Giáo trình Sử dụng biện pháp sinh học nghề quản lý dịch hại tổng hợp

Giáo trình mô đun “biện pháp sinh học” là một mô đun nằm trong giáo

trình sơ cấp nghề “QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP”. Mô đun biện pháp sinh

học gồm 3 bài:

Bài 1. Thiên địch bắt mồi và thiên địch ký sinh

Bài 2. Các chế phẩm vi sinh

Bài 3. Chế biến và sử dụng thuốc thảo mộc

pdf45 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Sử dụng biện pháp sinh học nghề quản lý dịch hại tổng hợp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và dùng cây làm thức ăn thì có thể nhận định cây đó có chứa chất độc có thể dùng làm thuốc trừ sâu (riêng cây thuốc lá, thuốc lào vẫn có rệp và sâu xanh gây hại). Phương pháp thu hái những loại cây cỏ dùng làm thuốc trừ sâu: Tùy từng loại cây cỏ và các bộ phận chứa chất độc của cây, có loại cây chứa chất độc ở rễ (cây thuốc cá...), có cây chứa độc tố ở hạt (hạt na, hạt củ đậu...), có cây chứa 33 độc tố ở lá và thân (cây xoan, thuốc lá...). Do đó cần căn cứ vào những đặc điểm trên của cây mà có biện pháp thu hái khi các bộ phận của cây có hàm lượng độc tố cao nhất nhằm tăng hiệu quả diệt trừ sâu của thuốc. Phương pháp thu hái những loại cây cỏ dùng làm thuốc trừ sâu: Tùy từng loại cây cỏ và các bộ phận chứa chất độc của cây, có loại cây chứa chất độc ở rễ (cây thuốc cá...), có cây chứa độc tố ở hạt (hạt na, hạt củ đậu...), có cây chứa độc tố ở lá và thân (cây xoan, thuốc lá...). Do đó cần căn cứ vào những đặc điểm trên của cây mà có biện pháp thu hái khi các bộ phận của cây có hàm lượng độc tố cao nhất nhằm tăng hiệu quả diệt trừ sâu của thuốc. Phương pháp chế biến: Có thể dùng biện pháp thủ công mà mọi người đều có thể làm được như sau: - Ngâm lấy nước: Sau khi thu hái cây có chứa độc tố cần rửa sạch, thái nhỏ ngâm trong nước (thau, vại...) sau đó đậy kín. Thời gian ngâm tùy từng loại cây, thường từ 1-2 ngày. Trong lúc ngâm có thể đảo mạnh tay để độc tố thoát ra hòa vào nước. Ngâm xong gạn lấy nước trong, bỏ bã. - Nấu: Rửa sạch cây cỏ, thái nhỏ cho vào nồi đun sôi từ 1-2 giờ. Nấu xong gạn lấy nước, khi phun hòa với nước lã. - Ép lấy nước: Rửa sạch, thái nhỏ, ngâm vào nước vài phút rồi xay nát và ép lấy nước. Phương pháp này thích hợp với những cây cỏ có chứa nhiều dịch chất độc như rễ cây thuốc cá, lá xoan... Những thuốc được chế biến từ cây cỏ không được để lâu sẽ mất tác dụng diệt sâu, khi nào cần dùng mới thu hái chế biến. Phương pháp sử dụng: Tùy theo đối tượng sâu hại trên rừng loại cây trồng mà ta sử dụng nồng độ đặc hoặc loãng khác nhau. Khi pha chế các loại thuốc từ cây cỏ ta có thể cho thêm ít xà phòng hoặc dầu khoáng nhằm làm tăng độ bám dính của thuốc. Những loại chế biến từ cây cỏ rất phù hợp để tiêu diệt các loại sâu hại rau nhằm tạo ra các sản phẩm rau quả an toàn cho người tiêu dùng, ngoài ra có thể dùng trừ sâu hại trên các cây trồng khác như lúa, ngô, đậu, lạc... 2. Chế biến thuốc thảo mộc 2.1 Cây nghể (Polygonum hydropiper) Nghể là cây mọc tự nhiên ở vùng đồi, bãi, ruộng cao trong mùa mưa ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Trong cây nghể có 7 - 15% chất Hypetin và Persicarin. Đây là loại chất độc thực vật, có hiệu lực trừ sâu chủ yếu qua tiếp xúc, đường ruột. Chế phẩm trừ sâu từ cây nghể có thể trừ được nhiều loại sâu miệng nhai và 34 chích hút như: rệp muội, nhện đỏ, sâu ăn lá; có độ độc trung bình với người và động vật máu nóng; nhanh phân giải trong cơ thể và môi trường sống; không để lại tồn dư trong nông sản thực phẩm. Thuốc trừ sâu thảo mộc chế biến từ cây nghể được các cơ quan chức năng khuyến khích sử dụng để sản xuất nông sản an toàn. Cách chế biến: 1 kg thân, lá cây nghể tươi thái nhỏ hoặc 0, 3 kg thân lá cây nghể khô +0, 2 kg vôi cục, ngâm với 10 lít nước ấm 30 – 35 độ C trong 24 giờ, lọc lấy nước pha loãng với nước lã sạch 10 - 15 lít + 200ml chất bám dính (hoặc 0,2% xà phòng bột) để phun. Chú ý, hiệu lực của thuốc trừ sâu chế biến từ cây nghể cao khi nhiệt độ môi trường trên 30 độ C và giảm khi nhiệt độ xuống thấp hơn 20 độ C. Hình 6.3.1: Cây nghể (Polygonum hydropiper) 2.2. Cây thuốc lá, thuốc lào Trong lá cây thuốc lào, thuốc lá có 7-15 % chất kiềm thực vật Nicotin và Nornicotin. Nicotin gây hiệu lực trừ sâu qua tiếp xúc, đường ruột và xông hơi. Chế phẩm Nicotin trừ được nhiều loại sâu miệng nhai và chích hút như: Rệp, muội, nhện đỏ, sâu ăn lá hại rau, màu và cây công nghiệp,. Đặc biệt thuốc có hiệu lực cao đối với sâu vẽ bùa hại cam, chanh, bưởi. Nicotin cũng có độ độc cao 35 với người và động vật máu nóng, song chóng phân giải trong cơ thể và môi trường sống, không để lại tồn dư trong nông sản thực phẩm. Thuốc trừ sâu thảo mộc được chế biến từ thuốc lào, thuốc lá được các cơ quan Bảo vệ thực vật khuyến khích sử dụng để sản xuất nông sản an toàn. Cách chế biến thuốc trừ sâu thảo mộc bằng sản phẩm thuốc lào, thuốc lá: 1kg thuốc lá, thuốc lào khô (lá hoặc cọng, cành, thân) thái nhỏ + 0,2kg vôi cục ngâm với 10 lít nước ấm 30-35 độ C trong 24 giờ, lọc lấy nước pha loãng với nước lã sạch 5-20 lần + 200 ml chất bám dính (hoặc 0,2% xà phòng bột) để phun. Viện Bảo vệ thực vật cũng đã nghiên cứu chế tạo thành công chế phẩm thuốc Nicotin thô 96-98%; Nicotin xông khói 14%; Nicotin Sunfat 40%. Lượng dùng 200-450g Nicotin/ha. Chú ý, hiệu lực của thuốc Nicotin cao thì nhiệt độ môi trường trên 30°C và giảm khi nhiệt độ môi trường thấp hơn 20°C. Sản phẩm thuốc trừ sâu chế biến bằng thuốc lào, thuốc lá không diệt được sâu hại ở pha trứng, pha trưởng thành. Diệt mạnh sâu khi mới nở, tuổi nhỏ (tuổi 1-3), nên cần phải điều tra tuổi của sâu hại cụ thể trước khi phòng trừ mới đạt hiệu quả trừ sâu cao. Khi cần thiết (sâu quen thuốc, tuổi lớn, mật độ sâu quá cao) có thể pha hỗn hợp thuốc chế biến từ thuốc lào, thuốc lá này với các loại thuốc có nguồn gốc sinh học, thảo dược, hóa học khác để trừ sâu hại. Hình 6.3.2: Cây thuốc lá 2.3. Cây thuốc cá (dây mật) Cây thuốc cá hay dây mật có tên khoa học là Derris elliptica Benth); tk. dây cóc, cây thuốc cá, cây duốc cá, shiểu lày (Tày). Họ Đậu (Leguminosea). Dây leo to, thân cành có vỏ ngòai màu nâu đen, khi non có lông dày. Lá kép hình lông chim lẻ, mọc so le, gồm 9 – 13 lá chét, các lá chét to dần về phía ngọn, lá non có lông trắng bạc dày ở mặt dưới. cụm hoa là một chùm mọc ở kẽ 36 lá, hoa màu trắng hay màu hồng. Quả loại đậu hẹp, có cánh không đều, chứa 1 – 4 hạt. Mùa quả: tháng 8. Cây mọc hoang ở rừng núi, chỗ ẩm mát. Còn có ở nhiều nước Đông Nam Á. Được trồng thử nghiệm ở một số nơi để che bóng cho cây con (chè, cây ăn quả), giữ độ ẩm cho đất, lấn át cỏ dại, chống xói mòn và cải tạo đất. Rễ cây duốc cá có chứa rotenon C23H22O6 với hàm lượng cao và nhiều hợp chất có tính chất diệt côn trùng tương tự rotenon gọi là rotenoit, nhưng có độc lực thấp hơn, dl – toxicanol, tephrosin. deleguin và ellipton. Deleguin là đồng phân của rotenon. Tephrosin và toxicanol là dẫn xuất hydroxy của deleguin. Ngoài ra, rễ còn chứa saponin, resin và tanin. Rễ cây duốc cá được dùng duốc cá và làm thuốc trừ sâu trong nông nghiệp. Cách chế thuốc trừ sâu như sau: rễ tươi 3kg, giã nát, đổ 10 lít nước vào, khuấy kĩ, ngâm trong 16 – 24 giờ. Lọc bỏ bã, đem phun cho một sào Bắc Bộ. Có thể thái rễ thành miếng, phơi khô, rồi giã nhỏ, dùng dưới dạng thuốc bột hoặc trộn với nước xà phòng thành dạng sữa. Kinh nghiệm này còn được áp dụng ở Trung Quốc, Xri Lanca, Ấn Độ. Trung tâm kiểm dịch hóa chất bảo vệ thực vật đã chiết xuất rotenon để sản xuất thuốc sữa trừ sâu bằng hệ dung môi lạnh đạt hiệu suất cao, tốn ít năng lượng, các rotenoit không bị phá hủy, độ bền của dịch chiết được lâu và có hiệu quả sinh học rõ rệt. Hình 6.3.3: Cây thuốc cá (Derris elliptica Benth) 37 2.4. Cây củ đậu Còn gọi là cây đậu thự, tên khoa học: Pachyrhizus erosus (L) urb, Fabaceae. Cây được trồng khắp mọi nơi, bà con thường lấy củ ăn sống, có khi xào nấu. Củ đậu mát, vị ngọt còn dùng để đắp mặt hay giã nhỏ lấy nước bôi lên mặt dưỡng da và chữa trứng cá. Bộ phận gây độc chính là ở lá và hạt, đều có thành phần chất rotenon và tephrosin. Những chất này rất độc với người, nếu ăn phải toàn thân co giật, đau bụng dữ dội, miệng nôn trôn tháo, đường huyết tụt, loạn nhịp tim, mê man bất tỉnh và tử vong do suy hô hấp. Trường hợp này phải nhanh chóng đưa đi cấp cứu để được xử trí kịp thời bằng cách rửa dạ dày, chống độc, lợi tiểu và trợ hô hấp. Nhiều nơi bà con còn dùng hạt củ đậu giã ra hòa với nước phun vào cây cối để trừ sâu bọ và rệp. Nên chú ý vì có độc nên bà con phải có trang bị phòng độc khi sử dụng dung dịch này. 38 Hình 6.3.4: Cây củ đậu (Pachyrhizus erosus) 2.5. Cây xoan Cây có lá rất xanh, mọc đối xứng, mép lá có răng cưa và đặc biệt là hai đáy của phiến lá không đều. Lá có vị rất đắng nhưng có hậu ngọt, tính mát. Xuất xứ từ Ấn Độ với tên gọi “neem”, sầu đâu là loài cây thân mộc có tuổi thọ khoảng 200 năm. Tất cả những gì có trên thân cây này đều là nguồn dược liệu quý, cũng như lợi ích của cây về lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Lá, hoa, nhựa, vỏ cây... có thể khử trừ khoảng 200 loại côn trùng có hại trong sản xuất nông nghiệp... Và hơn hết là chức năng thanh lọc không khí, làm tăng độ ẩm ổn định môi trường. Các sản phẩm chế biến từ cây Neem hiện nay đã được đưa vào ứng dụng rộng rãi trong công tác bảo vệ thực vật. VINEEM 1500 EC – đây là sản phẩm của Công ty thuốc sát trùng Miền Nam, được chiết xuất từ nhân hạt Neem ( Azadirachta indica A. Juss ) có chứa họat chất Azadirachtin, có hiệu lực phòng trừ nhiều lọai sâu hại trên cây trồng như lúa, rau màu, cây công nghiệp, cây ăn trái, hoa kiểng. Lọai thuốc có nguồn gốc thảo mộc này không tạo nên tính kháng của dịch hại, không ảnh hưởng đến thiên địch và không để lại dư lượng trên cây trồng. Thuốc tác động đến côn trùng gây hại bằng cách gây sự ngán ăn, xua đuổi, ngăn sự lột xác của côn trùng cũng như ngăn cản sự đẻ trứng là giảm khả năng sinh sản. Các sản phẩm thương mại tương tự từ cây Neem còn có Neemaza, Neemcide 3000 SP, Neem Cake. 39 Hình 6.3.5: Cây xoan ta Theo kinh nghiệm cổ truyền, người dân thường lấy lá và quả của chúng đập nát ngâm với nước rồi chắt lọc để phun diệt sâu hại lúa, rau và cây công nghiệp. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên Bài tập 1: Chế biến ra thành phẩm các thuốc thảo mộc từ các nguyên liệu thông thường tại địa phương để phòng trừ các loại côn trùng gây hại. Cách thức tiến hành: - Chia thành nhiều nhóm: mỗi nhóm từ 3-5 học viên - Nội dung: Chế biến ra thành phẩm các thuốc thảo mộc từ các nguyên liệu thông thường. - Địa điểm: phòng học, tại ruộng, vườn đang sản xuất - Viết báo cáo kết quả thực hiện Cụ thể như sau: - Cách thức: mỗi học viên được nhận các dụng cụ điều tra, giấy, viết... - Thời gian hoàn thành: 2 giờ/1 học viên - Hình thức trình bày: báo cáo số liệu - Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở mức độ sử dụng các loại thuốc trừ sâu thảo mộc thông thường phù hợp và kết quả phòng trừ thành phẩm đó. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Chế biến được các loại thuốc trừ sâu 40 thảo mộc thông thường theo quy trình hướng dẫn. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Chế biến và sử dụng được các loại thuốc trừ sâu thảo mộc và tác dụng sinh học của chúng. Chế biến được các loại thuốc trừ sâu thảo mộc thông thường theo quy trình hướng dẫn. Tính khả thi Có khả năng thực hiện Ghi nhớ: Cần chú ý một số nội dung trọng tâm: - Chế biến được các loại thuốc trừ sâu thảo mộc 41 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 1- Vị trí, ý nghĩa, vai trò của mô đun + Vị trí: Là mô đun chuyên môn được bố trí học tập sau các môn học cơ sở. + Ý nghĩa Mô đun biện pháp sinh học là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc được hình thành do sự tích hợp kiến thức về đấu tranh sinh học với kỹ năng thực hiện các biện pháp phòng trừ sinh học. 2- Mục tiêu của mô đun Học xong mô đun này người học có khả năng: + Về kiến thức: - Giải thích được các khái niệm về dịch hại, thiên địch ký sinh, thiên địch bắt mồi, thuốc thảo mộc trong phòng trừ dịch hại. - Mô tả được các thiên địch chính trên đồng ruộng và các dịch hại tương ứng mà chúng sẽ kiểm soát. - Trình bày được đặc điểm cơ bản về phương thức sản suất và sử dụng các chế phẩm từ thảo mộc thông thường dễ làm để phòng trừ dịch hại. + Về kỹ năng: - Thực hiện được các thao tác điều tra thành phần thiên địch và dịch hại trên đồng ruộng. - Chế biến được các thuốc thảo mộc thông thường dễ làm có sẵn tại địa phương. - Sử dụng thành thạo các sinh vật có ích để phòng trừ từng đối tượng dịch hại cụ thể. + Về thái độ: Hình thành và củng cố ý thức bảo vệ môi trường sinh thái trong việc tiến hành các biện pháp nhằm quản lý sâu bệnh bằng biện pháp sinh học. 42 3- Nội dung chính Số TT Tên các bài trong mô đun Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ04-01 Thiên địch bắt mồi và thiên địch ký sinh Tích hợp Ruộng, vườn 24 4 19 2 MĐ04-02 Các chế phẩm sinh học Tích hợp Cửa hàng thuốc 16 2 14 MĐ04-03 Chế biến và sử dụng thuốc thảo mộc Tích hợp Vườn, xưởng trại 14 2 12 Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 56 8 42 6 4. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun 4.1.Phương pháp đánh giá Thực hiện theo Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Đây là một mô đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, vì vậy khi đánh giá cần lưu ý: - Đánh giá kết quả học tập là sự tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, nhưng trọng tâm là thực hành, thông qua hệ thống các bài thực hành kỹ năng trong từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. - Học viên phải hoàn thành tất cả các bài kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập và bài kiểm tra kết thúc mô đun. 4.2. Nội dung đánh giá Học xong mô đun này người học có khả năng: 43 + Về kiến thức: - Giải thích được các khái niệm về dịch hại, thiên địch ký sinh, thiên địch bắt mồi, thuốc thảo mộc trong phòng trừ dịch hại. - Mô tả được các thiên địch chính trên đồng ruộng và các dịch hại tương ứng mà chúng sẽ kiểm soát. - Trình bày được đặc điểm cơ bản về phương thức sản suất và sử dụng các chế phẩm từ thảo mộc thông thường dễ làm để phòng trừ dịch hại. + Về kỹ năng: - Thực hiện được các thao tác điều tra thành phần thiên địch và dịch hại trên đồng ruộng. - Chế biến được các thuốc thảo mộc thông thường dễ làm có sẵn tại địa phương. - Sử dụng thành thạo các sinh vật có ích để phòng trừ từng đối tượng dịch hại cụ thể. + Về thái độ: Hình thành và củng cố ý thức bảo vệ môi trường sinh thái trong việc tiến hành các biện pháp nhằm quản lý sâu bệnh bằng biện pháp sinh học. 5- Tài liệu tham khảo [1]. Đường Hồng Dật, 2004. Tổng hợp bảo vệ cây trồng. NXB Lao động xã hội. [2]. Nguyễn Viết Tùng, 2006. Giáo trình côn trùng đại cương. NXB Nông nghiệp. [3]. Nguyễn Văn Huỳnh, Lê Thị Sen, 2003. Giáo trình côn trùng chuyên khoa. NXB Nông nghiệp. [4]. Vũ Triệu Mân, 2007. Giáo trình bệnh cây chuyên khoa. NXB Nông nghiệp. [5]. Viện Bảo vệ thực vật, 2004. Phương pháp điều tra sâu bệnh hại cây trồng. NXB Nông nghiệp. [6]. Nguyễn Công Thuật, 1996. Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng nghiên cứu và ứng dụng. NXB Lao động xã hội. [7]. Lê Trường, Võ Mai, Nguyễn Hữu Huân, Hồ Văn Chiến, Nguyễn Anh Việt, 2001. Sổ tay kỹ thuật sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc bảo vệ thực vật. NXB Nông nghiệp. 44 [8]. Nguyễn Văn Lầm, 2005. Kỹ thuật bảo vệ thực vật. NXB Lao động. [9]. Nguyễn Xuân Thành, 1997. Nông dược bảo quản và sử dụng. NXB Nông nghiệp. [10]. Nguyễn Ngọc Tú, Nguyễn Cửu Thị Hương giang, 1997. Bảo vệ cây trồng bằng các chế phẩm từ vi nấm. NXB Nông nghiệp. [11]. Trần Văn Mão, 2004. Sử dụng vi sinh vật có ích. NXB Nông nghiệp. [12]. Nguyễn Văn Khiêm, Phan Văn Khổng, 1996. Hướng dẫn phòng trừ tổng hợp trên cây lúa. NXB Nông nghiệp. [13]. Phạm Văn Lầm, 2000. Danh mục các loại sâu hại cây lúa và thiên địch của chúng ở Việt nam. NXB Nông nghiệp. [14]. Vũ Triệu Mân, 2007. Giáo trình bệnh cây đại cương. NXB Nông nghiệp. 45 BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Trần Chí Thành - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ 2. Phó chủ nhiệm: Ông Nguyễn Ngọc Thụy - Trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Ông Ngô Hoàng Duyệt - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ 4. Các ủy viên: - Ông Nguyễn Văn Dũng, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ - Bà Nguyễn Thanh Bình, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ - Ông Nguyễn Văn Tư, Trưởng phòng kỹ thuật Chi cục Bảo vệ thực vật Tiền Giang - Ông Nguyễn Hùng, Trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Phạm Thanh Hải - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 2. Thƣ ký: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Bà Tạ Thị Thu Hà - Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ - Bà Đinh Thị Đào - Giảng viên Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ - Ông Hoàng Văn Hồng - Trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_su_dung_bien_phap_sinh_hoc_nghe_quan_ly_dich_hai.pdf
Tài liệu liên quan