Giáo trình Sản xuất cây giống rau hữu cơ

Giáo trình “Sản xuất cây giống” bao gồm 03 bài giới thiệu khái quát về

kiến thức, kỹ năng về các phương pháp sản xuất giống và chăm sóc cây con

giai đoạn vườn ươm.

Bài 1: Chuẩn bị làm cây giống

Bài 2: Kỹ thuật gieo và chăm sóc cây

Bài 3: Chuẩn bị cây giống xuất vườn

pdf47 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 674 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Sản xuất cây giống rau hữu cơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g hoai mục để bón lót + Làm giàn che để tránh mưa, gió nắng.. - Xuất hiện bệnh nên phun thuốc: Boocđo, tro bếp, vôi bột * Sâu hại - Giai đoạn vườn ươm thường xuất hiện các loại sâu sau: + Dế + Kiến + Sâu tơ + Sâu xanh - Biện pháp phòng + Phơi ải đất, bón vôi trước khi gieo + Luân canh cây trồng nước - Biện pháp trừ: Thuốc Bt, dầu khoáng, thảo mộc 25 3. Kỹ thuật gieo và chăm sóc cây dưa chuột 3.1. Thời vụ trồng ( dương lịch) Các tỉnh phía Bắc: + Vụ xuân: 20/02 – 15/03, + Vụ thu đông: 10/09 – 10/10 Các tỉnh Nam Bộ + Vụ đông: 25/10 – 25/12 + Vụ xuân: 20/01 – 25/02 Các tỉnh Tây nguyên + Vụ đông: 25/10 – 25/12 + Vụ xuân hè: 25/01 – 30/02 Chú ý: Không nên trồng dưa chuột ở những vùng có mưa kéo dài, những vùng có nhiệt độ thấp (nhiệt độ dưới 15,50C) , thay đổi thất thường, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm quá lớn, nhiệt độ thích hợp từ 15,5 0 C đến 35 0 C 3.2. Các giống dưa chuột - Các giống dưa chuột nước ta phần lớn đều là giống địa phương. Các giống này được phân ra 3 nhóm theo quy cách sử dụng thông qua kích thước quả. - Nhóm quả ngắn (vùng trung du): có giống phổ biến là Tam dương - Vĩnh Phú + Chiều dài quả 10cm, đường kính 2,5 - 3 cm, + T hời gian sinh trưởng ngắ n (65 -80 ngà y), + Năng suất thấp (12 - 15 tấn/ha), + Dạng quả ngắn này rất thích hợp cho đóng hộp, là m dấm. Hình 2.2.17: Giống dưa qủa ngắn 26 - Nhóm quả trung bình (thuộc nhóm sinh trưởng vùng đồng bằng) gồm các giống Yên Mỹ, Thủy Nguyên (Hải Phòng), Yên Phong, Quế Võ (Hà Bắc): + Quả có kích thước dài 15 -20c m, đư ờng kính quả 3,5 - 4,5 cm, + Thời gian sinh trưởng 75 - 85 ngày, năng suất 22 - 25 tấn /ha + C ác giống này thường để ăn tươi hay chẻ nhỏ để đóng vào lọ thủy tinh Hình 2.2.18: Giống dưa qủa trung bình - N hóm quả dài: + Dạng quả dài, to: Là các giống của Nhật Bản đem sang trồng để muối mặn. Đây là các giống lai F1, kíc h thư ớc 30 - 40 x 4 - 6c m, khối lượng quả 200 - 400g (khối lượng quả chín khoảng 700g/quả). + Dạng quả nhẵn: Là các giống F1 của Đài Loan. + Kích thư ớc quả nhỏ hơn nhó m quả ngắn (25 - 30 x 4 - 5)cm, loại này dùng để ăn tư ơi, quả có màu xa nh hay màu xanh đậm, gai trắng. + Năng suất cao: trung bình 30 - 35 tấn/ha, thời gian sinh trưởng 90 - 110 ngày. Hình 2.2.19: Giống dưa qủa dài Các giống dưa chuột đã và đàng trồng phổ biến trong sản xuất: H1: Lai Sao Xanh 1; Yên Mỹ; PC1; An Hải và các giống lai F1 27 3.3. Tạo cây giống 3.3.1. Gieo hạt dưa chuột vào bầu (khay) Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu - Thành phần đất vô bầu (sau khi đã sàng (rây) để loại bỏ rác, cục đất to) thường gồm: 40 % đất, 30% trấu hun (mùn mục) + 30 % phân chuồng Hình:2.2.20. Trấu hun Khay nhựa hoặc túi bầu Hình: 2.2.21. Khay nhựa Bước 2: Trộn đều đất, trấu hun, phân chuồng lại với nhau Hình 2.2.22. Đất trộn phân chuồng 28 Bước 3: Cho đất vào hốc ở trên khay Hình 2.2.23. Cho đất vào khay Bước 4: Xử lý hạt giống - Lượng hạt dưa gieo cho mỗi hecta từ 0,7-1 kg (30g/sào) - Hạt ngâm trong nước ấm 35-40 độ C trong thời gian 3 giờ, sau đó ủ ở nhiệt độ 27-30 độ C. Khi hạt nứt nanh thì đem gieo vào các hốc, mỗi hốc 2 hạt và tưới đủ ẩm Hình: 2.2.24. Ngâm hạt dưa chuột trong nước ấm Bước 5: Bỏ hạt giống vào chậu ươm Mỗi hốc 2 hạt và tưới đủ ẩm Hình 2.2.25. Cho hạt dưa vào trong khay 29 3.3.2. Chăm sóc cây giống 3.3.2.1. Tưới nước - Dùng ô doa tưới đều trên mặt luống - Tưới phun mưa bằng hệ thống máy bơm - Trời nắng nóng, độ ẩm thấp đất khô hanh + Tưới 2 lần/ngày + Tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát - Trời rét tùy độ ẩm đất + Tưới 1 lần/ngày hoặc 2 lần/ngày + Tưới vào lúc 10 – 11 giờ sáng hoặc 3- 4 giờ chiều Hình 2.2.26: Cây dưa chuột ở giai đoạn mọc 2 lá 3.3.2.2. Bón phân thúc - Vườn ươm không cần bón nhiều phân thúc - Trường hợp bón phân thúc khi cây sinh trưởng phát triển kém: + Bón đậu tương đã ngâm trước 1 tháng pha với nước sạch + Bón thúc tối đa 2 lần ( lần 1 khi cây có 2 -3 lá thật, lần 2 sau lần 1 khoảng 7 – 10 ngày) Lưu ý: Trước khi nhỏ đi trồng 10 ngày không được bón thúc - Không nên bón thúc nhiều lần làm cây con quá tốt, non, khả năng chống chịu kém, khi trồng ra ruộng sản xuất tỷ lệ sống kém 30 4. Kỹ thuật gieo và chăm sóc cây đậu cô ve 4.1. Thời vụ trồng ( dương lịch) Đậu cô ve trồng quanh năm nhờ có nhiều giống. - Vụ Đông Xuân gieo tháng 11 - 12 - Vụ Xuân Hè gieo tháng 2 - 3 - Vụ Hè Thu gieo tháng 5 - 6 - Vụ Thu Đông gieo tháng 8 - 9 4.2. Các dạng giống đậu cô ve Phân biệt theo dạng hình của cây có 2 loại: 4.2.1 Đậu cô ve lùn (sinh trưởng hữu hạn): - Nhóm này không có giống địa phương, các giống nhập nội của Nhật và Đài Loan thích hợp trồng quanh năm ở vùng cao, giống chịu nóng trồng được vụ Đông Xuân ở vùng đồng bằng. Giống đậu lùn rất thuận lợi cho việc canh tác ở vùng có gió mạnh, dễ trồng xen với hoa màu khác để tăng thu hoạch trên diện tích hoặc trồng ở những nơi khó khăn về cây làm giàn. Các giống nhập nội của Nhật tỏ ra thích hợp nên được các công ty giống chọn lọc, nhân giống và phổ biến rộng rãi. Đặc tính chung của các giống đậu cô ve lùn là thấp cây 50 - 60 cm, cho thu hoạch sớm 40 - 50 NSKG, thời gian thu hoạch 30 - 45 ngày, trái dài, thẳng, màu xanh trung bình đến xanh đậm. Các giống trồng hiện nay ở vùng cao cho năng suất và phẩm chất không thua kém đậu leo, 18 - 22 tấn/ha. Hình: 2.2.27: Giống đậu cô ve lùn 31 4.2.2. Đậu cô ve leo (sinh trưởng vô hạn): thân dài 2,5 - 3 m, trong canh tác phải làm giàn. Các giống hiện đang được ưa chuộng: - Giống đậu cô ve Đài Loan hạt đen do công ty Giống cây Trồng Miền Nam chọn lọc và sản xuất. Giống chịu nóng giỏi, kháng bệnh tốt, trồng được ở đồng bằng cũng như vùng cao, bắt đầu cho thu hoạch trái 50 - 55 ngày sau khi trồng; phát hoa dài, nhiều hoa, đậu trái tốt nên cho nhiều trái. Trái thẳng, dài 16 - 17 cm, màu xanh nhạt, phẩm chất ngon, phù hợp với thị hiếu. - Giống cô ve Thái (Chiatai) cho trái màu xanh trung bình, dài 14 - 16 cm, chất lượng trái ngon ngọt, có thể trồng quanh năm. - Giống cô ve Nhật (Takii): hạt nâu vàng, hoa trắng, trái dài, màu xanh nhạt, phẩm chất ngon, rất được ưa chuộng, thích hợp vụ Đông-Xuân. Các giống kể trên đều là giống trái tròn. Hình: 2.2.28: Giống đậu cô ve leo B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi 1.1. Thời vụ trồng bắp cải, dưa chuột, đậu cô ve, cà chua ? 1.2. Các giống bắp cải, dưa chuột, đậu cô ve, cà chua ? 1.3. Các biện pháp quản lý sâu bệnh trên cây bắp cải, dưa chuột, đậu cô ve, cà chua ? 2. Các bài thực hành 2.1. Bài thực hành số 1.1.1: Chuẩn bị đất làm vườn tạo cây con - Công việc của nhóm: mỗi nhóm chuẩn bị đất tạo cây con 10 m2. - Nguồn lực cần thiết: Cuốc, xẻng, 32 - Địa điểm: Khu đất tạo cây giống ở vườn sản xuất rau - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất làm vườn ươm. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Tạo được luống vườn ươm, + Bón phân lót 2.2. Bài thực hành số 1.1.2: Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ và tiến hành gieo hạt - Công việc của nhóm: mỗi nhóm xử lý 0,2 kg hạt giống đậu cô ve. - Nguồn lực cần thiết: Nước nóng, nước lạnh, chậu đượng nước, hạt giống rau, giá, vải ủ. rơm, cuốc - Địa điểm: Khu nhân giống cây con - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất làm vườn ươm. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ + Bón phân lót trên luống vườn ươm + Gieo hạt đảm bảo đúng mật độ 2.3. Bài thực hành số 1.1.3: Làm cỏ - Công việc của nhóm: mỗi nhóm làm cỏ cho diện tích 50 m2. - Nguồn lực cần thiết: vườn ươm rau - Địa điểm: Vườn ươm rau - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: vườn rau được làm cỏ - Hình thức trình bày được tiêu chuẩn của sản phẩm: + Làm sạch cỏ quanh gốc, không được làm ảnh hưởng đến rễ cây rau + Với vườn rau cải vào giai đoạn trải lá bàng tiến hành nhổ bằng tay C. Ghi nhớ - Kỹ thuật tạo cây giống bắp cải, dưa chuột, cà chua 33 BÀI 3: CHUẨN BỊ CÂY GIỐNG XUẤT VƯỜN Mã bài: MĐ 02 - 03 Mục tiêu: - Xác định được thời điểm cây xuất vườn; - Thực hiện các công việc chăm sóc trước khi xuất vườn; - Lựa chọn được những cây giống theo tiêu chuẩn trước khi xuất vườn. A. Nội dung: 1. Kỹ thuật chăm sóc cà chua trước khi xuất vườn 1.1. Tiêu chuẩn cây giống xuất vườn - Kiểm tra cây con: + Kiểm tra số lượng, chất lượng + Sâu bệnh hại + Sau khi cây gieo được 30 – 35 ngày - Cây đem ra trồng + Cây khỏe, to, mập, cứng cáp, rễ thẳng, + Không bị sâu bệnh và dập nát - Huấn luyện cây con trước khi đem trồng + Tuyệt đối không tưới nước cho cây con 4 – 7 ngày trước khi nhổ đi trồng ra ruộng sản xuất + Trước khi nhổ đi 4 – 5 giờ, phải tưới đẫm nước cho đất mềm, nhổ cây không bị đứt rễ hoặc hỏng cây. Khi cây con cà chua được 1-6 lá thật (20-25 ngày) là có thể đem trồng. Trước khi trồng 3-5 ngày có thể bớt tưới và sau đó ngưng hẳn nhưng trước khi nhổ cấy 2-3 giờ cần tưới đẫm để cây hút đủ nước và ít bị đứt rễ. 34 Hình 2.3.1: Tiêu chuẩn cây cà chua khi xuất vườn 1.2. Kỹ thuật chăm sóc cà chua trước khi xuất vườn - Bao gồm các công việc: Làm cỏ, tưới nước, kiểm tra và phun thuốc khi phát hiện có sâu bệnh. - Khi nhổ cây cần phân loại cây giống xếp vào một bó để khi trồng ra ruộng sản xuất thì mới đồng đều. 2. Kỹ thuật chăm sóc cây bắp cải trước khi xuất vườn 2.1. Tiêu chuẩn cây giống xuất vườn - Kiểm tra cây con: + Kiểm tra số lượng, chất lượng + Sâu bệnh hại + Sau khi cây gieo được 30 – 40 ngày hay có 5 – 6 lá thật - Cây đem ra trồng + Cây khỏe, to, mập, cứng cáp, rễ thẳng, + Không bị sâu bệnh và dập nát - Huấn luyện cây con trước khi đem trồng + Tuyệt đối không tưới nước cho cây con 4 – 7 ngày trước khi nhổ đi trồng ra ruộng sản xuất + Trước khi nhổ đi 4 – 5 giờ, phải tưới đẫm nước cho đất mềm, nhổ cây không bị đứt rễ hoặc hỏng cây Tiêu chuẩn cây giống bắp cải tốt: Cây con 25 - 30 ngày tuổi, có 5-6 lá thật, phiến lá tròn, đốt sít, mập, lùn. 35 Hình 2.3.2: Tiêu chuẩn cây bắp cải khi xuất vườn 2.2. Kỹ thuật chăm sóc bắp cải trước khi xuất vườn - Bao gồm các công việc: Làm cỏ, tưới nước, kiểm tra và phun thuốc khi phát hiện có sâu bệnh. - Khi nhổ cây cần phân loại cây giống xếp vào một bó để khi trồng ra ruộng sản xuất thì mới đồng đều. - Lưu ý: không được làm dập nát hai lá mầm của cây, khi nhổ cây giống nên nhổ vào buổi chiều, lúc râm mát. 3. Kỹ thuật chăm sóc dưa chuột trước khi xuất vườn 3.1. Tiêu chuẩn cây giống - Kiểm tra cây con: + Kiểm tra số lượng, chất lượng + Sâu bệnh hại - Cây đem ra trồng + Cây khỏe, to, mập, cứng cáp, rễ thẳng, + Không bị sâu bệnh và dập nát - Huấn luyện cây con trước khi đem trồng + Tuyệt đối không tưới nước cho cây con 4 – 7 ngày trước khi nhổ đi trồng ra ruộng sản xuất + Trước khi nhổ đi 4 – 5 giờ, phải tưới đẫm nước cho đất mềm, nhổ cây không bị đứt rễ hoặc hỏng cây 36 Hình 2.3.3: Tiêu chuẩn cây dưa chuột khi xuất vườn 3.2. Kỹ thuật chăm sóc dưa chuột trước khi xuất vườn Bao gồm các công việc: Làm cỏ, tưới nước, kiểm tra và phun thuốc khi phát hiện có sâu bệnh. 1. Các câu hỏi 1.1. Cây giống đem trồng cần có những tiêu chuẩn gì ? 1.2. Các kỹ thuật huấn luyện cây con trước khi đem trồng ? 2. Các bài thực hành 2.1. Bài thực hành số 1.3.1: Phân loại cây giống trước khi xuất vườn - Công việc của nhóm: mỗi nhóm chuẩn bị nhổ 10 m2 cây giống - Nguồn lực cần thiết: Rổ, lạt buộc cây giống - Địa điểm: Khu vườn ươm trồng giống rau cà chua, bắp cải. - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất ở vườn sản xuất. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Phân loại được dựa vào chiều dài của giống + Bó giống đủ mỗi bó 100 cây. 37 2.2. Bài thực hành số 1.3.2: Sắp xếp cây giống vào thùng và vận chuyển - Công việc của nhóm: mỗi nhóm học viên sắp xếp 2.000 cây giống vào thùng để vận chuyển đi trồng. - Nguồn lực cần thiết: Cây giống, thùng đựng - Địa điểm: Khu sản xuất giống đến khu trồng rau ở ngoài đồng. - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng sắp xếp đóng gói/ - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Các bó rau giống được sắp xếp khoa học, không dập nát và vận chuyển dễ dàng. C. Ghi nhớ - Tiêu chuẩn một cây giống tốt 38 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: + Mô đun sản xuất cây giống là mô đun được bố trí sau mô đun chuẩn bị trước gieo trồng rau hữu cơ. - Tính chất: + Đây là mô đun kỹ năng chuyên môn nghề kỹ thuật trồng rau hữu cơ. II. Mục tiêu: - Trình bày được tiêu chuẩn một cây giống tốt. - Xác đinh thời gian gieo, xác định cách gieo, chuẩn bị đất gieo ươm, chuẩn bị hạt giống và xử lý hạt, thực hiện gieo ươm và chăm sóc cây giống - Thực hành sản xuât giống rau bắp cải, cà chua, dưa chuột, đậu cô ve. III. Nội dung chính của mô đun: Mã bài Tên các bài trong mô đun Địa điểm Loại bài dạy Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra MĐ1 Chuẩn bị làm cây giống 12 3 8 1 MĐ2 Kỹ thuật gieo và chăm sóc cây giống 26 6 19 1 MĐ3 Chuẩn bị cây giống xuất vườn 8 3 5 Kiểm tra kết thức mô đun 2 2 Cộng 48 12 32 4 IV. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 4.1. Bài 1: Chuẩn bị làm cây giống Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Chuẩn bị đất trước khi gieo hạt giống - Đóng bầu ươm cà chua, bắp cải - Các phương pháp gieo hạt trực tiếp xuống đất và vào túi bầu. - Ghép cà chua - Quan sát và đánh giá kết quả - Quan sát cách xác định và thực hiện của người học - Quan sát cách xác định và thực hiện của người học 39 4.2. Bài 2: Kỹ thuật gieo và chăm sóc cây giống Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá -Chuẩn bị đất làm vườn tạo cây con - Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ và tiến hành gieo hạt - Làm cỏ - Quan sát và đánh giá kết quả - Quan sát cách xác định và thực hiện của người học 4.3. Bài 3: Chuẩn bị cây giống xuất vườn Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Phân loại cây giống trước khi xuất vườn - Sắp xếp cây giống vào thùng và vận chuyển - Quan sát và đánh giá kết quả - Quan sát cách xác định và thực hiện của người học 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ môn rau quả (2010), Giáo trình trồng rau. Nhà Xuất bản Nông nghiệp [2]. Vũ Hữu Yên (2001). Giáo trình Trồng trọt. NXB Giáo dục 2001. [3]. Trung tâm khuyến nông quốc gia (2010). Kỹ thuật sản xuất rau an toàn. Nhà Xuất bản Nông nghiệp [4]Trung tâm khuyến nông T.P Hồ Chí Minh Cẩm nang trồng rau ăn lá . 2009 [5] ADDA – Việt nam . Canh tác hữu cơ. www. Vietnamorganic.vn [6] ADDA – Việt nam . Cẩm nang trồng rau hữu cơ. Vietnamorganic.vn [7] ADDA – Việt nam. Sổ tay PGS cho người sản xuất rauVietnamorganic.vn [8] ADDA – Việt nam. Giáo trình huấn luyện nông dân sản xuất hữu cơ. Vietnamorganic.vn 41 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 874 /BNN-TCCB, ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 1. Phạm Thanh Hải, Hiệu trưởng, Trường Cao đẳng NN&PTNT Bắc Bộ - Chủ tịch 2. Phùng Hữu Cần, Chuyên viên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Phó chủ tịch 3. Phùng Trung Hiếu, Giảng viên, Trường Cao đẳng NN&PTNT Bắc Bộ - Thư ký 4. Trần Thị Thanh Bình, Trưởng khoa, Trường Cao đẳng NN&PTNT Bắc Bộ - Ủy viên 5. Đồng Văn Quang, Giảng viên, Trường Cao đẳng NN&PTNT Bắc Bộ - Ủy viên 6. Nguyễn Hữu Lễ, Giảng viên, Trường CĐ Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc - Ủy viên 7. Nguyễn Thị Loan, Phó chủ tịch Hiệp hội hữu cơ Việt Nam - Ủy viên DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 2033 /QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Nguyễn Đức Thiết, Phó Hiệu trưởng, Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc - Chủ tịch 2. Lâm Quang Dụ, Phó trưởng phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Thư ký 3. Nguyễn Tuấn Điệp, Trưởng phòng, Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang 4. Trịnh Thị Nga, Trưởng Bộ môn, Trường Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc - Ủy viên 5. Phạm Văn Đại, Trạm trưởng Trạm Bảo vệ thực vật huyện Lương Sơn, Hòa Bình - Ủy viên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_san_xuat_cay_giong_rau_huu_co.pdf
Tài liệu liên quan