Giáo trình Sản xuất cây giống hồ tiêu

Giáo trình này là 01 trong số 07 giáo trình mô đun của chương trình

đào tạo nghề “Sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu” trình độ sơ cấp.

Trong mô đun này có 03 bài dạy thuộc thể loại tích hợp.

pdf56 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 604 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Sản xuất cây giống hồ tiêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện: + Giáo viên nêu yêu cầu nội dung công việc: chuẩn bị dụng cụ và vật liệu để bứng hom tiêu giống. + Gọi một vài học viên lên thực hiện, giáo viên cùng các học viên còn lại quan sát. + Yêu cầu các học viên nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của nhóm học viên làm mẫu. + Giáo viên tổng hợp, nhận xét các tình huống thực hành. + Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5 - 6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm. + Giao bài tập cho từng nhóm: chuẩn bị 2 bộ dụng cụ và vật liệu để bứng hom tiêu giống. 48 + Các nhóm triển khai thực hiện công việc chuẩn bị dụng cụ và vật liệu để bứng hom tiêu giống. + Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá trình thao tác để đảm bảo an toàn khi lao động. - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 3giờ - Địa điểm: Vườn ươm luống tiêu giống. - Tiêu chuẩn của sản phẩm: + Chuẩn bị đủ dụng cụ. + Vật liệu cần thiết phải chất lượng. Bài tập thực hành số 6.3.3: Thực hiện bứng hom tiêu giống. - Nguồn lực cần thiết: + Các dụng cụ rổ nhựa, lá tươi lót rổ, bay nhỏ. + Luống tiêu đủ tiêu chuẩn bứng đi trồng. - Cách tổ chức thực hiện: + Giáo viên nêu mục tiêu, nội dung công việc bứng hom tiêu giống. + Gọi một vài học viên lên thực hiện, giáo viên cùng các học viên còn lại quan sát. + Yêu cầu các học viên nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của nhóm học viên làm mẫu. + Giáo viên tổng hợp, nhận xét các tình huống thực hành + Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5 - 6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm. + Giao bài tập cho từng nhóm: bứng 200 hom tiêu giống. + Các nhóm triển khai thực hiện công việc bứng hom tiêu giống. + Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá trình thao tác để đảm bảo an toàn khi lao động. - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 2 giờ - Địa điểm: Vườn ươm luống tiêu giống. - Tiêu chuẩn của sản phẩm: + Bứng hom không đứt rễ và không tổn thương mầm, lá. + Bảo quản hom sau khi bứng. 49 Bài tập thực hành số 6.3.4: Thực hiện chọn bầu tiêu đủ tiêu chuẩn đem trồng. - Nguồn lực cần thiết: + Bầu tiêu đủ tiêu chuẩn đem trồng. - Cách tổ chức thực hiện: + Giáo viên nêu mục tiêu, nội dung công việc chọn bầu tiêu đủ tiêu chuẩn đem trồng. + Gọi một vài học viên lên thực hiện, giáo viên cùng các học viên còn lại quan sát. + Yêu cầu các học viên nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của nhóm học viên làm mẫu. + Giáo viên tổng hợp, nhận xét các tình huống thực hành + Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5 - 6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm. + Giao bài tập cho từng nhóm: chọn 100 bầu tiêu đủ tiêu chuẩn đem trồng. + Các nhóm triển khai thực hiện việc chọn bầu tiêu đủ tiêu chuẩn đem trồng. + Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá trình thao tác để đảm bảo an toàn khi lao động. - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 3 giờ - Địa điểm: Vườn ươm bầu tiêu giống chuẩn bị xuất vườn. - Tiêu chuẩn của sản phẩm: + Chọn bầu đủ tiêu chuẩn đem trồng. + Trước khi chọn 3 ngày dừng tưới. C. Ghi nhớ: - Bứng hom tiêu không bị đứt rễ và tổn thương lá, mầm. - Hom tiêu sau khi bứng đặt vào rổ (sọt) có lót lá chuối tươi. - Dừng tưới 3 ngày trước khi xuất vườn bầu tiêu. - Bốc, xếp bầu tiêu để chuyển đi trồng, tránh gãy ngọn non, lá non. - Không xếp 2 lớp bầu tiêu lên xe vận chuyển. - 50 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: Mô đun “Sản xuất cây giống hồ tiêu” được học sau mô đun “Chuẩn bị vườn ươm” và trước mô đun “Tiêu thụ cây giống”; có thể giảng trước, sau hoặc đồng thời các mô đun còn lại trong chương trình cũng như giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp. Nên tổ chức giảng dạy tại địa bàn thôn, xã nơi có vườn ươm giống hồ tiêu, tại các khu thực nghiệm trường học chuyên nghiệp hay tại nhà của hộ gia đình... II. Mục tiêu mô đun: Kiến thức: - Mô tả được các bước công việc chuẩn bị hom và đặt hom tiêu. - Nêu được các công việc chăm sóc vườn giống tiêu và chọn cây xuất vườn. - Thực hiện được các bước của công việc: cắt xử lí, đặt hom tiêu vào đất, chuyển và xếp bầu, nhổ cỏ, xới xáo, phân loại, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh và chọn cây giống xuất vườn. Kỹ năng: - Xác định thời điểm lấy giống, công việc chọn, cắt, gỡ dây giống. - Kể lại được các công việc chọn, cắt, xử lí, đặt và chăm sóc vườn ươm hom tiêu. - Thực hiện thành thạo cắt, xử lí hom giống và giâm hom vào bầu đất (luống đất), chuyển và xếp bầu vào luống, nhổ cỏ trong bầu, đảo bầu. Thái độ: - Có trách nhiệm trong việc sản xuất giống tiêu. - Có trách nhiệm đối với sản phẩm mình làm ra. 51 III. Nội dung của mô đun: Mã bài Tên các bài trong mô đun Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ 06-01 Chuẩn bị hom giống và đặt hom Tích hợp Vườn gốc ghép 20 3 16 1 MĐ 06-02 Chăm sóc vườn ươm hom tiêu Tích hợp Vườn gốc ghép 20 2 16 1 MĐ 06-03 Chọn cây xuất vườn Tích hợp Vườn ươm cao su 16 2 14 Kiểm tra hết mô đun 4 2 Cộng 60 08 46 6 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành 52 IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập: 1. Bài 01: Chuẩn bị hom giống và đặt hom Bài tập 1: Thực hiện xử lí hom tiêu giống. Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Cắt hom đúng số đốt (mắt), vết cắt xéo cách đốt 1cm, không dập nát, xướt. Căn cứ vào sản phẩm 2 Nhúng vào thuốc khử mầm bệnh đúng nồng độ và thời gian. Căn cứ vào sản phẩm 3 Ý thức học tập tích cực Quan sát quá trình học của học viên Bài tập 2: Thực hiện giâm hom tiêu giống vào luống và vào bầu. Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Giâm đúng số đốt dưới mặt giá thể (mặt bầu). Căn cứ vào sản phẩm 2 Nén đất khít xung quanh hom tiêu. Căn cứ vào sản phẩm 3 Tưới nước sau khi giâm. Căn cứ vào sản phẩm 4 Ý thức học tập tích cực Quan sát quá trình học của học viên 2. Bài 2: Chăm sóc vườn ươm hom tiêu Bài tập 1: Thực hiện bón phân thúc và tưới nước cho vườn ươm tiêu. Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 53 1 Bón đều và đủ lượng phân thúc cho luống tiêu. Căn cứ vào sản phẩm 2 Tưới lại nước sau tưới phân. Căn cứ vào sản phẩm 3 Ý thức học tập tích cực Quan sát quá trình học Bài tập 2: Thực hiện nhổ cỏ, phá váng và đảo bầu vườn ươm tiêu. Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Làm sạch cỏ vườn ươm tiêu. Căn cứ vào sản phẩm 2 Phá váng bầu tiêu không sót. Căn cứ vào sản phẩm 3 Xếp cây lớn riêng, nhỏ riêng, loại bầu hom chết. Căn cứ vào sản phẩm 4 Ý thức học tập tích cực Quan sát quá trình học của học viên 3. Bài 03: Chọn cây xuất vườn Bài tập 1: Xác định bầu tiêu giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn. Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Xác định các tiêu chuẩn bầu tiêu xuất vườn. Hỏi đáp 2 Phân biệt được bầu tiêu dây lươn và dây thân khi xuất vườn. Căn cứ vào sản phẩm hoàn thành 3 Ý thức học tập tích cực. Quan sát quá trình học của học viên 54 Bài tập 2: Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu để bứng hom tiêu giống. Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Chuẩn bị đủ dụng cụ. Căn cứ vào sản phẩm 2 Vật liệu cần thiết phải chất lượng. Hỏi đáp 3 Ý thức học tập tích cực. Quan sát quá trình học của học viên Bài tập 3: Thực hiện bứng hom tiêu giống. Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 + Bứng hom tiêu không bị đứt rễ. + Đất còn bám quanh rễ. Căn cứ vào sản phẩm 2 Không gãy mầm tiêu. Căn cứ vào sản phẩm 3 Ý thức học tập tích cực Quan sát quá trình học của học viên Bài tập 4: Thực hiện chọn bầu tiêu đủ tiêu chuẩn đem trồng. Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Chọn bầu đủ tiêu chuẩn đem trồng. Căn cứ vào sản phẩm 2 Trước khi chọn 3 ngày dừng tưới. Hỏi đáp – Trắc nghiệm 3 Ý thức học tập tích cực. Quan sát quá trình học của người học 55 Tài liệu tham khảo: 01. TS Tôn Nữ Tuấn Nam, TS Trần Kim Loang, TS Đào Thị Lan Hoa - Kỹ thuật trồng, thâm canh, chế biến và bảo quản hồ tiêu - Hà Nội – 2008 02. PGS. TS Hoàng Đức Phương, TS Nguyễn Minh Hiếu, Ths Đinh Xuân Đức, Ths Nguyễn Thị Đào, Ths Bùi Xuân Tín (2002). Giáo trình cây công nghiệp - Đại học nông lâm Huế. 03. Bộ NN và PTNT, cục trồng trọt - Đánh giá hiện trạng và bàn giải pháp phát triển cây Hồ tiêu các tỉnh phía Nam – Bình Phước – 2009 04. Tài liệu hội nghị thường niên năm 2010 và đại hội nhiệm kỳ IV (2011 – 2014) – Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam. 05. Tiêu chuẩn ngành - Hồ tiêu, Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch - 2006 56 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 874/QĐ-BNN-TCCB, ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Trần Văn Chánh - Phó hiệu trưởng Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên 2. Phó chủ nhiệm: Ông Nguyễn Văn Lân - Trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thư ký: Ông Nguyễn Quốc Khánh - Giáo viên Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên 4. Các ủy viên: - Bà Phạm Thị Bích Liễu, Phó trưởng khoa Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên - Bà Lê Thị Nga, Giáo viên Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên - Ông Nguyễn Viết Chiến, Giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc - Ông Trịnh Quốc Việt, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 2033 /QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Đức Thiết, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 2. Thư ký: Ông Phùng Hữu Cần, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Bà Nguyễn Thị Hưng, giáo viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc - Ông Nguyễn Thanh Nhàn, Phó giám đốc Trung tâm Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ - Ông Phan Văn Hạnh, Kỹ sư Nông trường cà phê Chưprong, Công ty cà phê Iagrai, Gia Lai./

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_san_xuat_cay_giong_ho_tieu.pdf
Tài liệu liên quan