Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài
liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Sản xuất cây giống cao su, cà
phê, hồ tiêu”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết
kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng
cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học.
Giáo trình này là 01 trong số 07 giáo trình mô đun của chương trình đào tạo
nghề “Sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu” trình độ sơ cấp. Trong mô đun
này có 06 bài dạy thuộc thể loại tích hợp.
59 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Sản xuất cây giống cà phê ghép, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
+Phần vỏ của chồi ghép và gốc ghép tiếp xúc nhau ít nhất là 1 bên
+ Quấn dây không quá chặt hoặc quá lỏng, chồi ghép không bị tuột
C. Ghi nhớ
- Nếu chồi ghép to hơn gốc ghép thì cho lớp vỏ của chồi ghép và gốc ghép
khớp với nhau về một phía.
- Chồi ghép càng để lâu, chất lượng càng giảm. Thời gian bảo quản chồi
ghép không nên quá 3 ngày.
46
Bài 6: CHĂM SÓC CÂY GIỐNG VÀ XUẤT VƯỜN
Mã bài: MĐ 05-06
Mục tiêu:
- Nêu được các công việc chăm sóc cây cà phê sau khi ghép và tiêu chuẩn của cây
giống cà phê ghép khi xuất vườn
- Chăm sóc cây cà phê sau khi ghép đúng kỹ thuật
- Nhận biết và chọn lựa được cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn
- Có trách nhiệm về chất lượng cây giống sản xuất ra
A. Nội dung:
1. Vặt chồi thực sinh
- Thường xuyên vặt bỏ chồi vượt mọc từ phần thân gốc ghép.
- Không được làm xây xát thân cây
2. Tháo bao chụp và dây buộc vết ghép
- Sau 10 – 15 ngày tháo túi chụp.
- Sau 20 – 30 ngày cắt bỏ dây buộc vết ghép.
Hình 5.6.1. Tháo túi chụp ra khỏi cây ghép
3. Các chăm sóc khác
47
- Việc tưới nước, làm cỏ xới xáo, bón phân thúc, phòng trừ sâu bệnh hại,
điều chỉnh ánh sáng thực hiện tương tự như phần sản xuất cây thực sinh (đã trình
bày ở Bài 6 - Mô đun 4 - Nghề sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu.
- Cây giống cà phê sau khi ghép thường hay có hiện tượng rối loạn sinh lý
dinh dưỡng sau ghép.
- Sau ghép có khoảng 40 - 50 % số cây bị hiện tượng thiếu kẽm, lưu huỳnh
tạm thời. Dùng phân bón lá chuyên dùng cho cà phê NUCAFE phun 2 lần cách
nhau 15 - 20 ngày với nồng độ 0,4 - 0,5 %.
4. Chọn cây xuất vườn
4.1 Chọn cây đủ tiêu chuẩn:
- Chiều cao cây từ mặt bầu đến ngọn của chồi ghép : 20 – 30 cm.
- Đường kính đo trên vết ghép 1 cm đạt 3,5 mm trở lên.
- Chồi ghép có 1 – 2 cặp lá mới và bắt đầu ra cành cấp 1.
- Bầu đất còn nguyên trong túi nhựa PE.
- Cây không có ngoại hình lạ, không sâu bệnh, không có biểu hiện của thiếu
hay rối loạn dinh dưỡng.
- Thời gian từ khi ghép đến khi xuất vườn : 45 – 60 ngày
Hình 5.6.2. Cây giống cà phê ghép chuẩn bị xuất vườn
48
4.2 Bốc xếp lên xe
Khi bốc xếp cây giống cần hết sức nhẹ nhàng cẩn thận để không bị vỡ bầu
đất, cây giống bị tổn thương.
Hình 5.6.3. Chọn cây xuất vườn
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Các câu hỏi
1.1 Cây giống ghép xuất vườn phải có tiêu chuẩn:
a. Chiều cao cây từ mặt bầu đến ngọn của chồi ghép: 20 – 30 cm.
b. Chồi ghép có 1 – 2 cặp lá mới và bắt đầu ra cành cấp 1.
c. Thời gian từ khi ghép đến khi xuất vườn : 45 – 60 ngày
d. Cả 3 ý trên
1.2 Vặt chồi thực sinh mọc trên gốc ghép để:
a. Hạn chế sự cạnh tranh về dinh dưỡng, ánh sáng
b. Tập trung dinh dưỡng nuôi chồi ghép
c. Tránh lẫn tạp
d. Cả 3 ý trên
49
2. Các bài thực hành
2.1 Bài thực hành số 5.6.1: Vặt chồi thực sinh cho cây ghép
- Nguồn lực cần thiết:
+ Dao, kéo
+ Vườn ươm cây giống mới ghép
- Cách tổ chức thực hiện:
+ Giáo viên nêu mục tiêu, nội dung công việc
+ Gọi một học viên lên thực hiện, giáo viên cùng các học viên còn lại quan sát.
+ Yêu cầu các học viên nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của
nhóm học viên làm mẫu.
+ Giáo viên tổng hợp, nhận xét các tình huống thực hành
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các
nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.
+ Giao bài tập cho từng nhóm: mỗi nhóm vặt chồi thực sinh cho 1 luống 200 cây
cà phê ghép.
+ Các nhóm triển khai thực hiện công việc
+ Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lỗi thường gặp
trong quá trình vặt chồi thực sinh
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ
- Địa điểm: Vườn ươm cà phê
- Kết quả và tiêu chuẩn của sản phẩm:
+ Cây giống ghép được tỉa sạch chồi thực sinh, cây không bị xây xát
2.2 Bài thực hành số 5.6.1: Phun phân bón lá Nucafe
- Nguồn lực cần thiết:
+ Hệ thống tưới, nguồn nước, bình phun thuốc
+ 2,5 lít phân bón lá Nucafe
+ Vườn ươm cây giống ghép
- Cách tổ chức thực hiện:
+ Giáo viên nêu mục tiêu, nội dung công việc
+ Gọi một vài học viên lên thực hiện, giáo viên cùng các học viên còn lại quan sát.
50
+ Yêu cầu các học viên nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của
nhóm học viên làm mẫu.
+ Giáo viên tổng hợp, nhận xét các tình huống thực hành
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các
nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.
+ Giao bài tập cho từng nhóm: mỗi nhóm pha và phun phân bón lá Nucafe cho 1
luống 200 cây cà phê ghép.
+ Các nhóm triển khai thực hiện công việc
+ Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lỗi thường gặp
trong quá trình pha và phun phân bón lá.
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 6 giờ
- Địa điểm: Vườn ươm cà phê
- Kết quả và tiêu chuẩn của sản phẩm:
+ Pha phân bón lá đúng liều lượng và nồng độ
+ Phân bón lá được phun đều khắp
+ Cây giống ghép sinh trưởng, phát triển tốt
C. Ghi nhớ
- Thường xuyên vặt bỏ chồi vượt mọc từ phần thân gốc ghép để tránh lẫn
tạp.
51
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN
I. Vị trí, tính chất của mô đun:
- Vị trí : Mô đun Sản xuất cây giống cà phê ghép là một mô đun chuyên môn nghề
trong chương trình dạy nghề “Sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu” trình độ
sơ cấp nghề. Mô đun này có thể học trước hoặc học sau các mô đun chuẩn bị vườn
ươm, sản xuất gỗ ghép cao su, sản xuất cao su stump và cao su bầu hạt, sản xuất
cây giống cà phê ghép, sản xuất hồ tiêu giống, tiêu thụ cây giống và cũng có thể
giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học.
- Tính chất: Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp,
nên tổ chức giảng dạy tại địa bàn thôn, xã nơi có các vườn ươm cây giống cà phê.
II. Mục tiêu:
Kiến thức:
- Trình bày được yêu cầu khi chọn địa điểm trồng, mật độ khoảng cách
trồng và kỹ thuật làm đất, bón phân lót cho vườn chồi
- Nêu được đặc điểm của các dòng vô tính có triển vọng và tiêu chuẩn của
cây giống cà phê ghép để trồng ở vườn lấy chồi
- Mô tả được các công việc trồng, chăm sóc vườn chồi, thu hoạch và bảo
quản chồi ghép
- Mô tả được tiêu chuẩn của chồi ghép, gốc ghép và nêu được kỹ thuật ghép
nêm cà phê
- Kể được các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công sau khi ghép
- Trình bày được kỹ thuật chăm sóc cây cà phê sau khi ghép và tiêu chuẩn
của cây giống ghép khi xuất vườn
Kỹ năng:
- Chọn được địa điểm trồng vườn chồi phù hợp
- Thiết kế mật độ khoảng cách trồng, làm đất, bón phân lót đúng kỹ thuật
- Nhận biết và chọn lựa được cây giống đủ tiêu chuẩn
- Trồng và chăm sóc vườn chồi đúng kỹ thuật
- Nhận biết và chọn lựa được chồi ghép đủ tiêu chuẩn
- Thu hoạch và bảo quản chồi ghép đúng kỹ thuật
- Thao tác ghép nêm cà phê thành thạo, tỷ lệ sống cao
- Chăm sóc cây cà phê sau khi ghép đúng kỹ thuật
- Nhận biết và chọn lựa được cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn
Thái độ:
- Trung thực, có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật trong khi thực hiện các
công việc sản xuất cây con bằng phương pháp ghép.
- Có trách nhiệm về chất lượng chồi giống, cây giống sản xuất ra
52
III. Nội dung chính của mô đun:
Mã bài Tên bài
Loại
bài
dạy
Địa điểm
Thời gian
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*
MĐ 05-01
Thiết kế vườn
chồi, làm đất và
bón phân lót
Tích
hợp
Lớp học,
khu đất
trống
8 2 6
MĐ 05-02
Trồng cây ra vườn
chồi
Tích
hợp
Lớp học,
vườn chồi
12 2 9 1
MĐ 05-03
Chăm sóc vườn
chồi
Tích
hợp
Lớp học,
vườn chồi
12 2 9 1
MĐ 05-04
Thu hoạch, bảo
quản chồi ghép
Tích
hợp
Lớp học,
vườn sản
xuất
12
2 10
MĐ 05-05
Ghép nêm cà phê
Tích
hợp
Lớp học,
vườn ươm
cà phê
12 2 9 1
MĐ 05-06
Chăm sóc cây
giống và xuất
vườn
Tích
hợp
Lớp học,
vườn ươm
cà phê
12 2 9 1
Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4
Cộng 72 12 52 8
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành
IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập:
1. Bài 1: Thiết kế vườn chồi, làm đất và bón phân lót
53
Bài tập 1: Phần lý thuyết
Căn cứ vào bài trắc nghiệm để chấm điểm lý thuyết
Bài tập 2: Thực hành thiết kế mật độ, khoảng cách trồng vườn lấy chồi
Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
1. - Nêu được các bước công việc
thiết kế mật độ, khoảng cách trồng
vườn lấy chồi.
Hỏi đáp
2. - Đảm bảo khoảng cách hàng cách
hàng, cây cách cây đúng như thiết
kế.
Căn cứ vào sản phẩm hoàn
thành
3. - Thái độ nghiêm túc khi thực hiện
các bước công việc thiết kế mật
độ, khoảng cách trồng vườn lấy
chồi
Quan sát quá trình học của
học viên
Bài tập 3: Thực hành đào rãnh, bón phân lót
Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
1. - Nêu được các bước công việc
đào rãnh, bón phân lót
Hỏi đáp
2. - Mỗi rãnh rộng 20 – 25 cm, sâu
30 – 35 cm, dài 20 m
- Phân bón lót các loại được rải và
trộn đều với đất mặt
Căn cứ vào sản phẩm hoàn
thành
3. - Thái độ nghiêm túc khi thực hiện
các bước công việc đào rãnh, bón
phân lót
- An toàn trong lao động trong khi
thực hiện công việc
Quan sát quá trình học của
học viên
2. Bài 2: Trồng cây ra vườn chồi
Bài tập 1: Phần lý thuyết
Căn cứ vào bài trắc nghiệm để chấm điểm lý thuyết
Bài tập 2: Thực hành trồng cây làm vườn lấy chồi
54
Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
1. - Nêu được các bước công việc
trồng cây làm vườn lấy chồi
Hỏi đáp
2. - Cây đứng thẳng, thẳng hàng
ngang, hàng dọc
- Tỉ lệ sống cao
- Không còn vỏ túi bầu nilon
vương vãi trên vườn chồi
Căn cứ vào sản phẩm hoàn
thành
3. - Thái độ nghiêm túc khi thực hiện
các bước công việc trồng cây ra
vườn lấy chồi
- An toàn trong lao động trong khi
thực hiện công việc
Quan sát quá trình học của
học viên
3. Bài 3: Chăm sóc vườn chồi
Bài tập 1: Phần lý thuyết
Căn cứ vào bài trắc nghiệm để chấm điểm lý thuyết
Bài tập 2: Tủ gốc giữ ẩm cho vườn chồi
Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
1 - Kể được tác dụng và các bước
công việc của việc tủ gốc giữ ẩm
Hỏi đáp
2 - Vườn nhân chồi cà phê được tủ
gốc dày 7 – 10 cm
Căn cứ vào sản phẩm hoàn
thành
3 - Thái độ nghiêm túc khi thực hiện
các bước công việc trồng cây ra
vườn lấy chồi
- An toàn trong lao động trong khi
thực hiện công việc
Quan sát quá trình học của
học viên
Bài tập 3: Bón phân cho vườn chồi
Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
1 - Nêu được các bước công việc Hỏi đáp
55
bón phân cho vườn chồi
2 - Không làm rơi vãi phân
-Phân được bón đều theo hàng
hoặc theo hốc và được lấp kín
-Không bón sót gốc.
Căn cứ vào sản phẩm hoàn
thành
3 - Thái độ nghiêm túc khi thực hiện
các bước công việc bón phân cho
vườn chồi
- An toàn trong lao động trong khi
thực hiện công việc
Quan sát quá trình học của
học viên
Bài tập 4: Phun phân bón lá cho vườn chồi
Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
1 - Chọn được loại phân bón lá phù
hợp
- Pha phân bón lá đúng liều lượng
và nồng độ
- Phân bón lá được phun đều khắp
trên vườn chồi
Căn cứ vào sản phẩm hoàn
thành
2 - Thái độ nghiêm túc khi thực hiện
các bước công việc phun phân bón
lá
- An toàn trong lao động trong khi
thực hiện công việc
Quan sát quá trình học của
học viên
4. Bài 4: Thu hoạch, bảo quản chồi ghép
Bài tập 1: Lý thuyết
Căn cứ vào bài trắc nghiệm để chấm điểm lý thuyết
Bài tập 2: Thu hoạch chồi ghép
Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
1. - Nêu được các bước công việc thu
hoạch chồi ghép
Hỏi đáp
56
2. - Các chồi đủ tiêu chuẩn không
quá non, không quá già
- Vết cắt ngọt, không trầy xước
- Cây mẹ không bị tổn thương
Căn cứ vào sản phẩm hoàn
thành
3. - Thái độ nghiêm túc khi thực hiện
các bước công việc thu hoạch chồi
ghép
Quan sát quá trình học của
học viên
Bài tập 3: Bảo quản chồi ghép
Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
1. - Nêu được các bước công việc
bảo quản chồi ghép
Hỏi đáp
2. - Các chồi ghép được cắt bỏ 2/3
phiến lá
- Chồi được bó lại thành từng bó,
mỗi bó 50 chồi
- Các bó chồi được nhúng vào
nước khoảng vài phút cho đủ ẩm
rồi cho vào túi, thùng đựng chồi.
Căn cứ vào sản phẩm hoàn
thành
3. - Thái độ nghiêm túc khi thực hiện
các bước công việc bảo quản chồi
ghép
Quan sát quá trình học của
học viên
5. Bài 5: Ghép nêm cà phê
Bài tập 1: Lý thuyết
Căn cứ vào bài trắc nghiệm để chấm điểm lý thuyết
Bài tập 2: Thực hành ghép nêm cà phê
Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
1. - Kể được các yếu tố ảnh hưởng
đến kết quả ghép
Hỏi đáp
57
- Nêu được các bước công việc
ghép nêm cà phê
2. - Chọn lựa được cây gốc ghép và
chồi ghép đủ tiêu chuẩn
- Xử lý chồi ghép và gốc ghép
đúng kỹ thuật, các vết cắt, vết vát,
vết chẻ ngọt, không trầy xước.
- Phần vỏ của chồi ghép và gốc
ghép tiếp xúc nhau ít nhất là 1 bên
- Quấn dây không quá chặt hoặc
quá lỏng, chồi ghép không bị tuột
Căn cứ vào sản phẩm hoàn
thành
3. - Thái độ nghiêm túc khi thực hiện
các bước công việc thu hoạch chồi
ghép
- Có tinh thần trách nhiệm về chất
lượng cây giống sản xuất ra
Quan sát quá trình học của
học viên
6. Bài 6: Chăm sóc cây giống và xuất vườn
Bài tập 1: Lý thuyết
Căn cứ vào bài trắc nghiệm để chấm điểm lý thuyết
Bài tập 2: Thực hành vặt chồi thực sinh cho cây ghép
Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
1. - Cây giống ghép được tỉa sạch
chồi thực sinh, cây không bị xây
xát.
Căn cứ vào sản phẩm hoàn
thành
2. - Thái độ nghiêm túc khi thực hiện
các bước công việc vặt chồi thực
sinh
Quan sát quá trình học của
học viên
Bài tập 3: Thực hành phun phân bón lá Nucafe
58
Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
1. - Pha phân bón lá đúng liều lượng
và nồng độ
- Phân bón lá được phun đều khắp
trên vườn ươm cây giống ghép
- Cây giống ghép sinh trưởng, phát
triển tốt
Căn cứ vào sản phẩm hoàn
thành
2. - Thái độ nghiêm túc khi thực hiện
các bước công việc phun phân bón
lá
- An toàn trong lao động trong khi
thực hiện công việc
Quan sát quá trình học của
học viên
VI. Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Sĩ Nghị - Cây cà phê Việt Nam - Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà
Nội - 1996.
2. Trịnh Đức Minh - Kỹ thuật nhân giống cà phê - Nhà xuất bản Nông
nghiệp Hà Nội - 2000.
3. Lê Ngọc Báu - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê - Nhà xuất bản Nông
nghiệp Hà Nội - 2000.
4. Trần Thị Kim Loang - Sâu bệnh hại cà phê và biện pháp phòng trừ - Nhà
xuất bản Nông nghiệp Hà Nội - 2000.
5. Phan Quốc Sủng - Kỹ thuật trồng chăm sóc chế biến cà phê - Nhà xuất
bản Nông nghiệp T.P Hồ Chí Minh - 1998.
6. Phan Quốc Sủng - Hỏi đáp về kỹ thuật cà phê - Nhà xuất bản Nông
nghiệp T.P Hồ Chí Minh - 1999.
7. Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm thuỷ lợi nông lâm nghiệp Gia Lai -
Quy trình tạo hình và ghép cà phê ; Sâu bệnh hại cà phê
8. Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên - Tài liệu hướng
dẫn trồng và chăm sóc cà phê vối - Buôn Ma Thuột - 1998.
9. Tài liệu sản xuất cây giống cà phê : website khuyenongvn.gov.vn
59
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH,
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Theo Quyết định số 874/QĐ-BNN-TCCB, ngày 20 tháng 6 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ nhiệm: Ông Trần Văn Chánh - Phó hiệu trưởng Trường Trung học Lâm
nghiệp Tây Nguyên
2. Phó chủ nhiệm: Ông Nguyễn Văn Lân - Trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Thư ký: Ông Nguyễn Quốc Khánh - Giáo viên Trường Trung học Lâm nghiệp
Tây Nguyên
4. Các ủy viên:
- Bà Phạm Thị Bích Liễu, Phó trưởng khoa Trường Trung học Lâm nghiệp
Tây Nguyên
- Bà Lê Thị Nga, Giáo viên Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên
- Ông Nguyễn Viết Chiến, Giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ và
Kinh tế Bảo Lộc
- Ông Trịnh Quốc Việt, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai./.
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Theo Quyết định số 2033 /QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 8 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Đức Thiết, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công
nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
2. Thư ký: Ông Phùng Hữu Cần, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Các ủy viên:
- Bà Nguyễn Thị Hưng, giáo viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và
Nông Lâm Đông Bắc
- Ông Nguyễn Thanh Nhàn, Phó giám đốc Trung tâm Trường Cao đẳng
nghề Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ
- Ông Phan Văn Hạnh, Kỹ sư Nông trường cà phê Chưprong, Công ty cà
phê Iagrai, Gia Lai./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_san_xuat_cay_giong_ca_phe_ghep.pdf