Nội dung của mo dun được thiết kế với thời lượng 94 tiết bao gồm 5 bài:
Bài mở đầu: Nguyên tắc chung của nhân giống in vitro
Bài 1: Lấy mẫu và nuôi cấy khởi đầu
Bài 2: Nhân nhanh
Bài 3: Nuôi cấy tạo cây hoàn chỉnh
Bài 4: Huấn luyện cây mầm
54 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Quy trình Vi nhân giống hoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lấy bông thấm cồn 750 lau xung quanh bình đựng môi trường nuôi
cấy hoặc bình có mẫu rồi đặt vào xe đẩy.
* Bước 2: Khử trùng dụng cụ dao mổ và panh:
+ Nhúng dao, panh.vào cồn.
+ Đốt lần lượt dụng cụ đó trên ngọn lửa đèn cồn (đây là thao tác khử
trùng) cho đến khi cháy đỏ và cháy hết cồn.
+ Đặt các dụng này vào khay nhôm vô trùng trong tủ cấy. Khay để đụng
cụ này ở phía thuận tay cho việc lấy dụng cụ trong khi làm việc.
+ Cấy tạo cây hoàn chỉnh
Cụm chồi là một hỗn hợp gồm các chồ có kích thước khác nhau như mầm
chồi, chồi và có thể có cả cây hoàn chỉnh.
* Bước 1: Tách lấy chồi đạt tiêu chuẩn như chiều cao 3 cm, khối lượng đạt
khoảng 0,5 gam, phát triển bình thường.
* Bước 2: cấy sang môi trường tạo rễ là MS và (0,7g thạch + 30g đường
saccaroza + 0,5mg NAA/1 lit). Các thao tác và trình tự như cấy chuyền. Còn các
chồi và mầm chồi thì tiếp tục cấy chuyền.
34
Hình 3.16 Khử trùng dụng cụ bằng cách đốt trên ngọn lửa đèn
cồn
Hình 3.17 Cắt tách mẫu cấy
Hình 3.18 Mở nắp bình
35
Hình 3.19 : Cấy mẫu vào bình dinh dưỡng
Hình 3.20 : Cấy mẫu vào bình dinh dưỡng
Hình 3.21: Đậy nắp bình cấy
36
Hình 3.22: Bao giấy bên ngoài nắp bình
Hình 3.23: Nuôi dưỡng trong điều kiện nhân tạo
B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên
Bài tập 1: Thực hành tạo cây hoàn chỉnh cho cây hoa?
- Cách thức: mỗi học viên được yêu cầu lựa chọn bình giống gốc và tạo cây
hoàn chỉnh cho một loại hoa
- Thời gian hoàn thành: 15 phút/1 học viên
- Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của
mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
+ Chọn chính xác bình chồi đủ tiêu chuẩn
+ Thao tác cắt, tách chồi và cấy chuyển vào môi trường nhanh, chính xác
+ Thực hiện thứ tự các bước nhân nhanh đúng theo quy trình,
+ An toàn đối với con người và môi trường làm việc
37
C. Ghi nhớ: Cần chú ý một số nội dung trọng tâm:
- Kỹ thuật khử trùng buồng cấy, bộ dụng cụ cấy
- Các bước tạo cây hoàn chỉnh cho cây hoa
38
Bài 4: Huấn luyện cây mầm
Mã bài: MĐ 03 - 04
Mục tiêu:
- Trình bày được mục đích, yêu cầu và trình tự các bước huấn luyện cây mầm.
- Thực hiện chăm sóc và huấn luyện cây mầm đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt tiêu
chuẩn cây mầm cấy vào giá thể.
- Có tinh thần trách nhiệm và tác phong công nghiệp.
A. Nội dung của bài
1. Kiến thức cần thiết để thực hiện công việc:
Huấn luyện cây mầm là quá trình đưa các bình cấy từ phòng thí nghiệm ra
môi trường bên ngoài để cây thích nghi dần với điều kiện ngoại cảnh giúp cây
khỏe hơn khả năng chống chịu tăng, là bước quan trọng trước khi đưa cây ra
khỏi ống nghiệm đưa vào giá thể ươm cây.
Mục đích, yêu cầu của giai đoạn huấn luyện cây mầm:
Đưa cây hoàn chỉnh ở ống nghiệm thích nghi với điều kiện ngoại cảnh để
khi ra vườn ươm tỷ lệ cây sống cao và cây sinh trưởng phát triển tốt.
Cây sống trong ống nghiệm đã đạt tiêu chuẩn hình thái nhất định (số lá, số
rễ, chiều cao cây)
Nơi huấn luyện cây con là nơi thoáng mát, có đầy đủ các điều kiện về ánh
sáng, nhiệt độ, độ ẩm
Cây sau giai đoạn huấn luyện đã dần thích nghi với điều kiện ngoại cảnh
để có sức sinh trưởng tốt ở ngoài vườn ươm.
Để huấn luyện được cây mầm cần chuẩn bị các điều kiện sau:
Chọn địa điểm huấn luyện cây mầm, tiêu chuẩn cây mầm đem huấn luyện
Chọn địa điểm huấn luyện: Nơi huấn luyện cây con là nơi thoáng mát, có
đầy đủ điều kiện về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩmthường là những nơi hành lang
của phòng thí nghiệmTùy từng loại cây mà chọn địa điểm khác nhau.
Ví dụ: Cây hoa cúc chọn những nơi có cường độ chiếu sáng cao hơn so
với cây hoa lan. Cây đồng tiền chọn những nơi có cường độ chiếu sáng thấp.
39
Hình 3.6: Địa điểm huấn luyện cây mầm
Tiêu chuẩn cây mầm đem huấn luyện
Đạt tiêu chuẩn hình thái nhất định (số lá, số rễ, chiều cao cây)
Ví dụ: Cúc, cẩm chướng trung bình từ 3 – 5 lá, 8-10 rễ, cao 4-6cm
Cây hoa lily trung bình có 5-7 lá, rễ 5-7, cao 6-8cm
Hình 3.7: Cây con đạt tiêu chuẩn đem huấn luyện
40
Chú ý:
Khi gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi như mưa to gió lớnkhông
đưa cây ra huấn luyện.
Thời tiết quá nắng nên chọn những nơi có cường độ chiếu sáng ít hơn để
huấn luyện cây.
Đưa cây mầm ra huấn luyện
Đặt các bình nuôi cây vào những nơi đã chọn làm nơi huấn luyện. Có thể
đặt cách nhau để các cây chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh là như nhau
tạo độ đồng đều cho cây vào giá thể.
Đƣa cây con vào nhà huấn luyện:
Cây con nhân ra trong nuôi cấy mô được sống trong môi trường nhân tạo
lý tưởng về nhiệt độ ánh sáng và môi trường dinh dưỡng nên rất non và vô
trùng. Để có tỷ lệ ra ngôi sống cao trước khi ra ngôi cần phải đưa cây vào nhà
huấn luyện (còn gọi là môi trường bán nhân tạo) trong thời gian khoảng một
tuần để cây con thích nghi đần với điều kiện tự nhiên như tiếp xúc với ánh sáng
(có cường độ 5000- 10000 lux) và nhiệt độ tự của nhiên.
Ra ngôi cây con ra vƣờn ƣơm
Sau một thời gian sống trong nhà huấn luyện cần đưa cây con sang giai
đoạn vườn ươm trước khi ra trồng ở ngoài sản xuất. Mục đích là nuôi dưỡng
chăm sóc cây cho thuận lợi và tạo ra nhiều giống đạt tiêu chuẩn và cũng là để
tăng thêm hệ số nhân.
41
Hình 3.9: Ra ngôi cây con vƣờn ƣơm
* Vƣờn ƣơm cấp 1:
- Tiêu chuẩn cây con đem ươm (ra ngôi): có 8 –10 lá + 5 –7cm + 3- 4 rễ và
khối lượng cây từ 0,8 đến 1 g.
- Thời vụ ươm từ tháng 4 đến tháng10. Mật độ ươm 500 cây/m2.
Để cho cây con sinh trưởng tốt cần phải xử đất bàng thuốc tím nồng độ
0,1% trước khi cấy 12 giờ. Nếu mùa có nhiều nấm bệnh có thể tăng nồng độ
này lên 0,2- 0,3%.
Hiện nay ngoài ra ngôi cây con giâm trên giá thể rắn còn ra ngôi trồng cây
trong dung dịch (thuỷ canh). Kỹ thuật này có tác dụng làm tăng nhanh quá trình
sinh trưởng của cây con và còn có khả năng rút ngắn giai đoạn vườn ươm. Các
điều kiện cơ bản để trồng cây trong dung dịch:
+ Hộp xốp có thể tích 15- 20 lit để đựng dung dịch dinh dưỡng nuôi cây.
+ Nilon màu đen để lót trong hộp xốp nhằm tạo bóng tối và không để dung
dịch dinh dưỡng thấm ra ngoài.
+ Rổ nhựa để đựng trấu hun (làm giá thể để giâm cây con) có kích thước
bằng kích thước chiều dài và rộng miệng hộp xốp. Độ dày lớp trấu hun khoảng 5
–7cm.
42
+ Dung dịch dinh dưỡng nuôi cây con nên dùng môi trường Knop.
Cách tiến hành: dung dịch Knop được pha theo bảng chuẩn rồi cho dung
dịch vào hộp xốp, đặt rổ nhựa đựng giá thể lên hộp xốp và đáy rổ nhựa ngập 0,5-
1 cm vào dung dịch. Sau đó lấy cấy trong bình rửa sạch thạch đem cấy lên nề
trấu hun.
Nếu không có hộp xốp có thể làm như sau: đào hố có kích thước sâu
khoảng 15cm rộng 1 –1,2m và dài 2 –3 mét. Nèn chặt đáy và xung thành rồi lót
nilon để không cho dung dịch dinh dưỡng thấm qua. Làm khung để đựng giá thể
trấu hun là tre gỗ. Cây con lấy ra khỏi bình không được làm dập và nhẹ nhàng
rửa sạch thạch bám rễ rồi cấy vào giá thể. Che tum cho cây để tránh mưa và có
nhiệt độ ánh sáng thích hợp, hàng ngày tưới nước phun mù để ướt lá và phum
thuốc để trừ nấm bệnh để vảo vệ cây.
Kết thúc giai đoạn này cây con đạt được khối lượng trên 10 gram.
* Vƣờn ƣơm cấp 2:
Trồng trong dung dịch như ở vườn ươm cấp 1. Nhưng mật độ trồng thưa
hơn 200 cây/m2 và phun dung dịch Knop bổ sung định kỳ 2 lần/ tuần. Trong
thực tế có thể ươm cây con trên giá thể (nền giâm) là đất. Nền giâm làm thành
luống có kích thước rộng 1m cao 15cm. Giá thể làm bằng vật liệu xốp như mạt
cưa, tro trấu đất trộn với phân hoai mục đập mịn với có độ ẩm thích hợp. Ra
ngôi cây con trên nền đất cần chú ý một số điểm như không được cấy cây quá
sâu làm đất lọt vào tim cây, không được nén chặt đất làm ảnh hưởng đến bộ rễ
và mặt luống làm phẳng để dễ trồng và chăm sóc.
Trước khi cấy cây cần phải khử trùng nền giâm để trừ nấm khuẩn trước 2
ngày bằng phun vicarben, COC 85... Trong giai đoạn ươm cây cần thường
xuyên được giữ ẩm như tưới phum mù.
Kết thúc giai đoạn này cây con phải đạt 40 –50 gam/ cây.
Chăm sóc cây con sau khi ra ngôi:
Cây con nuôi cấy mô được sống trong môi trường nhân tạo lý tưởng về
nhiệt độ ánh sáng và môi trường dinh dưỡng nên rất non, vô trùng và dễ bị chết
43
Khi ra ngôi, để có tỷ lệ ra ngôi sống cao cần thực hiện các khâu kỹ thuật
sau:
Tuần đầu tiên là quan trọng nhất. Yêu cầu nhiệt độ ở giai đoạn này
khoảng 25 –30oC ẩm độ 80 –90% và chú ý điều chỉnh ánh sáng. Ngày có năng
to cần phải che râm không để ánh sáng trực xạ trực tiếp chiều vào cây liên tiếp 7
–10 ngày với độ che là 50 - 60%.
Sau khoảng 3 tuần khi cây con đã bén rễ cần bón thúc bằng tưới nước
phân NPK tỷ lệ 5:10:3 với nồng độ loãng khoảng 0,2-0,3% với chu kỳ 5-7
ngày/lần tưới. Sau tưới cần phun rửa lá bằng nước sạch.
Phun phòng nấm bệnh bằng dung dịch Bellate nồng độ 5g/10 lít nước
cho 100m
2 và cứ một tuần một lần phun. Nếu phát hiện có nấm bệnh thì phun
với nồng độ cao hơn và thời gian giữa hâi lần phun ngắn lại.
Sau 45- 50 ngày cần phân loại cây con theo mức độ sinh trưởng để có chế
độ chăm sóc cho phù hợp tạo ra vườn cây có độ đồng đều cao.
Kết thúc giai đoạn huấn luyện cây mầm
Giai đoạn huấn luyện cây mầmcó thể kéo dài 5-12 ngày. Sau giai đoạn
huấn luyện cây mầm cây giống có khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh
cao, có sức sinh trưởng tốt ngoài vườn ươm.
44
Hình 3.10: Cây con kết thúc giai đoạn huấn luyện cây mầm
2. Quy trình và cách thức thực hiện công việc:
Bƣớc 1: Chọn địa điểm huấn luyện cây mầm, chọn cây mầm đem ra huấn luyện
Bƣớc 2: Đưa cây mầm ra huấn luyện
Bƣớc 3: Kết thúc giai đoạn huấn luyện cây mầm
Khi thực hiện các bước trong giai đoạn huấn luyện cây mầm cần chú ý tới đặc
điểm của từng loại hoa mà lựa chọn địa điểm, môi trường phù hợp tạo điều kiện
cho cây mầm sinh trưởng và phát triển tốt.
2.1. Dụng cụ thiết bị và địa điểm
- Dụng cụ:
Panh, cây con, hóa chất để pha dung dịch dinh dưỡng, hộp xốp
- Địa điểm:
45
Tại vườn ươm,
2.2. Nội dung tiến hành
- Chuẩn bị nền hay giá thể để giâm:
+ Nền giâm là giá thể rắn
* Bước 1: Chọn đất tốt xốp thoáng.
* Bước 2: làm đất tơi xốp thành luống chìm.hoặc đóng bầu PE.
* Bước 3: xử lý đất trước khi cấy 12-24 giờ bằng thuốc tím 0,1%
+ Nền giâm là dung dịch (thuỷ canh)
Chuẩn bị dung dịch thuỷ canh
* Bước 1: Chuẩn bị hộp xốp có thể tích 15- 20 lit.
* Bước 1: Lót nilon màu đen để trong hộp xốp.
* Bước 3: Pha 10lit dung dịch Knop hay B5 theo bảng chuẩn đổ vào hộp xốp.
Chú ý : Nếu không có hộp xốp có thể tạo như sau:
+ Bước 1: Đào hố có kích thước sâu khoảng 50 cm rộng 1 –1,2m và dài 2
–3 mét.
+ Bước 2: Nèn chặt đáy và xung thành hố
+ Bước 3: Lót nilon đen xung quanh thành hố.
+ Bước 4: Đổ dung dịch dinh dưỡng vào.
+ Bước 5: Đặt khung để đựng giá thể làm bằng tre gỗ.
Dung dịch dinh dưỡng
Khung đỡ
giá thể
nền
đất
nilon
đen
Giá thể trấu hun
46
Hình 3.24 : Mô hình dung dịch thuỷ canh
- Chuẩn bị cây con để ra ngôi hay để cấy vào nền giâm:
* Bước 1: Chọn cây để giâm:
Cẩn thận nhẹ nhàng lấy những cây con đạt tiêu chuẩn (có khối lượng
khoảng 0,8 –1g với chiều cao 5 –7cm, có 8- 10 lá/ cây và có 3- 4 rễ) trong bình
ra không làm tổn thương cây.
* Bước 2: Gạt bỏ thạch bám rễ hoặc rửa rễ cây con thật nhẹ nhàng rồi đặt cây
con này vào rổ nhựa.
- Cấy cây con vào nền giâm
* Bước 1: Dùng que cứng và nhọn để tạo hố nhỏ trên nền giâm.
* Bước 2: cấy cây con vào đó (thao tác thật cẩn thận để tránh dập nát cây). Mật
độ cấy 500 cây/m2.
* Bước 3: Đặt rổ đã cấy cây con lên miệng hộp xốp (đặt thật khít) và để đáy rổ
nhựa ngập từ 1/3- vào dung dịch dinh dưỡng.
Chú ý: Nếu để ngập sâu quá vào dung dịch cây con sẽ chết. Còn nếu đáy
rổ không chạm được vào đung dịch cây sẽ bị chết khô.
* Bước 4: Phun nước mù rồi che tum để tránh mưa và tạo ra điều kiện có ánh
sáng thích hợp
Hình 3.25: Lấy cây con từ trong bình ra
47
Hình 3.26: Rửa sạch thạch bám gốc cây con
Hình 3.27 : Trồng cây thuỷ canh:
1. Cây con ra ngôi
2.Giá thể để cấy cây con (trấu hun)
3. Dung dịch dinh dưỡng
Hình 3.28: Trồng cây trong dung dịch
Dung dịch
dinh dưỡng
Trấu hun
48
Hình 3. 29: Cấy cây con trên giá thể rắn
49
B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên
Bài tập 1: Thực hành chuẩn bị giá thể cho cây mầm?
- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận
nhiệm vụ chuẩn bị giá thể cho một loại hoa
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ/1 nhóm
- Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của
mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
+ Chọn chính xác loại vật liệu làm giá thể,
+ Thực hiện thứ tự các bước làm giá thể đúng theo quy trình,
+ An toàn đối với con người và môi trường làm việc
+ Giá thể sau khi chuẩn bị đạt yêu cầu cho sử dụng.
Bài tập 2: Thực hành kỹ thuật cấy cây vào giá thể tại vườn ươm?
- Cách thức: mỗi học viên nhận nhiệm vụ cấy 5 – 10 cây mầm vào giá thể
- Thời gian hoàn thành: 5 phút/1 học viên
- Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của
mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được:
+ Chọn chính xác cây mầm đạt tiêu chuẩn,
+ Thực hiện thứ tự các bước cấy cây đúng theo quy trình,
+ An toàn đối với con người và môi trường làm việc
+ Cây mầm sau cấy bị đạt yêu cầu về tỷ lệ sống.
C. Ghi nhớ: Cần chú ý một số nội dung trọng tâm:
- Giá thể cho cây mầm
- Kỹ thuật ra cây.
50
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC
I. Vị trí, tính chất của mô đun :
- Vị trí:
+ Mô đun quy trình vi nhân giống là mô đun bắt buộc học trong chương
trình đào tạo. Nội dung của mô đun được bố trí tích hợp giữa dạy lý thuyết và
thực hành trong chương trình đào tạo.
- Tính chất:
+ Đây là một trong những mô đun kỹ năng quan trọng của nghề vi nhân
giống. Yêu cầu học viên cần phải đảm bảo đủ số giờ lý thuyết và thực hành.
II. Mục tiêu:
- Về kiến thức:
+ Phân biệt được các khái niệm, mục đích và yêu cầu trong các giai đoạn
vi nhân giống;
+ Trình bày được trình tự các bước: Nuôi cấy khởi đầu, nhân nhanh, tạo
cây hoàn chỉnh và huấn luyện cây mầm.
- Về kỹ năng:
+ Thực hiện thành thạo các thao tác theo trình tự vi nhân giống để nhân
giống thành công cho một số loại cây hoa đảm bảo tỷ lệ cấy mẫu thành công >
50%, tỷ lệ nhiễm nấm (khuẩn) trong nhân chồi dưới 10% và tỷ lệ ra rễ >90%.
+ Chăm sóc, huấn luyện được cho cây mầm đảm bảo chất lượng và tỷ lệ sống
cao.
- Về thái độ:
+ Có tinh thần trách nhiệm, có thái độ bảo vệ môi trường, an toàn cho
người và sản phẩm;
+ Có ý thức, tác phong công nghiệp, tiết kiệm vật tư, cây giống và tuân
thủ các quy định trong phòng vi nhân giống.
51
III. Nội dung chính của mô đun:
Mã bài Tên bài
Loại
bài
dạy
Địa điểm
Thời gian
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*
Bài mở đầu: Lý
thuyết
Phòng học
2 2
MĐ 03-01 Lấy mẫu và nuôi
cấy khởi đầu
Tích
hợp
Vườn cây
mẹ/Phòng
nuôi cấy
22 4 17 1
MĐ 03-02 Nhân nhanh Tích
hợp
phòng
nuôi cấy
mô
22 4 17 1
MĐ 03-03 Nuôi cấy tạo cây
hoàn chỉnh
Tích
hợp
phòng
nuôi cấy
mô
20 4 14 1
MĐ 03-04 Huấn luyện cây
mầm
Tích
hợp
Vườn
ươm, nhà
lưới
24 6 17 1
Kiểm tra hết mô đun 4 4
Cộng 94 20 66 8
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành.
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành
- Nguồn lực cần thiết:
Các dụng cụ để khử trùng mẫu cấy
Dụng cụ cấy chuyển mẫu
Mẫu cây đủ tiêu chuẩn
Các loại giá thể, vườn ươm
Bình chồi đạt tiêu chuẩn
Bảo hộ lao động.
- Cách chức tổ chức thực hiện:
Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm.
- Tiêu chuẩn sản phẩm:
52
Khử trùng mẫu đạt tiêu chuẩn đảm bảo an toàn lao động
Xác định chính xác bình chồi đạt tiêu chuẩn
Cắt, tách và cấy chuyển mẫu đạt yêu cầu
Lựa chọn được giá thể phù hợp với từng loại hoa
Cấy cây đúng yêu cầu kỹ thuật
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
5.1. Bài 1: Lấy mẫu và nuôi cấy khởi đầu
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chuẩn mẫu nuôi cấy khởi đầu Lắng nghe và quan sát việc lựa chọn và
đối chiếu với bảng kết quả đã chuẩn bị
trước
Thao tác chọn, cắt mẫu, khử trùng
mẫu, cấy mẫu, chăm sóc và cấy
chuyển mẫu
Quan sát, chú ý thứ tự các bước thao tác,
đối chiếu với các yêu cầu ở mỗi bước, tỷ
lệ mẫu khởi đầu đạt tiêu chuẩn
5.2. Bài 2: Nhân nhanh
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Kỹ thuật khử trùng buồng cấy, bộ
dụng cụ cấy
Quan sát, chú ý thứ tự các bước thao tác,
mức độ an toàn đối với người trực tiếp
làm công việc khử trùng và đối chiếu với
bảng yêu cầu
Thao tác cắt, tách chồi và cấy
chuyển vào môi trường nhanh
Quan sát, theo dõi từng bước thực hiện
của học viên để đánh giá mức độ đạt
được của học viên.
5.3. Bài 3: Nuôi cấy hoàn chỉnh
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Thao tác cắt, tách chồi và cấy
chuyển vào môi trường tạo cây hoàn
chỉnh
Quan sát, theo dõi từng bước thực hiện
của học viên để đánh giá mức độ đạt
được của học viên.
5.4. Bài 4: Huấn luyện cây mầm
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Chuẩn bị giá thể cho cây mầm Quan sát, chú ý thứ tự các bước thao tác,
mức độ an toàn đối với người trực tiếp
làm công việc chuẩn bị và đối chiếu với
bảng yêu cầu
Kỹ thuật cấy cây vào giá thể Quan sát, theo dõi từng bước thực hiện
cấy cây của học viên để đánh giá mức độ
đạt được của học viên.
53
VI. Tài liệu tham khảo
[1]. Đỗ Năng Vịnh (2005): Công nghệ tế bào thực vật - ứng dụng. NXB Nông
nghiệp
[2]. Trần Văn Minh (1999), Công nghệ tế bào thực vật, Đại học quốc gia thành
phố Hồ Chí Minh - Trường ĐH Nông Lâm.
[3]. Nguyễn văn Uyển (1993), Nuôi cấy mô tế bào thực vật. Nhà xuất bản nông
nghiệp.
[4]. Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Lý Anh, Nguyễn Thị Phương Thảo
(2005) Giáo trình Công nghệ sinh học trong Nông nghiệp.NXB Nông nghiệp.
54
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM CHỈNH SỬA
CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Kèm theo Quyết định số 2949 /BNN-TCCB ngày 03 tháng 11 năm 2010
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ nhiệm: Ông Trần Văn Dư - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ
2. Thƣ ký: Bà Kiều Thị Thuyên - Trưởng bộ môn Trường Cao đẳng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ
3. Các ủy viên:
- Bà Nguyễn Thị Thao, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Bắc Bộ
- Ông Phùng Hữu Cần, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
- Ông Nguyễn Quang Thạch, Viện trưởng Viện sinh học nông nghiệp./.
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ nhiệm: Ông Nghiêm Xuân Hội - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông
Lâm
2. Thƣ ký: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Các ủy viên:
- Ông Nguyễn Văn Vượng - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông Lâm
- Bà Đoàn Thị Chăm - Giảng viên Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông
nghiệp Nam Bộ
- Ông Thân Ngọc Hoàng - Giám đốc Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa
học và công nghệ tỉnh Bắc Giang./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_quy_trinh_vi_nhan_giong_hoa.pdf