Giáo trình “Sản xuất tương ớt” trình bày khái quát về nguyên liệu và quy
trình sản xuất tương ớt; kiến thức và kỹ năng về kiểm tra nhà xưởng, cách bố trí4
các khu vực sản xuất trong nhà xưởng; chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, bao bì sản
xuất tương ớt; chuẩn bị nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ trong sản xuất tương
ớt; sản xuất tương ớt đóng hộp, tương ớt xào. Thời lượng mô đun 68 giờ.
Kết cấu giáo trình gồm 08 bài như sau:
Bài 1. Giới thiệu chung về sản xuất tương ớt
Bài 2. Chuẩn bị nhà xưởng sản xuất tương ớt
Bài 3. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, bao bì, đồ bảo hộ sản xuất tương ớt
Bài 4. Chuẩn bị nguyên liệu phụ sản xuất tương ớt
Bài 5. Chuẩn bị nguyên liệu chính sản xuất tương ớt
Bài 6. Sản xuất tương ớt đóng hộp
Bài 7. Sản xuất tương ớt xào
Bài 8. An toàn thực phẩm trong sản xuất tương ớt
104 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 638 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Sản xuất tương ớt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đặc thấp hoặc thời
gian cô đặc không đảm bảo.
- Bảo quản tương ớt không
đúng yêu cầu
- Chú ý đến chế độ cô
đặc: đúng nhiệt độ và thời
gian.
- Bảo quản tương ớt đúng
yêu cầu.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi:
1.1. Nêu các chỉ tiêu cảm quan của sản phẩm tương ớt đóng
hộp và yêu cầu của các chỉ tiêu đó.
1.2. Nêu những dạng hư hỏng của sản phẩm tương ớt đóng hộp
78
và trình bày nguyên nhân, cách hạn chế những hư hỏng đó.
1.3. Khi sản xuất tương ớt đóng hộp thì cần lưu ý những gì để sản phẩm
làm ra đạt kết quả tốt?
2. Bài tập thực hành
2.1. Bài tập thực hành 5.6.1: Sắp xếp theo trật tự đúng và giải thích các
bước sản xuất tương ớt từ các hình ảnh sau:
Hình 1.
Hình 2.
Hình 3.
Hình 4.
Hình 5.
Hình 6.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức nghề để thực hiện các bước công việc sản
xuất tương ớt đóng hộp.
- Nguồn lực: Hình ảnh các bước thực hiện sản xuất tương ớt đóng hộp.
79
- Cách thức tiến hành: Thực hiện đối với từng học viên. Mỗi học viên nhận
một phiếu trả lời, bút.
- Nhiệm vụ: Mỗi học viên quan sát, nhận xét và sắp xếp tất cả những hình
ảnh được đưa ra theo trật tự đúng.
Các hoạt động cần thực hiện:
+ Quan sát hình ảnh các bước sản xuất tương ớt đóng hộp
+ Nhận xét về những hoạt động xảy ra trên ảnh
+ Sắp xếp các hình ảnh đó theo một trật tự hợp lý
+ Điền vào phiếu kết quả chọn lựa
- Thời gian hoàn thành: 15 phút/1 học viên.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:
+ Thực hiện các hoạt động theo đúng trình tự;
+ Sắp xếp đúng các bước sản xuất tương ớt từ những hình ảnh đưa ra.
2.2. Bài tập thực hành 5.6.2: Thực hành sản xuất tương ớt đóng hộp
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các
bước công việc sản xuất tương ớt đóng hộp.
- Nguồn lực:
+ Nguyên liệu chính: Hỗn hợp cà chua và ớt đã xay nhuyễn, tất cả các
nguyên liệu phụ cần sử dụng để sản xuất tương ớt đóng hộp.
+ Dụng cụ: Máy chà, rây chà, thùng rót, phễu, bao bì chứa đựng sản
phẩm, nhãn, nhiệt kế, cân, chậu, rổ, tô, chén, chảo, bếp, đũa, bút viết, keo dán,....
+ Trang phục bảo hộ: Áo, găng tay,...
- Cách thức tiến hành: Chia các nhóm nhỏ (3÷5 học viên/nhóm)
- Nhiệm vụ: Mỗi nhóm đều nhận nhiệm sản xuất ra sản phẩm tương ớt
đóng hộp với nguyên phụ liệu đã cho.
Các hoạt động cần thực hiện:
+ Nhận nguyên phụ liệu chính.
+ Chọn dụng cụ thực hành.
+ Thực hiện các bước sản xuất tương ớt đóng hộp theo nội dung hướng
dẫn:
Bước 1. Chà nguyên liệu
Bước 2. Cô đặc và phối trộn nguyên liệu phụ
Bước 3. Kiểm tra chất lượng sản phẩm tương ớt đóng hộp
Bước 4. Rót sản phẩm và bao bì
80
Bước 5. Dán nhãn
Bước 6. Bảo quản sản phẩm
- Thời gian hoàn thành: 5÷6 giờ/1 nhóm.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:
+ Thực hiện các hoạt động theo đúng trình tự.
+ Thao tác thực hiện các bước sản xuất tương ớt đóng hộp đúng yêu cầu
kỹ thuật
+ Sản phẩm tương ớt đóng hộp làm ra đạt yêu cầu chất lượng.
C. Ghi nhớ
Cần chú ý các nội dung trọng tâm:
Để làm ra sản phẩm tương ớt đóng hộp đạt yêu cầu chất
lượng và đảm bảo an toàn thực phầm, cần quan tâm:
- Thứ tự các bước sản xuất tương ớt đóng hộp.
- Các thông số kỹ thuật: tỉ lệ ớt và cà chua nguyên liệu, lượng nguyên liệu
phụ được sử dụng (muối, đường, vitamin C, giấm, chất bảo quản, chất màu, tinh
bột biến tính,...), nhiệt độ cô đặc, thời gian cô đặc, thời điểm phối trộn nguyên
liệu phụ, độ đặc cuối của sản phẩm,....phải đảm bảo đúng yêu cầu.
81
BÀI 7. SẢN XUẤT TƯƠNG ỚT XÀO
Mã bài: MĐ 05 - 07
A. Nội dung
1. Tỉ lệ nguyên phụ liệu sản xuất tương ớt xào
Để dễ dàng cho việc tính toán, nguyên phụ liệu được chọn cho một mẻ như
sau:
Stt Nguyên, phụ liệu Khối lượng, hàm lượng Ghi chú
1 Ớt sừng 1,3 kg
2 Ớt hiểm 0,2 kg
3 Tổng lượng nguyên
liệu sau khi xay
1,3
4 Đường 1÷1,3 kg
5 Muối hạt 100 gam
6 Nước 300 gam
7 Tỏi (hoặc hành) 20 gam
2. Xào nguyên liệu
Mục đích: Nguyên liệu sau khi xay nhỏ được chuyển sang công đoạn xào
để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
Cách thực hiện:
- Sau khi xay ớt, cho nước, đường,
muối vào, trộn đều
- Phi thơm hành tỏi trong dầu (hình
5.7.1.).
Hình 5.7.1. Phi thơm hành tỏi
Mục tiêu:
- Nêu được các công đoạn tiến hành sản xuất tương ớt
xào;
- Thực hiện được các công việc: phối trộn nguyên liệu chính, xào
nguyên liệu, làm nguội, đóng gói, bảo quản và kiểm tra chất
lượng sản phẩm theo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật;
- Có thái độ nghiêm túc, cẩn thận, thao tác chính xác khi sản xuất
tương ớt.
82
- Xào ớt với ngọn lửa nhỏ, thời gian
xào khoảng 6÷8 giờ (hình 5.7.2.).
- Đây là tương ớt xào nên không cần
phải đo độ đặc của sản phẩm.
Hình 5.7.2. Xào tương ớt
- Khi ớt keo lại, tiếp tục xào với lửa to
để ráo nước trong tương ớt xào (hình
5.7.3.).
Hình 5.7.3. Xào ráo nước
3. Rót sản phẩm vào bao bì
Mục đích: Giúp sản phẩm cách ly với môi trường bên ngoài, kéo dài thời
gian sử dụng.
Với bao bì nhựa thì nhiệt độ rót chai là 65÷700C. Nếu nhiệt độ thấp hơn thì
thời gian bảo quản của sản phẩm không cao, còn nếu nhiệt độ cao hơn thì làm
bao bì biến dạng.
Cách thực hiện:
Nhắc chảo xuống, để nguội, có thể tiến hành theo 2 cách là làm nguội tự
nhiên và làm nguội cưỡng bức.
- Làm nguội tự nhiên: Là phương pháp để chảo sản phẩm trong phòng, sản
phẩm nguội từ từ nhờ nhiệt độ môi trường thấp hơn nhiệt độ sản phẩm sau khi
cô đặc.
- Làm nguội cưỡng bức: Là phương pháp làm nguội sản phẩm nhờ quạt.
Phương pháp làm nguội này có ưu điểm hơn phương pháp làm nguội tự nhiên là
- Cho sản phẩm vào bao bì (hình
5.7.4.).
Hình 5.7.4. Rót sản phẩm vào bao bì
83
- Sau khi rót hộp, rắc một lớp mè đã rang thơm (hình 5.7.5.) và cho một
lớp dầu lên bề mặt sản phẩm (hình 5.7.6.). Việc rót dầu lên bề mặt sản phẩm sẽ
giúp thời gian bảo quản kéo dài.
Hình 5.7.5. Rắc lớp mè
Hình 5.7.6. Cho dầu lên bề mặt
- Vặn nắp hộp và có được sản phẩm tương ớt xào (hình 5.7.7.). Sản phẩm
có thể đóng vào bao bì thủy tinh.
Hình 5.7.8. Sản phẩm cuối cùng
4. Bảo quản tương ớt xào
Vì sản phẩm tương ớt xào được chứa đựng trong chai nhựa, không qua cô
đặc và cũng không qua công đoạn thanh trùng, do vậy, để kéo dài thời gian sử
dụng thì nên bảo quản lạnh (bảo quản ở nhiệt độ thấp)
Có thể để tương ớt xào vào ngăn mát (ngăn dưới) của tủ lạnh hoặc bảo
quản trong tủ mát. Nhiệt độ bảo quản: 7 đến 100C.
5. Kiểm tra chất lượng sản phẩm tương ớt xào (hình 5.7.9.)
Các chỉ tiêu cần kiểm tra đối với sản phẩm tương ớt là chỉ tiêu cảm quan
bên ngoài, gồm màu sắc, độ đặc và chỉ tiêu về mùi, vị của sản phẩm.
84
5.1. Màu sắc
Yêu cầu: Màu sắc của sản phẩm
phải đảm bảo đỏ hơi sẫm, đồng đều về
màu sắc trong toàn bộ khối sản phẩm.
Hình 5.7.9. Sản phẩm tương ớt xào
5.2. Độ đặc
Yêu cầu: Sản phẩm phải đạt độ đặc, trong sản phẩm có thịt quả và có hạt
phân bố đồng đều trong khối sản phẩm,.
5.3. Mùi, vị của sản phẩm
Yêu cầu: Sản phẩm phải có mùi thơm tự nhiên của ớt, cà chua, vị cay của
ớt, vị ngọt của đường, không có mùi ôi, thiu, mốc.
6. Các hiện tượng hư hỏng của tương ớt xào - Nguyên nhân và biện
pháp khắc phục
6.1. Một số dạng hư hỏng của tương ớt xào
- Tương ớt bị khô (hình 5.7.10.).
Hình 5.7.10. Tương ớt bị khô
- Tương ớt bị mốc (hình
5.7.11.).
Hình 5.7.28. Tương ớt bị mốc
85
6.2. Nguyên nhân và biện pháp phòng tránh hư hỏng của sản tương
ớt xào
Hiện tượng hư
hỏng
Nguyên nhân Khắc phục
1. Tương ớt bị khô
Phối chế phụ liệu không
đúng công thức: ít đường, ít
nước.
Chú ý phối chế phụ
liệu đúng công thức.
2. Tươg ớt bị mốc
- Xào tương không đúng chế
độ: thời gian cô đặc không
đảm bảo.
- Bảo quản tương ớt không
đúng yêu cầu.
- Chú ý đến chế độ
cô đặc: đúng thời
gian.
- Bảo quản tương ớt
đúng yêu cầu.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
1.1. Nêu các chỉ tiêu cảm quan của sản phẩm tương ớt xào và
yêu cẩu của các chỉ tiêu đó.
1.2. Nêu những dạng hư hỏng của sản phẩm tương ớt xào và
trình bày nguyên nhân, cách hạn chế những hư hỏng đó.
1.3. Khi sản xuất tương ớt xào thì cần lưu ý những gì để sản phẩm làm ra
đạt kết quả tốt?
2. Bài tập thực hành
2.1. Bài thực hành số 5.7.1: Sắp xếp theo trật tự đúng và giải thích các
bước sản xuất tương ớt xào từ các hình ảnh sau:
Hình 1.
Hình 2.
86
Hình 3.
Hình 4.
Hình 5.
Hình 6.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức nghề để thực hiện các bước công việc sản
xuất tương ớt xào.
- Nguồn lực: Hình ảnh các bước thực hiện sản xuất tương ớt xào.
- Cách thức tiến hành: Thực hiện đối với từng học viên. Mỗi học viên nhận
một phiếu trả lời, bút.
- Nhiệm vụ: Mỗi học viên quan sát, nhận xét và sắp xếp tất cả những hình
ảnh được đưa ra theo trật tự đúng.
Các hoạt động cần thực hiện:
+ Quan sát hình ảnh các bước sản xuất tương ớt xào.
+ Nhận xét về những hoạt động xảy ra trên ảnh.
+ Sắp xếp các hình ảnh đó theo một trật tự hợp lý.
+ Điền vào phiếu kết quả chọn lựa.
- Thời gian hoàn thành: 15 phút/1 học viên.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:
+ Thực hiện các hoạt động theo đúng trình tự.
+ Sắp xếp đúng các bước sản xuất tương ớt xào từ những hình ảnh đưa ra.
87
2.2. Bài thực hành số 5.7.2: Thực hành sản xuất tương ớt xào
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các
bước công việc sản xuất tương ớt xào.
- Nguồn lực:
+ Nguyên liệu chính: Hỗn hợp cà chua và ớt đã xay nhuyễn, tất cả các
nguyên liệu phụ cần sử dụng để sản xuất tương ớt xào.
+ Dụng cụ: Máy chà, rây chà, thùng rót, phễu, bao bì chứa đựng sản
phẩm, nhãn, nhiệt kế, cân, chậu, rổ, tô, chén, chảo, bếp, đũa, bút viết, keo dán,....
+ Trang phục bảo hộ: Áo, găng tay,...
- Cách thức tiến hành: Chia các nhóm nhỏ (3÷5 học viên/nhóm)
- Nhiệm vụ: Mỗi nhóm đều nhận nhiệm sản xuất ra sản phẩm tương ớt xào
với nguyên phụ liệu đã cho.
Các hoạt động cần thực hiện:
+ Nhận nguyên phụ liệu chính.
+ Chọn dụng cụ thực hành.
+ Thực hiện các bước sản xuất tương ớt xào theo nội dung hướng dẫn:
Bước 1. Phối trộn muối, đường.
Bước 2. Xào ớt.
Bước 3. Kiểm tra chất lượng sản phẩm tương ớt xào.
Bước 4. Rót sản phẩm và bao bì.
Bước 5. Dán nhãn.
Bước 6. Bảo quản sản phẩm.
- Thời gian hoàn thành: 6÷8 giờ/1 nhóm.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:
+ Thực hiện các hoạt động theo đúng trình tự.
+ Thao tác thực hiện các bước sản xuất tương ớt xào đúng yêu cầu kỹ
thuật.
+ Sản phẩm tương ớt xào làm ra đạt yêu cầu chất lượng.
C. Ghi nhớ
Cần chú ý các nội dung trọng tâm:
Cần chú ý các nội dung trọng tâm:
Để làm ra sản phẩm tương ớt xào đạt yêu cầu chất lượng
88
và đảm bảo an toàn thực phầm, cần quan tâm:
- Thứ tự các bước sản xuất tương ớt xào.
- Các thông số kỹ thuật: tỉ lệ nguyên phụ liệu (ớt : đường), lượng nguyên
liệu phụ được sử dụng (muối, dầu ăn, hành, tỏi,...), thời điểm phối trộn nguyên
liệu phụ, độ đặc cuối của sản phẩm,....phải đảm bảo đúng yêu cầu.
89
BÀI 8. AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT TƯƠNG ỚT
Mã bài: MĐ 05 - 08
A. Nội dung
1. An toàn thực phẩm
Tham khảo nội dung giáo trình mô đun sản xuất mứt quả, bài 8 (trang 87).
2. Các mối nguy gây mất an toàn thực phẩm trong sản xuất tương ớt
Các mối nguy bao gồm: mối nguy sinh học, mối nguy hóa học và mối nguy
vật lý.
Những nguồn tạo mối nguy sinh học, vật lý và hóa học tương tự như nội
dung trong giáo trình sản xuất mứt quả (trang 89, 90).
Riêng đối với mối nguy hóa học thì một nguồn có thể gây ra mối nguy này
là chất phụ gia. Các loại phụ gia thực phẩm dùng trong công nghệ sản xuất
tương ớt là chất màu, axit xitric và chất bảo quản. Nếu sử dụng quá liều lượng
cho phép hoặc sử dụng loại không dùng cho thực phẩm, có hàm lượng tạp chất
cao thì sẽ gây ra mối nguy này rất lớn.
3. Biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất tương ớt
Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất tương ớt thì lần lượt phải
quan tâm đến những vấn đề sau:
- Vệ sinh trong toàn bộ quá trình sản xuất:
+ Nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ,...: Phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trong
suốt quá trình sản xuất.
+ Ngăn chặn vật gây hại, vật nuôi xâm nhập vào nhà xưởng.
+ Con người:
Rửa sạch tay trước khi chế biến, sau khi đi vệ sinh, giữ vệ sinh trong
quá trình chế biến. Khi chế biến, tốt nhất nên trang bị cho người tham gia chế
biến đồ bảo hộ như quần, áo, giày, găng tay, khăn bịt mặt, mũ,...., nhằm hạn chế
Mục tiêu:
- Nêu được các khái niệm về an toàn thực phẩm;
- Nêu được tầm quan trọng của thực phẩm;
- Nhận biết được các mối nguy gây mất an toàn thực phẩm trong
sản xuất tương ớt;
- Trình bày được các biện pháp để đảm bảo an toàn thực phẩm
trong sản xuất tương ớt.
90
các mối nguy sinh học, vật lý,...
Khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra phát hiện người lành mang mầm
bệnh. Người đang mắc các bệnh nhiễm trùng không nên tham gia vào chế biến
tương ớt.
- Sử dụng, quản lý nguyên, phụ liệu, hóa chất trong sản xuất:
+ Sử dụng nguồn nước sạch trong chế biến tương ớt.
+ Chọn lựa nguyên liệu tươi, mới, theo đúng yêu cầu kỹ thuật, không bị
hỏng và mua nguyên liệu từ nguồn tin cậy. Không mua nguyên liệu hư hỏng,
mốc vì nấm mốc sẽ sinh ra độc tố trong thực phẩm.
+ Lựa chọn phần ăn được, loại bỏ các vật lạ lẫn vào trong thịt quả như:
mảnh kim loại, thủy tinh, hạt, vỏ, cuống,
+ Hóa chất chọn dùng (chất màu, chất bảo quản) phải là hóa chất thực
phẩm, tinh khiết, được phép sử dụng, được bao gói và bảo quản đúng điều kiện
cho phép. Sử dụng đúng liều lượng: liều lượng sử dụng chất màu không quá
0,1% so với khối lượng sản phẩm; Liều lượng sử dụng chất bảo quản không quá
0,1% so với khối lượng sản phẩm
- Chế biến đúng phương pháp:
+ Khi sản xuất, không để nguyên liệu tươi ban đầu gần tương ớt thành
phẩm để tránh nhiễm bẩn từ nguyên liệu sống vào sản phẩm.
+ Rửa nguyên liệu đúng yêu cầu để loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc
bảo quản nguyên liệu (nếu có).
+ Chế biến nhiệt (đun nóng, chần, cô đặc, xào) đúng nhiệt độ và thời gian
quy định. Gia nhiệt, cô đặc, xào đúng chế độ sẽ làm cho vi sinh vật, đặc biệt là
vi sinh vật gây ngộ độc có mặt trong tương ớt bị tiêu diệt.
- Thực hiện các thao tác như gia nhiệt, cô đặc, xào, rót chai,...đúng chế độ,
đúng quy trình.
- Bảo quản nguyên liệu, tương ớt thành phẩm đúng yêu cầu:
+ Nguyên liệu rau quả (cà chua, ớt) chế biến tương ớt rất nhanh bị hỏng,
giảm chất lượng nếu để lâu chưa chế biến mà không được bảo quản lạnh. Nên
mua nguyên liệu tươi và chế biến ngay để sản phẩm vừa ngon, vừa đảm bảo an
toàn.
+ Bao gói, đóng hộp sản phẩm: Việc bao gói, đóng hộp sản phẩm sẽ giúp
sản phẩm cách ly với môi trường, đảm bảo được an toàn thực phẩm.
+ Đặt sản phẩm cách xa mặt đất, bảo quản nơi khô thoáng, mát.
+ Sản phẩm tương ớt tuy có một độ đặc nhất định nhưng nấm mốc vẫn có
thể xâm nhập và phát triển được, do đó, tốt nhất là nên bảo quản ở nhiệt độ lạnh
để giữ được lâu hơn.
91
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi:
1.1. Hãy chọn cụm từ thích hợp ở cột A để hoàn thiện câu phát
biểu ở cột B:
Cột A Cột B
a) An toàn
b) An toàn thực phẩm
c) Biện pháp phòng ngừa
d) Không gây hại
e) Vệ sinh
f) Vi sinh vật
Câu 1. ....(1).... thực phẩm: là việc bảo đảm để thực
phẩm ....(2).... đến sức khỏe, tính mạng con người.
Câu 2. (3) thực phẩm: là tất cả các (4),
được tiến hành nhằm phòng tránh các (5) có
mặt ở môi trường xung quanh, gây hại tới an toàn
thực phẩm và có thể ảnh hưởng tới sức khỏe người
tiêu dùng.
Câu 3. Thực phẩm (6): một thực phẩm được coi
là (7) khi thực phẩm đó không chứa bất kỳ một
hóa chất, (8), yếu tố vật lý độc hại nào.
1.2. Theo bạn điều gì có thể xảy ra nếu cơ sở tiếp tục sản xuất ra những
thực phẩm không an toàn?
1. Cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ mất khách hàng.
2. Một số người tiêu dùng bị ngộ độc có thể dẫn đến tử vong.
3. Cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ bị thiệt hại và có thể bị phá sản.
4. Cơ sở sản xuất kinh doanh có thể bị kiện, truy tố trước pháp luật.
5. Tất cả các ý trên đều có thể xảy ra.
1.3. Hãy chỉ ra các mối nguy gây mất an toàn thực phẩm trong từng công
đoạn sản xuất tương ớt đóng hộp và đề xuất biện pháp phòng ngừa các mối nguy
đó vào bảng sau:
Công đoạn Mối nguy Biện pháp phòng ngừa
1. Chuẩn bị nhà xưởng,
thiết bị, dụng cụ, bao bì
2. Xử lý nguyên liệu phụ
3. Xử lý nguyên liệu chính
92
4. Chà
5. Cô đặc, phối trộn
6. Rót chai
7. Bảo quản tương ớt
C. Ghi nhớ
Cần chú ý các nội dung trọng tâm:
Đảm bảo an toàn thực phẩm là vấn đề quyết định đến chất
lượng sản phẩm và sự tồn tại của cơ sở sản xuất. Do đó, phải
nhận thấy được tầm quan trọng của an toàn thực phẩm; Nhận
biết các mối nguy gây mất an toàn thực phẩm trong sản xuất tương ớt và biện
pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất tương ớt.
93
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN
I. Vị trí, tính chất của mô đun
- Vị trí: Sản xuất tương ớt là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình
dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề “Chế biến rau quả”. Mô đun cũng có thể
giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học.
- Tính chất: Sản xuất tương ớt là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ
năng thực hành chế biến tương ớt; được giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa
phương có đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ cần thiết.
II. Mục tiêu của mô đun
Học xong mô đun này người học có khả năng:
- Liệt kê được các tiêu chuẩn sản phẩm, mô tả được quy trình công nghệ và
các bước công việc sản xuất tương ớt;
- Thực hiện bố trí nhà xưởng sản xuất tương ớt hợp lý; lựa chọn, sử dụng,
vệ sinh các thiết bị, dụng cụ sản xuất tương ớt đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Lựa chọn nguyên phụ liệu sản xuất tương ớt đúng tiêu chuẩn kỹ thuật;
- Thực hiện được các bước công việc trong từng công đoạn sản xuất tương
ớt: chuẩn bị nguyên phụ liệu, gia nhiệt, xay nhuyễn, chà, cô đặc, xào, làm nguội,
bảo quản sản phẩm tương ớt theo đúng trình tự, yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo sản
xuất ra sản phẩm tương ớt đạt yêu cầu chất lượng, hiệu quả kinh tế và an toàn
thực phẩm;
- Tìm được nguyên nhân và khắc phục được một số sự cố thông thường
trong sản xuất tương ớt;
- Kiểm tra, đánh giá được một số chỉ tiêu cơ bản của sản phẩm tương ớt;
- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, khéo léo, chính xác, trung thực; tuân thủ
nguyên tắc sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm.
III. Nội dung của mô đun
Mã bài Tên bài
Loại
bài
dạy
Địa
điểm
Thời gian
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*
MĐ05-01 Bài 1. Giới thiệu
sản phẩm tương
ớt
Lý
thuyết
Lớp
học
2 2 0 0
MĐ05-02 Bài 2. Chuẩn bị
nhà xưởng sản
xuất tương ớt
Tích
hợp
Xưởng
thực
hành
6 2 4 0
MĐ05-03 Bài 3. Chuẩn bị Tích Xưởng 6 2 4 0
94
Mã bài Tên bài
Loại
bài
dạy
Địa
điểm
Thời gian
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*
thiết bị, dụng cụ,
bao bì, đồ bảo hộ
sản xuất tương ớt
hợp thực
hành
MĐ05-04 Bài 4. Chuẩn bị
nguyên liệu phụ
sản xuất tương ớt
Tích
hợp
Xưởng
thực
hành
6 2 4 0
MĐ05-05 Bài 5. Chuẩn bị
nguyên liệu chính
sản xuất tương ớt
Tích
hợp
Xưởng
thực
hành
8 2 6 0
MĐ05-06 Bài 6. Sản xuất
tương ớt đóng
hộp
Tích
hợp
Xưởng
thực
hành
16 2 12 2
MĐ05-07 Bài 7. Sản xuất
tương ớt xào
Tích
hợp
Xưởng
thực
hành
18 2 14 2
MĐ05-08 Bài 8. An toàn
thực phẩm trong
sản xuất tương ớt
Lý
thuyết
Lớp
học
2 2
Kiểm tra hết mô đun 4 0 0 4
Cộng 68 16 44 8
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành
- Hướng dẫn các nhóm/cá nhân tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành
(1÷2 nhóm/cá nhân điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên)
- Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được
chọn.
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho
cả lớp học.
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng tiêu chí.
4.1. Đánh giá bài thực hành 5.2.1: Vệ sinh nhà xưởng sản xuất
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Bảo hộ lao động được Quan sát, kiểm tra việc mang đủ và đúng
95
chuẩn bị đủ các dụng cụ bảo hộ
Tiêu chí 2: Dung dịch hóa chất vệ
sinh được pha đúng tỉ lệ
Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu
với tỉ lệ hóa chất cho phép
Tiêu chí 3: Nhà xưởng được quét
sạch tạp chất đất, cát, rác thải
Quan sát thao tác, kiểm tra nhà xưởng
Tiêu chí 4: Thao tác lau nhà xưởng
đúng trình tự
Quan sát, đối chiếu với bảng trình tự
thao tác vệ sinh nhà xưởng
Tiêu chí 5: Hoàn thành việc vệ sinh
nhà xưởng trong thời gian 30 40
phút.
Quan sát, xác định giờ thực hiện vệ sinh
của từng nhóm
Tiêu chí 6: Sự phân công và phối
hợp hoạt động hợp lý giữa các
thành viên trong nhóm.
Quan sát, đánh giá
Tiêu chí chung: Nhà xưởng
đảm bảo sạch sau khi vệ sinh: khô,
không còn rác thải, chất bẩn, nước
đọng,....
Kiểm tra bằng cảm quan nhà xưởng sau
khi vệ sinh
4.2. Đánh giá bài thực hành 5.2.2: Phát hiện điểm sai trong sơ đồ bố trí
nhà xưởng sản xuất tương ớt
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Bản vẽ được quan sát cẩn
thận
Quan sát, kiểm tra việc quan sát
bản vẽ của học viên
Tiêu chí 2: Những vị trí bố trí sai được
đánh dấu
Quan sát thao tác của học viên
Tiêu chí 3: Kết quả được điền vào phiếu Quan sát thao tác của học viên
Tiêu chí 4: Kết quả ghi chép được kiểm
tra lại
Quan sát thao tác của từng nhóm
Tiêu chí 5: Hoàn thành bài tập trong thời
gian 15 phút
Quan sát, xác định giờ thực hiện
bài tập của từng nhóm
Tiêu chí 6: Sự phân công và phối hợp
hoạt động hợp lý giữa các thành viên
trong nhóm.
Quan sát, đánh giá
96
Tiêu chí chung: Tìm đúng những khu
vực bố trí sai trong bản vẽ
Kiểm tra phiếu trả lời của các
nhóm
4.3. Đánh giá Bài thực hành 5.3.1: Vệ sinh các thiết bị, dụng cụ trong nhà
xưởng
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Bảo hộ lao động được
chuẩn bị đủ
Quan sát, kiểm tra việc mang đủ và
đúng các dụng cụ bảo hộ
Tiêu chí 2: Những dụng cụ được
chọn theo danh mục được phân
công
Quan sát và đối chiếu với danh mục
phân công
Tiêu chí 3: Dung dịch hóa chất vệ
sinh được pha đúng tỉ lệ
Quan sát thao tác của học viên, đối
chiếu với tỉ lệ hóa chất cho phép
Tiêu chí 4: Thao tác rửa đúng trình
tự
Quan sát
Đối chiếu với bảng trình tự thao tác vệ
sinh thiết bị, dụng cụ
Tiêu chí 5: Hoàn thành việc vệ
sinh thiết bị, dụng cụ trong thời
gian 50÷60 phút.
Quan sát, xác định giờ thực hiện vệ sinh
của từng nhóm
Tiêu chí 6: Sự phân công và phối
hợp hoạt động hợp lý giữa các
thành viên trong nhóm.
Quan sát, đánh giá
Tiêu chí chung: Thiết bị, dụng cụ
khô và sạch
Kiểm tra bằng cảm quan thiết bị, dụng
cụ sau khi vệ sinh
4.4. Đánh giá Bài thực hành 5.3.2: Vệ sinh bao bì dùng trong sản xuất
tương ớt
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Bảo hộ lao động được
chuẩn bị đủ
Quan sát, kiểm tra việc mang đủ và
đúng các dụng cụ bảo hộ
Tiêu chí 2: Bao bì được chọn đúng
theo danh mục được phân công
Quan sát và đối chiếu với danh mục
phân công
Tiêu chí 3: Dung dịch hóa chất vệ Quan sát thao tác của học viên, đối
97
sinh được pha đúng tỉ lệ chiếu với tỉ lệ hóa chất cho phép
Tiêu chí 4: Thao tác rửa bao bì
đúng trình tự
Quan sát
Đối chiếu với bảng trình tự thao tác vệ
sinh bao bì
Tiêu chí 5: Hoàn thành việc vệ
sinh thiết bị, dụng cụ trong thời
gian 50÷60 phút.
Quan sát, xác định giờ thực hiện vệ sinh
của từng nhóm
Tiêu chí 6: Sự phân công và phối
hợp hoạt động hợp lý giữa các
thành viên trong nhóm.
Quan sát, đánh giá
Tiêu chí chung: Bao bì khô và sạch
Kiểm tra bằng cảm quan bao bì sau khi
vệ sinh
4.5. Đánh giá Bài thực hành 5.3.3: Vận hành thiết bị sản xuất tương ớt
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Thiết bị được chọn
đúng theo danh mục phân công
Quan sát và đối chiếu với danh mục
phân công
Tiêu chí 2: Thiết bị được kiểm tra
trước khi vận hành
Quan sát hoạt động của học viên
Tiêu chí 3: Thiết bị được vận hành
đúng theo quy trình
Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu
với quy trình vận hành của thiết bị
Tiêu chí 4: Thiết bị được ngừng
hoạt động đúng trình tự
Quan sát thao tác ngừng máy của học
viên, kiểm tra công tắc, cầu dao.
Tiêu chí 5: Tình trạng của máy
được ghi chép cụ thể
Quan sát, kiểm tra sự ghi chép của học
viên
Tiêu chí 6: Hoàn thành việc vận
hành thiết bị trong thời gian 5060
phút.
Quan sát, xác định giờ thực hiện vận
hành thiết bị của từng nhóm
Tiêu chí 7: Sự phân công và phối
hợp hoạt động hợp lý giữa các
thành viên trong nhóm.
Quan sát, đánh giá
Tiêu chí chung: Thiết bị được vận
hành đúng quy trình, an toàn
Quan sát, kiểm tra theo bảng hướng dẫn
quy trình vận hành
98
4.6. Đánh giá bài thực hành 5.4.1: Thực hành xử lý nguyên liệu phụ sản
xuất tương ớt.
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Bảo hộ lao động được
chuẩn bị đủ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_san_xuat_tuong_ot.pdf