Hội nhập kinh tế toàn cầu đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam
nhiều cơ hội song cũng không ít thách thức. Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam
thất bại trên thương trường đều do thiếu năng lực quản trị. Điều dễ hiểu là các
doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ khi thành lập chưa
được chuẩn bị kỹ về kiến thức quản trị để thích ứng được với môi trường kinh
doanh hiện đại.
Ngoài các điều kiện như vốn, công nghệ, tài nguyên và nguồn nhân lực
doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp thì mới có thể
có cơ hội thành công trong điều kiện thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Giáo trình Quản trị doanh nghiệp được biên soạn cho loại hình đào tạo
từ xa nhằm đáp ứng một cách tương đối căn bản và có hệ thống các kiến thức
chủ yếu của môn học Quản trị doanh nghiệp cho sinh viên chuyên ngành Quản
trị kinh doanh, chuyên ngành kế toán. Bao gồm những vấn đề như phương pháp
khởi nghiệp, kỹ năng lập chiến lược, hợp đồng đàm phán, xây dựng văn hóa
doanh nghiệp. Cuốn sách là tài liệu nghiên cứu không chỉ cho giảng viên, sinh
viên ngành Quản trị kinh doanh mà còn dùng làm tài liệu cho các nhà quản trị
doanh nghiệp.
128 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1830 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình quản trị doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uất kết quả công việc và sự phát triển
của bộ phận quản lý, thái độ công nhân và trách nhiệm đối với xã hôi)
Căn cứ vào thời gian: bao gồm mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn.
Mục tiêu dài hạn là kết quả mong muốn được đề ra cho một khoảng thời gian
tương đối dài. Các mục tiêu dài hạn thường ấn định 7 lĩnh vực chủ đề sau:
+ Mức lợi nhuận.
+ Năng suất.
+ Vị thế cạnh tranh.
+ Vấn đề giải quyết công ăn việc làm và đời sống cho người lao động.
90
+ Vị trí đi đầu về công nghệ.
+ Trách nhiệm trước công luận
Mục tiêu ngắn hạn thường đề cập đến lĩnh vực cụ thể và chức năng quản
trị của doanh nghiệp.
Căn cứ vào các bộ phận, nhóm khác nhau trong doanh nghiêp: mục tiêu
các cổ đông, của ban giám đốc, người lao động, của công đoàn.
Theo các loại chiến lược tương ứng: môi trường chung của toàn doanh
nghiệp, môi trường từng phân đoạn chiến lược (đơn vị kinh doanh); và mục tiêu
theo các chức năng (sản xuất tài chính nhân lực)
Ví dụ: Mục tiêu cấp doanh nghiệp của NiKe.
+ Bảo vệ và cũng cố vị thế hàng đầu của Nike tại Mỹ trong ngành thiết bị
điền kinh
+ Xây dưng được vị thế vững mạnh ở các thị trường phát triển
+ Tập trung được cố gắng doanh nghiệp để phát triển các dịch vụ cần và
muốn
+ Khai thác triệt để thị trường sản phẩm thiết kế cho người Mỹ.
+ Định hướng và quản lý kimnh doanh quốc tế như là cầu nối cho sự phát
triển.
+ Đảm bảo tỷ suất lợi nhuận nhờ quản lý tồn kho và tăng chất lượng
3.1.4. Yêu cầu xác định hệ thống mục tiêu chiến lược
Khi xác định hệ thống mục tiêu phải thỏa mãn những yêu cầu sau:
Tính cụ thể: Mục tiêu phải được xác định rõ rang từng thời kỳ, phải có
mục tiêu chung, mục tiêu riêng.
Tính liên kết: các mục tiêu phải đảm bảo tính liên kết, tương hỗ lẫn nhau
nghĩa là khi thực hiện mục tiêu này không cản trở việc thực hiện mục tiêu khác.
Tính ưu tiên: xác định rõ mức độ ưu tiên của từng mục tiêu và hệ thống
cấp bậc của từng mục tiêu.
Tính linh hoạt: Các mục tiêu đề ra cần phải đủ linh hoạt để có thể điều
chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
Tính khả thi: Mục tiêu phải cân đối giữa khó khăn và thực tại.
Tính định lượng: Các mục tiêu phải được định ra dưới dạng có thể đánh
giá được hoặc định lượng được.
Tính hợp lý: Mục tiêu phải được những người thực hiện chấp nhận và
thấu hiểu đầy đủ.
3.2. Nhiệm vụ chiến lược của doanh nghiệp
Lý do nào để doanh nghiệp ra đời, tồn tại và phát triển trong một xã hội.
Câu trả lời là doanh nghiệp phải thực hiện một hoạt động trong một ngành, lĩnh
vực nào đó để thỏa mãn một nhu cầu nào đó và hoạt động đó có giá trị xã hội.
Xác định lĩnh vực kinh doanh thực chất là việc xác định nhiệm vụ của doanh
nghiệp. Nó thể hiện qua sản phẩm, dịch vụ, thị trường và cũng có thể ở công
nghệ chế tạo. Một lĩnh vực kinh doanh được xác định phải đảm bảo các yêu cầu:
Lĩnh vực kinh doanh xác định rõ ràng được thông báo cho toàn doanh
nghiệp (bên trong) và công chúng bên ngoài biết.
Lĩnh vực kinh doanh phải được xác định rõ ràng, đúng đắn và hợp lý.
Điều này cho phép tạo ra định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp.
91
Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp không được quá rộng và chung
chung. Bởi vì, nếu quá rộng thì có thể làm mất đi hình ảnh của doanh nghiệp và
công chúng khó nhận biết doanh nghiệp. Trái lại cũng không nên xác định quá
hẹp vì có thể đưa doanh nghiệp vào ngõ cụt cho sự phát triển sau này.
* Các nhân tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn ngành/lĩnh vực kinh doanh
Lịch sử doanh nghiệp (đối với những doanh nghiệp muốn lựa chọn lĩnh
vực kinh doanh mới): Họ đều đã có một quá trình thực hiện mục tiêu, phương
châm của mình và đã đạt được những thành tích nhất định trong lĩnh vực hiện
đại. Nhưng khi lựa chọn một lĩnh vực kinh doanh mới, doanh nghiệp cần phải
xem xét và tôn trọng những đặc trưng đã hình thành trong lịch sử của mình, nhất
là những doanh nghiệp đã từng thành công.
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp: Khi môi trường xuất hiện cơ
hội, thách thức mới, khó khăn mới doanh nghiệp có thể phải tính đến khả năng
thay đổi hoặc xác định lại lĩnh vực kinh doanh.
Quan điểm của người lãnh đạo doanh nghiệp: Mỗi người lãnh đạo doanh
nghiệp đều có những quan điểm, suy nghĩ riêng về lĩnh vực kinh doanh. Những
quan điểm này tất yếu ảnh hưởng đến việc xác định lĩnh vực kinh doanh.
Điều kiện nguồn nhân lực:
Năng lực quản lý của doanh nghiệp: Năng lực quản lý của doanh nghiệp
càng mạnh thì doanh nghiệp có thể kinh doanh nhiều lĩnh vực. Nếu năng lực
quản lý yếu thì chỉ nên kinh doanh trong phạm vi hẹp.
* Phương pháp xác định lĩnh vực kinh doanh
Xác định lĩnh vực kinh doanh phải trả lời được các câu hỏi: Ngành kinh
doanh của chúng ta là gì? Nó sẽ làm gì? Và nó sẽ trở thành như thế nào?
Tuy nhiên việc trả lời các câu hỏi trên lại phụ thuộc vào việc doanh
nghiệp đó kinh doanh ở một lĩnh vực hay nhiều lĩnh vực.
a. Doanh nghiệp kinh doanh đơn ngành
Mô hình của Derek.F.Abell ra đời năm 1981 giúp xác định lĩnh vực kinh
doanh gồm ba khía cạnh:
Ai là người cần thoải mãn? (Các nhóm khách hàng nào)
Khách hàng của doanh nghiệp có hai loại: Người mua sản phẩm của
doanh nghiệp (khách hàng biểu hiện) và người sử dung sản phẩm đó (khách
hàng tiềm ẩn). Ví dụ: Người sử dụng máy tính có thể là học sinh hoặc nhân viên
các văn phòng, những người có quyền mua chúng là cha mẹ học sinh hoặc cấp
trên của các nhân viên đó. Trong hai loại khách hàng đó thì loại khách hàng thứ
hai là tiêu điểm dành giật của doanh nghiệp. Muốn hiểu rõ khách hàng tiềm ẩn
thì doanh nghiệp đó phải nghiên cứu xu thế phát triển và tiềm lực của thị trường,
sự thay đổi cơ cấu kinh tế, tâm lý khách hàng và vấn đề nào của sản phẩm chưa
thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng.
Cái gì cần phải đáp ứng? (những nhu cầu cụ thể nào của khách hàng?
các nhu cầu đó có gì đặc biệt không? ở mức độ nào và như thế nào? về chất
lượng sản phẩm hay mẫu mã, về giá cả hay cung cách phục vụ.v.v
Làm thế nào để nhu cầu của kh¸ch hàng được đáp ứng? (nguồn lực hoặc
kĩ năng độc đáo nào? các nguồn lực này được khai thác ở đâu? Doanh nghiệp
có đáp ứng được không và ở mức độ nào? .v.v)
92
Sơ đồ 4. 6: Mô hình xác định ngành kinh doanh của Derek.F.Abell
Cách tiếp cận của D. Abell nhấn mạnh việc xác định ngành kinh doanh
theo định hướng khách hàng chứ không phải theo định hướng sản phẩm. chúng
ta biết rằng, quá trình kinh doanh xét về bản chất là quá trình thỏa mãn nhu cầu
của khách hàng chứ không phải là quá trình sản xuất sản phẩm. Sản phẩm chỉ có
thể tồn tại trong một thời gian nào đó nhưng khách hàng cầu nhu cầu cơ bản của
họ lại lâu dài. Trong đó việc xác định lĩnh vực kinh doanh phải xuất phát từ
khách hàng để quyết định phương án sản phẩm.
b. Doanh nghiệp kinh doanh đa ngành
Đối với doanh nghiệp kinh doanh đa ngành thì ngành kinh doanh chia làm
hai mức độ: mức độ đơn vị kinh doanh và mức độ toàn doanh nghiệp. Tại mức
độ đơn vị kinh doanh thì nguyên tắc xác định được vận dụng theo mô hình của
D.Abell. Đối với các bậc doanh nghiệp thì không thể nêu ra một định nghĩa tổng
thể các ngành khác biệt nhau mà trọng tâm của việc xác địng các ngành kinh
doanh của doanh nghiệp phải định hướng trên cơ sở phân tích danh mục vốn đầu
tư nhằm đánh giá từng ngành nghề hoặc lĩnh vực kinh doanh riêng biệt của doanh
nghiệp. Do đó việc xác định các ngành kinh doanh cña doanh nghiệp đựơc định
hướng theo danh mục vốn đầu tư gồm 3 nội dung cơ bản :
+ Mục đích của danh mục vốn đầu tư (mức lợi nhuận cần đạt được là bao
nhiêu?)
+ Phạm vi dự trù của danh mục (gồm bao nhiêu SBU riêng biệt)
+ Sự cân đối cần thiết giữa các SBU khác nhau trong danh mục
Sơ đồ 4.7 : Các yếu tố quan trong trong việc xác định
ngành/lĩnh vực kinh doanh
Nhóm khách hàng
được phục vụ
Nhu cầu tiêu dùng
được thoả mãn
Doanh
nghiệp đơn
ngành
(Single
Business
Company)
định hướng
vào khách
hàng
Sự cân đối giữa các
SBU (Strage
Business Unit)
Phạm vi hoạt động
Mục đích của danh
mục vốn đầu tư
Nguồn lực đáp ứng
Doanh
nghiệp đa
ngành
(Multi
Business
Company)
định hướng
vào danh
mục vốn đầu
tư
Nhu cầu cần thỏa
mãn của họ là gì?
Khách hàng là ai?
Xác định
ngành kinh doanh
Doanh nghiệp thỏa mãn
nhu cầu đó như thế nào
(bằng nguồn lực nào)
93
4. Một số công cụ phân tích và lựa chọn chiến lược
4.1. Phương pháp đánh giá kết quả phân tích môi trường kinh doanh của
doanh nghiệp
4.1.1. Bảng tổng hợp kết quả phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp
Có nhiều phương pháp phân tích và dự báo môi trường nên cũng có nhiều
phương pháp tổng hợp kết quả phân tích và dự báo phù hợp. Nếu phân tích và
dự báo theo phương pháp chuyên gia sẽ tổng hợp kết quả phân tích và dự báo
theo bảng tổng hợp các nhân tố môi trường kinh doanh.
Mục đích của phương pháp này là để đánh giá cụ thể xu hướng và mức
độ tác động của từng nhân tố quan trọng thuộc môi trường bên ngoài đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ chiến lược. Mặc dù có nhiều
phương pháp khác nhau song ở đây chỉ đề cập đến phương pháp cho điểm từng
nhân tố ảnh hưởng và thực hiện tổng hợp kết quả phân tích và dự báo môi
trường bên ngoài theo bảng tổng hợp tác động của các nhân tố môi trường kinh
doanh bên ngoài. Muốn vậy, trước hết phải liệt kê toàn bộ cơ hội, đe doạ của
môi trường bên ngoài đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ
chiến lược. Mọi cơ hội, đe doạ được khẳng định thông qua quá trình phân tích
và đánh giá chiến lược. Tiếp theo phải xác định thứ tự của các thời cơ, cơ hội,
cũng như các đe dọa, rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
trong thời kỳ chiến lược.
Có thể trình bày quá trình đánh giá các nhân tố thông qua các bước cụ thể
sau:
Bước 1: lựa chọn các nhân tố quan trọng để đưa vào bảng đánh giá
(khoảng 10 20 yếu tố)
Bước 2: đánh giá cụ thể tầm quan trọng của nhân tố đối với ngành theo điểm
số qui ước
Bước 3: đánh giá tầm quan trọng cụ thể của nhân tố đối với doanh nghiệp
theo điểm số qui ước
Bước 4: đánh giá cụ thể xu hướng tác động tích cực hay tiêu cực của từng
nhân tố
Bước 5: tổng hợp kết quả đánh giá tác động của các nhân tố môi trường kinh
doanh
Bảng tổng hợp các nhân tố môi trường kinh doanh bên ngoài có kết cấu
kiểu ma trận, trong đó các hàng ghi các nhân tố ảnh hưởng còn các cột mô tả
tầm quan trọng của nhân tố đối với ngành, xu hướng và mức độ tác động của
mỗi nhân tố đối với doanh nghiệp. Cụ thể các cột của bảng tổng hợp các nhân tố
môi trường kinh doanh thể hiện ở bảng 3.1 như sau:
Bảng 4.8: Đánh giá tác động của các nhân tố môi trường bên ngoài
Các
nhân tố
môi
trường
bên
ngoài
Mức độ quan
trọng của
nhân tố đối với
ngành
Mức độ tác động
của nhân tố đối
với doanh nghiệp
Tính chất tác
động
Điểm tác động
94
(1) (2) (3) (4) (5)
Liệt kê
các nhân
tố cần
đánh giá
T hàng điểm
đánh giá:
- Cao =3
- Trung bình =
2
- Thấp = 1
T hàng điểm:
- Nhiều = 3
- Trung bình = 2
- ít = 1
- Không tác động =
0
Chiều hướng
tác động:
- Tích cực =
(+)
- xấu = (-)
Nhân kết quả của
cột (2) với cột
(3) và đặt dấu ở
cột (4) cho từng
nhân tố
Cột một liệt kê các nhân tố môi trường quan trọng và các thành tố của
chúng. Cần lưu ý rằng trên phương diện lý luận có thể phân tích và đánh giá mọi
nhân tố của môi trường kinh doanh bên ngoài, còn trong thực tế chỉ có thể đánh
giá các nhân tố quan trọng, tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Cột hai đánh giá tầm quan trọng của nhân tố đối với ngành theo ba mức: tác
động mạnh nhất là 3, tác động trung bình là 2, tác động không mạnh là 1.
Cột ba xác định tác động của mỗi nhân tố đối với doanh nghiệp có thể
theo 4 mức độ khác nhau: 3 biểu hiện rất quan trọng, 2 biểu hiện quan trọng, 1
biểu hiện ít quan trọng và 0 biểu hiện không tác động tới doanh nghiệp.
Cột 4 diễn tả tính chất tác động của từng nhân tố theo 2 hướng: nếu nhân
tố đó tác động tích cực thì biễu diễn bởi dấu dương (+) còn nếu nhân tố đó tác
động không tích cực thì biểu diễn bởi dấu âm ().
Cột 5 xác định tổng hợp xu hướng và mức độ tác động của các nhân tố
bằng số điểm đạt được của nhân tố đó.
4.1.2 Bảng tổng hợp kết quả phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp
Mục tiêu của tổng hợp kết quả phân tích và đánh giá về môi trường nội bộ
là xác định các điểm mạnh, yếu của bản thân doanh nghiệp trong thời kỳ chiến
lược.
Muốn làm rõ được mạnh, yếu của doanh nghiệp phải so sánh các nhân tố
quan trọng thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh
và dựa vào kết quả so sánh đó để đánh giá xu hướng tác động đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ chiến lược. Sau đó phải dựa vào kết
quả đánh giá ở trên để xác định trật tự các điểm mạnh, yếu tác động đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ chiến lược.
Có thể trình bày quá trình đánh giá các nhân tố môi trường bên trong
thông qua các bước cụ thể sau:
Bước 1: lựa chọn các nhân tố quan trọng để đưa vào bảng đánh giá
Bước 2: đánh giá cụ thể tầm quan trọng của nhân tố đối với ngành theo điểm
số
Bước 3: đánh giá tầm quan trọng cụ thể của nhân tố đối với doanh nghiệp
theo điểm số
Bước 4: đánh giá cụ thể xu hướng tác động của nhân tố
Bước 5: tổng hợp kết quả đánh giá tác động của các nhân tố môi trường kinh
doanh
95
Bảng tổng hợp các nhân tố môi trường kinh doanh bên trong cũng có kết
cấu kiểu ma trận, trong đó các hàng ghi các nhân tố ảnh hưởng còn các cột mô tả
tầm quan trọng của nhân tố đối với ngành, xu hướng và mức độ tác động của
mỗi nhân tố đối với doanh nghiệp. Cụ thể các cột của bảng tổng hợp các nhân tố
môi trường kinh doanh thể hiện ở bảng 3.4 như sau:
Bảng 4.9: Đánh giá tác động của các nhân tố môi trường bên trong
Các nhân
tố môi
trường
bên trong
Mức độ quan
trọng của nhân
tố đối với ngành
Mức độ tác động
của nhân tố đối
với doanh
nghiệp
Tính chất tác
động
Điểm tác động
(1) (2) (3) (4) (5)
Liệt kê các
nhân tố cần
đánh giá
T hàng điểm đánh
giá:
Cao =3
Trung bình = 2
Thấp = 1
T hàng điểm:
Nhiều = 3
Trung bình = 2
ít = 1
Không tác động =
0
Chiều hướng
tác động:
Tích cực =
(+)
xấu = ()
Nhân kết quả của
cột (2) với cột
(3) và đặt dấu ở
cột (4) cho từng
nhân tố
Cột một liệt kê các nhân tố môi trường quan trọng và các thành tố của
chúng. Cần lưu ý rằng trên phương diện lý luận có thể phân tích và đánh giá mọi
nhân tố của môi trường kinh doanh bên trong, còn trong thực tế chỉ có thể đánh
giá các nhân tố quan trọng, tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Cột hai đánh giá tầm quan trọng của nhân tố đối với ngành theo ba mức:
tác động mạnh nhất là 3, tác động trung bình là 2, tác động ít là 1.
Cột ba xác định tác động của mỗi nhân tố đối với doanh nghiệp có thể
theo 4 mức độ khác nhau: 3 biểu hiện rất quan trọng, 2 biểu hiện quan trọng, 1
biểu hiện ít quan trọng và 0 biểu hiện không tác động tới doanh nghiệp.
Cột 4 diễn tả tính chất tác động của từng nhân tố theo 2 hướng: nếu nhân
tố đó tác động tích cực thì biễu diễn dấu dương (+) (điểm mạnh) còn nếu nhân
tố đó tác động không tích cực thì biểu diễn dấu âm () (điểm yếu).
Cột 5 xác định tổng hợp xu hướng và mức độ tác động của các nhân tố
bằng số điểm đạt được của nhân tố đó.
4.2. Ma trận SWOT
Ma trận điểm mạnh điểm yếu, cơ hội nguy cơ (SWOT) là công cụ sử
dụng các kết quả của việc nghiên cứu và dự báo môi trường kinh doanh để
nhằm đưa ra các chiến lược nhằm tận dụng cơ hội, khai thác điểm mạnh, hạn
chế các nguy cơ và khắc phục các điểm yếu (Bảng tổng hợp kết quả phân tích
môi trường kinh doanh, hoặc cũng có thể lấy kết quả từ ma trận EFE và IFE). Ma
trận này là công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp cho các nhà quản trị phát triển
bốn loại chiến lược sau: các chiến lược điểm mạnh cơ hội (SO), chiến lược
điểm mạnh nguy cơ (ST), chiến lược điểm yếu cơ hội (WO), chiến lược điểm
yếu nguy cơ (WT).
Chiến lược S/O sử dụng các mặt mạnh chủ yếu bên trong để tận dụng
các cơ hội bên ngoài. Đây là chiến lược thuận lợi nhất mà doanh nghiệp luôn
muốn hướng tới.
96
Chiến lược S/T sử dụng các mặt mạnh để tranhá khỏi hay giảm đi ảnh
hưởng của những mối đe doạ bên ngoài. Chiến lược W/O nhằm cải thiện
những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài. Đôi khi
những cơ hội lớn bên ngoài đang tồn tại nhưng doanh nghiệp có những điểm yếu
bên trong ngăn cản nó khai thác những cơ hội này.
Chiến lược W/T là những chiến thuật phòng thủ nhằm làm giảm đi
những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe doạ từ môi trường bên
ngoài. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải cố gắng làm sao giảm thiểu được
mặt yếu của mình và tránh được nguy cơ bằng cách đề ra các chiến lược phòng
thủ.
Ma trận SWOT được hình thành trên cơ sở dữ liệu đã phân tích từ ma
trận EFE và IFE. Ma trận SWOT được tiến hành theo 8 bước sau:
Bước 1: Liệt kê các mặt mạnh (S) chủ yếu của doanh nghiệp.
Bước 2: Liệt kê các mặt yếu (W) cơ bản của doanh nghiệp.
Bước 3: Liệt kê các cơ hội (O) lớn từ bên ngoài đối với doanh nghiệp
Bước 4: Liệt kê các nguy cơ (T) đe doạ từ bên ngoài đối với doanh nghiệp.
Bước 5: Kết hợp chiến lược S/O.
Bước 6: Kết hợp chiến lược S/T.
Bước 7: Kết hợp chiến lược W/O.
Bước 8: Kết hợp chiến lược W/T.
Sự thực hiện các bước trên, ta khái quát dưới sơ đồ sau:
Sơ đồ 4.10: Ma trận swot
Ma trận
SWOT
Cơ hội
(O: Opportunities)
1.
2.
3.
Nguy cơ
(T:Threats)
1.
2.
3.
Điểm mạnh
(S: Strengths)
1.
2.
3.
Phối hợp S/O
để chớp cơ hội và phát
huy mặt mạnh
Phối hợp S/T để sử
dụng thế mạnh của
doanh nghiệp để hạn
chế hoặc tránh những
nguy cơ từ bên ngoài
Điểm yếu
(W: Weaknesses)
1.
2.
3.
Phối hợp W/O để
khắc phục các điểm
yếu bên trong bằng
cách tận dụng các cơ
hội bên ngoài
Phối hợp W/T để
giảm đi những điểm
yếu bên trong đồng
thời tránh những đe
doạ từ bên ngoài
Ưu điểm : Có thể thấy SWOT không chỉ là công cụ dừng ở quá trình đặt
chiến lược doanh nghiệp. Phương pháp này có thể sắp xếp những thông tin phức
tạp vào trong hiện thực được trật tự gọn ghẽ, làm nổi bật một số khâu mấu chốt
cần chú ý trong đó. Thậm chí còn bắt buộc chúng ta chú ý đến những mặt bất lợi
97
của doanh nghiệp hoặc cá nhân trong mớ thông tin đó, cũng như những khiếm
khuyết chưa đủ của bản thân chúng ta. Phương pháp này lợi dụng thủ đoạn
cưỡng bức nhận biết về mặt tâm lý học, làm cho tư duy của chúng ta đơn giản
hơn. Nó cũng giúp các nhà quản lý phát triển bốn dạng chiến lược : chiến lược
SO, chiến lược WO, chiến lược ST, chiến lược WT và đây là phương pháp được
ứng dụng rộng rãi vì những ưu diểm nổi bật của nó.
Nhược điểm: Việc kết hợp các nhân tố bên trong và bên ngoài chủ yếu
là phần khó nhất của việc phát triển mô thức SWOT. Do đó, đòi hỏi người sử
dụng phải có khả năng phán đoán tốt và không có một mẫu hình nào là tốt nhất
cho sự kết hợp
4.3 Ma trận BCG (Boston Consulting Group)
Để phân tích và lựa chọn chiến lược cấp doanh nghiệp, người ta sử dụng
các phương pháp phân tích danh mục đầu tư và thông qua đó doanh nghiệp có thể
nhận biết được triển vọng phát triển của những SBU, từ đó có hướng điều chỉnh
cơ cấu đầu tư trong nội bộ doanh nghiệp, cân đối lại các nguồn lực mà chủ yếu là
nguồn lực tài chính giữa các SBU với nhau để xây dựng một cơ cấu danh mục
đầu tư cân bằng.
Ma trận BCG (Boston Consulting Group) được thiết lập bởi nhóm tư vấn
Boston, đây là một kỹ thuật phân tích vốn đầu tư được vận dụng đới với các doanh
nghiệp đa ngành, tức là doanh nghiệp tham gia từ hai ngành (lĩnh vực kinh doanh)
trở lên.
Ma trận này gồm hai trục:
Trục hoành: biểu thị thị phần tương đối của doanh nghiệp so với đối thủ
đứng đầu trong mỗi ngành. Điểm giữa của trục hoành đặt tại vị trí 15% tượng
trưng cho SBU chiếm mức thị phần trung bình của doanh nghiệp đang dẫn đầu
trong ngành (lưu ý ở một số ngành thị phần tương đối có thể được qui định khác
nhau tùy thuộc vào đặc thù của ngành, ví dụ ngành sản xuất công nghiệp đạt 15%
được coi là cao).
Để xác định thị phần tương đối của SBUi ta có công thức sau:
Trục tung: Biểu thị tỷ lệ phần trăm tăng trưởng doanh số hàng năm của
mỗi ngành kinh doanh (khả năng tăng trưởng của thị trường). Điểm giữa của
trục tung được đặt tại 10% hàm ý tỷ lệ tăng trưởng trên 10% được coi là cao,
dưới 10% được coi là thấp (lưu ý tỷ lệ tăng trưởng ở một số ngành có thể thấp
hơn hoặc cao hơn 10%).
Thị phần tuyệt đối của SBUi
Thị phần tương đối của SBUi =
Thị phần tuyệt đối của SBU mạnh nhất trong ngành
Tổng doanh thu/tổng khối lượng hàng bán của SBUi
Thị phần tuyệt đối của SBUi =
Tổng doanh thu/tổng khối lượng hàng bán của cả ngành
98
Mỗi vòng tròn đại diện cho một SBU riêng và kích thước của mỗi vòng
tròn thể hiện về tổng doanh thu của mỗi SBU, tâm của vòng tròn thể hiện vị trí
của SBU tương ứng với hai biến số trên hai trục. Mỗi vị trí cụ thể của từng SBU
sẽ cho biết triển vọng tương đối của từng SBU.
Sơ đồ 4.11: Ma trận bcg
Dựa vào sơ đồ ma trận BCG, tương ứng từng vị trí ta có các chiến lược
sau:
Ngôi sao
Khả năng thu lợi cao,
rủi ro trung bình, phát
triển cao.
Dấu hỏi
Sinh lợi kém, có nhu
cầu vốn, rủi ro lớn.
Giữ vị trí
cạnh tranh
chi phối
Đầu tư
vốn
lớn
Con bò sữa
Sinh lîi cao, kh«ng cã
nhu cÇu vèn, rñi ro Ýt
Con chó
Sinh lîi kÐm, lç, nhu
cÇu vèn Ýt, rñi ro trung
b×nh
Sinh lợi Rút lui
Dựa vào sơ đồ ma trận BCG, tương ứng từng vị trí ta có các chiến lược sau:
- Ngôi sao: Thường thấy đối với các sản phẩm đang trong giai đoạn phát
triển mạnh, nhu cầu tăng nhanh, doanh nghiệp cần đầu tư nhiều tiền vào hoàn
Sơ đồ 4.12: ÁP DỤNG MA TRẬN BCG
Phần thị trường tương đối
K
h
ả
n
ă
n
g tă
n
g trư
ở
n
g th
ị
trư
ờ
n
g
Cao Trung bình Thấp
C
ao
T
rung b
ình
th
ấp
30% 15% 0%
20%
10%
0%
Ngôi sao
Con bò sữa
Dấu hỏi
Con chó
99
thiện kết cấu sản phẩm và công nghệ, đồng thời đầu tư phát triển công nghiệp
sản xuất như mua sắm thiết bị, lắp đặt dây chuyền. Sản phẩm ngôi sao cần thu hút
vốn đầu tư.
- Bò sữa: Thường sản phẩm mà doanh nghiệp có vị thế cạnh tranh lớn nhưng
tiềm năng tăng trưởng chững lại. Các doanh nghiệp nên hạn chế đầu tư để phát
triển doanh nghiệp, chủ yếu đầu tư duy trì thị phần như marketing, các sản phẩm
nằm trong ô này là những sản phẩm đang sinh lợi, lãi nhiều, không có nhu cầu về
vốn và ít rủi ro.
- Nghi vấn: Thường gặp đối với các doanh nghiệp đang trong giai đoạn
kiểm nghiệm, nên trong giai đoạn này doanh nghiệp phải đầu tư tiền để giới
thiệu quảng bá sản phẩm để cho thị trường biết và kiểm định nó về công dụng,
giá cả Nếu chấp nhận thì chuyển sang ô ngôi sao. Nếu trong giai đoạn thị
trường không chấp nhận nó sẽ bị chết đi. Các sản phẩm nằm trong ô này sinh lợi
kém, độ rủi ro cao.
- Điểm chết: Thường thấy khác với sản phẩm đã rơi vào vòng suy thoái,
nhu cầu không tăng và bắt đầu suy giảm, vị thế trên thị trường giảm, các doanh
nghiệp chủ yếu là thu hồi vốn đầu tư, cắt giảm chi phí, tính giảm bộ máy quản lý
để chuẩn bị chuyển đổi hoặc tìm biện pháp rút lui khỏi thị trường.
* Ưu điểm:
Đây là ma trận có cách tiếp cận đơn giản, có tính thực hành cao. Nó
thích hợp khi cần xác định vị trí của doanh nghiệp, phân tích cơ cấu sản phẩm,
danh mục đầu tư của doanh nghiệp.
Ma trận BCG có thể giúp các nhà hoạch định sử dụng tốt nhất các nguồn
lực tài chính của mình.
* Nhược điểm
Ma trận không gợi ý được những chiến lược riêng biệt, cụ thể.
Đối với những sản phẩm mới, ma trận không cho ta biết vị trí thực sự
của các SBU đó.
Nếu không có những cơ hội tăng trưởng thì ma trận sẽ không có liên hệ
gì cả, điều đó có nghĩa là ma trận không thể hình thành được.
Hai biến số của ma trận không thể nói lên hết được bản chất hoạt động
của SBU trên thị trường.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Chiến lược kinh doanh là một nghệ thuật thiết kế, tổ chức các phương tiện
nhằm đạt tới các mục tiêu dài hạn và có mối quan hệ với một môi trường
biến đổi và cạnh tranh.
Với vai trò quan trọng của mình, chiến lược kinh doanh định hướng mục tiêu,
hướng đi của doanh nghiệp trong tương lai, giúp cho các quản trị gia luôn luôn
chủ động trước những thay đổi của môi trường, khai thác và sử dụng tối đa các
tài nguyên, tiềm năng của mình.Từ đó phát huy được sức mạnh ttối đa của
doanh nghiệp để phát triển đi lên. Bên cạnh đó, hoạt động chiến lược còn
giúp cho doanh nghiệp phân bổ các nguồn lực của mình vào các lĩnh vực,
trong từng thời điểm một cách hợp lý, tăng sự liên kết, gắn bó của các nhân
viên, quản trị viên trong việc thực hiện các mục tiêu, đồng thời tăng doanh số
100
bán, năng suất lao động và tăng hiệu quả quản trị, tránh được các rủi ro, tăng
khả năng phòng ngừa và ngăn chặn c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GTKT0015_p1.pdf