Âm nhạc là một nghệ thuật rất trừu tượng, vì sự cảm nhận nghệ
thuật âm thanh của con người phụ thuộc vào thính giác. Âm nhạc
không có hình ảnh, số lượng, hình tượng, kích thước . . . chỉ là những
âm thanh mênh mang, chơi vơi, lơ lửng . . . số lượng cảm nhận của
mỗi người nghe tùy thuộc vào cảm giác của mỗi người.
Tuy chỉ có 12 nốt nhạc:
Nhưng tùy vào sở thích và khả năng của mỗi sáng tác gia mà 12
cao độ đó được dùng theo các hệ thống, cách thức . . . khác nhau, sinh
ra vô số tác phẩm khác lạ. Âm thanh có tính tương đối, nửa vời, hai
chiều . . . (là như vậy mà không phải như vậy).
Con người trên thế giới đại đa số đều có sự cảm nhận âm nhạc
trong người, bất kể có kiến thức hay không . . . tất cả đều có ít nhiều
xúc cảm đối với nghệ thuật âm thanh.
56 trang |
Chia sẻ: Kiên Trung | Ngày: 11/12/2023 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Sáng tác ca khúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. bè này đứng thì bè kia
chạy . . .
Tính chất của môn hòa âm là tạo sự mâu thuẫn giữa các bè, các
sức sống trong bài với nhau, bè này lên thì bè kia xuống, bè này lớn
thì bè kia nhỏ . . .
Lối viết phụ họa có ưu điểm hơn các loại viết khác khi hòa âm
cho các bài hợp ca.
BÀI TẬP 2 NHẠC ĐỀ:
a. Làm 2 nhạc đề khác nhau ở cùng Ton, nhạc đề 1 dừng trên bậc
V, nhạc đề 2 dừng trên bậc I. Tuy khác nhau nhưng phải sao cho có
thể ráp với nhau được.
b. Hòa âm 4 bè đuổi nhau bằng nhạc đề 1, với cách lợp ngói từ
dưới lên trên, các bè vào sau khi bè trước dứt câu, Bass vô ở bậc I,
Ténor vô cách quãng 5, Alto nhắc lại Bass, Sop vô cách quãng 5
giống Ténor nâng lên quãng 8. Sau khi Sop dứt câu thì Bass lại bắt
đầu bằng nhạc đề 2, các bè khác cũng vô với trình tự và điều kiện
như ở nhạc đề 1. Sop dứt nhạc đề là hết bài.
Giáo Trình Sáng Tác Ca Khúc * 37
c. 2 nhạc đề trên ráp với nhau thành đoạn A. Ta làm thêm đoạn B
(tiểu khúc), Sop bè chính, 3 bè kia phụ họa.
d. Với tất cả các phần nhạc đề trên ta nhân đôi tiết tấu và viết
thành Choral.
Khi làm bài tập 4 bè đuổi nhau ta chú ý đến phần bè đuổi, ta
phỏng tạo nhạc đề bằng cách cho bè đuổi lên quãng 5, các bước đi
thì giữ nguyên, các quãng thì có thể thay đổi chút ít: 1/2 cung, 1 cung
. . . cũng chấp nhận được.
Trong đoạn đuổi nhau nhạc đề 2 thì ta cho Sop lên giống Bass
cách quãng 8 để có toàn kết.
VIẾT BÈ PHỤ HỌA:
Thông thường trong các bài có 1 bè chính và các bè phụ họa ta
nên làm: nếu Sanc lên cao dần hoặc xuống thấp dần thì các bè phụ
họa ta cũng cho lên cao dần hoặc xuống thấp dần theo bè Sanc để sự
gắn bó về cao độ của bài được duy trì, chớ nên quá để ý đến tính
cách chuyển động ngược chiều trong các bè mà làm cho bài nhạc
mất đi sức sống.
Thêm nữa, ta tạo cho bài có nhiều tiết tấu khác nhau. Ví dụ: Sanc
chuyển động với nốt đen, ta cho Bass chuyển động với nốt trắng (nốt
đen x 2), Ténor và Alto chuyển động với nốt móc (nốt đen : 2), như
vậy trong bài ta sẽ chuyển động với 3 tiết tấu khác nhau, thỉnh
thoảng ta đổi tiết tấu của từng bè cho“líp” lên rồi lại duy trì chuyển
động với tiết tấu cũ.
38 * Giáo Trình Sáng Tác Ca Khúc
BÀI TẬP ĐUỔI NHAU TỪNG CẶP BÈ:
a. Ta có thể cho lợp ngói tự do từ trên xuống hay từ dưới lên,
nhưng theo tính chất cặp bè, có nghĩa là Bass vô trước, Ténor vô
bằng vị trí thích hợp, Alto vô tùy ý, Sop vô bè cách khoảng ô nhịp y
như Ténor vô với Bass. Như vậy ở khởi bè ta có 2 cặp có hình thức
vào bè ăn với nhau: Bass với Alto, Ténor với Sop. Nếu ta chỉ có một
nhạc đề thì ta có thể vô trước bằng nhạc đề đó, các bè sau phỏng tạo
nhạc đề đó bằng cách nâng lên hoặc hạ xuống một vài bậc âm. Nhạc
đề đó cũng có thể để cho bè chót cùng vô, còn các bè trước vô bằng
cách phỏng tạo nhạc đề một vài bậc âm. Có thể đổi khác nhạc đề
nhưng cần duy trì nét của nhạc đề bằng cách giữ tiết tấu, chuyển
động lên xuống . . . (80%). Tạo 2 nhạc đề ghép thành bài 2 đoạn.
Đoạn A ta cho chuyển động vừa.
b. Làm thêm đoạn B: 1 chính, 3 phụ họa. Đoạn này có chuyển
động tĩnh.
c. Viết thêm đoạn C, phóng tác từ A (không được nhân đôi tiết
tấu, có thể chia đôi tiết tấu), giữ lấy chuyển động tính của nhạc đề ở
A, có thể tăng tiết tấu để cho đoạn C rộn rã hơn, ta được phép
chuyển cung sang Ton khác, thể khác, với điều kiện phải có chuẩn bị
để chuyển biến.
d. Viết thêm đoạn Coda (đoạn kết luận của bài), thật mâu thuẫn
với các đoạn trên: thật động hoặc thật tĩnh, thật mạnh hoặc thật yếu,
thật cao hoặc thật thấp, kết ngân lâu hoặc ngắt ngay . . . Trong Coda
là kết luận tóm tắt tất cả ý nhạc của các đoạn trên bằng cách lập lại
những cái tốt, cái hay trong các đoạn trên, với một số ô nhịp giới hạn
để khỏi kéo dài. Coda thường dùng bình kết (I → IV → I) để khác
với các giải kết ở trên, vì bình kết có tính chất vẹn toàn hơn, hợp với
ngôn ngữ tiếng Việt hơn. Tạo cho Coda có mâu thuẫn hẳn với các
phần trên bằng cách kết dùng tiết tấu đột ngột hoặc ngân dài hơn.
Giáo Trình Sáng Tác Ca Khúc * 39
Trong phần bài các bè đuổi nhau ta chú ý đến số ô nhịp sao cho
đầy đủ và cân xứng với nhau, sự vô bè nhạc đề kế cũng phải tuân
theo điều lệ đó.
Trong phần đệm cho 1 đơn điệu mà có 3 hoặc 4 bè đệm ta phải
chú ý cho đệm vào các vị trí trống và các vị trí trống giống nhau của
đơn điệu để làm thành kiểu đệm nhất mực.
Để phong phú hơn ta nên cho 2 bè trên đệm giống nhau, Bass cho
đệm với một tiết tấu biệt lập. Tạo hợp âm theo ý mình, đừng để lệ
thuộc vào dòng ca.
BÀI TẬP LÀM MỘT ĐOẠN:
a. Bài tập này làm với 2 nhạc đề, 3 bè trên đuổi nhau, bè Bass
đệm (hát từng nốt có trường độ bằng hoặc nửa ô nhịp = gõ nhịp).
b. 2 bè Sop và Ténor đuổi nhau, Alto và Bass đệm.
c. Đoạn C: cho bè Bass solo, 3 bè trên đệm.
d. Đoạn D: lấy nhạc đề I khai triển và kết thúc.
BÀI TẬP LUÂN KHÚC TỰ DO:
a. Đoạn A: 4 bè luân khúc. Vô bè tự do về âm bậc và vị trí. Trong
luân khúc vào lúc này ta không phải phải lập lại giống nhau nữa, mà
có thể phỏng tạo ra ở 2 mặt: âm điệu và tiết tấu. Ví dụ: phỏng tạo
vừa âm điệu và cả tiết tấu.
Câu 2 vừa phỏng tạo vừa có kéo giãn tiết tấu.
40 * Giáo Trình Sáng Tác Ca Khúc
b. Đoạn B: làm 1 Solo. 4 bè phụ họa, sao cho 4 bè tách ra khỏi
Solo. Tránh làm lấn bè Solo.
c. Đoạn C: Từ nhạc đề A, bắt buộc phải chuyển sang cung khác,
làm hòa âm Choral.
Cố gắng làm thêm lời ca vào nhạc làm thành bài hát.
BÀI TẬP LÀM VỚI 3 NHẠC ĐỀ:
Bài tập này ta làm với 3 nhạc đề khác nhau, để thành 3 đoạn A, B,
C.
- Đoạn A: làm 4 bè đuổi nhau tùy ý.
- Đoạn B: làm Solo, hặc các bè phụ họa, chuyển Ton đoạn này để
tạo sự mâu thuẫn hoàn toàn đối với A, có thể đổi thêm tiết tấu, nhịp
độ . . .
- Đoạn Á: kế đoạn B, nhạc đề chính rút ra từ A phát triển thêm,
thường đoạn này ta nhân tiết tấu lên viết thành Choral.
- Đoạn C: là phần bốc, vĩ đại, nhanh hơn, ào ạt hơn, có thể làm
không có liên quan với các đoạn trên. Nếu muốn khai thác từ các
đoạn trên thì nên khai thác từ đoạn B rồi phát triển thêm ra. Nên giữ
cùng Ton với đoạn A để tạo sự thuần nhất cho bài viết. Có thể
chuyển biến sang cung khác, nên xài thể trưởng vì tính chất vĩ đại
của đoạn C cần đến.
Kết thuận: Thứ → Trưởng.
Tâm tình thuận: buồn → vui, thong thả → ồ ạt . . .
BÀI TẬP 3 NHẠC ĐỀ KHÁC BIỆT:
Bài tập này làm với 3 nhạc đề khác biệt nhau, nhưng tạo sự hợp
nhất giữa 3 nhạc đề đó, bằng cách trộn nhạc đề với nhau. Làm A,
Giáo Trình Sáng Tác Ca Khúc * 41
làm B mà có chứa ý nhạc của A; làm C: có chứa ý nhạc của cả A và
B. Coda: tổng hợp cả 3 ý nhạc của 3 đoạn trên.
- Đoạn A: hình thức bè phụ họa (vừa).
- Đoạn B: Choral (chậm).
- Đoạn C: hình thức Canon (nhanh).
- Coda: trộn lẫn 3 ý nhạc chính của 3 nhạc đề. Trong đoạn C ta
dùng hợp âm nhiều hơn để diễn tả sự căng, vĩ đại của đoạn. Giải kết
sẽ giúp ta điều đó. Ví dụ: dùng kiểu hợp âm: II7, V7, I7, IV, IVm, I, V,
I, IV, (II), I.
BÀI TẬP 3 NHẠC ĐỀ KHÁC NHAU:
- Đoạn A: 4 bè luân khúc.
- Đoạn B: 1 bè Solo, 3 bè đệm.
- Đoạn C: nhạc đề mới, tốc độ nhanh, tưng bừng.
- Đoạn D: nhạc đề A pha trộn với C (nhân đôi hoặc chia đôi tiết
tấu của 2 nhạc đề trên để tạo sự mới lạ).
Nhạc đề C khi viết phải căn theo nhạc đề A, sao cho 2 nhạc đề có
thể pha trộn với nhau ở D.
BÀI TẬP 3 ĐOẠN, CÓ CODA:
- A: I, chậm, 2 bè chính, 2 bè phu họa.
- B: I, đối nghịch, nhanh vừa, Choral.
- C: V, rút từ A một nhạc đề đầu, nhanh, 2 bè đuổi, 2 phụ họa.
- Coda: kết II trưởng.
42 * Giáo Trình Sáng Tác Ca Khúc
BÀI TẬP TỔNG HỢP:
1. 3 bài hát thiếu nhi, mỗi bài một đoạn.
2. Một bài tình ca ( A, Á, B, Á).
3. Hai bài thánh ca: (A + B), điệp khúc + tiểu khúc.
4. Một bài thánh ca: Choral + tiểu khúc (Solo hoặc Duo).
5. Một bài thánh ca: A: Canon 4 bè, B: Phụ họa, C: Choral.
Ý để viết: Đâu có tình yêu thương, ở đấy có Đức Chúa Trời.
6. Một bài thánh ca: A: Canon 4 bè, B: Choral, C: Solo + phụ họa,
D: rút từ A, thay tiết tấu, có Coda, trộn thêm nhạc đề mới, giới thiệu
nhạc đề trước.
Ý để viết: Phúc Thật Tám Mối (Bài Giảng Trên Núi).
NHẠC DẪN:
Nhạc dẫn có 3 hình thức:
1. Mở đầu: Là câu nhạc giới thiệu bài, tóm được tất cả các ý chính
của bài: cung thể, tiết tấu. Câu nhạc mở đầu viết bằng cách: rút từ ý
nhạc đắc ý nhất, rút từ tiết tấu nền của bài.
Cách viết: Câu giới thiệu phải nặng về nhạc tính vì thường là viết
cho nhạc cụ hoặc nhạc khí, không có lời ca. Tiết tấu ta nhân lên gấp
2 hoặc gấp 3 để câu mở đầu được thoáng và lạ. Chú trọng vào phần
kết của câu giới thiệu đó, thường là nên dừng ở bậc V hoặc bậc I sao
cho đối nghịch với đầu bài hát để lạ và hấp dẫn, muốn ngân lâu hoặc
vào ngay cũng được (tùy ý thích và câu đầu của bài), câu giới thiệu
chỉ vừa phải, đừng dài hoặc ngắn quá, thường là khoảng 4 ô nhịp.
2. Chuyển đoạn: cách viết tương tự như câu mở đầu, sao cho dứt
được cung của đoạn cũ và chuyển sang cung của đoạn mới được từ từ
và rõ ràng. Nên viết ngay khi đoạn trước còn đang ngân để tránh sự
Giáo Trình Sáng Tác Ca Khúc * 43
đứt rời hoặc nghỉ chờ lâu. Câu chuyển sao cho thật dễ nghe và dễ bắt
từ cung cũ qua cung mới.
3. Câu kết: là một câu nói thêm, ta dùng câu kết để nhồi thêm cho
ý nhạc được cực lớn hoặc cực nhỏ. Câu kết dừng ở cung bậc chính, có
thể đổi thể tùy ý. Dùng các hợp âm, các bậc cho lạ hơn bài, miễn là
đừng lạ quá. Để diễn cho ý nhạc cực lớn và cực nhỏ ta nên khai thác
hai mặt: cao độ và tiết tấu.
Các câu nhạc dẫn thường viết cho nhạc cụ và nhạc khí. Có thể
viết cho giọng người, nhưng phải chú ý bớt nhạc tính để dễ hát.
CÁC LOẠI VIẾT ĐƠN ĐIỆU KIỂU MẪU THƯỜNG
DÙNG CHO NHẠC DẪN:
- Viết câu nhạc dẫn bằng đơn điệu không.
- Viết đơn điệu có kèm thêm các bè đệm cho piano, piano thường
chạy ngược chiều, theo đơn điệu về tiết tấu và điền thêm các chỗ
trống của đơn điệu.
- Viết bằng đơn điệu kèm thêm các bè đệm cho organ, thông
thường organ chỉ đi hợp âm, đôi khi cũng chạy theo đơn điệu nhưng ít
hơn piano, bởi vì lối chơi đơn điệu của organ nghèo hơn piano.
- Viết toàn hòa âm theo lối tổng phổ, lối này rất tiện cho các dàn
nhạc vì có nhiều nhạc cụ cùng chơi và theo được toàn vẹn ý viết của
tác giả.
Mới đầu ta viết nhạc dẫn cho bài hát bằng đơn điệu, đến khi có
thêm dàn nhạc thì người ta phải viết thêm hòa âm, và tùy theo cách
làm sẽ có thể có sự khác lạ so với ý viết và cách viết của tác giả. Vì
thế, nếu có sáng tác bài hát hợp xướng, ta nên viết sẵn câu nhạc dẫn
và phối khí theo ý của ta, có thể dùng cho loại nhạc cụ hoặc dàn
nhạc gì tuỳ ý ta thích, sau đó, ai dùng bài hát đó thì cứ theo đó mà
biểu diễn, nếu người ta có nhu cầu viết thêm cho nhạc cụ nhạc khí,
44 * Giáo Trình Sáng Tác Ca Khúc
thì cũng đã có sườn giai điệu hoặc hoà âm sẵn rồi, không sợ làm mất
đi tính chất và ý đồ của bài hát của mình.
Bài tập:
Viết nhạc mở đầu theo 4 lối trên cho các bài sau đây:
1. Cảm Mến Hồng Ân (Kim-Long).
2. Tán Tụng Hồng Ân (Vũ-Đình-Trác & Hải- Linh).
3. Xin Tạ Ơn (Viết-Chung).
4. Hang Be-Lem (Hải-Linh).
5. Kinh Hòa- Bình (Kim-Long).
6. Cao Vời Khôn Ví (Hùng-Lân).
7. Mẹ Ơi! Xin Đoái Thương (Hải-Linh).
8. Sao Biển (Hải Linh).
9. Linh Hồn Tôi (Kim Long)
10. Giu-Se.
Giáo Trình Sáng Tác Ca Khúc * 45
HỆ THỐNG NGŨ ÂM, NHẠC VIỆT-NAM:
Theo luật âm vang tự nhiên ta có một quá trình sinh nốt họa theo,
từ luật âm vang này hệ thống nhạc Tây phương được hình thành, hòa
âm cũng dựa vào căn bản đó để phát triển.
Người ta sắp xếp các âm thanh nghe được bằng máy chấn động lại
với nhau thì tạo thành hợp âm thuận và nghịch.
- Nốt G được gọi là áp âm vì phát sinh
kế ngay nốt C.
- Nốt E được gọi là trung âm vì là âm ở
giữa C và G.
Ở Á-Đông nhạc phát triển bằng hệ thống ngũ âm.
Tục truyền rằng: ở Trung-Hoa trong thời kỳ đầu người ta cần đúc
chuông để dùng trong cung điện các dịp lễ lạy. Tình cờ người ta đúc
được một cái chuông phát ra âm thanh có cao độ bằng nốt Fa. Truyền
thuyết kể rằng khi đánh chuông này lên thì chim Phượng-Hoàng trên
trời cũng hót theo, ngược lại khi chim Phượng-Hoàng trên trời hót thì
chuông cũng tự nhiên ngân lên vì hai giọng đó đúng huyệt của nhau,
nhưng vào thời đó họ chưa biết điều này nên tưởng là chuông thần,
người ta gọi cái chuông đó tên là Hoàng - Chung (chuông vua).
Dựa vào âm Fa mẫu đó người ta chế ra một ống trúc thổi đúng
cao độ nốt Fa. Cứ cắt đi 1/2 ống rồi thêm vào 1/3 của ống mới cắt . . .
người ta tìm được một hệ thống nhạc sinh ra theo quãng 5.
46 * Giáo Trình Sáng Tác Ca Khúc
Ta sắp xếp các cung và nửa cung này theo thứ tự nốt nhạc thì ta sẽ
có 12 bán cung liên tiếp:
Viện bảo tàng Trung-Hoa chế ra 12 ống sáo đúng theo từng nốt
của 12 bán cung này. Bộ ống sáo đó được gọi là LUẬT LỮ. Bộ ống
sáo này được cất trong bảo tàng viện để làm kỷ niệm, vì trong thực
tế người ta chỉ dùng có 5 âm mà thôi, còn các nốt nhạc kia hầu như
không được dùng tới ngoại trừ Mi và Si.
Người Trung-Hoa gọi tên các cung bắt đầu từ F là Cung, Thương,
Giốc, Chủy, Vũ theo chu trình sinh quãng 5.
Nốt E và B sinh ra cuối cùng, nhưng vì chỉ cách F và C có nửa
cung nên nhiều khi bị lẫn lộn với nhau nên người ta gọi tên E và B là
biến cung, vì giống 2 nốt đầu: F và C mà chỉ biến đi chút ít thôi.
Hệ thống ngũ âm Trung-Hoa được xếp đặt từ nốt F, G, A, C, D.
Tạo thành một pycnon (quãng 3 trưởng) ở ngay đầu hệ thống.
Nhạc ngũ âm ở Việt-Nam chúng ta cũng đã được tìm tòi ra và
phát triển trong quần chúng, nhưng không có sự sắp xếp theo hệ
thống. Mãi đến khi quân Mông-Cổ xâm lăng nước ta và mang theo
hệ thống âm nhạc Trung-Hoa vào Việt-Nam, người Việt-Nam dựa
vào đó mà sắp xếp lại hệ thống âm nhạc của mình, chỉ khác một điều
Giáo Trình Sáng Tác Ca Khúc * 47
là chuỗi pycnon lại nằm ở cuối hệ thống, khác với của Trung-Hoa là
ở đầu hệ thống.
Trong nhạc ngũ âm Việt-Nam người ta cũng có từng kiểu nhạc,
từng giọng nhạc khác nhau theo từng miền. Sự nối kết một số âm
khác nhau, cách dùng thêm các biến cung khác nhau.
Các nhị cung, tam cung, tứ cung, ngũ cung, lục cung, thất cung này
được dùng theo từng giọng ca văn, đọc xướng, ngâm thơ, hát . . . đó
là sự phát triển dần lên của nhạc Việt-Nam.
Các bài hát do người Mông-Cổ mang theo vào Việt-Nam có tất cả
10 bài: Tẩu Mã, Sơn Đông, Hướng Mã, Lưu Thủy, Hành Vân, Lý
Ngựa Ô . . .
48 * Giáo Trình Sáng Tác Ca Khúc
Trên đây là 3 hệ thống trong nhạc Ngũ Âm. Hệ thống I cung F, hệ
thống II cung Dm, hệ thống III cung G.
Mỗi hệ thống có những nốt cột trụ. Theo Tây Phương những nốt
cột trụ ấy là chủ âm và áp âm theo từng hệ thống riêng, theo các
cung F, Dm và G. Các nốt phụ khác là những nốt khác với 2 nốt cột
trụ theo từng hệ thống.
Khi viết bài theo các hệ thống, ta muốn viết ở hệ thống nào thì
xác định rõ nốt cột trụ của hệ thống đó bằng cách cho 2 nốt cột trụ có
mặt ngay câu nhạc mở đầu. Ta nên luôn nhắc đi nhắc lại và keó dài
để xác định rõ hệ thống chính của bài.
Trong nhạc ngũ âm nhờ sự hình thành từ chu kỳ quãng 5 mà ta có
thể xác định chuyển vị lên nhiều Ton khác nhau: F, G, C, Dm. Trong
một bài nhạc ta có thể chuyển sang ton khác, không cần phải theo
thứ tự của nó và cũng không phải trở về ton cũ nữa. Khi chuyển lên,
chuyển xuống hoặc vào bài ta xác định cung của đoạn đó bằng cách
dùng nốt chủ âm và át âm nhiều để nhận rõ ngay cung chính, khi
chuyển vị ta dùng chủ âm và át âm của của vị trí mới để xác định nó.
Ta có thể dừng bài nhạc ở bất cứ vị trí nào trong bài đều được cả.
- Chuyển hệ: ta chuyển từ hệ thống căn bản này sang hệ thống
căn bản khác để pha trộn màu sắc.
- Chuyển vị: dùng các biến cung B, E, Bb, Eb để chuyển dòng
nhạc tối hơn hoặc sáng hơn, từ cung chính sang bậc V thứ, bậc II thứ
. . .
Chuyển hệ của nhạc ngũ âm tiện lợi hơn nhạc thất âm, vì chuyển
từ cung này qua cung khác, hệ thống này qua hệ thống khác chỉ cần
dùng nốt chủ âm và át âm là đủ. Còn nhạc thất âm thì phải dùng nốt
cảm âm, hợp âm đặc biệt . . .
Giáo Trình Sáng Tác Ca Khúc * 49
SO SÁNH HAI DÂY NHẠC:
TÂY PHƯƠNG VÀ ĐÔNG PHƯƠNG:
Ta nhận thấy hai dây nhạc cũng có những bán cung giống nhau,
cũng dùng 12 bán cung như nhau, chỉ khác một điều là nhạc Tây
phương bắt đầu từ C, nhạc Đông phương bắt đầu từ F.
Trong nhạc Đông phương có 3 cung chính phù hợp 3 hệ thống: F,
Dm và G. Tuy nhiên ta có thể chuyển lên hoặc xuống các cung khác,
miễn là tuân theo thứ tự cung và nửa cung trong từng hệ thống viết là
ra ngay.
Tất cả các giọng dân ca của Việt-Nam đều dựa vào 5 nốt chính: F,
G, A, C, D. Nhưng tùy theo sắc giọng và tâm tình của từng miền mà
người ta dùng một số nốt riêng biệt để tạo ra giọng dân ca riêng cho
từng vùng. Nhiều khi còn dùng thêm các biến cung E, Eb, B và Bb để
tạo nét độc đáo riêng cho từng miền, từng giọng.
Muốn viết giọng dân ca miền nào thì thì ta viết theo cách móc nối
và sử dụng số nốt riêng của miền đó, ngoài ra ta còn có thể kết hợp
thêm sự chuyển hệ và các biến cung để viết cho nốt nhạc thêm
phong phú và rõ nét từng loại dân ca, từng miền dân ca . . .
Ví dụ: dân ca miền Thượng, Trung, Nam, Bắc . . .
a. Dân ca Tây Nguyên: ưa viết khai thác các biến cung E và B,
khai thác triệt để các nửa cung E → F, B → C . . . (chú ý quan trọng:
dân ca Tây Nguyên kiêng (không dùng) nốt bậc II và nốt bậc VI, vd:
Bài viết ở cung C, kiêng nốt bậc II là nốt D và nốt bậc VI là nốt A),
khi đệm đàn cũng phải chú ý kiêng 2 nốt này)
50 * Giáo Trình Sáng Tác Ca Khúc
LÝ THUYẾT BỔ TÚC NHẠC NGŨ ÂM:
Ngũ cung:
Quan điểm và tên gọi Ngũ Âm của nhạc sĩ Hùng-Lân:
Tên gọi của các bậc âm trong hệ thống nhạc ngũ âm thường được
sử dụng:
Giáo Trình Sáng Tác Ca Khúc * 51
Bất cứ ngũ âm viết ở giọng nào, ta đều lấy tên chung là “Hò” đặt
cho quãng 5 của giọng đó và tính nốt đó ở vị trí đầu tiên.
Ở nhạc Việt-Nam, hệ thống nhạc được dùng tương tự như nhạc
Trung-Hoa và Tây phương. Chỉ khác ở một chỗ là hệ thống nhạc
Việt-Nam trên lý thuyết thì pycnon (chuỗi 3 nốt liên tiếp) luôn được
đặt ở đằng sau.
Nhạc Trung-Hoa thì pycnon đặt đàng trước nên rất sát với nhạc
Tây phương.
Tương tự cung Fa của Tây phương.
TÊN GỌI NHẠC VÀ GIỌNG
THEO NHẠC TRUNG-HOA:
Tên gọi hệ thống và nốt nhạc chưa được thống nhất, nên nhất thời
ta dùng tên gọi của hệ thống Tây phương để dễ hiểu.
Mỗi loại dân ca theo vùng thì có thói quen sử dụng riêng theo tính
cách riêng của vùng đó.
Khi viết dân ca miền nào thì ta viết theo thói quen của miền đó,
thường thêm bớt một vài nốt trong hệ thống và biến cung.
52 * Giáo Trình Sáng Tác Ca Khúc
Các chuyển động nhảy quãng 4 và quãng 5 thường được sử dụng
trong nhạc dân tộc, người ta gọi đó là những thói quen của dân ca.
PHƯƠNG PHÁP ĐỂ CHUYỂN HỆ:
Ta muốn chuyển dòng nhạc từ hệ thống này sang hệ thống khác
(gọi tắt là chuyển hệ) thì chỉ cần dùng các biến cung để tạo ra những
pycnon mới, những pycnon tùy theo từng hệ thống để ta xác định hệ
thống nhạc mới chuyển qua.
Khi chuyển hệ qua hệ thống mới nếu muốn duy trì hệ thống nhạc
mới đó thì ta dùng các thói quen quãng 4 và quãng 5 của hệ thống đó
để xác định.
Ta nên dùng pha vài hệ thống với nhau để bài nhạc được phong
phú hơn.
Các biến cung thường dùng là 2 biến cung mới và gần hệ thống:
Theo ký âm của nhạc Tây phương thì 2 biến cung này là nốt bậc
IV và bậc VII của hệ thống. Ta có thể dùng ở cao độ E và B thường
hoặc Eb và Bb cũng được, cần lưu ý là nếu dùng các biến cung thì
phải tránh dùng các chuyển động quãng 2 thứ (D → Eb, A → Bb),
trừ vài dòng dân ca có nét đặc thù là quãng 2 thứ, ngoài ra ta đều
phải tránh vì nếu có chuyển động quãng 2 thứ sẽ mất tính chất dân ca
Việt-Nam ngay.
Hai biến cung E và B có thể già hoặc non theo dân ca từng vùng.
Vừa thì là E và B, già thì là F và C, non thì là Eb và Bb, non quá thì
là D và A.
Giáo Trình Sáng Tác Ca Khúc * 53
SỬ DỤNG HÒA ÂM CHO NGŨ CUNG:
Theo Ngũ Cung ta có 5 nốt là: F, G, A, C, D. Ta có thể dựng hợp
âm trên một số nốt bậc âm theo ngũ cung đó.
Ta nhận thấy:
Hợp âm bậc I: có đủ 3 nốt: I, III, V. (q.1, q.3, q.5).
Hợp âm bậc II: có 2 nốt. (thiếu nốt quãng 3).
Hợp âm bậc III: có 2 nốt. (thiếu nốt quãng 5).
Hợp âm bậc IV: trong ngũ cung không có hợp âm bậc IV.
Hợp âm bậc V: có 2 nốt. (thiếu nốt quãng 3).
Hợp âm bậc VI: có đủ 3 nốt. (q.1, q.3, q.5).
Hợp âm bậc VII: trong ngũ cung không có hợp âm bậc VII.
Dựng hợp âm 3 nốt trên ngũ cung:
Dựng hợp âm 4 nốt trên ngũ cung:
Dựng hợp âm 5 nốt trên ngũ cung:
54 * Giáo Trình Sáng Tác Ca Khúc
Trên các bậc âm đều có thể đặt các loại hợp âm thuận và nghịch,
miễn sao chỉ trong 5 cung và không để tai nghe lộn sang hợp âm
khác, và có thể giải quyết sang hợp âm khác mà không lộn hợp âm.
Theo tai nghe Việt-Nam, ta có thêm nét hoà âm lạ tai mà vẫn có
âm Việt-Nam là thêm vào hợp âm một nốt quãng 2 trưởng để tạo
thêm pycnon.
Ngoài ra trong hợp âm ta có thể thêm nốt quãng 6 nữa.
Trong giải kết nếu muốn dùng hợp âm nghịch thì chỉ nên dùng
hợp âm có thêm nốt quãng 2 trưởng mà thôi, không nên dùng hợp âm
có thêm nốt quãng 6 trưởng vì nốt quãng 6 trưởng nghe ra Tây
Phương hơn là Việt-Nam.
Kỷ niệm Lớp Sáng Tác Ca Khúc khai giảng ngày 21/11/1981
Thầy: Nhạc sĩ Viết Chung.
Học trò: Ngọc Linh, Anh Tuấn, Hải Nguyễn
Giáo trình Sáng Tác Ca Khúc - do Ns. Hải Nguyễn biên soạn lại từ
chương trình dạy lớp Sáng Tác Ca khúc của Cố Nhạc sĩ Viết Chung.
Mọi góp ý, thắc mắc, thư từ xin liên lạc theo địa chỉ:
- Ns. Hải Nguyễn, 873, đường Nguyễn Duy Trinh, Tổ 1, Khu phố 2,
Phường Phú Hữu, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
- Điện thoại: 084.08.7316104 - 084. 093 786 9626
- Email: josephhainguyen@yahoo.com
Giáo Trình Sáng Tác Ca Khúc * 55
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_sang_tac_ca_khuc.pdf