Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài
liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Sản xuất cây giống cao su, cà
phê, hồ tiêu”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết
kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng
cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học.
Giáo trình này là 01 trong số 07 giáo trình mô đun của chương trình đào tạo
nghề “Sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu” trình độ sơ cấp. Trong mô đun
này có 07 bài dạy thuộc thể loại tích hợp.
75 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Sản xuất cây giống cà phê từ hạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thúc
- Nguồn lực cần thiết:
+ Ôdoa, nước sạch
+ Các loại phân bón Ure, S.A, Kcl, Super lân, NPK, phân bón lá
+ Vườn ươm cà phê
- Cách tổ chức thực hiện:
+ Giáo viên nêu mục tiêu, nội dung công việc
+ Gọi một học viên lên thực hiện, giáo viên cùng các học viên còn lại quan sát.
+ Yêu cầu các học viên nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của học
viên làm mẫu.
+ Giáo viên tổng hợp, nhận xét các tình huống thực hành
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các
nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.
+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân
+ Các nhóm triển khai thực hiện công việc
+ Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá
trình thao tác.
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 3 giờ
- Địa điểm: lớp học, vườn ươm
- Kết quả và tiêu chuẩn của sản phẩm:
+ Sử dụng loại phân, lượng phân để bón thúc phù hợp
57
+ Bón phân thúc đúng kỹ thuật, giúp cây sinh trưởng tốt
2.3 Bài thực hành số 4.6.3: Phòng trừ sâu bệnh hại cây con
- Nguồn lực cần thiết:
+ Bình phun thuốc BVTV, nước sạch
+ 05 lít thuốc phòng trừ sâu bệnh hại
+ 05 bộ bảo hộ lao động (giày, ủng, khẩu trang, găng tay, quần áo, kính đeo mắt).
+ Vườn ươm cà phê
- Cách tổ chức thực hiện:
+ Giáo viên nêu mục tiêu, nội dung công việc
+ Gọi một vài học viên kiểm tra đánh giá tình hình sâu bệnh hại trong vườn ươm
và đưa ra biện pháp phòng trừ phù hợp, giáo viên cùng các học viên còn lại quan
sát.
+ Yêu cầu các học viên nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của học
viên làm mẫu.
+ Giáo viên tổng hợp, nhận xét các tình huống thực hành
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các
nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.
+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân
+ Các nhóm triển khai thực hiện công việc
+ Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá
trình thao tác.
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 3 giờ
- Địa điểm: lớp học, vườn ươm
- Kết quả và tiêu chuẩn của sản phẩm:
+ Nhận biết đúng đối tượng sâu bệnh hại
+ Đưa ra biện pháp phòng trừ phù hợp, hiệu quả.
C. Ghi nhớ
- Các hàng cà phê phía ngoài thường bị tưới thiếu nước
- Ngừng tưới nước, bón phân thúc, dỡ giàn che hoàn toàn trước khi trồng
một tháng để cây cứng cáp.
- Tưới rửa lại bằng nước lã sạch sau khi tưới phân thúc
58
Bài 7: CHUYỂN CÂY GIỐNG SANG TÚI BẦU LỚN
Mã bài: MĐ 04-07
Mục tiêu:
- Nêu được các bước công việc để chuyển cây giống sang túi bầu lớn
- Thực hiện được các bước công việc để chuyển cây giống sang túi bầu lớn
- Có ý thức trách nhiệm về chất lượng cây giống sản xuất ra
A. Nội dung:
1. Lý do phải chuyển cây giống sang túi bầu lớn
- Cây giống sản xuất ra không tiêu thụ hết
- Túi bầu cũ, nhỏ không đủ dinh dưỡng cho cây
2. Kỹ thuật chuyển
Hình 4.7.1. Cây giống chuẩn bị chuyển sang túi bầu lớn hơn
- Chuẩn bị hỗn hợp đóng bầu: tương tự như bài 5 – Mô đun 4
59
- Kích thước túi bầu: 20 x 40cm, túi bầu được 10 – 12 lỗ phía dưới để thoát
nước.
Hình 4.7.2. túi bầu lớn đã được đục lỗ
- Cho hỗn hợp đất phân vào ½ túi bầu
Hình 4.7.3. cho đất vào ½ túi bầu
- Dùng dao, liềm nhẹ nhàng cắt bỏ túi nilon của bầu ươm cũ.
60
+ Cắt đáy bầu, vết cắt dày 1 – 2 cm
+ Rạch nhẹ hông túi bầu
+ Lưu ý làm hết sức cẩn thận để không ảnh hưởng đến cây cà phê
Hình 4.7.4. Cắt bỏ túi nilon
- Đặt bầu đất vào trong túi bầu, giữ cây cho thẳng, sau đó dùng đất lấp kín
xung quanh bầu, nén từ từ để cho đất được chặt và để cho cây đứng thẳng và
không bị vỡ bầu đất.
Hình 4.7.5. Đặt bầu đất vào trong túi bầu lớn
61
Hình 4.7.6. Thêm đất vào túi bầu
Hình 4.7.7. Túi bầu đã được cho đầy đất
- Xếp các bầu vào luống để dễ chăm sóc
62
Hình 4.7.8. Xếp bầu vào luống
3. Chăm sóc cây giống trong túi bầu lớn
- Kỹ thuật chăm sóc tương tự như bài 6 – Mô đun 4
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Các câu hỏi
1.1 Tại sao phải chuyển cây giống sang túi bầu lớn?
1.2 Hãy nêu kỹ thuật chuyển cây giống sang túi bầu lớn.
2. Các bài thực hành
2.1 Bài thực hành số 4.7.1: Chuyển cây giống sang túi bầu lớn
- Nguồn lực cần thiết:
+ Hỗn hợp đóng bầu: Phân chuồng hoai mục, đất mặt, phân lân
+ Túi bầu nilon, dụng cụ đục lỗ túi bầu
+ Cuốc, xẻng, cào, sọt, xe rùa
+ Vườn ươm cà phê
- Cách tổ chức thực hiện:
+ Giáo viên nêu mục tiêu, nội dung công việc
+ Gọi một học viên lên thực hiện, giáo viên cùng các học viên còn lại quan sát.
63
+ Yêu cầu các học viên nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của học
viên làm mẫu.
+ Giáo viên tổng hợp, nhận xét các tình huống thực hành
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các
nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.
+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân
+ Các nhóm triển khai thực hiện công việc
+ Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá
trình thao tác.
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 6 giờ
- Địa điểm: lớp học, vườn ươm
- Kết quả và tiêu chuẩn của sản phẩm:
+ Hỗn hợp ruột bầu đảm bảo tỉ lệ các thành phần, cây giống được chuyển sang túi
bầu lớn đảm bảo kỹ thuật.
+ Các bầu cây được xếp ngay ngắn, thẳng hàng trên luống, cây xanh tươi, không
có biểu hiện héo.
C. Ghi nhớ
- Túi bầu phải được đục lỗ để thoát nước
- Khi chuyển cần nhẹ nhàng, cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến bộ rễ.
64
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN
I. Vị trí, tính chất của mô đun:
- Vị trí : Mô đun Sản xuất cây giống cà phê từ hạt được học sau mô đun xây dựng
vườn ươm và trước các mô đun sản xuất cây giống cà phê ghép và tiêu thụ cây
giống và cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học.
- Tính chất: Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp,
nên tổ chức giảng dạy tại địa bàn thôn, xã nơi có các vườn ươm cây giống cà phê.
II. Mục tiêu:
Kiến thức:
- Nêu được tiêu chuẩn của hạt giống tốt và các công việc thu hái, chọn lựa
bảo quản và xử lý quả giống cà phê.
- Mô tả được kỹ thuật bảo quản và vận chuyển hạt giống
- Kể được được các bước công việc gieo hạt và cấy cây
- Liệt kê được các công việc chăm sóc cây con trong vườn ươm như trồng
dặm, tưới nước, làm cỏ, xới xáo, bón phân thúc, đảo bầu, phân loại cây
- Nêu được tiêu chuẩn chất lượng cây giống khi đem trồng
- Mô tả được công việc chuyển cây giống sang túi bầu lớn
Kỹ năng:
- Thu hái, chọn lựa, bảo quản và xử lý quả giống đúng kỹ thuật
- Thực hiện được kỹ thuật bảo quản và vận chuyển hạt giống
- Gieo hạt , cấy cây và chăm sóc cây con trong vườn ươm đúng kỹ thuật
- Nhận biết, chọn lựa được cây giống đủ tiêu chuẩn
- Chuyển cây giống sang túi bầu lớn đúng kỹ thuật
Thái độ:
- Trung thực, có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật trong khi thực hiện các
công việc để sản xuất cây giống cà phê từ hạt
- Có trách nhiệm đối với cây giống sản xuất ra và có ý thức bảo vệ môi
trường sinh thái, bảo vệ nền nông nghiệp bền vững.
65
III. Nội dung chính của mô đun:
Mã bài Tên bài
Loại
bài
dạy
Địa điểm
Thời gian
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*
MĐ 04-01
Chọn quả giống
cà phê
Tích
hợp
Vườn cà
phê
8 2 6
MĐ 04-02
Xử lý quả cà phê
giống
Tích
hợp
Lớp
học/hiện
trường
12 2 9 1
MĐ 04-03
Bảo quản, vận
chuyển hạt
giống
Tích
hợp
Lớp
học/hiện
trường
8 2 6
MĐ 04-04
Xử lý hạt giống
và ủ hạt thúc
mầm
Tích
hợp
Lớp
học/hiện
trường
12
3 8 1
MĐ 04-05
Gieo hạt và cấy
cây
Tích
hợp
Lớp học/
vườn ươm
12 2 9 1
MĐ 04-06
Chăm sóc cây
con và xuất
vườn
Tích
hợp
Lớp học/
vườn ươm
12 3 8 1
MĐ 04-07
Chuyển cây
giống sang túi
bầu lớn
Tích
hợp
Lớp học/
vườn ươm
8 2 6
Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4
Cộng 76 16 52 8
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành
66
IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập:
1. Bài 1: Chọn quả giống cà phê
Bài tập 1: Phần lý thuyết
Căn cứ vào bài trắc nghiệm để chấm điểm lý thuyết
Bài tập 2: Thu hái quả giống cà phê
Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
1. - Nêu được các tiêu chuẩn của hạt
giống cà phê
Hỏi đáp
2. - Thu hái quả cà phê đạt tiêu
chuẩn làm giống
- Cây cà phê không bị gãy cành,
rụng lá, rụng hoa
Căn cứ vào sản phẩm hoàn
thành
3. - Thái độ trách nhiệm, cẩn thận
khi thực hiện các bước công việc
thu hái quả giống cà phê
Quan sát quá trình học của
học viên
Bài tập 3: Chọn lựa và bảo quản quả giống cà phê
Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
1. - Nêu được các yêu cầu khi chọn
lựa và bảo quản quả giống cà phê
Hỏi đáp
2. - Chọn lựa được quả cà phê đủ
tiêu chuẩn làm giống
- Bảo quản quả giống cà phê đúng
kỹ thuật
Căn cứ vào sản phẩm hoàn
thành
3. - Thái độ trách nhiệm, cẩn thận
khi thực hiện các bước công việc
chọn lựa và bảo quản quả giống cà
phê
Quan sát quá trình học của
học viên
67
2. Bài 2: Xử lý quả cà phê giống
Bài tập 1: Phần lý thuyết
Căn cứ vào bài trắc nghiệm để chấm điểm lý thuyết
Bài tập 2: Loại bỏ vỏ thịt, ủ hạt và rửa chua
Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
1. - Nêu được các yêu cầu khi loại bỏ
vỏ thịt cà phê
- Kể được các bước công việc ủ
hạt cà phê
Hỏi đáp
2. - Lớp vỏ thịt cà phê được tách
khỏi nhân hạt cà phê
- Hạt giống cà phê được ủ đúng kỹ
thuật
- Hạt giống được đãi sạch nhớt,
không còn bị chua
Căn cứ vào sản phẩm hoàn
thành
3. - Thái độ trách nhiệm, cẩn thận
khi thực hiện các bước công việc
loại bỏ vỏ thịt, ủ hạt giống và rửa
chua
Quan sát quá trình học của
học viên
Bài tập 3: Phơi hạt giống và kiểm tra độ ẩm hạt giống
Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
1. - Mô tả được các yêu cầu khi phơi
hạt giống cà phê
- Nêu được các bước công việc
kiểm tra độ ẩm hạt giống cà phê
Hỏi đáp
2. - Hạt giống cà phê được phơi khô
đều, không nứt nẻ,
- Lấy mẫu đại diện, đánh giá chính
Căn cứ vào sản phẩm hoàn
thành
68
xác độ ẩm của hạt giống
3. - Thái độ trách nhiệm, cẩn thận
khi thực hiện các bước công việc
phơi hạt giống và kiểm tra độ ẩm
hạt giống
Quan sát quá trình học của
học viên
3. Bài 3: Bảo quản, vận chuyển hạt giống
Bài tập 1: Phần lý thuyết
Căn cứ vào bài trắc nghiệm để chấm điểm lý thuyết
Bài tập 2: Bảo quản hạt giống
Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
1. - Mô tả được các bước công việc
bảo quản hạt giống cà phê
Hỏi đáp
2. - Hạt giống cà phê được bảo quản
đúng kỹ thuật, đảm bảo chất lượng
Căn cứ vào sản phẩm hoàn
thành
3. - Thái độ trách nhiệm, cẩn thận
khi thực hiện các bước công việc
bảo quản hạt giống cà phê
Quan sát quá trình học của
học viên
4. Bài 4: Xử lý hạt giống và ủ hạt thúc mầm
Bài tập 1: Phần lý thuyết
Căn cứ vào bài trắc nghiệm để chấm điểm lý thuyết
Bài tập 2: Xử lý hạt giống và ủ hạt thúc mầm với phương pháp bóc vỏ trấu
Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
1. - Nêu được các yêu cầu khi xử lý
hạt giống và ủ hạt thúc mầm
- Mô tả được các bước công việc
xử lý hạt giống bằng phương pháp
bóc vỏ trấu
Hỏi đáp
69
- Kể được các bước công việc ủ
hạt thúc mầm (ủ trong thúng)
2. - Thao tác thành thạo các bước
công việc xử lý hạt giống bằng
phương pháp bóc vỏ trấu
- Ủ hạt thúc mầm đúng kỹ thuật
- Hạt nảy mầm nhanh và đều
Căn cứ vào sản phẩm hoàn
thành
3. - Trung thực, có ý thức tuân thủ
quy trình kỹ thuật trong khi thực
hiện các bước công việc để xử lý
hạt giống và ủ hạt thúc mầm
- Có trách nhiệm đối với hạt giống
sản xuất ra.
Quan sát quá trình học của
học viên
Bài tập 3: Xử lý hạt giống và ủ hạt thúc mầm với phương pháp không bóc vỏ
trấu
Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
1. - Nêu được các yêu cầu khi xử lý
hạt giống và ủ hạt thúc mầm
- Mô tả được các bước công việc
xử lý hạt giống bằng phương pháp
không bóc vỏ trấu
- Kể được các bước công việc ủ
hạt thúc mầm (ủ trên luống)
Hỏi đáp
2. - Thao tác thành thạo các bước
công việc xử lý hạt giống bằng
phương pháp bóc vỏ trấu
- Ủ hạt thúc mầm đúng kỹ thuật
- Hạt nảy mầm nhanh và đều
Căn cứ vào sản phẩm hoàn
thành
3. - Trung thực, có ý thức tuân thủ
quy trình kỹ thuật trong khi thực
Quan sát quá trình học của
học viên
70
hiện các bước công việc để xử lý
hạt giống và ủ hạt thúc mầm
- Có trách nhiệm đối với hạt giống
sản xuất ra.
5. Bài 5: Gieo hạt và cấy cây vào bầu
Bài tập 1: Phần lý thuyết
Căn cứ vào bài trắc nghiệm để chấm điểm lý thuyết
Bài tập 2: Gieo hạt giống vào bầu ươm
Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
1. - Nêu được các yêu cầu khi lựa hạt
đêm gieo vào bầu
- Mô tả được các bước công việc
khi gieo hạt vào trong bầu đất
- Kể được ưu nhược điểm khi gieo
hạt vào trong bầu đất
Hỏi đáp
2. - Chọn lựa hạt giống mới nứt
nanh, đủ tiêu chuẩn
- Gieo hạt vào bầu đúng kỹ thuật
Căn cứ vào sản phẩm hoàn
thành
3. - Trung thực, có ý thức tuân thủ
quy trình kỹ thuật trong khi thực
hiện các bước công việc để gieo
hạt giống vào trong bầu đất
- Có trách nhiệm đối với cây giống
sản xuất ra.
Quan sát quá trình học của
học viên
Bài tập 3: Gieo hạt giống trên luống
Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
1. - Nêu được các yêu cầu khi lựa hạt
đêm gieo trên luống
Hỏi đáp
71
- Mô tả được các bước công việc
khi gieo hạt trên luống
- Kể được ưu nhược điểm khi gieo
hạt trên luống
2. - Chọn lựa hạt giống mới nứt
nanh, đủ tiêu chuẩn
- Rải hạt hoặc cắm hạt trên luống
đúng kỹ thuật
Căn cứ vào sản phẩm hoàn
thành
3. - Trung thực, có ý thức tuân thủ
quy trình kỹ thuật trong khi thực
hiện các bước công việc để gieo
hạt giống trên luống
- Có trách nhiệm đối với cây giống
sản xuất ra.
Quan sát quá trình học của
học viên
Bài tập 4: Cấy cây vào bầu
Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
1. - Nêu được các bước công việc khi
nhổ và lựa cây để cấy
- Mô tả được các bước công việc
khi cấy cây vào bầu
Hỏi đáp
2. - Nhổ và lựa cây để cấy đủ tiêu
chuẩn
- Cấy cây vào bầu đúng kỹ thuật
Căn cứ vào sản phẩm hoàn
thành
3. - Trung thực, có ý thức tuân thủ
quy trình kỹ thuật trong khi thực
hiện các bước công việc để cấy
cây vào bầu
- Có trách nhiệm đối với cây giống
sản xuất ra.
Quan sát quá trình học của
học viên
6. Bài 6: Chăm sóc cây con và xuất vườn
72
Bài tập 1: Phần lý thuyết
Căn cứ vào bài trắc nghiệm để chấm điểm lý thuyết
Bài tập 2: Làm cỏ, xới đất, tưới nước
Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
1. - Nêu được các bước công việc khi
làm cỏ, xới đất và tưới nước trong
vườn ươm
Hỏi đáp
2. - Bầu ươm được xới đất, rễ cây
không bị tổn thương
- Vườn ươm sạch cỏ dại
- Các bầu ươm được tưới nước đủ
ẩm, không bị lỏi
Căn cứ vào sản phẩm hoàn
thành
3. - Trung thực, có ý thức tuân thủ
quy trình kỹ thuật trong khi thực
hiện các bước công việc làm cỏ,
xới đất, tưới nước.
- Có trách nhiệm đối với cây giống
sản xuất ra.
Quan sát quá trình học của
học viên
Bài tập 3: Bón phân thúc
Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
1. - Kể được loại phân để bón thúc
- Nêu được lượng phân để bón
thúc
- Mô tả được các công việc khi
bón thúc cho cây cà phê trong thời
kỳ vườn ươm
Hỏi đáp
2. - Sử dụng loại phân, lượng phân
phù hợp
- Bón phân thúc đúng kỹ thuật
Căn cứ vào sản phẩm hoàn
thành
73
3. - Trung thực, có ý thức tuân thủ
quy trình kỹ thuật trong khi thực
hiện các bước công việc bón phân
thúc
- Có trách nhiệm đối với cây giống
sản xuất ra.
Quan sát quá trình học của
học viên
Bài tập 4: Phòng trừ sâu bệnh hại cây con
Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
1. - Mô tả được các loại sâu bệnh hại
cây cà phê trong thời kỳ vườn
ươm
- Kể tên được các biện pháp phòng
trừ sâu bệnh hại
Hỏi đáp
2. - Nhận biết đúng đối tượng sâu
bệnh hại
- Thực hiện các biện pháp phòng
trừ phù hợp, hiệu quả
Căn cứ vào sản phẩm hoàn
thành
3. - Trung thực, có ý thức tuân thủ
quy trình kỹ thuật trong khi thực
hiện các bước công việc phòng trừ
sâu bệnh hại cây con
- Có trách nhiệm đối với cây giống
sản xuất ra.
Quan sát quá trình học của
học viên
7. Bài 7: Chuyển cây giống sang túi bầu lớn
Bài tập 1: Phần lý thuyết
Căn cứ vào bài trắc nghiệm để chấm điểm lý thuyết
Bài tập 2: Chuyển cây giống sang túi bầu lớn
Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
1. - Nêu được các bước công việc để
chuyển cây giống sang túi bầu lớn
Hỏi đáp
74
đảm bảo kỹ thuật
2. - Hỗn hợp ruột bầu đảm bảo tỉ lệ các
thành phần, cây giống được chuyển
sang túi bầu lớn đảm bảo kỹ thuật.
- Các bầu cây được xếp ngay ngắn,
thẳng hàng trên luống, cây xanh tươi,
không có biểu hiện héo.
Căn cứ vào sản phẩm hoàn
thành
3. - Trung thực, có ý thức tuân thủ quy
trình kỹ thuật trong khi thực hiện các
bước công việc để chuyển cây giống
sang túi bầu lớn
- Có trách nhiệm đối với cây giống
sản xuất ra.
Quan sát quá trình học của học
viên
VI. Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Sĩ Nghị - Cây cà phê Việt Nam - Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà
Nội - 1996.
2. Trịnh Đức Minh - Kỹ thuật nhân giống cà phê - Nhà xuất bản Nông
nghiệp Hà Nội - 2000.
3. Lê Ngọc Báu - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê - Nhà xuất bản Nông
nghiệp Hà Nội - 2000.
4. Trần Thị Kim Loang - Sâu bệnh hại cà phê và biện pháp phòng trừ - Nhà
xuất bản Nông nghiệp Hà Nội - 2000.
5. Phan Quốc Sủng - Kỹ thuật trồng chăm sóc chế biến cà phê - Nhà xuất
bản Nông nghiệp T.P Hồ Chí Minh - 1998.
6. Phan Quốc Sủng - Hỏi đáp về kỹ thuật cà phê - Nhà xuất bản Nông
nghiệp T.P Hồ Chí Minh - 1999.
7. Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm thuỷ lợi nông lâm nghiệp Gia Lai -
Quy trình tạo hình và ghép cà phê ; Sâu bệnh hại cà phê
8. Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên - Tài liệu hướng
dẫn trồng và chăm sóc cà phê vối - Buôn Ma Thuột - 1998.
9. Tài liệu sản xuất cây giống cà phê : website khuyenongvn.gov.vn
75
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH,
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Theo Quyết định số 874/QĐ-BNN-TCCB, ngày 20 tháng 6 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ nhiệm: Ông Trần Văn Chánh - Phó hiệu trưởng Trường Trung học Lâm
nghiệp Tây Nguyên
2. Phó chủ nhiệm: Ông Nguyễn Văn Lân - Trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Thư ký: Ông Nguyễn Quốc Khánh - Giáo viên Trường Trung học Lâm nghiệp
Tây Nguyên
4. Các ủy viên:
- Bà Phạm Thị Bích Liễu, Phó trưởng khoa Trường Trung học Lâm nghiệp
Tây Nguyên
- Bà Lê Thị Nga, Giáo viên Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên
- Ông Nguyễn Viết Chiến, Giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ và
Kinh tế Bảo Lộc
- Ông Trịnh Quốc Việt, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai./.
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Theo Quyết định số 2033 /QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 8 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Đức Thiết, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công
nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
2. Thư ký: Ông Phùng Hữu Cần, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Các ủy viên:
- Bà Nguyễn Thị Hưng, giáo viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và
Nông Lâm Đông Bắc
- Ông Nguyễn Thanh Nhàn, Phó giám đốc Trung tâm Trường Cao đẳng
nghề Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ
- Ông Phan Văn Hạnh, Kỹ sư Nông trường cà phê Chưprong, Công ty cà
phê Iagrai, Gia Lai./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_san_xuat_cay_giong_ca_phe_tu_hat.pdf