CHƢƠNG TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG BIỆN PHÁP CƠ LÝ.
BÀI 1: BIỆN PHÁP VẬT LÝ .
1. Khái niệm chung.
2. Một số biện pháp vật lý cụ thể .
3. Thực hành.
BÀI 2: BIỆN PHÁP CƠ GIỚI.
1. Khái niệm về biện pháp cơ giới.
2. Ƣu nhƣợc điểm của biện pháp cơ giới .
3. Một số biện pháp cơ giới cụ thể .
4. Thực hành
20 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giáo trình Sử dụng biện pháp cơ lý nghề quản lý dịch hại tổng hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
CHƢƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Biện pháp cơ lý
Mã số mô đun:MĐ03
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH
SỬ DỤNG BIỆN PHÁP CƠ LÝ
Mã số: MĐ 03
NGHỀ QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP
Trình độ: Sơ cấp nghề/dạy nghề dƣới 3 tháng
2
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc
phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
Mã tài liệu: MĐ 03
3
LỜI GIỚI THIỆU
Trong nhiều năm qua, ngƣời dân đã biết dùng tay, dùng các dụng cụ thô
sơ và các yếu tố vật lý để tiêu diệt dịch hại. Vì nhƣ ta biết mỗi loài dịch hại có
tính độc, đặc tính gây hại cho cây trồng khác nhau và về đặc điểm sinh học và
sinh thái cũng khác nhau. Nắm bắt đƣợc đặc điểm trên, cho phép chúng ta có thể
sử dụng biện pháp cơ lý để hạn chế hoặc tiêu diệt dịch hại một cách có hiệu quả
nhất mà không cần sử dụng thuốc hóa học. Biện pháp này dễ áp dụng trong các
điều kiện, hoàn cảnh, mọi trình độ sản xuất. Tuy nhiên một trong những vấn đề
cần lƣu ý trong việc sử dụng biện pháp cơ lý (sử dụng âm thanh, ánh sáng) thì
phải tiến hành đồng mới đem lại hiệu quả cao.
Trong mô đun Biện pháp cơ lý, chúng tôi giới thiệu về biện pháp thủ công
và biện pháp vật lý nhƣ: dùng tay bắt sâu, ngắt ổ trứng, dùng dao kéo cắt tỉa các
bộ phận bị bệnh, dùng nhiệt độ, ánh sáng, âm thanh để ngăn ngừa và tiêu diệt
dịch hại.
Tuy vậy, với khuôn khổ nội dung cho phép của chƣơng trình đào tạo và do
những hạn chế về phƣơng pháp biên soạn nên giáo trình mô đun: Biện pháp cơ
lý chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi chân thành mong
nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến quý báu của anh chị em đồng nghiệp và bạn đọc
để chúng tôi bổ sung, sửa đổi cho giáo trình ngày càng hoàn thiện, góp phần vào
sự nghiệp đào tạo nghề hiện nay.
Các tác giả bày tỏ sự biết ơn với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Bộ Lao động thƣơng binh và Xã hội, Tổng cục dạy nghề, Ban giám hiệu, tập thể
giảng viên khoa Trồng trọt-Bảo vệ thực vật, trƣờng Cao đẳng Nông nghiệp Nam
Bộ và các đồng nghiệp ở các trƣờng bạn đã giúp đỡ để hoàn thành bộ giáo trình
này.
Thành phần biên soạn:
Th.S Đinh Viết Tú chủ biên
Th.S Ngô Hoàng Duyệt hiệu chỉnh
4
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
LỜI TỰA .........................................................................................................
LỜI GIỚI THIỆU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG BIỆN PHÁP CƠ LÝ .......................... 5
BÀI 1: BIỆN PHÁP VẬT LÝ ........................................................................... 5
1. Khái niệm chung......................................................................................... 5
2. Một số biện pháp vật lý cụ thể ................................................................... 6
3. Thực hành ................................................................................................... 8
BÀI 2: BIỆN PHÁP CƠ GIỚI ......................................................................... 10
1. Khái niệm về biện pháp cơ giới................................................................ 10
2. Ƣu nhƣợc điểm của biện pháp cơ giới ..................................................... 10
3. Một số biện pháp cơ giới cụ thể ............................................................... 11
4. Thực hành ................................................................................................. 15
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ........................................................ 16
1- Vị trí, ý nghĩa, vai trò mô đun .................................................................. 16
2- Mục tiêu mô đun ...................................................................................... 16
3- Nội dung chính của mô đun ..................................................................... 17
4. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun ................................................. 18
5- Tài liệu tham khảo .................................................................................... 18
5
CHƢƠNG TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG BIỆN PHÁP CƠ LÝ
Mã số mô đun: MĐ3
Giới thiệu:
Biện pháp vật lý là sử dụng các tác nhân vật lý nhƣ nhiệt độ, ẩm độ, ánh
sáng, âm thanh để phòng chống dịch hại. Nhiều biện pháp vật lý dễ áp dụng, ít
tốn kém về mặt chi phí, không hoặc ít gây ô nhiễm môi trƣờng. Tuy nhiên có
một số biện pháp vật lý khó áp dụng, nhƣ dùng phóng xạ diệt sản côn trùng vì
đòi hỏi phải có máy móc và cơ sở chuyên dùng.
Biện pháp cơ giới là biện pháp thủ công (bắt giết sâu, chuột, nhổ cỏ, ngắt
bỏ lá, quả, hoa, cành và cây có sâu bệnh). Biện pháp cơ giới dễ áp dụng cho mọi
đối tƣợng, ít tốn kém, sử dụng các công cụ thô sơ, không gây ô nhiễm môi
trƣờng. Tuy nhiên biện pháp cơ giới không diệt trừ đƣợc dịch hại phát triển với
số lƣợng lớn và tốn nhiều công lao động
BÀI 1: BIỆN PHÁP VẬT LÝ
Mã bài: MĐ03-1
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học này ngƣời học có khả năng:
- Xác định đƣợc tác động của biện pháp vật lý đến dịch hại
- Thực hiện đƣợc một số công việc trong xử lý nhiệt độ, ẩm độ, âm thanh,
ánh sáng, tia phóng xạ đối với dịch hại
- Vận dụng đƣợc vào điều kiện cụ thể nhằm lựa chọn đƣợc biện pháp vật
lý cơ giới phù hợp.
Nội dung chính:
1. Khái niệm chung
Biện pháp vật lý là những biện pháp trực tiếp hoặc gián tiếp tiêu diệt dịch
hại, phá vỡ đặc tính sinh lý của dịch hại bằng cách khác với thuốc bảo vệ thực
vật hoặc biến đổi một cách có hại môi trƣờng của dịch hại.
6
Ví dụ: ngâm lúa giống trong nƣớc nóng 3 sôi 2 lạnh 30 phút trƣớc khi
ngâm ủ sẽ hạn chế đƣợc nhiều loài sâu bệnh tồn tại trên hạt lúa.
Phơi hạt giống dƣới ánh nắng mặt trời cho tới khi ẩm độ hạt đạt tiêu
chuẩn cho phép.
Sử dụng bẫy đèn để thu hút côn trùng trƣởng thành đến để tiêu diệt
Biện pháp vật lý là bộ phận quan trọng của IPM. Tuy nhiên cũng nhƣ các
biện pháp khác đòi hỏi sự hiểu biết về đặc tính sinh vật học, sinh thái học của
dịch hại.
2. Một số biện pháp vật lý cụ thể
2.1 Sử dụng nhiệt độ cao, thấp
Là biện pháp sử dụng nhiệt độ để tạo ra những điều kiện gây chết đối với
dịch hại, tức là có thể tăng cao hoặc giảm thấp nhiệt độ quá giới hạn chịu đựng
của dịch hại. Tùy từng giống có vỏ dày, mỏng hay mới, cũ, thuần hay giống lai
F1, mùa nóng hay mùa lạnh để định thời gian sử dụng nhiệt (ngâm) dài, ngắn
cho phù hợp.
Ví dụ: ngâm hạt lúa trong nƣớc nóng 540C (3 sôi-2 lạnh) từ 20-30 phút, để
trừ một số sâu bệnh tồn tại trên hạt lúa.
Ngâm hành tỏi trong nƣớc nóng 45-460C trong 15 phút để tiêu diệt một số
sâu bệnh tồn tại trên củ.
Xử lý nhiệt độ 95-1000C để tiêu diệt nguồn dịch hại tích lũy trong đất
2.2 Sử dụng ẩm độ thấp
Có thể điều chỉnh ẩm độ trong môi trƣờng hoặc trong cây thức ăn có thể
hạn chế đƣợc sự phát triển của dịch hại, hạt ngũ cốc có thủy phần đạt dƣới 13%
thì các loài mọt không thể phá hại đƣợc.
2.3 Sử dụng bẫy ánh sáng
Nhiều loài côn trùng ở giai đoạn trƣởng thành thích ánh sáng đèn. Lợi
dụng đặc tính này ngƣời ta đã sử dụng nguồn ánh sáng để bẫy côn trùng. Nguồn
ánh sáng có thể là đèn dầu hỏa, đèn điện hoặc đèn. Bên dƣới các nguồn ánh sáng
phải đạt các chậu nƣớc lã có lớp váng dầu hoặc các dụng cụ chứa chất độc hay
7
dùng mạng lƣới kim loại có dẫn điện để tiêu diệt côn trùng khi chúng bay vào
bẫy.
Bẫy đèn gồm một trụ đèn bằng xi măng, cao khoảng 2,5 mét. Trên trụ đèn
gắn một giá treo (bằng cây), 2 thanh sắt chữ V để gắn bóng đèn và 2 cái nón
chụp (1 nón phía trên và 1 phía dƣới). Nón phía trên thì quay xuống để che mƣa,
nón phía dƣới thì quay ngƣợc lên nhƣ cái phễu để hứng côn trùng (dƣới phễu là
một cái khay để chứa côn trùng). Nối giữa 2 nón chụp là một miếng nylon trong
cứng cuộn tròn có đƣờng kính từ 20 - 25 cm, bên trong có gắn một bóng đèn
tròn. Bên trong cái khay để một ít dầu nhờn, hay một ít thuốc trừ sâu để khi côn
trùng rơi vào sẽ dính thuốc và chết.
Ví dụ dùng bẫy đèn để trừ trƣởng thành các loài sâu hại nhƣ sâu đục thân
lúa bƣớm hai chấm, bƣớm sâu phao, rầy nâu, rầy lƣng trắng, rầy xanh đuôi đen,
bƣớm sâu cuốn lá nhỏ hại lúa.
Hình 3.1.1: Bẫy đèn bắt côn trùng trƣởng thành
2.4 Sử dụng bẫy âm thanh
Có nhiều loại côn trùng phát ra âm thành và có cơ quan thính giác phát
triển. Lợi dụng đặc tính này ngƣời ta đã sử dụng nguồn âm thanh để bẫy côn
trùng. Thông thƣờng vào thời kỳ sinh sinh sản các loài này đến với nhau thông
8
qua âm thanh mà chúng phát ra, ngƣời ta đã thu âm thanh này bằng máy ghi âm
và phát âm thanh này thu hút côn trùng đến để tiêu diệt.
Lƣu ý: để tiến hành sử dụng bẫy ánh sáng và âm thanh có hiệu quả cao cần:
- Tiến hành biện pháp này vào đúng thời gian xuất hiện rộ của sâu.
- Đây là biện pháp mang tính cộng đồng, nên phải tiến hành trên diện
rộng. Nếu tiến hành nhỏ lẽ sẽ không đủ tiêu diệt dịch hại, lúc đó tác dụng ngƣợc
lại (nơi đặt bẫy sẽ bị loài côn trùng đó đến đẻ trứng nhiều hơn và gây hại nặng
hơn)
3. Thực hành
- Địa điểm: Trong trƣờng và ngoài trƣờng (Chi cục, trạm bảo vệ thực vật)
- Nội dung:
+ Tham quan tìm hiểu bẫy đèn ở trƣờng hoặc ở chi cục, trạm bảo vệ
thực vật
+ Xử lý giống bằng nhiệt, ánh sáng
+ Sử dụng bẫy ánh sáng, âm thanh để thu hút côn trùng
- Tiến hành:
+ Lớp chia nhóm (mỗi nhóm 3-5 ngƣời)
+ Ghi chép, tổng hợp, nhận xét đánh giá
+ Viết bài thu hoạch
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Kiến thức cơ bản về biện pháp vật lý Thông qua câu hỏi phát vấn
- Tác động biến pháp vật lý tới côn
trùng
Nội dung, các bƣớc và thao tác thực
hiện
Ghi nhớ
- Các biện pháp vật lý: sử dụng nhiêt, ẩm độ, ánh sáng, âm thanh
- Thời gian tiến hành, loại ánh sáng
9
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN
Giống lai F1: là những hạt giống, củ giống đƣợc lai từ cặp bố và mẹ. Loại
giống này chỉ trồng một vụ, không làm giống cho vụ sau
10
Hình 3.2.1: Dùng tay bắt
sâu, ngắt ổ trứng và ốc bƣơu vàng
BÀI 2: BIỆN PHÁP CƠ GIỚI
Mã bài: MĐ03-2
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học này người học có khả năng:
- Xác định đƣợc tác động của biện pháp cơ giới đến dịch hại
- Thực hiện đƣợc công việc bằng tay và dụng cụ thô sơ, để tác động trực
tiếp đến dịch hại
- Vận dụng đƣợc vào trong điều kiện cụ thể nhằm lựa chọn đƣợc biện
pháp cơ giới phù hợp trong sản xuất.
Nội dung chính:
1. Khái niệm về biện pháp cơ giới
Biện pháp cơ giới là những biện
pháp dùng sức ngƣời, các dụng cụ thô
sơ để trực tiếp hoặc gián tiếp tiêu diệt
hoặc hạn chế dịch hại. Biện pháp này
đặc biệt hữu hiệu trong nghề làm
vƣờn.
Ví dụ dùng tay bắt sâu, dùng
kéo cắt những cành bị sâu bệnh
hại...
Biện pháp cơ giới là bộ phận quan trọng của IPM. Tuy nhiên cũng nhƣ
các biện pháp khác đòi hỏi sự hiểu biết về đặc tính sinh vật học, sinh thái học
của dịch hại.
2. Ưu nhược điểm của biện pháp cơ giới
- Ƣu điểm
+ Diệt trừ trực tiếp dịch hại
+ Phù hợp với hoạt động nông nghiệp-ngƣời nông dân
+ Kinh tê, dễ tiến hành
+ Không gây ô nhiễm môi trƣờng
11
Hình 3.2.2: Dùng vợt để bắt côn trùng
Hình 3.2.3: Cắt bỏ bộ phận bị sâu bệnh
+ Không để lại ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng nông sản
- Nhƣợc điểm
+ Không diệt trừ đƣợc dịch hại phát triển với số lƣợng lớn
+ Có hiệu quả kinh tế không cao do năng suất lao động thấp nên tốn nhiều
công lao động
3. Một số biện pháp cơ giới cụ thể
3.1 Đào rãnh ngăn chặn sự di chuyển của dịch hại
- Một số loài sâu nhƣ sâu keo, sâu khoang, sâu sa, sâu cắn gié...khi phát
sinh số lƣợng lớn thƣờng di chuyển thành đàn từ ruộng này sang ruộng khác
hoặc từ cánh dồng này sang cánh đồng khác. Để hạn chế tác hại của chúng ta có
thể đào rảnh xung quanh ô phát dịch để ngăn chặn sự di chuyển của chúng ra
khỏi ổ dịch.
- Đào hang bắt chuột
3.2 Bắt và cắt tỉa những bộ phận bị
dịch hại gây hại bằng tay và dụng
cụ thô sơ
- Dùng tay ngắt ổ trứng, bắt sâu,
dùng vợt bắt côn trùng
- Loại bỏ các vật liệu làm giống
(hạt, củ, hom, cây giống) bị sâu bệnh
- Cắt bỏ các bộ phận bị hại do sâu bệnh
gây ra, đem đi tiêu hủy
Ví dụ: Hằng năm, vào thời điểm
tháng 12 dƣơng lịch thì ngƣời trồng
chè thƣờng tiến hành đốn chè, đây là
biện pháp kỹ thuật quan trọng trong
12
Hình 3.2.5: Bao trái trƣớc khi chín ngăn chặn sự tấn công của dịch hại
sản xuất thâm canh chè. Đốn chè nhằm loại bỏ phần thân cành, lá bị già úa, sâu
bệnh để thay thế bộ khung tán mới, tăng cƣờng sinh trƣởng sinh dƣỡng, hạn chế
sinh trƣởng sinh thực, kéo dài chu kỳ kinh tế của cây chè
3.3 Rung và va chạm
Rung hoặc va chạm bộ phận có sâu, chuột.. làm cho chúng rơi xuống để
tiêu diệt chúng
3.4 Che chắn tránh sự xâm nhập của dịch hại
Dùng lƣới dày để che chắn các loài dịch hại tấn công nhƣ côn trùng,
chuột, chim...
Hình 3.2.4: Biện pháp che chắn tránh chuột và dịch hại cây trồng
13
3.5 Sử dụng bẫy
Sử dụng bẫy rạ để thu hút các loài côn trùng có xu tính đến để diệt trƣởng
thành một số loài côn trùng nhƣ sâu keo, sâu cắn gié, vì chúng ƣa ẩn nấp và đẻ
trứng trong các bó rơm rạ. Hay dùng bẫy chuột
3.5.1 Bẫy rơm rạ
a. Cấu tạo
Rơm rạ đƣợc cắt dài khoảng 60cm, khoảng 2 nắm tay, bó chặt một đầu.
Cắm bó rạ trên đầu một cọc cao 1m, phía dƣới bó rạ xòe ra
b. Cách đặt bẫy rơm rạ
Mỗi ha ruộng cắm 2 bẫy. Sáng sớm hàng ngày vạch các bó rạ ra thu giết
trƣởng thành của các loài sâu hại trên. 5 ngày thay bó rạ một lần
3.5.2 Bẫy hố
Thƣờng áp dụng đối với cây trồng cạn để tiêu diệt các loài sâu hại di
chuyển và hoạt động về đêm.
a. Cấu tạo
Đào các hố có kích thƣớc sao cho bằng các hộp nhựa bán trên thị trƣờng,
thƣờng (sâu 15cm, rộng 15cm và dài 20). Đặt các hộp chựa có kích thƣớc nhƣ
trên xuống dƣới hố, trong hộp nhựa có chứa một ít nƣớc với dầu hỏa để khi sâu
rợi vào không bò ra đƣợc.
b. Cách đặt bẫy:
Tùy ruộng có kích thƣớc to hay nhỏ mà đặt số lƣợng bẫy nhiều hay ít. Đặt
vào lúc 4h chiều và thu gom vào lúc 7h sáng hôm sau.
3.5.3 Bẫy chuột
a. Cấu tạo
Các bẩy đƣợc áp dụng rộng rãi để trừ chuột trong nhà ở và nhà kho là bẫy
lồng sập, bẫy kẹp, bẫy hình bán nguyệt...ngoài ra có thể dùng bẫy keo dính
b. Cách đặt bẫy
Chuột có đặc tính di chuyển theo lối mòn từ nơi ở của chúng đến nới có
thức ăn, do vậy ta đặt bẫy theo lỗi di chuyển của chúng.
14
Ví dụ: đó là cái bẫy chuột làm bằng can dầu ăn loại 5 lít của Lê Ngọc Đài
Trang (9A5, THCS Tây Sơn, Đà Lạt, Lâm Đồng): (hình vẽ).
Hình 3.2.6: Bẫy chuột làm bằng can dầu ăn loại 5 lít
Vật liệu chính để làm cái bẫy này là cái can đựng dầu ăn (can hình vuông
càng tốt) loại to 5 lít. Cách làm nhƣ sau:
Bƣớc 1: Rửa sạch can dầu, phơi khô.
Bƣớc 2: Làm cái hom. Lấy dùi sắt hơ lửa dùi 16 cái lỗ quanh miệng can.
Có thể đánh dấu trƣớc bằng bút dạ để các lỗ đều nhau, bẫy sẽ đẹp hơn. Xỏ qua
các lỗ ấy vào trong can những sợi dây thép dài 9cm. Phần nằm trong can dài
7cm, phần ở ngoài dài 2cm, bẻ gập lại. Dùng một dây thép khác cuốn xung
quanh miệng can, cố định các sợi thép kia. Thò ngón tay vào trong, điều chỉnh
các sợi dây thép sao cho chúng thành cái hom giỏ. Tức là, bên ngoài to, bên
trong bé dần lại.
Bƣớc 3: Làm cửa lồng. Ngang thân can, ta dùng dao sắc trổ một cái cửa
hình vuông. Cửa này dùng để lấy chuột ra khi nó sa bẫy. Cửa có then cài để
chuột không phá ra đƣợc.
Bƣớc 4: Móc mồi. Dùi một cái lỗ nữa trên thân can rồi cho vào đó sợi dây
thép hình lƣỡi câu để móc mồi. Vậy là xong cái bẫy.
Cách dùng: Móc cá nƣớng thơm vào lƣỡi câu. Đặt bẫy vào góc tối, nơi chuột
hay đi qua.
Khi chuột chui vào can, nó không thể quay trở ra vì bị vƣớng cái hom. Ta
đã có một cái bẫy hoàn hảo.
15
Hình 3.2.7: Bẫy chuột đang phổ biến trên thị trƣờng
4. Thực hành
- Địa điểm: ngoài đồng ruộng
- Nội dung:
+ Tiến hành ngắt ổ trứng, vợt bắt côn trùng, cắt các cành bị sâu
bệnh
+ Sử dụng bẫy rơm rạ, bẫy hố và bẫy chuột
- Tiến hành:
+ Lớp chia nhóm (mỗi nhóm 3-5 ngƣời)
+ Ghi chép, tổng hợp, nhận xét đánh giá
+ Viết bài thu hoạch
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Kiến thức cơ bản về biện pháp cơ giới Thông qua câu hỏi phát vấn
- Tác động biện pháp cơ giới đến dịch
hại
Nội dung, các bƣớc và thao tác thực
hiện
Ghi nhớ
- Biện pháp dùng tay, bẫy, vợt, dao kéo
- Thời điểm tiến hành
16
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN
1- Vị trí, ý nghĩa, vai trò mô đun
+ Vị trí:
Là mô đun chuyên môn đƣợc bố trí học tập sau các các môn học cơ sở
+ Ý nghĩa và vai trò:
- Ngăn ngừa tác hại của dịch hại, nâng cao năng suất cây trồng
- Bảo vệ môi trƣờng, không ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng nông sản
- Trực tiếp hoặc gián tiếp tiêu diệt hoặc hạn chế dịch hại
- Là một bộ phận quan trọng không thể thiếu đƣợc trong quản lý dịch hại
tổng hợp (IPM)
- Là mô đun bắt buộc trong chƣơng trình đào tạo nghề sơ cấp quản lý dịch
hại tổng hợp
2- Mục tiêu mô đun
Học xong mô đun này người học có khả năng:
+ Về kiến thức:
- Giải thích đƣợc các khái niệm về biện pháp cơ lý
- Trình bày đƣợc mối liên quan giữa biện pháp cơ lý và dịch hại hại cây
trồng
- Mô tả đƣợc các biện pháp cơ lý
- Áp dụng đƣợc biện pháp cơ lý trong việc quản lý dịch hại tổng hợp
+ Về kỹ năng:
- Sử dụng tốt các trang thiết bị trong công việc quản lý dịch hại bằng biện
pháp cơ lý
- Thực hiện đƣợc công việc của biện pháp cơ lý
- Kiểm tra và tính toán đƣợc một số chỉ tiêu trƣớc và sau khi thực hiện
công việc trong các biện pháp cơ lý
+ Về thái độ:
Chịu khó, cẩn thận, có ý thức thực hiện đúng theo quy trình phòng trừ và
bảo vệ môi trƣờng.
17
3- Nội dung chính của mô đun
Mã bài Tên bài
Loại
bài dạy
Địa
điểm
Thời lƣợng (giờ học)
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra
MĐ03- 01 Biện pháp vật lý
Tích hợp Vƣờn
trƣờng
24 4 19
1
MĐ3- 02 Biện pháp cơ giới
Tích hợp Vƣờn
trƣờng
22 4 17 1
Kiểm tra hết mô đun 2 2
Cộng 48 8 36 6
18
4. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun
* Phương pháp đánh giá:
- Kiểm tra lý thuyết với hình thức bài kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm
- Kỹ năng: kiểm tra kỹ năng thực hành các thao tác thực hiện việc cắt tía,
bắt tay, sử dụng âm thanh ánh sáng và cách đặt bẫy, thu thập số liệu
* Nội dung đánh giá
+ Về kiến thức:
- Các khái niệm về biện pháp cơ lý
- Vai trò của biện pháp cơ lý trong công tác bảo vệ thực vật
- Các biện pháp cơ lý cụ thể
+ Về kỹ năng:
- Kỹ năng thực hiện các bƣớc trong việc cắt tỉa, sử dụng thiết bị dụng cụ
và sử dụng bẫy
- Kỹ năng tính toán các chỉ tiêu đánh giá số liệu điều tra
- Kỹ năng thực hiện các biện pháp cơ lý
+ Về thái độ:
- Cần cù, chịu khó, cẩn thận, nhanh nhẹn
- Tính tự giác, chủ động, sáng tạo, mức độ tích cực trong quá trình học tập
lý thuyết và thực hành
* Tiêu chuẩn đánh giá
- Đánh giá kết quả hoàn thành mô đun qua kết quả các bài kiểm tra lý
thuyết, kết quả tính toán các chỉ tiêu trong các bài tập. Đánh giá theo thang điểm
10. Yêu cầu đạt từ 5 điểm trở lên
- Đánh giá kỹ năng theo bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề do Tổng cục dạy
nghề ban hành đối với nghề quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)
5- Tài liệu tham khảo
[1]. Hà Quang Hùng, 1998. Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng nông nghiệp.
Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội.
[2]. Lê Lƣơng Tề, 2005. Giáo trình bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản Hà Nội
19
[3]. Viện bảo vệ thực vật, 1997. Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật. NXB
nông nghiệp Hà Nội.
[4]. Phạm Văn Lầm, 2005. Kỹ thuật bảo vệ thực vật. NXB Lao động.
[5]. Nguyễn Văn Thiêm và Phan Văn Khổng, 1996. Hướng dẫn quản lý dịch hại
trên lúa (IPM). NXB nông nghiệp.
[6]. Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Mạnh Hùng, 1998. Quản lý tổng hợp dịch
hại cây trồng IPM. NXB Nông nghiệp.
[7]. Đƣờng Hồng Dật, 2004. Tổng hợp bảo vệ cây IPM. NXB lao động-xã hội
[8]. Lê Lƣơng Tề, 2005. Giáo trình bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản Hà Nội
20
BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG
CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ nhiệm: Ông Trần Chí Thành - Phó hiệu trƣởng Trƣờng Cao đẳng Nông
nghiệp Nam Bộ
2. Phó chủ nhiệm: Ông Nguyễn Ngọc Thụy - Trƣởng phòng Vụ Tổ chức cán
bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Thƣ ký: Ông Ngô Hoàng Duyệt - Trƣởng khoa Trƣờng Cao đẳng Nông
nghiệp Nam Bộ
4. Các ủy viên:
- Ông Nguyễn Văn Dũng, Giảng viên Trƣờng Cao đẳng Nông nghiệp
Nam Bộ
- Bà Nguyễn Thanh Bình, Giảng viên Trƣờng Cao đẳng Nông nghiệp
Nam Bộ
- Ông Nguyễn Văn Tƣ, Trƣởng phòng kỹ thuật Chi cục Bảo vệ thực vật
Tiền Giang
- Ông Nguyễn Hùng, Trƣởng phòng Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngƣ
Quốc gia./.
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ tịch: Ông Phạm Thanh Hải - Hiệu trƣởng Trƣờng Cao đẳng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ
2. Thƣ ký: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Các ủy viên:
- Bà Tạ Thị Thu Hà - Giảng viên Trƣờng Cao đẳng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Bắc Bộ
- Bà Đinh Thị Đào - Giảng viên Trƣờng Cao đẳng Cơ điện và Nông
nghiệp Nam Bộ
- Ông Hoàng Văn Hồng - Trƣởng phòng Trung tâm Khuyến nông Khuyến
ngƣ Quốc gia./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_su_dung_bien_phap_co_ly_nghe_quan_ly_dich_hai_ton.pdf