Sản xuất nông nghiệp ở nước ta trong nhiều năm qua đã có bước phát
triển rõ rệt và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Trong các biện pháp kỹ thuật
làm nên thành tựu này, biện pháp canh tác có vai trò rất quan trọng và là yếu tố
quyết định hiệu quả sản xuất. Ngoài ra biện pháp này dễ áp dụng trong các điều
kiện, hoàn cảnh, mọi trình độ sản xuất. Góp phần làm giảm đáng kễ việc sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật, tránh ô nhiễm môi trường, bảo vệ thiên địch góp
phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững và sản xuất nông sản an toàn.
Trong mô đun Biện pháp canh tác, chúng tôi sẽ giới thiệu về vai trò và kỹ
thuật các biện pháp canh tác (bố trí thời vụ, luân canh, xen canh, làm đất, mật độ
khoảng cách gieo trồng, bón phân, tưới nước) một cách cơ bản và hợp lý.
58 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Sử dụng các biện pháp canh tác, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h:
+ Lớp chia nhóm (mỗi nhóm 3-5 người)
+ Giáo viên tìm địa điểm tham quan và chuẩn bị vật liệu bố trí mật
độ khoảng cách và gieo trồng
+ Lớp tiến hành tham quan và tiến hành bố trí mật độ khoảng cách
và gieo trồng
+ Quan sát, theo dõi, ghi chép, tổng hợp, nhận xét và đánh giá
+ Viết bài thu hoạch
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Kiến thức cơ bản về thời vụ và mật độ,
khoảng cách trồng
Thông qua câu hỏi phát vấn
- Đánh giá về đặc điểm thời vụ ở số địa Nội dung, các bước và thao tác thực
39
phương hiện
- Bố trí khoảng cách, kỹ thuật gieo trồng
Ghi nhớ
- Bố trí thời vụ
- Biện pháp gieo trồng
40
BÀI 6: TƯỚI TIÊU HỢP LÝ
Mã bài: MĐ02-6
Mục tiêu
Sau khi học xong bài học này người học có khả năng:
- Trình bày được vai trò của việc tưới tiêu trong công tác bảo vệ thực vật
- Mô tả, thực hiện được một số biện pháp tưới tiêu
- Vận dụng được vào điều kiện cụ thể nhằm lựa chọn được biện pháp tưới
tiêu hợp lý.
Nội dung chính:
1. Khái niệm và vai trò của biện pháp tƣới tiêu
Nước là yếu tố rất quan trọng đối với cây trồng. Từ xưa ông cha ta đã đúc
kết là “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”
Nước ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây
trồng. Qua đó ảnh hưởng đến sự phát sinh, gây hại của sâu bệnh và cỏ dại.
Ngoài ra, nước cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát sinh, phát triển và gây hại
của dịch hại.
Mỗi loại cây trồng và giai đoạn cây trồng có nhu cầu nước khác nhau. Ví
dụ: sau giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ nên rút nước để hạn chế sự đẻ nhánh và giúp
rễ đâm sâu để tăng tính chống đổ ngã. Giai đoạn lúa ôm đòng rất cần nước và
khi lúa chín sáp nên rút nước để tránh tình trạng lúa sinh trưởng kéo dài.
2. Phƣơng pháp tƣới tiêu hợp lý
Đê có được độ ẩm thích hợp của
đất đối với cây trồng cạn cần phải
cung cấp nước bằng tưới.
41
Hình 2.5.1: Hệ thống tưới nước tự động
Hình 2.5.2: Tưới nước bằng máy bơm nước
- Tưới nước quá nhiều hoặc cây bị úng nước sẽ gây tình trạng yếm khí,
cây trồng sinh trưởng phát triển kém, giảm khả năng chống chịu sâu bệnh.
Trong điều kiện đó, một số bệnh hại phát sinh phát triển thuận lợi. thí dụ,
bệnh héo xanh cây cà chua, khoai tây đều phát triển mạnh trong điều kiện đất có
ẩm độ cao.
- Trên đất cát không nên tưới
thường xuyên. Vì tưới thường xuyên dễ dẫn đến tình trang lây lan bệnh truyền
nhiễm.
- Trong nhiều trường hợp cây trồng cạn không được tưới đủ nước, đất
không đủ ẩm độ đã tạo điều kiện cho một số sâu hại phát triển mạnh như: Rau
cải xanh, băp cải trồng không được tưới nước đầy đủ bị rệp muội phát sinh gây
hại nặng; ruộng khoai lang khô dễ bị bọ
hà gây hại nặng.
- Tưới nước mùa khô, thoát nước
mùa mưa giúp cây sinh trưởng tốt, ít bị
bệnh hại.
- Thời điểm tưới tốt nhất là trước
10h sáng và sau 4h chiều. Không nên
tưới vào thời điểm trưa nắng nóng
Điều khiển chế độ nước hợp lý
cho từng loài cây trồng sẽ có ý nghĩa lớn, hạn chế sự phát sinh và phát triển của
nhiều loài sâu bệnh và cỏ dại hại.
Dưới đây là một số biện pháp tưới nước cho cây ăn quả:
a. Tƣới phun
Đây là phương pháp tưới bằng cách phun nước từ dưới mặt đất lên tán cây
qua hệ thống máy bơm, ống dẫn nước với các vòi phun cố định, tự động xoay
được với góc 3600, được đặt cao khỏi mặt đất 0,5- 1,0m (dưới dạng phun sương
42
Hình 2.5.3: Hệ thống tưới nhỏ
giọt hoàn toàn tự động
hay phun mù) thường áp dụng tưới cho cây con trong vườn ương hoặc vòi phun
hạt to di động cầm tay dùng để tưới cây ăn quả vào những ngày nắng nóng oi
bức (phun vào 16-18giờ chiều) để tăng ẩm độ không khí, giảm độ nóng cho quả,
cho cây, chống hiện tượng rụng quả do thời tiết khắc nghiệt.
Ưu điểm: Khắc phục được hiện tượng thời tiết không thuận lợi (nắng
nóng, độ ẩm không khí thấp) đảm bảo năng suất, chất lượng quả và đảm bảo yêu
cầu kỹ thuật cao trong việc nhân giống cây con (ươm, giâm cây giống).
Nhược điểm: Đầu tư ban đầu tương đối lớn, nơi có điều kiện kinh tế mới
áp dụng được. Nếu tưới nhiều bằng vòi phun cầm tay di động hạt nước to mặt
đất cũng bị ghí chặt, phá vỡ kết cấu mặt đất, chất dinh dưỡng bị rửa trôi theo
dòng nước chảy trên mặt đất.
b. Tƣới nhỏ giọt
Đây là phương pháp tưới hiện
đại, thường được áp dụng đối với
những vườn cây ăn trái đặc sản có hiệu
quả kinh tế cao ở những vùng thiếu
nước tưới.
Ưu điểm: Tiết kiệm lượng nước tưới tối
đa. Đất không bị dí chặt, giữ nguyên hiện
trạng kết cấu đất, đất không bị bào mòn, phân bón không bị rửa trôi.
Nhược điểm: Đây là phương pháp yêu cầu đầu tư lớn nhất, khó áp dụng
trong sản xuất đại trà.
c. Tƣới ngầm
Tưới ngầm là phương pháp tưới nước cho cây qua hệ thống thiết bị máy
bơm kèm theo hệ thống các ống dẫn nước đặc biệt nằm dưới lòng đất hoặc có sự
chệnh lệch mực nước của nguồn cung cấp nước.
43
Hình 2.5.4: Sơ đồ tưới rãnh trên đồng ruộng
Ưu điểm: Tiết kiệm nước. Đất không bị dí chặt, giữ nguyên hiện trạng kết
cấu đất, đất không bị bào mòn, phân bón không bị rửa trôi.
Nhược điểm: Chi phí đầu tư ban đầu lớn. Chỉ áp dụng được đối với các
loại đất có độ xốp cần thiết cho nước thấm qua dễ dàng (như các loại đất có độ
xốp lớn, đất than bùn).
d. Tƣới rãnh
Là phương pháp tưới để nước chảy theo các rãnh được thiết kế giữa các
hàng cây. Nước được thấm dần vào đất và cung cấp cho cây trồng.
Ưu điểm: Tiết kiệm và chủ động được nước tưới cho vườn cây, lớp đất
mặt vẫn tơi xốp, không bị dí chặt, kết cấu đất vẫn giữ vững, đất không bị bào
mòn, chất dinh dưỡng không bị rửa trôi. Đây là phương pháp tưới thông dụng
thường được bà con tưới cho
nhiều vườn cây ăn quả trong cả
nước.
Nhược điểm: Chỉ áp dụng
được với nơi có địa hình tương đối bằng phẳng (độ dốc <50). Lãng phí một phần
nước ở cuối rãnh tưới. Gặp khó khăn trong việc vận chuyển công cụ sản xuất
qua rãnh. Phải chi phí khá lớn nhân công và thời gian cho việc cải tạo các rãnh
nước.
e. Tƣới ngập
Tưới ngập là phương pháp cho
nước vào vườn cây một lớp nước nhất
định, trong một thời gian xác định để
cung cấp nước cho cây.
Ưu điểm:
- Điều hòa nhiệt độ trong đất
44
Hình 2.5.5: Tưới ngập trên ruộng lúa
- Kìm hãm được sự phát triển của
cỏ dại, tiêu diệt một số loài sâu hại cư trú
trong lòng đất (dế cắn rễ cây; nhộng các loài ruồi, sâu đục hạt quả xoài và quả
các loại cây khác).
- Giảm bớt nồng độ các chất có hại trong đất, nhất là những vùng đất mặn
hoặc đất chua mặn.
Nhược điểm:
- Tốn nhiều nước, chỉ áp dụng được với nơi có địa hình tương đối bằng
phẳng, thoát nước tốt. Đất bị ghí chặt, dinh dưỡng bị rửa trôi theo dòng nước
tiêu, kết cấu đất bị phá vỡ.
- Làm giảm độ thoáng khí, dẫn đến làm giảm sự hoạt động của vi sinh vật
có ích.
- Dễ gây hiện tượng lầy hóa, mặn hóa
Tóm lại qua nghiên cứu ưu nhược điểm của một số phương pháp tưới
nước cơ bản cho vườn cây ăn quả, căn cứ vào điều kiện kinh tế, trình độ kỹ thuật
của bản thân, bà con tự chọn cho mình một phương pháp phù hợp mang lại hiệu
quả kinh tế cao
Hình 2.5.6: Tưới nước vòi phun tự động
45
Hình 2.5.7: Tưới nước thủ công
Hình 2.5.7: Mô hình che phủ bạt vừa tiết kiệm nước vừa hạn chế một số dịch hại khác
3. Thực hành
- Địa điểm tiến hành: Ngoài thực địa
- Nội dung:
+ Tham quan tìm hiểu một số mô hình tưới nước tiết kiệm (tưới
nước tự động)
+ Thực hiện một các biện pháp tưới hợp lý
- Tiến hành:
+ Lớp chia nhóm (mỗi nhóm 3-5 người)
46
+ Quan sát, theo dõi, ghi chép, tổng hợp, nhận xét và đánh giá
+ Viết bài thu hoạch
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Ảnh hưởng của nước đối với cây
trồng
Thông qua câu hỏi phát vấn
- Kỹ thuật tưới nước Nội dung, các bước và thao tác thực hiện
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN
Kết cấu đất
Kết cấu đất là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá độ phì nhiêu, là bộ máy điều tiết
các chế độ nước, khí, nhiệt, dinh dưỡng trong đất.
47
BÀI 7: BÓN PHÂN HỢP LÝ
Mã bài: MĐ02-7
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học này người học có khả năng:
- Trình bày được khái niệm và vai trò của phân bón trong công tác bảo vệ
thực vật
- Thực hiện được biện pháp bón phân theo nguyên tắc 5 đúng
- Vận dụng được vào điều kiện cụ thể nhằm lựa chọn được kỹ thuật bón
phân thích hợp.
Nội dung chính:
1. Khái niệm và vai trò của phân bón trong công tác bảo vệ thực vật
Phân bón là yếu tố rất quan trọng đối với cây trồng. Từ xưa ông cha ta đã
đúc kết là “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”
Bón phân là cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng, do đó bón phân
gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Bón nhiều
phân hoặc bón không hợp lý sẽ làm cây phát triển không bình thường và dễ bị
sâu bệnh phá hại. Ví dụ: ruộng lúa bón nhiều phân dễ bị lốp đổ, hấp dẫn các loại
sâu cuốn lá, sâu keo gây hại và thường các bệnh đạo ôn, khô vằn phá hại mạnh..
Vai trò của từng loại phân bón có thể rất khác nhau, phụ thuộc vào giống
cây trồng, đối tượng dịch hại và điều kiện môi trường
48
Hình 2.6.1: 4 loại phân thông dụng trên thị trường
2. Biện pháp bón phân hợp lý
Bón phân hợp lý là sử dụng lượng phân bón thích hợp cho cây đảm bảo
tăng năng suất cây trồng với hiệu quả kinh tế cao nhất, không để lại các hậu quả
tiêu cực lên nông sản và môi trường sinh thái. Nói một cách ngắn gọn, bón phân
hợp lý là thực hiện 5 đúng và một cân đối:
- Bón cân đối các thành phần NPK, chú ý sử dụng phân hữu cơ và phân vi
lượng (thường cây trồng lâu năm dễ thiếu phân vi lượng). mỗi loại cây trồng có
yêu cầu khác nhau về tỷ lệ NPK. Bón nhều phân đạm, không bón phân lân và
Kali làm cây dễ bị bệnh, ví dụ như đối với lúa dễ bị bệnh đạo ôn, khô vằn, bạc
lá. Trong phân hữu cơ có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cho cây, kể cả phân
vi lượng. bón bổ sung phân vi lượng cho cây có tác dụng làm cây sinh trưởng
cân đối khỏe mạnh, tránh được các bệnh do thiếu vi lượng gây ra (như các bệnh
thiêu kẽm, thiếu Bo, Cahiện nay các loại phân bón qua lá thường có thêm các
chất vi lượng.
- Bón đủ lượng phân cần thiết. Một số loài sâu bệnh thường phát sinh trên
những ruộng thiếu phân bón như bệnh tiêm lửa, bệnh đốm nâu trên lúa, bọ nhảy
trên rau cải
- Tỷ lệ giữa các chất dinh dưỡng và số lượng cần bón cho từng loại cây
phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây và đặc điểm tính chất của đất trồng.
Đối với lúa, phân đạm chủ yếu bón ở giai đoạn trước khi có đòng, nếu
bón quá nhiều ở giai đoạn sau làm cây dễ bị bệnh như bệnh khô vằn, đạo ôn, bạc
lá phát triển. Đất cát nhẹ và vùng đất chua phèn rất cần phân lân để cây lá phát
triển vượt qua tác hại của bọ trĩ, sâu cuốn lá, bệnh đốm nâu.
49
Sử dụng bảng so
màu lá lúa khi bón phân
cho lúa
Đất chua không
bón các loại phân có
tính axit. Ngược lại, trên đất kiềm không nên bón các loại phân có tính kiềm.
- Để cho cây có thể sử dụng tốt các loại phân bón, tốt nhất là chia ra bón
nhiều lần và bón vào lúc cây hoạt động mạnh. Bón tập trung vào một lúc với
nồng độ và liều lượng phân bón quá cao, cây không thể sử dụng hết được, lượng
phân bị hao hút nhiều, thậm chí phân còn có thể gây ra những tác động xấu đối
với cây.
- Trong một số trường hợp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt tạo nên
nguồn thức ăn dồi dào cho sâu bệnh tích luỹ và gây hại nặng. Càng bón thêm
phân, cây lại sinh trưởng thêm, sâu bệnh lại phát sinh nhiều hơn và gây hại nặng
hơn. Ở những trường hợp này, bón phân cần nhằm đạt mục tiêu là ngăn ngừa sự
tích luỹ và gây hại của sâu bệnh.
Một số triệu chứng của cây do thiếu chất
Stt Triệu chứng Thiếu chất
1 Lá úa vàng bắt đầu từ đỉnh N
2 Mép lá bị héo chết K
3 Các gân lá úa vàng khi lá còn xanh Mg
4
Trên lá ngũ cốc xuất hiện các đốm màu hơi nâu, hơi
xám, hoặc hơi trắng
Mn
5 Trên lá hoặc thân xuất hiện màu hơi đỏ trên nền xanh P
6
Lá non có những đốm xanh vàng với gân lá màu hơi
vàng
S
7 Lá non có những đốm xanh vàng với gân lá màu xanh Fe
50
8 Lá non đậu đỗ, khoai tây có đốm màu đen hơi nâu Mn
9 Lá non nhất có đỉnh màu trắng Cu
10 Lá non nhất có màu hơi nâu hoặc chết B
Hình 2.6.2: Phương pháp rãi phân thủ công
Sử dụng máy bay rải phân Cây lớn bón theo tán lá.
Phương pháp bón phân thủ công
51
Phương pháp ủ phân xanh và phân chuồng
Hình 2.6.3: Một số biện pháp bón phân và ủ phân
3. Thực hành
- Địa điểm: Trong trường và ngoài đồng ruộng
- Nội dung:
+ Ủ phân xanh
+ Ủ phân chuồng
+ Bón phân cho lúa
- Tiến hành:
+ Lớp chia nhóm (mỗi nhóm 3-5 người)
+ Ghi chép, tổng hợp, nhận xét đánh giá
+ Viết bài thu hoạch
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Kiến thức cơ bản về phân bón Thông qua câu hỏi phát vấn
- Phương pháp bón phân và ủ phân xanh,
phân chuồng
Nội dung, chuẩn bị, các bước và thao
tác thực hiện
52
Ghi nhớ
- Vai trò của phân bón đến đời sống cây trồng, đất và dịch hại
- Các biện pháp bón phân hợp lý
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN
NPK: đạm, lân, kali
53
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN
1- Vị trí, ý nghĩa, vai trò mô đun:
+ Vị trí:
Là mô đun chuyên môn được bố trí học tập sau các môn học cơ sở
+ Ý nghĩa, vai trò
- Ngăn ngừa tác hại của dịch hại, nâng cao năng suất cây trồng
- Không có tác động xấu đến môi trường
- Là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong quản lý dịch hại
tổng hợp (IPM)
2- Mục tiêu mô đun
Học xong mô đun này người học có khả năng:
+ Về kiến thức:
- Nhận biết được vai trò của biện pháp canh tác trong việc hạn chế sự phát
triển của dịch hại
- Mô tả được các kỹ thuật cơ bản trong biện pháp canh tác
+ Về kỹ năng:
- Áp dụng được biện pháp canh tác trong việc quản lý dịch hại tổng hợp
- Kết hợp biện pháp canh tác với các biện pháp khác
- Xác định và tính toán được một số chỉ tiêu cơ bản trong quá trình sản
xuất cây trồng
+ Về thái độ:
Chịu khó, cẩn thận, có ý thức thực hiện đúng theo quy trình sản xuất và
bảo vệ môi trường nông nghiệp bền vững
54
3. Nội dung chính của mô đun
Mã bài Tên bài
Loại
bài dạy
Địa
điểm
Thời lƣợng (giờ học)
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra
MĐ02-01 Biện pháp sử dụng giống
Tích
hợp
Vườn
trường
16 4 11 1
MĐ02- 02 Vệ sinh đồng ruộng
Tích
hợp
Vườn
trường
4 1 3
MĐ02- 03 Làm đất
Tích
hợp
Vườn
trường
8 1
6 1
MĐ2- 04 Luân canh và xen canh
Tích
hợp
Vườn
trường
4 1 3
MĐ2- 05 Thời vụ và gieo trồng
thích hợp
Tích
hợp
Vườn
trường
8 1 6 1
MĐ2- 06 Tưới tiêu hợp lý
Tích
hợp
Vườn
trường
8 1 7
MĐ2- 07 Bón phân hợp lý Tích
hợp
Vườn
trường
14 3 10
1
Kiểm tra hết mô đun
Cộng 64 12 46 6
55
4. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun
* Phương pháp đánh giá:
- Kiểm tra lý thuyết với hình thức bài kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm
- Kỹ năng: kiểm tra kỹ năng thực hành các thao tác trong biện pháp canh
tác
* Nội dung đánh giá
+ Về kiến thức:
- Vai trò của biện pháp canh tác trong việc hạn chế sự phát triển của dịch
hại
- Các kỹ thuật cơ bản trong biện pháp canh tác
- Áp dụng biện pháp canh tác trong việc quản lý dịch hại tổng hợp
+ Về kỹ năng:
- Thực hiện những kỹ thuật cụ thể của biện pháp canh tác
- Kết hợp biện pháp canh tác với các biện pháp khác
- Xác định và tính toán được một số chỉ tiêu cơ bản trong quá trình sản
xuất cây trồng
+ Về thái độ:
- Mức độ tuân thủ các quy định trong công tác sử dụng biện pháp canh tác
trong sản xuất
- Tính tự giác, chủ động, sáng tạo, mức độ tích cực trong quá trình học tập
lý thuyết và thực hành
* Tiêu chuẩn đánh giá
- Đánh giá kết quả hoàn thành mô đun qua kết quả các bài kiểm tra lý
thuyết, kết quả tính toán các chỉ tiêu trong các bài tập. Đánh giá theo thang điểm
10. Yêu cầu đạt từ 5 điểm trở lên
- Đánh giá kỹ năng theo Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề do Tổng Cục dạy
nghề ban hành đối với nghề quản lý dịch hại tổng hợp
56
5- Tài liệu tham khảo
[1]. Hội khoa học đất Việt Nam, 2000. Đất Việt Nam. NXB nông nghiệp Việt
Nam
[2]. Lê Đức và Trần Khắc Hiệp, 2005. Giáo trình đất và bảo vệ đất. Nhà xuất
bản nông nghiệp Hà Nội.
[3]. Lê Văn Căn, 1978. Giáo trình nông hóa. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội.
[4]. Vũ Hữu Yêm, 1995. Giáo trình phân bón và cách bón phân. Nhà xuất bản
nông nghiệp Hà Nội.
[5]. Võ Minh Kha, 1996. Hướng dẫn thực hành sử dụng phân bón. Nhà xuất bản
nông nghiệp Hà Nội.
[6]. Hà Quang Hùng, 1998. Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng nông nghiệp.
Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội.
[7]. Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Mạnh Hùng, 1998. Quản lý tổng hợp dịch
hại cây trồng IPM. NXB Nông nghiệp.
[8]. Lê Lương Tề, 2005. Giáo trình bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản Hà Nội
[9]. Viện bảo vệ thực vật, 1997. Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật. NXB
nông nghiệp Hà Nội.
[10]. Phạm Văn Lầm, 2005. Kỹ thuật bảo vệ thực vật. NXB Lao động.
[11]. Nguyễn Văn Thiêm và Phan Văn Khổng, 1996. Hướng dẫn quản lý dịch
hại trên lúa (IPM). NXB nông nghiệp.
[12]. Cục bảo vệ thực vật, 1995. Quản lý dịch hại tổng hợp một giải pháp sinh
thái. Nhà xuất bản nông nghiệp
[13]. Vũ Công Thuật, 1996. Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng nghiên
cứu và ứng dụng. Nhà xuất bản nông nghiệp.
[14]. Viện bảo vệ thực vật, 1997. Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật.
NXB nông nghiệp Hà Nội.
57
[15]. Luyện Hữu Chỉ, 1998. Giáo trình: Giống cây trồng nông nghiệp. Nhà xuất
bản nông nghiệp Hà Nội.
[16]. Nguyễn Văn Hiển, 2000. Chọn giống cây trồng. Nhà xuất bản giáo dục.
[17]. Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2004. Giống lúa và sản xuất hạt giống
lúa tốt. Nhà xuất bản nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
58
BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG
CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ nhiệm: Ông Trần Chí Thành - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông
nghiệp Nam Bộ
2. Phó chủ nhiệm: Ông Nguyễn Ngọc Thụy - Trưởng phòng Vụ Tổ chức cán
bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Thƣ ký: Ông Ngô Hoàng Duyệt - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông
nghiệp Nam Bộ
4. Các ủy viên:
- Ông Nguyễn Văn Dũng, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp
Nam Bộ
- Bà Nguyễn Thanh Bình, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp
Nam Bộ
- Ông Nguyễn Văn Tư, Trưởng phòng kỹ thuật Chi cục Bảo vệ thực vật
Tiền Giang
- Ông Nguyễn Hùng, Trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư
Quốc gia./.
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ tịch: Ông Phạm Thanh Hải - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ
2. Thƣ ký: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Các ủy viên:
- Bà Tạ Thị Thu Hà - Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Bắc Bộ
- Bà Đinh Thị Đào - Giảng viên Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông
nghiệp Nam Bộ
- Ông Hoàng Văn Hồng - Trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Khuyến
ngư Quốc gia./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_su_dung_cac_bien_phap_canh_tac.pdf