CHƯƠNG 1. CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Giới thiệu:
Trong chương 1 gồm các nội dung: khái niệm, phân loại chi phí sản xuất kinh doanh, xác
định giá thành sản phẩm và nêu lên ý nghĩa, phương hướng của việc hạ thấp chi phí sản xuất kinh
doanh
Mục tiêu:
- Trình bày khái niệm, phân loại được chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm.
- Tính toán được giá thành sản phẩm và đưa ra những phương hướng hạ thấp chi phí.
Nội dung chính:
1.1. Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Sản xuất của cải vật chất là hoạt động cơ bản của xã hội loài người, là điều kiện tiên quyết
tất yếu của sự tồn tại và phát triển. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp thực chất là việc sản xuất ra các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường
và thu về lợi nhuận. Đó là quá trình mà mỗi doanh nghiệp bỏ ra những chi phí nhất định, là chi
phí về lao động đời sống gồm: tiền lương, tiền công, trích BHXH; còn chi phí về lao động vật hóa
gồm chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí NVL Mọi chi phí bỏ ra cuối cùng đều được biểu hiện bằng
thước đo tiền tệ.
“Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống
và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất trong một
thời kỳ nhất định có thể là tháng, quý, năm”.
Trong điều kiện giá cả thường xuyên biến động thì việc xác định chính xác các khoản chi
phí tính vào giá thành sản phẩm, giúp doanh nghiệp bảo toàn vốn.
Trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, ngoài hoạt động sản xuất còn có những hoạt động
khác không có tính chất sản xuất như: bán hàng, quản lý, các hoạt động mang tính chất sự nghiệp.
Nhưng chỉ những chi phí để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh mới được coi là chi phí
sản xuất kinh doanh. Như vậy thực chất chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là sự dịch
chuyển vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định, nó là vốn của doanh nghiệp bỏ
vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh thường xuyên, hàng ngày, gắn liền với từng vị trí sản
xuất, từng sản phẩm và loại hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc tính toán, tổng hợp chi phí sản
xuất kinh doanh cần được tiến hành trong thời gian nhất định, có thể là tháng, quý, năm. Các chi
phí này cuối kỳ sẽ được bù đắp bằng doanh thu kinh doanh trong kỳ đó của doanh nghiệp.
115 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 2 - Ngành: Tài chính doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhà nghiên cứu Franco Modigliani và Merton Miiler đưa ra trong bài
báo cáo có tựa đề : “ The cost of capital, corporate Finance and the Theory of Investment”, Tạp
chí American Economic Review số 48 tháng 6 năm 1958 (thường được tóm tắt là lý thuyết
M&M). M&M cho rằng, tổng rủi ro đối với những nhà đầu tư chứng khoán vào một công ty nào
đó không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi cơ cấu vốn của công ty. Do đó, tổng giá trị của công ty
vẫn như cũ bất chấp cơ cấu nguồn tài trợ như thế nào. Kế luận của M&M dựa trên ý tưởng rằng
bất chấp việc phân chia cơ cấu vốn của công ty thành nợ, vốn cổ phần hay bất cứ nguồn vốn nào
khác vẫn có một sự chuyển đổi trong giá trị đầu tư khiến cho giá trị công ty vẫn không đổi cho
dù cơ cấu vốn của nó thay đổi. Điều này được minh họa bằng hình ảnh 2 chiếc bánh trên hình
vẽ 12.3 có tổng diện tích như nhau cho dù có được phân chia thế nào đi chăng nữa. Hay nói khác
đi cơ cấu giữa nợ và vốn chủ sở hữu không thay đổi giá trị của công ty.
Giá tr ị cổ phần
Giá tr ị nợ
Giá tr ị công ty theo lựa chọn 1
Tài chính doanh nghiệp 2 Chương 4. Tác động đòn bầy lên doanh lợi
và quyết định cấu trúc tài chính
KHOA KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 81
Kết luận trên đây của M&M được hỗ trợ bởi hoạt động kinh doanh chênh lệch giá. Kinh
doanh chênh lệch giá là hoạt dộng kinh doanh bằng cách tìm kiếm hai tài sản hoàn toàn giống
nhau về mọi mặt nhưng có giá chênh lệch nhau và quyết định mua tài sản nào rẻ tiền hơn để bán
lại với giá cao hơn. Nếu hai công ty giống hệt nhau ngoại trừ cơ cấu vốn khác nhau, do đó, giá
trị cũng khác nhau thì hoạt động kinh doanh chênh lệch giá sẽ xảy ra và kết quả là giá trị của hai
công ty sẽ được đưa về trạng thái cân bằng. Để minh họa cho điều này chings ta sẽ xem xét ví
dụ dưới đây:
Xét hai công ty U (unleveraged) và L (leveraged) giống hệt nhau về mọi mặt ngoại trừ
một số điểm là công ty U không sử dụng đòn bẩy tài chính, tức là không vay nợ trong khi công
ty L có một khoản vay 30.000$ bằng cách phát hành trái phiếu với lãi suất 12%.
Theo lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu thì công ty L sẽ có giá trị cao hơn và chi phí sử dụng
vốn thấp hơn so với công ty U. Để đơn giản chúng ta giả sử thêm rằng nợ công ty L có giá trị
thị trường bằng đúng mệnh giá của nó và tỷ suất lợi nhuận yêu cầu đối với vốn chủ hữu là 16%.
Giá trị của hai công ty được tính toán như sau:
Nội dung Công ty U Công ty L
O Thu nhập ròng 10.000 10.000
I Lãi trả nợ vay 0.0 3.600
E Lợi nhuận dành cho cổ đông (O-I) 10.000 6.400
Ke Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu 0.15 0.16
S Giá thị trường vốn chủ sở hữu (E/Ke) 66.667 40.000
B Giá trị thị trường của nợ 0.0 30.000
V Tổng giá trị công ty (S+B) 66.667 70.000
Ko
Chi phí huy động vốn nói chung
[Kd(B/V)+Ke(S/V)] 0.15 0.143
B/S Tỷ số nợ so với vốn 0.0 0.75
Giá tr ị cổ
phần
Giá tr ị nợ
Giá tr ị công ty theo lựa chọn 2
Tài chính doanh nghiệp 2 Chương 4. Tác động đòn bầy lên doanh lợi
và quyết định cấu trúc tài chính
KHOA KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 82
Qua bảng tính toán trên chung ta thấy rằng công ty L có phí tổn huy động vốn thấp hơn và
khi giá trị công ty cao hơn công ty U.
Theo M&M, các nhà đầu tư công ty L nhận thấy rằng tài sản của công ty L trên giá trị nên
họ sẽ kinh doanh chênh lệch giá bằng cách bán cổ phiếu công ty L và mua lại cổ phiếu công ty
U. Quá trình kinh doanh chênh lệch giá tiếp diễn khiến cho giá cổ phiếu công ty L giảm trong
khi giá cổ phiếu công ty U tăng đến khi nào giá trị thị trường của hai công ty trở nên giống hệt
nhau.
Ví dụ, nhà đầu tư A đang nắm giữ 1% cổ phiếu công ty L với giá thị trường là 40.000$
x0.01 = 400$. Nhà đầu tư A sẽ:
Bán cổ phiếu công ty L được 400$.
Vay 300$ với lãi suất 12%, vay bằng 1% của nợ công ty L. Tổng số vốn sẵn sàng cho
đầu tư của nhà đầu tư A bây giờ là 400$ +300$ = 700$.
Mua 1% cổ phiếu của công ty U với giá 66.667x0.01 = 666.67$.
Sau giao dịch này nhà đầu tư nắm giữ 1% cổ phiếu công ty U và còn thừa 700-666.7 =
33.33$
Trước khi thực hiện các giao dịch kinh doanh chênh kệch giá, lợi nhuận kì vọng của nhà
đầu tư vào cổ phiếu L là 400x0.16 = 64$. Sau khi thực hiện giao dịch kinh doanh chênh lệch giá,
lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư là 666.67x0.15 = 100$ nhưng nhà đầu tư phải trar lãi vay là
300x0.12 = 36$. Lợi nhuận mà nhà đầu tư được hưởng vẫn là 100-36 = 64$, bằng lợi nhuận nếu
đầu tư vào công ty L. Tuy nhiên, số tiền nhà đầu tư bỏ ra cho hoạt động đầu tư vào công ty U
chỉ có 666.67$ -300$ = 366.67$, thấp hơn 33.33$ so với đùa tư vào công ty L. Do hạ thấp được
tiền đầu tư nhưng vãn kiếm được lợi nhuận như trước kia nên nhà đầu tư A thích đầu tư vào
công ty U. Nhiều nhà đầu tư khác cũng hành động như nhà đầu tư A khiến cho giá cổ phiếu công
ty U tăng trong khi giá cổ phiếu công ty L giảm. Hoạt động kinh doanh chênh lệch giá tiếp diễn
cho đến khi giá hai cổ phiếu trở nên bằng nhau. Dựa trên cơ sở tác động của quá trình kinh doanh
chênh lệch giá như vừa minh họa, M&M kết luận rằng công ty không thể thay đổi giá trị hay chi
phí sử dụng vốn bằng cách sử dụng đòn bẩy tài chính.
Cần lưu ý những bàn bạc ngắn gọn và kết luận trên đây của lý thuyết M&M dựa trên những
giả định rằng không có thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập công ty, không có chi phí khốn
khó về tài chính và nhà đầu tư và cá nhân đều có thể đi vay với lãi suất như nhau. Rõ ràng những
giả định trên đây không tồn tại trong thực tế. Do đó, cần xem xét chi tiết hơn về lý thuyết M&M
trong đó các giả định cần được tháo bỏ dần.
Qua bảng tính toán trên cho thấy rằng giá cổ phiếu trong trường hợp công ty không sử dụng
nợ khoảng 20$ nhưng khi công ty sử dụng 50% nợ trong co cấu vốn của minh thì giá cổ phiếu
Tài chính doanh nghiệp 2 Chương 4. Tác động đòn bầy lên doanh lợi
và quyết định cấu trúc tài chính
KHOA KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 83
lên đến 28$. Điều này xảy ra làdo tác động ủa yếu tố đòn bẩy tài chính khiến cho EPS gia tăng
từ 2.4$ lên đến3.6$.
4.4. Bài tập chương 4/Câu hỏi củng cố
Câu hỏi củng cố:
1. Thế nào là cơ cấu vốn tối ưu? Làm thế nào để công ty xác định được cơ cấu vốn tối ưu?
2. Hãy nêu những nội dung chính yêu của một tý thuyết cơ cấu vốn của công ty?
3. Cơ cấu tài chính là gì? Mối quan hệ giữa cơ cấu tài chính với cơ cấu vốn? Vì sao trong
dài hạn người ta chỉ nghiên cứu cơ cấu vốn mà không quan tâm đến cơ cấu tài chính?
4. Khi nào doanh nghiệp nên vay? Phân tích ưu, nhược điểm của việc tài trợ bằng nợ vay?
5. Quyết định tài trợ có ảnh hưởng gì đến giá trị doanh nghiệp?
6. Nhưng bài học kinh nghiệm nào rút ra từ việc nghiên cứu các loại đòn bẩy?
Bài tập:
Bài 1:
Công ty A sản xuất kinh doanh hàng X. Đơn giá bán trên thị trường của hàng A là 300 đồng/sản
phẩm. Định phí là 400.000 đồng/năm. Biến phí đơn vị 250 đồng/sản phẩm. Công ty có các
phương án như sau:
+ Phương án Đầu tư đổi mới một số thiết bị: Định phí sẽ tăng 50% một năm. Biến phí đơn
vị giảm 20% trên mỗi sản phẩm.
+ Phương án Đầu tư đổi mới toàn bộ thiết bị hiện đại: Định phí là 1.000.000/năm. Biến phí
giảm 30% trên mỗi sản phẩm.
Yêu cầu:
Tính kết quả sản xuất kinh doanh của công ty ở các mức tiêu thụ sản phẩm: 6.000, 8.000, 10.000.
Lượng hòa vốn của công ty thời điểm hiện tại và khi thực hiện các phương án.
DOL tại các điểm sản phẩm: 6.000, 8.000, 10.000.
Bài 2:
Công ty cổ phần Huy Hoàng có tổng tài sản là 2.000 triệu đồng, giá mỗi cổ phiếu thường là
100.000đ. Công ty đưa ra ba phương án tài trợ sau:
Phương án 1 : Toàn bộ tài sản được tài trợ bằng vốn cổ phiếu thường.
Phương án 2 : Tài trợ bằng 50% vốn cổ phiếu thường và 50% vốn vay.
Tài chính doanh nghiệp 2 Chương 4. Tác động đòn bầy lên doanh lợi
và quyết định cấu trúc tài chính
KHOA KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 84
Phương án 3 : Tài trợ bằng 30% vốn cổ phiếu thường và 70% vốn vay.
Lãi suất vay vốn là 8%.
EBIT đạt được ở các giai đoạn kinh tế như sau: Khủng hoảng: 2% tổng tài sản, Bình hòa
8% tổng tài sản, Bình thường 10% tổng tài sản, Phát triển 16% tổng tài sản.
Tính EPS và ROE của các phương án ở các giai đoạn kinh tế.
Bài 3:
Công ty sản xuất một loại sản phẩm (ĐVT: triệu đồng)
Chi phí khấu hao TSCĐ: 1.120/năm
Chi phí quảng cáo: 140/năm
Tiền thuê mặt bằng: 560/năm
Các loại định phí khác: 239,4/năm
Tổng tài sản: 24.000
Hệ số nợ: 60%
Lãi suất vay vốn: 8%/năm
Tiền lương công nhân: 0,5/sp (hệ số điều chỉnh 1,19)
Chi phí nguyên vật liệu: 1,5/sp
Biến phí khác: 0,105/sp
Thuế suất thuế TNDN: 28%
1. Nếu sản phẩm tối đa có thể sản xuất và tiêu thụ là 6.832 sp, thì có thể chấp nhận giá bán tối
thiểu là bao nhiêu để không bị lỗ?
2. Tính DOL, DFL, DTL. Biết rằng sản lượng tiêu thụ của công ty cả năm là 12.000 sản phẩm
và giá bán được định ở câu 1.
Bài 4:
Tại công ty Taxi A có các tài liệu trong năm như sau:
- Cả năm đã vận chuyển được 180.000 km hành khách.
- Đơn giá cước vận chuyển 5.000 đồng/km.
- Biến phí cho 1 km là 2.500 đồng.
- Tổng định phí: 250.000.000 đồng
- Chi phí lãi vay: 30.000.000 đồng
Tài chính doanh nghiệp 2 Chương 4. Tác động đòn bầy lên doanh lợi
và quyết định cấu trúc tài chính
KHOA KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 85
- Vốn chủ sở hữu (100.000 CPT): 1.000.000.000 đồng
- Thuế suất thuế TNDN: 28%.
Yêu cầu:
1.Tính EPS?
2. Tính DOL, DFL, DTL của công ty ở mức:
+ 180.000 km hành khách.
+ Sản lượng tăng 40%.
+ Sản lượng giảm 50%.
Bài 5:
Trong kỳ kinh doanh một doanh nghiệp có các tài liệu sau:
Giá bán đơn vị sản phẩm: 10.000 đồng
Biến phí đơn vị sản phẩm: 6.000 đồng
Tổng định phí: 200.000.000 đồng
Tổng lãi vay: 100.000.000 đồng
Khối lượng tiêu thụ: 100.000 sản phẩm
Thuế thu nhập doanh nghiệp 28%
Yêu cầu:
1. Tính EBIT, lãi ròng, EPS ở mức sản lượng
100.000 sản phẩm?
Tăng 30%?
Giảm 30%?
2. Tính đòn bẩy định phí, đòn bẩy nợ vay, đòn bẩy tổng hợp?
Biết rằng lượng cổ phiếu đang lưu hành 10.000 cổ phiếu.
Bài 6:
Công ty A sản xuất kinh doanh hàng X, trong những năm qua hoạt động đều có lãi nhưng máy
móc thiết bị của công ty tương đối cũ, hệ số hao mòn trên 50%, định phí mỗi năm là 2,5 tỷ đồng,
biến phí mỗi tấn sản phẩm 10 triệu đồng, đơn giá bán chưa có VAT là 14 triệu đồng/tấn. Phòng
đầu tư và phát triển công ty vừa đề xuất 2 phương án như sau:
Tài chính doanh nghiệp 2 Chương 4. Tác động đòn bầy lên doanh lợi
và quyết định cấu trúc tài chính
KHOA KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 86
1. Đầu tư đổi mới một số thiết bị hiện đại thay thế cho các máy móc thiết bị quá cũ, theo
phương án này định phí mỗi năm sẽ 3,2 tỷ đồng nhưng biến phí giảm chỉ còn 9 triệu đồng cho
mỗi tấn sản phẩm.
2. Đầu tư đổi mới toàn thiết bị hiện đại thay thế cho các máy mớc thiết bị cũ, theo phương
án này định phí mỗi năm sẽ 4,2 tỷ đồng nhưng biến phí giảm chỉ còn 8 triệu đồng cho mỗi tấn
sản phẩm.
Yêu cầu:
a) Hãy tính toán sản lượng hòa vốn tại các phương án?
b) Công ty X nên chọn phương án nào để đầu tư? Biết sản lượng tiêu thụ của công ty dự
kiến đạt được ở các phương án đều là 800 sản phẩm.
Bài 7:
Tại Công ty B có tài liệu sau:
A. Năm báo cáo
1. Hàng dự trữ cuối năm:
Hàng Đơn giá
Số lượng
Tại kho
Hàng gửi bán đang
đi đường
X 100.000 1.200 300
Y 250.000 3.500 500
Z 68.000 5.200 300
2. Hàng đã bán trong năm:
Hàng Số lượng
Đơn giá bán chưa thuế
VAT
X 10.000 120.000
Y 25.000 300.000
Z 8.000 82.000
B. Năm kế hoạch
1.Tình hình thành phẩm nhập kho
Hàng Số lượng Giá thành sản xuất
X 10.500 98.000
Y 26.000 251.000
Z 14.500 65.000
2. Hàng đã xác định tiêu thụ
Hàng Số lượng
Đơn giá bán chưa thuế
VAT
Tài chính doanh nghiệp 2 Chương 4. Tác động đòn bầy lên doanh lợi
và quyết định cấu trúc tài chính
KHOA KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 87
X 11.000 120.000
Y 28.000 310.000
Z 18.000 85.000
3. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp: 1.124.910.000
Trong đó định phí: 854.651.000.
4. Trong giá vốn hàng bán có 80% là biến phí.
5. Lãi vay phải trả cả năm: 250.000.000.
Yêu cầu:
1. Tính điểm hòa vốn năm kế hoạch?
2. Tính các tác động đòn bẩy năm kế hoạch?
Biết rằng:
- Lượng hàng tiêu thụ năm kế hoạch bao gồm cả hàng gửi bán năm báo cáo.
- Công ty đánh giá hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước, xuất trước.
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%.
- Doanh nghiệp ghi nhận giá bán tại thời điểm hàng gửi bán.
Bài 8:
Nhà máy sữa Grow chuyên sản xuất sữa bột. Sản lượng sản xuất dự kiến trong năm là 44.000
hộp loại 500g/hộp và 44.000 hộp loại 250g/hộp, giá bán (kể cả thuế giá trị gia tăng) một hộp loại
500g là 33.000 đồng và loại 250g là 17.600 đồng/hộp.
Tổng chi phí sản xuất dự kiến trong năm như sau:
Chi phí
Loại
500g/hộp 250g/hộp
Sữa bò tươi nguyên chất 350.000 175.000
Khoáng chất và vitamin 100.000 50.000
Đường 170.000 85.000
Men tiêu hóa 60.000 30.000
Chi phí nhân công SX 45.000 22.750
Bao bì 20.000 15.000
Các loại biến phí khác 10.500 5.000
Lãi vay ngân hàng: 100.000
Tài chính doanh nghiệp 2 Chương 4. Tác động đòn bầy lên doanh lợi
và quyết định cấu trúc tài chính
KHOA KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 88
Khấu hao TSCĐ: 250.000
Chi phí cố định khác: 240.000. Thuế VAT: 10%. Thuế TNDN 28%
Yêu cầu:
1. Tính toán và nhận xét chung mức tác động của các loại đòn bẩy ở công ty?
2. Lãi ròng của nhà máy?
3. Nếu mở thêm đại lý ở các tỉnh thì lượng tiêu thụ tăng 10% (cho cả 2 loại sản phẩm – mỗi loại
10%) nhưng định phí cũng tăng 21.000 và hoa hồng đại lý bán hàng tăng 5% so với doanh thu
tăng thêm. Tính toán xem công ty có thực hiện phương án này không?
Bài 9: (ĐVT: 1.000 đồng)
Công ty cổ phần X trong năm 2010 có tình hình như sau:
Doanh thu thuần cả năm là: 3.400.000
Tổng biến phí là 70% so với doanh thu thuần.
Tổng định phí là: 354.600
Công ty có tổng tài sản là 2.100.000, sử dụng đòn cân nợ là 50%. Trong đó:
- Vay dài hạn trong 10 năm (chiếm 40% tổng nguồn vốn), theo hợp đồng công ty phải
thanh toán mỗi năm 154.804 (cả vốn lẫn lãi), lần trả đầu tiên là 1 năm sau ngày vay. Các chi phí
khác không đáng kể. Thời gian vay bắt đầu từ năm 2010.
- Vay ngắn hạn 10%, lãi suất bình quân là 12%/năm.
Mệnh giá cổ phiếu thường là 10,5/cổ phiếu. Giá của cổ phiếu công ty vào đầu năm 2010 là 19/cổ
phiếu. Theo quyết định của đại hội cổ đông, tỷ lệ chia cổ tức năm 2010 là 70% lãi ròng và các
năm sau sẽ ổn định tăng 5% (trong tương lai). Thuế TNDN 28%.
Yêu cầu:
1. Nhận xét tác động của các loại đòn bẩy của công ty năm 2010.
2. Xác định EPS (thu nhập của mỗi cổ phiếu thường) trong năm 2010.
Bài 10:
Tại cửa hàng ăn uống của chị Nga mặc dù không sang trọng nhưng các món ăn chị làm thực
khách rất vừa miệng lại rẻ nên đông khách. Tình hình năm vừa qua như sau: (ĐVT: 10.000 đồng)
1. Năm báo cáo
Doanh thu thuần cả năm: 370.000
Chi phí NVL sản xuất cả năm: 240.500
Tài chính doanh nghiệp 2 Chương 4. Tác động đòn bầy lên doanh lợi
và quyết định cấu trúc tài chính
KHOA KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 89
Chi phí nhân công SX và phục vụ (khoán): 48.100
Chi phí khấu hao tài sản cố định: 2.800
Các khoản chi phí cố định khác: 35.040
Lãi vay phải trả: 13.165
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp: 28%
Nguyên giá TSCĐ tính khấu hao cuối năm: 38.000
2. Năm kế hoạch có dự kiến như sau:
Trên cơ sở tận dụng lợi thế cạnh tranh và cơ sở vật chất hiện có, cửa hàng có thể tăng doanh thu
15%.
Lãi vay phải trả cả năm: 14.066
Tình hình liên quan đến tài sản cố định như sau:
Đầu tháng 3 dự kiến mua vào 1 TSCĐ theo giá mua 2.900, chi phí vận chuyển về tới công ty và
các chi phí khác trước khi đưa vào sử dụng là 100.
Đầu tháng 4 thanh lý 1 TSCĐ có nguyên giá 1.200
Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định bình quân là 12%.
Các loại định phí khác và giá cả không thay đổi.
Yêu cầu:
1. Tính độ nghiêng các loại đòn bẩy năm báo cáo?
2. Tính điểm hòa vốn năm kế hoạch ở cửa hàng chị Nga.
3. Tính tỷ lệ lãi ròng trên doanh thu năm kế hoạch.
4. Tính độ nghiêng các loại đòn bẩy năm kế hoạch.
Biết rằng cửa hàng khấu hao theo phương pháp tuyến tính cố định.
Bài 11:
Tại công ty cổ phần STM có các tài liệu như sau:
Tài liệu năm 2010
Tình hình tiêu thụ:
Tài chính doanh nghiệp 2 Chương 4. Tác động đòn bầy lên doanh lợi
và quyết định cấu trúc tài chính
KHOA KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 90
Tên hàng Đơn giá bán thuần
(không có thuế giá thu)
Đơn giá vốn hàng
bán ra
Lượng bán cả
năm
A 125 98 4.000
B 5.200 4.500 400
C 354 265 1.500
Trong giá vốn hàng bán có 80% là biến phí.
Lãi vay phải trả cả năm: 49.400
Chi phí bán hàng và QLDN: 188.100
Trong đó, biến phí: 72.230
Thuế suất thuế TNDN: 28%
Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành: 100.000 cp
Tài liệu dự kiến năm kế hoạch
Doanh thu thuần khả năng sẽ tăng bình quân 20% so với năm 2004.
Định phí không thay đổi.
Lãi vay năm kế hoạch phải trả: 72.480
Cơ cấu hàng tiêu thụ không đổi.
Yêu cầu:
1. Tính thu nhập một cổ phiếu (EPS) năm 2010.
a. 6,3663 b. 0,003662 c. 2,0448 d. 0,06336
2. Tính tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu năm 2010?
a. P’ = 9,129% b. P’ = 7,149% c. P’ = 8,149% d. P’ = 5,741%
3. Tính EPS năm 2011
a. EPS = 1,558147 b. EPS = 7,585714 c. EPS = 5,8147 d. EPS = 3,271349
Bài 12:
Công ty ABC có cấu trúc vốn hiện tại như sau:
Nợ vay 10.000 triệu đồng, lãi suất 10%/năm.
Tài chính doanh nghiệp 2 Chương 4. Tác động đòn bầy lên doanh lợi
và quyết định cấu trúc tài chính
KHOA KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 91
Cổ phiếu thường 20.000 triệu đồng.
Hiện công ty đang có nhu cầu đầu tư mới với vốn đầu tư là 20.000 triệu đồng, giám đốc tài chính
công ty đề xuất các phương án tài trợ sau đây:
Phương án 1: Vay toàn bộ 20.000 triệu đồng với lãi suất 12,6%/năm.
Phương án 2: Phát hành cổ phiếu ưu đãi với lãi suất 13%.
Phương án 3: Tài trợ 50% bằng cổ phiếu thường (100.000 cổ phiếu thường) và 50% bằng nợ vay
với lãi suất 11,8%/năm.
Thuế suất thuế TNDN 28%.
EBIT của toàn công ty phụ thuộc vào tình trạng kinh tế trong tương lai:
Tình trạng kinh tế Khủng hoảng Bình thường Phát triển
EBIT 4.500 triệu đồng 6.500 triệu đồng 8.500 triệu đồng
Xác suất 15% 70% 15%
Yêu cầu:
1. Tính EBIT hòa vốn giữa các phương án.
2. Tính EPS kỳ vọng của 3 phương án và lựa chọn phương án tài trợ hợp lý.
Tài chính doanh nghiệp 2 Chương 5. Phân tích tài chính trong doanh nghiệp
KHOA KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 92
CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP
Giới thiệu:
Trong chương 5 gồm các nội dung: Khái niệm, mục tiêu phân tích tài chính của doanh
nghiệp, các cách thức tính các tỷ số của doanh nghiệp từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra phương
hướng đầu tư tốt nhất.
Mục tiêu:
+ Trình bày khái niệm, phân loại, phân tích các chỉ số tài chính.
+ Tính được tỷ số khả năng thanh toán, kết cấu tài chính, tỷ số hoạt động hay hiệu suất sử
dụng vốn sản xuất kinh doanh, tỷ số doanh lợi, tỷ số giá thị trường.
Nội dung chính:
5.1. Khái niệm – mục tiêu của phân tích tài chính
5.1.1. Khái niệm
Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp là việc vận dụng tổng thể các phương pháp phân
tích khoa học để đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp cho các đối tượng
quan tâm nắm được thực trạng tài chính và an ninh tài chính của doanh nghiệp, dự đoán được
chính xác các chỉ tiêu chính trong tương lai cũng như rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể
gặp phải, qua đó đề ra các quyết định phù hợp với lợi ích của họ.
Hiểu được quá khứ là bước mở đầu cần thiết để dự tính cho tương lai. Vì thế, chúng ta bắt
đầu chương này bằng việc xem xét tóm tắt các báo cáo tài chính của công ty và xem bạn có thể
sử dụng số liệu tài chính để phân tích toàn bộ thành quả và đánh giá tình hình tài chính hiện hành
của công ty như thế nào. Ví dụ bạn có thể cần biết liệu các thành quả tài chính của riêng công ty
có nằm trong phạm vi chuẩn hay không; hoặc bạn có thể muốn hiểu các chính sách của những
nhà cạnh tranh hoặc muốn kiểm tra sức khỏe tài chính của một khách hàng dự kiến bạn hợp tác.
Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.
Mỗi đối tượng quan tâm theo giác độ và với mục tiêu khác nhau. Do nhu cầu về thông tin tài
chính doanh nghiệp rất đa dạng, đòi hỏi phân tích hoạt động tài chính phải được tiến hành bằng
nhiều phương pháp khác nhau để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của từng đối tượng. Điều đó,
một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho phân tích hoạt động tài chính ra đời, ngày càng hoàn thiện
và phát triển; mặt khác cũng tạo ra sự phức tạp trong nội dung và phương pháp của phân tích
hoạt động tài chính.
Các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp bao gồm:
- Các nhà quản lý;
Tài chính doanh nghiệp 2 Chương 5. Phân tích tài chính trong doanh nghiệp
KHOA KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 93
- Các cổ động hiện tại và tương lai;
- Những người tham gia vào đời sống kinh tế của doanh nghiệp;
- Những người cho doanh nghiệp vay tiền: Ngân hàng, tổ chức tài chính, người mua trái
phiếu của doanh nghiệp, các doanh nghiệp khác,
- Nhà nước; Nhà phân tích tài chính,
Các đối tượng sử dụng thông tin tài chính khác nhau sẽ đưa ra các quyết định với mục đích
khác nhau. Vì vậy, phân tịch hoạt động tài chính với mỗi đối tượng sẽ đáp ứng các mục tiêu khác
nhau cà có vai trò khác nhau. Cụ thể:
Phân tích hoạt động tài chính đối với nhà quản lí
Là người trực tiếp quản lí và điều hành doanh nghiệp, nhà quản lí hiểu rõ nhất tài chính
doanh nghiệp, do đó họ có nhiều thông tin phục vụ cho vieecj phân tích. Phân tích hoạt động tài
chính doanh nghiệp với nhà quản lí nhằm đáp ứng những mục tiêu sau:
- Tạo ra những chu kỳ đều đănh để đánh giá hoạt động quản lý trong giai đoạn đã qua, việc
thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và rủi ro tài chính trong hoạt
động doanh nghiệp,;
- Cung cấp thông tin cơ sở cho những dự đoán tài chính;
- Căn cứ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lý trong doanh nghiệp;
Phân tích hoạt động tài chính làm rõ điều quan trọng của dự đoán tài chính, mà dự đoán là
nền tảng của hoạt động quản lý, làm sáng tỏ, không chỉ chính sách tài chính mà còn làm rõ các
chính sách chung trong doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động tài chính đối với các nhà đầu tư
Các nhà đầu tư những người giao vốn của mình cho doanh nghiệp quản lý sử dụng, được
hưởng lợi và cũng chịu rủi ro. Đó là những cổ đông, các cá nhân hoặc các đơn vị, doanh nghiệp
khác. Các đối tượng này quan tâm trực tiếp đến những tính toán về giá trị của doanh nghiệp. Thu
nhập của các nhà đầu tư là tiền lời được chia và thặng dư giá trị của vốn. Hai yếu tố này phần
lớn chịu ảnh hưởng của lợi nhuận thu được của doanh nghiệp. Trong thực tế, các nhà đầu tư
thường tiến hành đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Câu hỏi chủ yếu pahir làm rõ:
Tiền lời bình quân cổ phiếu của doanh nghiệp là bao nhiêu? Các nhà đầu tư thường không hài
lòng với tiền lời được tính toán trên sổ sách kế toán và cho rằng tiefn lời này chênh lệch rất xa
so với tiền lời thực tế.
Các nhà đầu tư phải dựa vào những nhà chuyên nghiệp trung gian (chuyên gia phân tích tài
chính) nghiên cứu các thông tin kinh tế, tài chính, có những cuộc tiếp xúc trực tiếp với ban quản
Tài chính doanh nghiệp 2 Chương 5. Phân tích tài chính trong doanh nghiệp
KHOA KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 94
lý doanh nghiệp, làm rõ triển vọng phát triển của doanh nghiệp và đánh giá các cổ phiếu trên thị
trường tài chính.
Phân tích hoạt động tài chính đối với nhà đầu tư là để đánh giá doanh nghiệp cà ước đoán
giá trị cổ phiếu, dựa vào việc nghiên cứu các báo cáo tài chính, khả năng sinh lời, phân tích rủi
ro trong kinh doanh,
Phân tích hoạt động tài chính đối với các nhà đầu tư tín dụng
Các nhà đầu tư tín dụng là những người cho doanh nghiệp vay vốn để đáp ứng nhu cầu vốn
cho hoạt động sản xuất - kinh doanh. Khi cho vay, họ phải biết chắc được khả năng hoàn trả tiền
vay. Thu nhập của họ là lãi suất tiền cho vay. Do đó, phân tích hoạt động tài chính đối với người
cho vay là xác định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng. Tuy nhiện, phân tích dối với những
khoản vay dài hạn và nững khoản cho vay ngắn hạn có nhwungx nét khác nhau.
Đối với những khoản cho vay ngắn hạn, nhà cung cấp tín dụng ngắn hạn đặc biệt quan tâm
đến khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp. Hay nói cách khác là khả năng ứng phó của
doanh nghiệp khi nợ vay đến hạn trả. Đối với các khoản cho vay dài hạn, nhà cung cấp tín dụng
dài hạn phải tin chắc khả năng hoàn trả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà việc hoàn trả
vốn và lãi lại tùy thuộc vào khả năng sinh lời này.
Từ những vấn đề nêu trên, cho thấy: phân tích hoạt động tài chính doah nghiệp là công cụ
hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp,
tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan giúp cho từng đối tượng lựa chọn và đưa ra được
những quyết định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm.
5.1.2. Mục tiêu
Giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định về tình hình tài chính của bản thân mình.
Giúp doanh nghiệp đưa ra cơ cấu vốn hợp lý.
Giúp các nhà đầu tư có thể xem xé
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_tai_chinh_doanh_nghiep_2_nganh_tai_chinh_doanh_ng.pdf