi thường, nếu những tài sản đó được doanh nghiệp mua bảo hiểm. - Bù đắp các khoản lỗ của công ty theo quyết định của Hội đồng quản trị. b. Quỹ đầu tư phát triển: Quỹ này được sử dụng vào việc đầu tư mở rộng xuất, phát triển kinh doanh; đổi mới, thay thế máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật; đổi mới trang thiết bị công nghệ và điều kiện làm việc của doanh nghiệp. Tham gia góp vốn liên doanh, liên kết (nếu có). 62 c. Quỹ phúc lợi: Quỹ này dùng để: - Đầu tư, xây dựng hoặc sửa chữa, bổ sung vốn xây dựng các công trình phúc lợi công cộng của doanh nghiệp; góp vốn đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành, hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng. - Chi phí cho các hoạt động phúc lợi công cộng của tập thể công nhân viên công ty, phúc lợi xã hội. - Trợ cấp khó khăn thường xuyên hoặc đột xuất cho người lao động kể cả những trường hợp về hưu, về mất sức lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa, hoặc làm công tác từ thiện. d. Quỹ khen thưởng: Quỹ này dùng để: - Thưởng cuối năm hay thường kỳ cho người lao động trong doanh nghiệp về những thành tích họ đã đạt được trong hoạt động kinh doanh. - Thưởng đột xuất cho những cá nhân, tập thể trong doanh nghiệp có thành tích đột xuất. - Thưởng cho cá nhân và đơn vị bên ngoài doanh nghiệp do có đóng góp nhiều cho hoạt động kinh doanh, công tác quản lý của doanh nghiệp. e. Quỹ thưởng ban diều hành công ty: Quỹ này dùng để thưởng cho hội đồng quản trị, ban giám đốc công ty do có thành tích điều hành công ty đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh. BÀI TẬP THỰC HÀNH Bài 1 : Điền vào các thông tin còn thiếu của bản báo cáo kết quả hoạt dộng kinh doanh năm 2013 của Công ty N . BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2013 Đơn vị tính: Đồng Việt Nam CHỈ TIÊU Mã số Số năm 2013 1 2 3 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 10.393.621.805 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 - 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02) 10 10.393.621.805 4. Giá vốn hàng bán 11 9.137.285.227 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 20 ?????? 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 5.378.104 7. Chi phí tài chính 22 237.565.278 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 237.565.278 8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 24 967.070.156 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30=20+21-22-24) 30 ????? 10. Thu nhập khác 31 - 11. Chi phí khác 32 1.000.000 12. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 ?????? 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50 56.079.248 14. Chi phí thuế TNDN 51 9.988.868 63 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 – 51 - 52) 60 46.090.380 Lập, ngày 31 tháng 12 năm 2013 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Bài 2 : Tìm các thông tin còn thiếu của công ty Đại Thành, biết số liệu cuối năm N như sau: Tỷ số Nợ/tổng tài sản = 40% Hệ số thanh toán nhanh = 0,8 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = 1,5 Vòng quay hàng tồn kho = 6 Kỳ thu tiền bình quân = 18 ngày Lợi nhuận gộp = 20% doanh thu thuần Giả định: 1năm có 360 ngày. Số liệu trên BCĐKT ngày 31/12/N bằng số liệu bình quân năm N Bảng cân đối kế toán 31/12/N Tài sản Nợ và Vốn chủ sở hữu Tiền mặt = ??? Phải trả = 25.000 Phải thu = ??? Vay ngắn hạn = ??? Hàng tồn kho = ??? Vay dài hạn = 60.000 TSCĐ = ??? Vốn góp ban đầu = ??? LN chưa phân phối = 95.000 Tổng Tài sản =??? Tổng Nợ và Vốn chủ sở hữu = 370.000 Doanh thu thuần = ??? Giá vốn hàng bán = ??? 64 CHƯƠNG 6: KẾ HOẠCH HÓA TÀI CHÍNH Mục tiêu: - Trình bày được các loại kế hoạch tài chính cần lập trong năm; - Giải thích và tính được các hệ số tài chính đặc trưng của doanh nghiệp; - Đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp; - Làm các bài tập thực hành lập bảng cân đối tài sản theo các chỉ tiêu tài chính đặc trưng; - Lập được các kế hoạch tài chính doanh nghiệp; - Cẩn thận, nghiêm túc và tuân thủ theo đúng chế độ tài chính; 6.1. Phân tích tài chính – tiền đề của kế hoạch hóa tài chính 6.1.1. Phân tích các hệ số tài chính của doanh nghiệp BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY X Ngày 31 tháng 12 năm N Đơn vị tính: Triệu đồng TT Tài sản Số đầu kỳ Số cuối kỳ TT Nguồn vốn Số đầu kỳ Số cuối kỳ A TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 380 460 A Nợ phải trả 500 590 I Tiền và các khoản tương đương tiền 60 80 I Nợ ngắn hạn 110 140 1 Tiền 50 75 1 Vay và nợ ngắn hạn 15 30 2 Các khoản tương đương tiền 10 5 2 Phải trả người bán 30 50 II Các khoản đầu tư TC ngắn hạn - - 3 Người mua trả tiền trước - - III Các khoản phải thu 70 100 4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 17 25 IV Hàng tồn kho 250 280 5 Phải trả CNV 48 35 V Tài sản ngắn hạn khác - - II Nợ dài hạn 390 450 B TSCĐ và đầu tư dài hạn 420 560 B Vốn chủ sở hữu 300 430 I Các khoản phải thu dài hạn - - I Vốn chủ sở hữu 300 410 II Tài sản cố định 380 490 - Vốn ĐT của CSH 240 310 - Nguyên giá 510 665 - Thặng dư vốn CP 15 29 - Hao mòn lũy kế (130) (175) - Quỹ đầu tư phát triển 20 28 III Bất động sản đầu tư - - - Quỹ dự phòng TC 15 17 IV Các khoản đầu tư TC dài hạn 30 50 - LN chưa phân phối 10 26 V Tài sản dài hạn khác 10 20 II Nguồn kinh phí và quỹ khác 20 Tổng tài sản 800 1.020 Tổng nguồn vốn 800 1.020 65 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM N CỦA CÔNG TY X Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm trước Năm nay 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.370 1.700 2 Các khoản giảm trừ 150 195 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.220 1.505 4 Giá vốn hàng bán 960 1.175 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 260 330 6 Chi phí bán hàng 55 80 7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 85 110 8 Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ 120 140 9 Doanh thu hoạt động tài chính 30 55 10 Chi phí hoạt động tài chính 60 85 Trong đó: Chi phí lãi vay 60 85 11 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính (30) (30) 12 Thu nhập khác - - 13 Chi phí khác - - 14 Lợi nhuận khác - - 15 Tổng lợi nhuận trước thuế 90 110 16 Thuế thu nhập doanh nghiệp 22,5 27,5 17 Lợi nhuận sau thuế 67,5 82,5 a. Hệ số khả năng thanh toán: - Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (khả năng thanh toán nợ ngắ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_tai_chinh_doanh_nghiep_ban_dep.pdf
Tài liệu liên quan