Giáo trình mô đun “Sản xuất cây giống bằng chiết, ghép” là giáo trình mô đun
thứ hai trong sáu giáo trình mô đun của nghề Sản xuất kinh doanh cây giống lâm
nghiệp. Giáo trình có 03 bài, mỗi bài học được chia làm 04 phần, cụ thể là: mục
tiêu bài học, nội dung bài học, câu hỏi và bài tập thực hành, ghi nhớ. Các bài dạy
được biên soạn một cách ngắn gọn, kết cấu hợp lý giữa lý thuyết và thực hành
nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng về sản xuất cây giống bằng chiết, ghép
cho người học
26 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 718 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Sản xuất cây giống bằng chiết, ghép, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột túi nylon nhỏ và buộc lại ở dưới chỗ ghép 2 cm để
tránh sự mất nước của cành ghép (Có thể cắt gốc ghép và cành ghép thành hình
lưỡi gà hay yên ngựa để gài cho chắc).
- Sau khi ghép 30-35 ngày có thể mở dây buộc để kiểm tra, nếu cành nào chết tiến
hành ghép lại ngay, chú ý tưới nước đủ ẩm cho vườn gốc ghép.
4.2.2. Ghép nêm:
Dùng dao chẻ gốc ghép một đoạn 2 cm, cành ghép được vát 2 bên thành nêm
và cắm vào gốc ghép sao cho lớp vỏ của cành ghép phải chồng khít lên lớp vỏ của
gốc ghép. (Nếu cành nhỏ ta có thể ghép chẻ bên)
Hình 8: Trình tự ghép nêm
4.2.3. Ghép luồn vỏ (dưới vỏ):
- Sử dụng dao ghép rạch 1 đường dọc theo thân cây dài 2 cm, dùng mũi dao tách
nhẹ lớp vỏ về 2 phía.
- Cành ghép được cắt vát như ghép nối ngọn sau đó được luồn vào dưới lớp vỏ của
gốc ghép đảm bảo phần tượng tầng tiếp xúc nhau. Dùng dây buộc chặt và túm bao
cành ghép như ghép nêm.
Hình 9: Trình tự ghép luồn vỏ
19
4.2.4. Ghép áp:
- Phương pháp ghép áp cành là một phương pháp đơn giản dễ làm, tỷ lệ sống cao
90-95%, nhưng hệ số nhân giống không cao và đòi hỏi nhiều công sức hơn.
Thường chỉ áp dụng đối với một số giống cây ăn quả khó nhân giống bằng các
phương pháp ghép khác như Xoài hoặc sử dụng nhân giống cây cảnh.
- Các cây gốc ghép được trồng trong túi bầu hoặc chậu, chăm sóc khi cây đạt tiêu
chuẩn (Tương đương cành ghép). Người ta treo các túi bầu hoặc đặt chậu cây ở gần
vị trí cành định ghép. Trên cành cắt hết cành tăm, cành gai ở vị trí định ghép sau đó
dùng dao sắc vát một miếng nhỏ vừa chớm đến gỗ ở cả cành ghép và gốc ghép (Dài
1,5-2 cm, rộng 0,4-0,5 cm) áp 2 vết cắt lại với nhau, dùng nylon buộc kín tổ hợp
ghép,
- Sau khi ghép 30-40 ngày vết sẹo liền có thể cắt ngọn gốc ghép và gốc cành ghép
cách chỗ buộc 2 cm, với những cây khó ghép có thể cắt làm 2 lần (lần đầu cắt 1/2
đường kính sau 5-10 ngày cắt đứt hoàn toàn)
Hình 10: Trình tự ghép áp
- Ưu điểm của ghép áp là Thao tác nhanh, dễ ghép, tỷ lệ sống cao khi chọn đúng tổ
hợp ghép, nhanh bật mần ở cành ghép, sức sống của cành ghép tốt. Vì vậy nó
thường dùng ở lĩnh vực cây ăn quả.
- Nhược điểm của ghép áp là vị trí ghép thường nổi lên các vết sần không đẹp nên
ít được sử dụng trong lĩnh vực làm cây bonsai.
5. Chăm sóc và phân loại cây ghép.
Sau khi cắt ngọn gốc ghép cần chú ý các biện pháp chăm sóc như tưới nước,
bón phân, xới xáo. Việc phun thuốc trừ sâu có thể tiến hành sớm khi mầm ghép
20
được 2 cm, trong giai đoạn này cần lưu ý vặt bỏ những mầm phụ ở gốc ghép và khi
cành ghép cao khoảng 14 – 16 cm tiến hành làm cỏ và bón phân đợt đầu bằng
dung dịch pha loãng 0,1% đạm + 0,1% ka li tưới 2 tuần 1 lần hoặc 30 gam urê + 30
gam kali +120 suppe lân trong 12 lít nước để tưới cho 1000 cây. Cần thao tác nhẹ
nhàng tránh va chạm vào cây ghép. Nếu xuất hiện sâu bệnh phun thuốc phòng trừ
sâu bệnh: Trừ bệnh dùng Anvil 0,2% hoặc Ridomin pha một gói 100g trong 24 lít
nước. Trừ sâu: Basudin, ofatox để phun.
Khi cây con đã đạt tiêu chuẩn xuất vườn (Cây có 2 -> 3 tầng lộc, tầng lộc
trên cùng có lá màu đỏ chuyển sang màu xanh) ta căn cứ vào thời vụ, đất đai đã
chuẩn bị để bứng cây con đi trồng. Trước lúc đem trồng cần tỉa những cành già, lá
sâu và các cành mọc từ gốc ghép. Phân loại cây ghép để chăm sóc cho cây sinh
trưởng đồng đều
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài thực hành số 2: Ghép cây Trám
1. Lựa chọn cây Trám làm gốc ghép
2. Ghép nối ngọn cây trám
3. Chăm sóc cây trám sau ghép
C. Ghi nhớ
- Tiêu chuẩn chọn gốc ghép: Có phẩm chất ưu việt theo mục đích chọn giống;
không có bệnh tật, đang ở độ tuổi sinh trưởng mạnh;.
- Tiêu chuẩn chọn cành ghép : Cành bánh tẻ ở giữa tầng tán vươn ra ngoài ánh
sáng; không sâu bệnh; sinh trưởng phát triển tốt; phải là cành có mắt ngủ
- Tiêu chuẩn của tổ hợp ghép: Giữa cành ghép và gốc ghép phải trồng khít lên nhau
21
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC
I. Vị trí, tính chất của mô đun :
Đây là mô đun được bố trí giảng dạy sau khi các học viên học xong mô đun
Thiết lập vườn ươm và có thể bố trí song song với các mô đun Sản xuất cây giống
bằng giâm hom; Sản xuất cây giống bằng hạt
Mô đun này cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng sản xuất cây
giống bằng chiết, ghép ở vườn ươm
II. Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm, ưu nhược điểm và một số chú ý khi sản xuất cây giống
bằng chiết, ghép
- Thực hiện việc sản xuất cây giống bằng chiết, ghép đúng kỹ thuật
III. Nội dung chính của mô đun:
Mã bài Tên bài Loại
bài
dạy
Địa điểm Thời lƣợng
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra
MĐ 04-01 Giới thiệu chung về
Sản xuất cây giống
bằng chiết, ghép
Lý
thuyết
Lớp học 2 2
MĐ 04-02 Chiết cành Tích
hợp
Lớp học,
Vườn
ươm
48 5 39 4
MĐ 04-03 Ghép Tích
hợp
Lớp học
Vườn
ươm
50 6 40 4
Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4
Tổng 104 13 79 12
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành.
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành
Bài tập thực hành số 1: Chiết tre măng
- Giả định: Các học viên đã được học về kỹ thuật sản xuất cây giống bằng hom
- Nguồn lực để thực hiện bài tập:
22
+ Vườn ươm cây mẹ tre măng: 1 vườn
+ Đất đóng bầu: 3 m3
+ Rơm: 10 kg
+ Cưa: 5 chiếc
+ Dao: 5 chiếc
+ Bình ô doa: 5 chiếc
+ Dây nilnon: 1 kg.
+ Luống giâm cành: 5 luống.
+ Cành tre măng đã chiết: đủ để giâm 1 luống
+ Phiếu giao bài tập
- Cách thức tổ chức thực hiện:
+ Chia lớp thành các nhóm từ 5-7 người.
+ Các nhóm căn cứ vào phiếu giao bài tập các nhóm tiến hành: Chuẩn bị hỗn hợp
ruột bầu, lựa chọn cành chiết, chiết cành, chăm sóc cành chiết đúng yêu cầu kỹ
thuật
- Thời gian thực hiện bài học này: 39 giờ
- Sản phẩm thực hành và tiêu chuẩn:
+ Mỗi nhóm hoàn thành 50 cành chiết, chăm sóc một luống cành chiết tre măng, cả
lớp tiến hành giâm 1 luống cành tre măng chiết,
Bài thực hành số 2: Ghép cây Trám
- Giả định: Các học viên đã được học về kỹ thuật sản xuất cây giống bằng ghép
- Nguồn lực để thực hiện bài tập:
+ Vườn ươm cây gốc ghép (trám): 1 vườn
+ Mắt ghép: 120 mắt
+ Dao ghép: 15 chiếc
+ Bình ô doa: 5 chiếc
+ Dây nilnon: 0,5 kg.
+ Luống cây sau ghép: 5 luống
+ Phiếu giao bài tập
- Cách thức tổ chức thực hiện:
+ Giáo viên hướng dẫn cả lớp ghép cây trám
+ Chia lớp thành các nhóm từ 5-7 người.
+ Các nhóm căn cứ vào phiếu giao bài tập các nhóm tiến hành: lựa chọn gốc ghép,
ghép và chăm sóc cây sau ghép
- Thời gian thực hiện bài học này: 40 giờ
- Sản phẩm thực hành và tiêu chuẩn:
+ Mỗi nhóm hoàn thành 50 cây ghép, chăm sóc một luống cây sau ghép đạt yêu cầu
kỹ thuật,
23
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
Bài tập 2: Chiết cành
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
1. Chuẩn bị hỗ hợp bầu chiết
Đất bùn ao phơi khô, đập nhỏ Quan sát
Tỷ lệ rơm, phân chuồng trong hỗn hợp Quan sát
Độ ấm hỗn hợp Kiểm tra độ ẩm
2. Lựa chọn cành chiết
Trên cây mẹ thành thục, khỏe mạnh,ổn định Quan sát
Cành bánh tẻ, giữa tán Quan sát
Đường kính gốc cành từ 1-2cm Quan sát
Trên cây mẹ 1-2 tuổi ( cây tre măng) Quan sát
3. Chiết cành
Vị trí chiết cách gốc cành 10- 15cm Quan sát
Khoanh vỏ vị trí chiết dài 2-3cm Quan sát
Cạo sạch phần tượng tầng Quan sát
Độ dài, kính thước bầu bó Quan sát
4. Giâm và chăm sóc cành chiết.
Khoảng cách giâm cành Quan sát
Tỷ ánh sáng giàn che Quan sát
Độ ẩm luống giâm Quan sát
Bài 3: Ghép
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
1. Lựa chọn cây gốc ghép, cành ghép
Cây gốc ghép khỏe mạnh Quan sát
Đường kính gốc ghép từ 0,8 – 1,5cm Quan sát
Chiều cao 50 cm trở lên Quan sát
Cành ghép giữa tán không nhiễm bệnh
Cành bánh tẻ, có mầm ngủ
Quan sát
2. Ghép
Cắt ngọn gốc ghép cách mặt đất 40- 50cm Quan sát
Chẻ ngọn sau 1- 1,5 cm (ghép nối ngọn) Quan sát
Mở miệng cành ghép Quan sát
Vết cắt phẳng không dập xước Quan sát
Cắt bỏ phần cuống lá Quan sát
24
Cắt vát vết cắt dài 1-1,5cm Quan sát
Đặt cành ghép trồng khít Quan sát
Cố định cành ghép Quan sát
3. Chăm sóc cây sau ghép
Tưới đủ ẩm cho cây sinh trưởng Quan sát
Bón phân đúng loại, liều lượng Quan sát
Cắt bỏ chồi mọc dưới phần ghép Quan sát
Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh Quan sát
IV. Tài liệu tham khảo
1/ Nguyễn Văn Túy, Vũ Thị Lưu, Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Hữu Lộc, Vũ Quang
Lượng, Vũ Thị Hồng, Phan Văn Củng, 1991. Giáo trình Kỹ thuật lâm sinh. Trường
Công nhân kỹ thuật lâm nghiệp 4.
2/ PGS, TS Nguyễn Duy Minh, 2004. Cẩm nang nhân giống cây. Nhà xuất bản
nông nghiệp, Hà Nội
3/ Nguyễn Quang Đê, Nguyễn Hữu Vĩnh, 1998. Giáo trính Trồng rừng. Nhà xuất
bản nông nghiệp, Hà Nội
4/ Vũ Khắc Nhượng, VũTrọng Sơn, Phạm Kim Oanh, 2001. Kỹ thuật ghép cây ăn
quả. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội
5/ Thông tin trên mạng Internet...
25
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM CHỈNH SỬA
CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Kèm theo Quyết định số 2949 /BNN-TCCB ngày 03 tháng 11 năm 2010
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Thanh Sơn - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề
Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ
3. Thƣ ký: Ông Nguyễn Xuân Lới - Trưởng phòng Trường Cao đẳng nghề Công
nghệ và Nông Lâm Phú Thọ
4. Các ủy viên:
- Ông Phạm Quang Tuấn, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và
Nông Lâm Phú Thọ
- Ông Nguyễn Văn Toàn, Nghiên cứu viên Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm
nghiệp miền núi phía Bắc
- Ông Nguyễn Ngọc Thụy - Trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn./.
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Cảnh Chính - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề
Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc
2. Thƣ ký: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Các ủy viên:
- Ông Trần Đình Mạnh - Phó trưởng khoa Giáo viên Trường Cao đẳng nghề
Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc
- Ông Phan Thanh Minh, Trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và
Nông Lâm Nam Bộ
- Ông Nguyễn Kế Tiếp - Chuyên viên Trung tâm Khuyến nông Quốc gia./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_san_xuat_cay_giong_bang_chiet_ghep.pdf