Giáo trình Sử dụng biện pháp hóa học nghề quản lý dịch hại tổng hợp

Trong mô đun Biện pháp hóa học, chúng tôi giới thiệu về vai trò, sử dụng

thuốc theo nguyên tắc 4 đúng và an toàn trong khi sử dụng thuốc.

BÀI 1: KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA THUỐC HÓA HỌC

BÀI 2: SỬ DỤNG THUỐC THEO NGUYÊN TẮC 4 ĐÚNG

pdf21 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Sử dụng biện pháp hóa học nghề quản lý dịch hại tổng hợp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 CHƢƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Biện pháp cơ lý Mã số mô đun:MĐ03 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: SỬ DỤNG BIỆN PHÁP HÓA HỌC Mã số: MĐ05 NGHỀ QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP Trình độ: Sơ cấp nghề/dạy nghề dƣới 3 tháng 2 Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Mã tài liệu: MĐ 05 3 LỜI GIỚI THIỆU Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, giúp cho nông dân bảo vệ cây trồng của mình tránh đƣợc sự phá hoại của các loài dịch hại, đặc biệt khi dịch hại gây hại với số lƣợng cao và trên diện tích rộng lớn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc BVTV phải đảm bảo đúng nguyên tắc và cần phải kết hợp với các biện pháp khác, chỉ nên sử dụng thuốc hóa học khi thật cần thiết thì mới mang lại hiệu quả cao. Nếu sử dụng thuốc BVTV không đúng kỹ thuật, không đúng thời điểm cần thiết thì chẳng những sẽ không mang lại hiệu quả mà đôi khi còn làm ảnh hƣởng xấu cho cây trồng, cho con ngƣời, môi trƣờng sống của cộng đồng. Biện pháp hóa học đang đƣợc sử dụng rộng rãi vì nó dễ áp dụng trong các điều kiện, hoàn cảnh, mọi trình độ sản xuất. Tuy nhiên một trong những vấn đề cần lƣu ý là trên thị trƣờng nông dƣợc hiện nay có nhiều hoạt chất và tên thƣơng phẩm. Vì vậy trong khâu chọn lựa thuốc ngƣời dân phải hết sức cẩn thẩn để chọn cho mình thuốc có chất lƣợng cao nhất. Trong mô đun Biện pháp hóa học, chúng tôi giới thiệu về vai trò, sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng và an toàn trong khi sử dụng thuốc. Tuy vậy, với khuôn khổ nội dung cho phép của chƣơng trình đào tạo và do những hạn chế về phƣơng pháp biên soạn nên giáo trình mô đun: Biện pháp cơ lý chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi chân thành mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến quý báu của anh chị em đồng nghiệp và bạn đọc để chúng tôi bổ sung, sửa đổi cho giáo trình ngày càng hoàn thiện, góp phần vào sự nghiệp đào tạo nghề hiện nay. Các tác giả bày tỏ sự biết ơn với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động thƣơng binh và Xã hội, Tổng cục dạy nghề, Ban giám hiệu, tập thể giảng viên khoa Trồng trọt-Bảo vệ thực vật, trƣờng Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ và các đồng nghiệp ở các trƣờng bạn đã giúp đỡ để hoàn thành bộ giáo trình này. 4 Thành phần biên soạn: Th.S Đinh Viết Tú chủ biên Th.S Ngô Hoàng Duyệt hiệu chỉnh 5 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI TỰA ......................................................................................................... LỜI GIỚI THIỆU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG TRÌNH MÔ ĐUN BIỆN PHÁP HÓA HỌC ........................................ 6 BÀI 1: KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA THUỐC HÓA HỌC ....................... 7 1. Khái niệm chung ........................................................................................ 7 2. Vai trò của thuốc hóa học trong công tác bảo vệ thực vật ......................... 7 3. Thực hành ................................................................................................... 8 BÀI 2: SỬ DỤNG THUỐC THEO NGUYÊN TẮC 4 ĐÚNG ...................... 10 1. Nguyên tắc sử dụng thuốc hóa học .......................................................... 10 2. Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng .................................................... 11 3. Đảm bảo an toàn khi dùng thuốc bảo vệ thực vật .................................... 13 4. Thực hành ................................................................................................. 16 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ........................................................ 17 1- Vị trí, ý nghĩa, vai trò mô đun .................................................................. 17 2- Mục tiêu ................................................................................................... 17 3- Nội dung chính ......................................................................................... 18 4. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun ................................................. 19 5- Tài liệu tham khảo .................................................................................... 20 6 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN BIỆN PHÁP HÓA HỌC Mã số mô đun: MĐ05 Giới thiệu: Biện pháp hóa học tiêu diệt dịch hại nhanh, có khả năng ngăn chặn dịch khi chúng bùng phát số lƣợng lớn, đem lại hiệu quả nhanh, dễ thấy. Biện pháp hóa học dễ sử dụng rộng rãi, cho hiệu quả kinh tế cao nếu sử dụng đúng. Tuy nhiên biện pháp hóa học thƣờng độc hại cho ngƣời và vật nuôi. Khi sử dụng liên tục, không đúng kỹ thuật đã gây ra những hậu quả xấu nhƣ phá vỡ cân bằng sinh thái, tiêu diệt thiên địch của dịch hại, gây tính chống thuốc cho dịch và để lại dƣ lƣợng thuốc trong nông sản. Vì vậy việc sử dụng thuốc hóa học hợp lý là biện pháp phòng trừ dịch hại phổ biến và thông dụng, rất quan trong trong hệ thống IPM. Thuốc bảo vệ thực vật có mặt lợi và mặt hại. Các hậu quả xấu xảy ra khi chúng ta sử dụng thuốc không đúng. Vì vậy việc sử dụng thuốc hợp lý tức là làm cách nào đó để thuốc phát huy đƣợc những mặt có lợi và hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả xấu có thể xảy ra. Đây cũng là mục tiêu chủ yếu của việc sử dụng thuốc học trong việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). 7 BÀI 1: KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÕ CỦA THUỐC HÓA HỌC TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ THỰC VẬT Mã bài: MĐ05-1 Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này người học có khả năng: - Mô tả đƣợc một số khái niệm về thuốc hóa học - Xác định đƣợc vai trò của thuốc hóa học đến dịch hại - Sử dụng thuốc hiệu quả và an toàn nhất Nội dung chính: 1. Khái niệm chung Là biện pháp sử dụng các loại hóa chất, chủ yếu là chất độc để phòng chống các loài dịch hại. Các chất độc hóa học để trừ dịch hại đƣợc gọi là thuốc hóa học bảo vệ thực vật. Thuốc hóa học BVTV bao gồm các chế phẩm hóa học, các sản phẩm có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh vật để trừ các sinh vật gây hại thực vật. 2. Vai trò của thuốc hóa học trong công tác bảo vệ thực vật + Ƣu điểm - Tác dụng nhanh, diệt sâu tƣơng đối triệt để - Sử dụng rộng rãi trên diện tích lớn, trong thời gian ngắn, trên các địa hình khác nhau - Phần lớn đem lại hiệu quả kinh tế cao - Đơn giản dễ áp dụng và có thể phổ biến rộng rãi trong sản xuất + Nhƣợc điểm - Thƣờng gây độc cho ngƣời, gia súc và các sinh vật có ích - Phá vỡ cân bằng sinh học, làm đảo lộn hệ sinh thái - Làm chết thiên địch của sâu bệnh 8 - Nếu dùng thuốc không hợp lý dễ dẫn đến dịch hại quen thuốc (kháng thuốc) - Thuốc độc tích lũy trong đất, nông sản làm ô nhiễm môi trƣờng sống 3. Thực hành - Địa điểm: Trong trƣờng và ngoài trƣờng - Nội dung: + Quan sát một số loại thuốc bảo vệ thực vật (nhãn, vỏ) thuốc bảo vệ thực vật tại trƣờng hoặc các đại lý thuốc bảo vệ thực vật + Tham quan nhận biết một số loại thuốc tại đại lý, công ty sản xuất và kinh doanh thuốc + Tham quan một số mô hình thí điểm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật - Tiến hành: + Giáo viên chuẩn bị địa bàn thực tập + Lớp tiến hành tham quan + Ghi chép, tổng hợp, nhận xét đánh giá + Viết bài thu hoạch Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Kiến thức cơ bản về khái niệm và vai trò của thuốc Thông qua câu hỏi phát vấn khả năng quan sát, ghi chép, tổng hợp và nhận xét Ghi nhớ: - Ƣu nhƣợc điểm của thuốc hóa học trong bảo vệ thực vật và đời sống 9 - Danh mục thuốc bảo vệ thực vật đƣợc phép sử dụng ở Việt Nam thƣờng thay đổi theo quyết định của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, do vậy tùy vào thời điểm giảng dạy mà cập nhật số liệu. CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN: Cân bằng sinh học: là mối quan hệ của sinh vật trong tự nhiên nói chung và trong hệ sinh thái đồng ruộng nói riêng xảy ra cân bằng 10 BÀI 2: SỬ DỤNG THUỐC THEO NGUYÊN TẮC 4 ĐÚNG Mã bài: MĐ05-2 Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này người học có khả năng: - Xác định đƣợc nguyên tắc của việc sử dụng thuốc hóa học - Thực hiện đƣợc công việc sử dụng thuốc khoa học, an toàn - Vận dụng đƣợc biện pháp hóa học vào trong điều kiện cụ thể sản xuất. Nội dung chính: 1. Nguyên tắc sử dụng thuốc hóa học Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp vì nó giúp cho nông dân bảo vệ cây trồng tránh đƣợc sự phá hoại của các loài dịch hại. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc BVTV phải đảm bảo đúng nguyên tắc và cần phải kết hợp với các biện pháp khác, chỉ nên sử dụng thuốc BVTV khi thật cần thiết thì mới mang lại hiệu quả cao. Nếu sử dụng thuốc BVTV không đúng kỹ thuật, không đúng thời điểm cần thiết thì chẳng những sẽ không mang lại hiệu quả mà đôi khi còn làm ảnh hƣởng xấu cho cây trồng, cho con ngƣời và môi trƣờng sống của cộng đồng. Có rất nhiều loại thuốc BVTV nhƣ: thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ ốc sên, thuốc trừ nhện hại cây, thuốc trừ chuột, thuốc trừ tuyến trùng, thuốc điều hòa sinh trƣởng, ... Nhƣ vậy thuốc BVTV là những chất độc hại rất đa dạng và phức tạp, vì vậy mà khi sử dụng thuốc BVTV cần phải hiểu đƣợc tính năng tác dụng và cách sử dụng của từng loại thuốc, không đƣợc sử dụng thuốc BVTV một cách tùy tiện dễ làm ảnh hƣởng đến sức khỏe của con ngƣời, làm tăng thêm chi phí sản xuất và mất cân bằng hệ sinh thái tự nhiên. Sử dụng thuốc còn hạn sử dụng, đảm bảo chất lƣợng và theo danh mục thuốc bảo vệ thực vật đƣợc phép sử dụng tại Việt Nam. 11 2. Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng Để sử dụng thuốc BVTV một cách hiệu quả, các nhà chuyên môn luôn khuyến cáo phải thực hiện theo nguyên tắc “4 đúng”: a. Đúng thuốc: - Chọn loại thuốc có hiệu quả cao đối với đối tƣợng dịch hại cần phòng trừ và loại cây trồng hoặc nông sản cần đƣợc bảo vệ mà chọn đúng loại thuốc và dạng thuốc cần sử dụng. - Ít độc đến ngƣời đi phun thuốc. Hình 4.2.1: Bốn nguyên tắc sử dụng thuốc - Ít nguy hại đối với ngƣời tiêu thụ những nông sản thu hoạch trên cây trồng đã phun thuốc. - An toàn đối với cây trồng. - Ít độc với sinh vật có ích (gia súc, cua, cá, tôm, ong mật, thiên địch của sâu hại...). - Không lƣu tồn lâu dài trong nguồn nƣớc, trong đất. - Thuốc có nguồn gốc xuất xứ, có tên trong danh mục thuốc đƣợc phép sử dụng tại Việt Nam b. Đúng nồng độ-liều lƣợng: chỉ nên pha thuốc đúng theo liều lƣợng khuyến cáo trên nhãn chai thuốc, không nên tăng thêm liều lƣợng hoặc giảm bớt liều lƣợng đã đƣợc khuyến cáo và đặc biệt là cần phải đảm bảo đủ lƣợng nƣớc phun trên đơn vị diện tích. 12 Hình 4.2.2: Đong thuốc bằng dụng cụ đo lƣờng Đối với rầy nâu cần phải phun lƣợng nƣớc pha thuốc từ 400-500 lít nƣớc/ha khi lúa ở giai đoạn đẻ nhánh và từ 500- 600 lít nƣớc/ha khi lúa ở giai đoạn đòng trổ. Đây là một trong những nguyên tắc mà nông dân chƣa đảm bảo đƣợc vì thông thƣờng nông dân hay pha nồng độ cao hơn khuyến cáo nhƣng lƣợng nƣớc phun lại thấp hơn khuyến cáo gấp nhiều lần; cho nên nơi nào có thuốc thì rầy nâu chết, thậm chí gây cháy lá (do nồng độ thuốc quá đậm đặc) nhƣng những nơi không có thuốc thì rầy nâu không chết, từ đó mà nó tiếp tục gây hại cho lúa, đồng thời cũng gia tăng thêm tính kháng thuốc của rầy nâu. c. Đúng lúc: chỉ sử dụng thuốc vào những thời điểm thật cần thiết, lúc dịch hại trên đồng dễ bị tiêu diệt nhất (sâu có mật số cao và đang ở giai đoạn sâu non tuổi nhỏ hoặc khi bệnh vừa mới xuất hiện). Ví dụ: đối với rầy nâu là khi phát hiện rầy cám nở ở độ tuổi từ tuổi 1 đến tuổi 3 hoặc khi có rầy trƣởng thành chiếm đa số trong ruộng với mật số cao trên 3.000 con/m2 (trên 3 con/tép). Lƣu ý: phun thuốc đúng lúc còn có nghĩa là chỉ nên phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát, không phun thuốc vào lúc giữa trƣa nắng nóng sẽ dễ gây độc cho cây và làm ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời đi phun thuốc; cũng không nên phun thuốc lúc trời đang mƣa và sắp mƣa vì làm giảm hiệu lực của thuốc. 13 Hình 4.2.3: Chuẩn bị phƣơng tiện, dụng cụ trƣớc khi phun thuốc d. Đúng cách: - Khi pha thuốc cần hoà với nƣớc phải hoà thuốc thật đều trong nƣớc. - Chỉ dùng các thuốc hỗn hợp với nhau khi có sự chỉ dẫn rõ ràng. - Phải phun rải cho thuốc bám đƣợc đều khắp các bộ phận của cây bị sâu bệnh phá hại. Ví dụ: rầy nâu sinh sống ở phần gốc lúa cho nên cần hƣớng vòi phun vào sát gốc lúa nơi rầy bu hoặc trƣớc khi phun nên cho nƣớc ngập ruộng để rầy nâu di chuyển lên cao, phun xịt dễ trúng rầy hơn. Chỉ nên sử dụng vòi phun một béc để rà cần phun sát vào gốc lúa thì hiệu quả sẽ cao hơn, không sử dụng cần phun nhiều béc để phun thuốc trị rầy nâu, vì làm nhƣ thế sẽ không đƣa đƣợc cần phun sát vào gốc lúa. Nhện đỏ ở mặt dƣới lá nên khi phun ta phải tập trung phun mặt dƣới lá 3. Đảm bảo an toàn khi dùng thuốc bảo vệ thực vật - Chuẩn bị trƣớc khi phun thuốc: + Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ nhƣ: Bình phun, thuốc, xô nƣớc, que khuấy... và đầy đủ dụng cụ lao động nhƣ: mũ, kính, khẩu trang... + Chuẩn bị nơi pha thuốc: Gần ruộng phun, xa nguồn nƣớc ăn, xa chuồng trại, gia súc... 14 - Phun thuốc trên đồng ruộng: + Không phun thuốc vào lúc trời nắng gắt, oi bức. + Không đi phun thuốc ngƣợc chiều gió, lúc gió to. - Vệ sinh sau khi phun thuốc: + Thu dọn vỏ chai, bao bì thuốc đem chôn sâu ở xa nguồn nƣớc. + Khi rửa bình không đổ xuống ao, hồ. - Ăn uống: Tuyệt đối không ăn uống, hút thuốc lá trong khi pha chế và phun rãi thuốc. Nếu muốn ăn uống phải rữa tay sạch sẽ và đi ra xa nơi xử lý thuốc * Một số hình ảnh về xử lý thuốc Hình 4.2.4: Phun thuốc cho lúa bằng bình bơm đeo vai (a) (b) Hình 4.2.5: Sử dụng bình phun bằng động cơ (a) và động cơ cải tiến (b) 15 a b Hình 4.2.6: Sử dụng bình phun bằng động cơ tự chế (a) và máy bay phun rãi thuốc (b) * Một số trường hợp cần lưu ý khi phun rãi thuốc: a b Hình 4.2.7: Đọc kỹ hƣớng dẫn trƣớc khi sử dụng (a) và không đổ thuốc từ bình này qua bình khác (b) a b Hình 4.2.8: Phun thuốc ngƣợc chiều gió (a) và Cây đậu nành ngộ độc thuốc (b) 16 Hình 4.2.7: Không sử dụng bảo hộ lao động khi phun thuốc 4. Thực hành - Địa điểm: Tại trƣờng và ngoài đồng ruộng - Nội dung: + Quan sát một số bao bì về thuốc bảo vệ thực vật + Tiến hành pha, trộn thuôc + Phun rãi thuốc - Tiến hành: + Lớp chia nhóm (mỗi nhóm 3-5 ngƣời) + Ghi chép, tổng hợp, nhận xét đánh giá + Viết bài thu hoạch Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kiến thức về nguyên tắc sử thuốc Thông qua câu hỏi phát vấn - Biện pháp cân đong, pha chế và xử lý thuốc Nội dung, các bƣớc và thao tác thực hiện 17 Ghi nhớ: Sử dụng thuốc hợp lý trong IPM HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 1- Vị trí, ý nghĩa, vai trò mô đun + Vị trí: Là mô đun chuyên môn đƣợc bố trí học tập sau các môn học cơ sở + Vai tro và ý nghĩa: - Dễ áp dụng với mọi đối tƣợng - Có khả năng ngăn chặn dịch khi chúng bùng phát số lƣợng, đem lại hiệu quả nhanh. - Tiêu diệt hoặc hạn chế dịch hại trên diện tích rộng lớn, trên các địa hình và vị trí khác nhau - Mô đun bện pháp hóa học đƣợc hình thành do sự tích hợp kiến thức về dịch hại cây trồng với kỹ năng thực hiện các biện pháp sử dụng thuốc hóa học. - Là mô đung bắt buộc trong chƣơng trình đào tạo nghề sơ cấp quản lý dịch hại tổng hợp. 2- Mục tiêu Học xong mô đun này người học có khả năng: + Về kiến thức: - Mô tả đƣợc một số khái niệm về thuốc hóa học - Giải thích đƣợc vai trò của thuốc hóa học trong công tác bảo vệ thực vật. - Trình bày đƣợc việc sử dụng thuốc hóa học hợp lý - Vận dụng đƣợc vào điều kiện cụ thể nhằm lựa chọn đƣợc biện pháp hóa học phù hợp trong sản xuất + Về kỹ năng: 18 - Sử dụng tốt các trang thiết bị trong công việc quản lý dịch hại bằng biện pháp hóa học - Thực hiện đƣợc công việc của biện pháp hóa học - Kiểm tra và tính toán đƣợc một số chỉ tiêu trƣớc và sau khi thực hiện công việc trong các biện pháp hóa học + Về thái độ: Chịu khó, cẩn thận, có ý thức thực hiện đúng theo quy trình phòng trừ và bảo vệ môi trƣờng. 3- Nội dung chính Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời lƣợng (giờ học) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra MĐ05- 01 Khái niệm và vai trò của thuốc hóa học trong công tác bảo vệ thực vật Tích hợp Lớp học + Thực địa 16 4 12 MĐ05-02 Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng Tích hợp Vƣờn trƣờng 54 12 40 2 Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 72 16 50 6 4. Yêu câu về đánh giá hoàn thanh mô đun * Phương pháp đánh giá: - Kiểm tra lý thuyết với hình thức bài kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm - Kỹ năng: kiểm tra kỹ năng thực hành các thao tác thực hiện việc chọn lƣa, cân đong pha chế thuốc, phun rãi thuốc. * Nội dung đánh giá + Về kiến thức: 19 - Khái niệm về thuốc hóa học - Vai trò của thuốc hóa học trong công tác bảo vệ thực vật. - Sử dụng thuốc hóa học theo nguyên tắc 4 đúng + Về kỹ năng: - Kỹ năng thực hiện các bƣớc trong việc lựa chọn, cân đong pha chế thuốc, phun rãi thuốc. - Kỹ năng tính toán các chỉ tiêu đánh giá số liệu điều tra - Kỹ năng thực hiện các biện pháp hóa học + Về thái độ: - Cần cù, chịu khó, cẩn thận, nhanh nhẹn kết quả các bài kiểm tra lý thuyết, kết quả tính toán các chỉ tiêu trong các bài tập. Đánh giá theo thang điểm 10. Yêu cầu đạt từ 5 điểm trở lên - Tính tự giác, chủ động, sáng tạo, mức độ tích cực trong quá trình học tập lý thuyết và thực hành * Tiêu chuẩn đánh giá - Đánh giá kết quả hoàn thành mô đun qua - Đánh giá kỹ năng theo Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề do Tổng Cục dạy nghề ban hành đối với nghề quản lý dịch hại tổng hợp. 5- Tài liệu tham khảo [1]. Hà Quang Hùng, 1998. Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng nông nghiệp. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. [2]. Lê Lƣơng Tề, 2005. Giáo trình bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản Hà Nội [3]. Viện bảo vệ thực vật, 1997. Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật. NXB nông nghiệp Hà Nội. 20 [4]. Trần Văn Hai, 2000. Giáo trình hóa bảo vệ thực vật. Tài liệu giảng dạy trƣờng Đại học Cần Thơ. [5]. Trần Quang Hùng, 1999. Thuốc bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp. [6]. Nguyễn Văn Thiêm và Phan Văn Khổng, 1996. Hướng dẫn quản lý dịch hại trên lúa (IPM). NXB nông nghiệp. [7]. Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Mạnh Hùng, 1998. Quản lý tổng hợp dịch hại cây trồng IPM. NXB Nông nghiệp. [8]. Phan Văn Biên, Bùi Cách Tuyến và Nguyễn Mạnh Chinh, 2002. Cẩm nang thuốc bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp. [9]. Phạm Văn Lầm, 2005. Kỹ thuật bảo vệ thực vật. NXB Lao động. [10]. Lê Lƣơng Tề, 2005. Giáo trình bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản Hà Nội [11]. Danh mục các loại thuốc bảo vệ thực vật đƣợc phép sử dụng tại Việt Nam 2011. Cục BVTV-Bộ NN và PTNT. * Ghi chú và giải thích: danh mục thuốc bảo vệ thực vật đƣợc phép sử dụng ở Việt Nam thƣờng thay đổi theo quyết định, do vậy tùy vào thời điểm giảng dạy mà cập nhật số liệu. 21 BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Trần Chí Thành - Phó hiệu trƣởng Trƣờng Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ 2. Phó chủ nhiệm: Ông Nguyễn Ngọc Thụy - Trƣởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Ông Ngô Hoàng Duyệt - Trƣởng khoa Trƣờng Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ 4. Các ủy viên: - Ông Nguyễn Văn Dũng, Giảng viên Trƣờng Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ - Bà Nguyễn Thanh Bình, Giảng viên Trƣờng Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ - Ông Nguyễn Văn Tƣ, Trƣởng phòng kỹ thuật Chi cục Bảo vệ thực vật Tiền Giang - Ông Nguyễn Hùng, Trƣởng phòng Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngƣ Quốc gia./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Phạm Thanh Hải - Hiệu trƣởng Trƣờng Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 2. Thƣ ký: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Bà Tạ Thị Thu Hà - Giảng viên Trƣờng Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ - Bà Đinh Thị Đào - Giảng viên Trƣờng Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ - Ông Hoàng Văn Hồng - Trƣởng phòng Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngƣ Quốc gia./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_su_dung_bien_phap_hoa_hoc_nghe_quan_ly_dich_hai_t.pdf
Tài liệu liên quan