Giáo trình “Quản lý dịch hại cây rau” giới thiệu các nguyên tắc phòng trừ
dịch hại. Nhận biết các đối tượng gây hại cây rau, đưa ra được các biện pháp
phòng và trừ các đôi tượng gây hại rau
101 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Quản lý dịch hại rau hữu cơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong mùa mưa nếu bón
nhiều urê, hoặc phân hữu cơ tươi dễ gây ngộ độc cho cây và nấm bệnh dễ xâm
nhập gây hại.
4.3. Bệnh hại trên đậu cô ve
a. Bênh rỉ sắt.
Triệu chứng
Lúc đầu trên lá xuất hiện những điểm nhỏ màu hơi vàng nổi gờ, sau đó vết
bệnh to dần, ở giữa màu vàng nâu lẩm xung quanh có quầng vàng hẹp, vết bệnh
mở rộng đường kính tới 2 mm. Điểm gờ nhỏ là khối bào tử, thường ở mặt dưới lá,
còn mặt trên lá chổ vết bệnh có màu vàng nâu. Vết bệnh biểu bì vở tung
để khối bào tử hạ màu hồng nâu tung ra ngoài, Chumg quanh vết bệnh có quầnh
vàng hẹp. Khối bào tử thường lộ rõ ở mặt dưới lá, còn mặt trên thể hiện vết bệnh
màu nâu vàng, nhưng cũng có khi khối bào tử hạ xuất hiện cả hai mặt.
Hình 4.2.17: Triệu chứng bệnh gỉ săt ở trên lá
Tác nhân gây bệnh
Bệnh gỉ sắt đậu đỗ do nấm Uromyces appendiculatus gây ra.
Đặc điểm phát sinh phát triển của bệnh
Ở những xứ lạnh, nấm tồn tại qua mùa đông bằng bào tử đông trong tàn dư
cây bệnh ở trên đất, đến mùa xuân nẩy mầm hình thành đảm và bào tử đảm theo
68
gió lan truyền xâm nhập vào lá non hình thành ở bệnh đầu tiên. Trong trường hợp
qua đông nẩy mần xâm nhập thì giai đoạn bào tử xuân không xuất hiện.
Ở những xứ nóng nấm tại bằng bào tử hạ (cũng có thể bào tử đông) bào tử
hạ nẩy mầm xâm nhập hình thành ở bệnh đầu tiên trên đồng ruộng. Giống như một
số loại bệnh gỉ sắt khác, bào tử hạ của nấm lan truyền theo gió đi rất xa. Con
người, súc vật và công cụ cũng có thể là nhân tố giúp nấm lan truyền.
Bào tử hạ nẩy mầm trong phạm vi nhiệt độ 10 – 300C như thích hợp nhất 16
– 220C. Ở nhiệt độ 15 – 240C phù hợp nhất cho nấm hình thành bào tử hạ và xâm
nhập qua lổ khí để lây bệnh. Ở nhiệt độ 2 – 60C bào tử hạ không thể hình thành.
Nước ưa hoạt động trong điều kiện ẩm độ cao trên 95 %. Giọt nước ướt trên bề mặt
lá là điều kiện tất yếu cho nấm nẩy mầm và xâm nhập, do đó giọt sương đêm,
sương mù rất có tác dụng đối với sự phát triển của bệnh gỉ sắt. Trong điều kiện
thích hợp, từ khi bào tử hạ nẩy mầm xâm nhập ký chủ đến khi hình thành bào tử
tiếp tục phát triển sau 8 – 9 ngày nữa mới phá vở biểu bì lộ ra ngoài để phát tán.
Biện pháp phòng chống
Để phòng trừ bệnh gỉ sắt hại đậu đỗ cần thực hiện các biện pháp sau đây:
Thực hiện chế độ luân canh thích hợp, không nên trồng đậu liên vụ trên đồng
ruộng, chú ý chăm sóc tưới nước hợp lý, luống trồng phải cao có rãnh thoát nước,
chế độ luân canh lúa nước là hợp lý nhất để phòng trị bệnh này.
Thu dọn thật sạch tàn dư cây bệnh sau khi thu hoạch tránh để rơi rãi trên
ruộng. Cây đậu làm phân chuồng cần phải ủ hoai mục.
Sử dụng giống chống bệnh là một biện pháp rất quan trọng. Tuy nhiên giống
đậu mới tuyển chọn chống bệnh chỉ có gía trị trong 1 thời gian, cho nên cần phải
liên tục tuyển chọn giống mới để chống lại các dạng sinh học mới xuất hiện. chọn
giống đậu sớm, trồng sớm thu hoạch sớm tránh lúc bệnh phát sinh mạnh để có thể
giảm bớt thiệt hại do bệnh gây ra.
b. Bệnh sương mai
Triệu chứng
Bệnh thường xuất hiện trên những lá còn non (khoảng 5-6 ngày tuổi), ở mặt
trên của lá ban đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ, mầu xanh nhạt hay vàng nhạt,
sau đó lớn dần thành hình đa giác, bất định, mầu vàng nhạt, mầu xám hay mầu nâu
sậm có viền mầu xanh vàng , khô cháy. Vết bệnh nằm rải rác trên lá, nhưng thường
tập trung nhiều nhất ở dọc các gân lá.
69
Hình 4.2.18: Triệu chứng bệnh sương mai ở trên lá
Vào những lúc sáng sớm trời ẩm ướt thì ở mặt dưới của lá tại những chỗ có
vết này thấy có một đám bông xôm xốp mầu trắng xám, hiện tượng này đã làm cho
lá bị vàng rồi rụng dần.
Bóc vỏ những quả bị bệnh ra ở bên trong cũng có lớp nấm mốc trắng xám.
Hạt của những quả bị bệnh nhìn xù xì, nhỏ, nhẹ và thường bị nứt, nếu bệnh nặng
hạt sẽ bị lép.
Tác nhân gây bệnh
Bệnh do nấm Peronospora manshurica gây ra. Chúng có thể gây hại trên nhiều
bộ phận như lá, thân, hoa, quả...nhưng chủ yếu là gây hại trên lá.
Đặc điểm phát sinh, gây hại
Bệnh truyền qua hạt giống và tàn dư của cây bị bệnh từ vụ trước. Nếu hạt
giống trước khi đem gieo đã có sẵn mầm bệnh thì khi gieo xuống khoảng nửa
tháng lá sẽ có đốm vàng, mép lá cong xuống phía dưới, mặt dưới lá có nhiều khuẩn
ty bao phủ, cây con bị lùn.
Bệnh này xuất hiện và gây hại tương đối phổ biến ở các vùng, nhất là ở
những nơi có ấm độ không khí trong ruộng cao, nhiệt độ không khí thấp, trời hơi
lạnh, có sương mù nhiều, tạo cho ruộng đậu ẩm thấp, vì thế bệnh thường gây hại
trong vụ Đông xuân nhiều hơn.
Biện pháp phòng chống
70
- Không lấy hạt đậu ở những ruộng đã bị bệnh của vụ trước để làm giống
gieo trồng cho vụ sau.
- Sau khi thu họach xong thu gom sạch sẽ những tàn dư của cây đậu, đem ra
khỏi ruộng rồi tiêu hủy.
- Trước khi gieo trồng cần cày, bừa kỹ để vùi sâu những tàn dư của cây bị
bệnh
- Luân canh một vài vụ với lúa nước hoặc một vài lọai rau trồng nước khác
để cắt nguồn bệnh sương mai.
c. Bệnh thán thư
Triệu chứng
Trên thân cây con vết bệnh kéo
dài, màu nâu vàng, hơi lõm xuống và
nứt nẻ. Bệnh nặng, nhiều vết hợp lại
thành vệt dài làm cây con khô chết,
đổ rạp xuống.
Trên lá cây đã lớn, vết bệnh
thường nằm dọc theo gân lá, hình
tròn hoặc bất định. Vết bệnh lúc đầu
màu vàng nâu, sau chuyển sang nâu
sẫm, có viền màu đỏ. Trên vết bệnh
có nhiều chấm nổi màu nâu đen, cuối
cùng vết bệnh khô rách lá.
Hình 4.2.19: Triệu chứng bệnh thán thư ở trên quả, lá
Trên cuống lá và thân cành, vết bệnh kéo dài màu nâu sẫm, hơi lõm, cây còi
cọc, lá vàng dễ rụng.
Bệnh còn phá hại cả cánh hoa, đài hoa làm hoa rụng không đậu quả.
71
Quả có vết đục, có phân đùn
ra, bóc ra thấy thấy sâu non ở trong.
Trên vỏ quả vết bệnh hình
tròn, màu nâu vàng hoặc màu xám,
lõm sâu, xung quanh nổi gờ màu nâu
đỏ.
Trên hạt vết bệnh nhỏ màu nâu
hoặc màu đen. Bình thường vết bệnh
chỉ ở bề mặt hạt, đôi khi vào tận phôi
hạt.
Hình 4.2.20: Triệu chứng bệnh thán thư ở trên quả
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh do nấm Colletotrichum lindemuthianum gây ra.
Đặc điểm phát sinh, gây hại
Bệnh thán thư phát sinh phá hại mạnh trong điều kiện ẩm độ không khí cao
và nhiệt độ tương đối thấp. Ẩm độ không khí dưới 80%, nhiệt độ dưới 13 0C bệnh
có thể ngừng phát triển
Nhiệt độ thích hợp cho bệnh phát triển là 16-200C. Ở nước ta bệnh thường
phát sinh phá hại mạnh vào thời gian mưa, ẩm ướt kéo dài trong vụ đông xuân,
nhất là trên những ruộng đậu đỗ trũng thấp, nước ứ đọng nhiều.
Biện pháp phòng, trừ
Trồng các giống đậu đỗ chống bệnh .
Gieo hạt ở vị trí cao ráo, thoát nước tốt. Vun gốc cao, tránh ứ đọng nước vào
mùa mưa.
Chỉ lấy hạt ở những cây, ruộng không bị bệnh để làm hạt giống cho vụ sau.
Xử lý hạt giống bằng các loại thuốc hoá học có khả năng thấm sâu để diệt
sợi nấm
Sau thu hoạch thu gọn sạch tàn dư cây, quả bị bệnh đem đốt kết hợp cày sâu
để vùi lấp tàn dư
Bón phân cân đối giữa N, P, K.
Thực hiện luân canh với cây trồng nước.
72
4.4. Bệnh hại trên cây cà chua
a, Bệnh sương mai cà chua.
Tác nhân gây bệnh: nấm - Phytophthora infestans
Triệu chứng ở trên lá:
Ban đầu vết bệnh là những đốm mọng nước hình dạnh bất thường có thể phát
triển rộng khắp lá, sự hình thành bào tử có thể quan sát được dưới mặt lá, sau đó
vết bệnh khô và chuyển nâu có thể làm tài lụi toàn bộ lá
Hình 4.2.21: Triệu chứng bệnh sương mai trên lá cây cà chua
Triệu chứng ở trên thân:
Vết bệnh ở trên thân đầu tiên là những vết mọng nước hình dạng bất thường
phát triển gây chết từng phần thân và cuống lá và vết bệnh khô dần thành dạng nâu
Hình 4.2.22: Triệu chứng bệnh sương mai trên thân cây cà chua
73
Triệu chứng bệnh ở trên quả:
Vết bệnh trên trái khô cứng có hình dạng bất thường đỏ bầm tới nâu làm vỏ
trái trở lên xù xì, vết bệnh có thể phát triển rộng bao khắp cả trái
Hình 4.2.23: Triệu chứng bệnh sương mai trên quả cây cà chua
Điều kiện phát triển bệnh:
Điều kiện thích hợp cho bệnh phát triển khi cây bị ướt nước bởi mưa kéo
dài và tụ sương ngay trong điều kiện nhiệt độ bình thường
Bệnh tồn tại trên cà chua cây, củ khoai tây
Bào tử được sản sinh từ tế bào nhiễm và phát tán nhờ gió và giọt mưa bắn,
bào tử nẩy mầm và xâm nhiễm đòi hỏi cây bị ướt nước.
Biện pháp quản lý:
Sử dụng giống sạch bệnh
Tránh trồng khoai tây cạnh cà chua
Làm liếp cao, thoát nước đặc biệt trồng dưa leo trong mùa mưa.
Luân canh, với những cây trồng khác họ.
74
b, Bệnh héo rũ
Tác nhân gây bệnh
Bệnh do nấm Fusarium oxysporum và một số loại nấm trong đất khác gây
ra, nấm này còn gây bệnh trên nhiều loài cây trồng khác.
Triệu chứng
Cây bị bệnh ban đầu vàng lá phía dưới, sau đó tiếp tục phát triển dần lên
phần trên, lá dưới chuyển nâu và khô
Cây bị héo ngọn, ban đêm có thể hồi phục nhưng tình trạng héo ngày càng
trở lên tồi tệ và cuối cùng là héo rũ hoàn toàn
Mạch dẫn nâu phát triển rộng trong thân và lan vào cuống lá
Hình 4.2.24: Triệu chứng bệnh héo rũ trên cây cà chua
Đặc điểm phát sinh phát triển của bệnh
Nấm bệnh lây lan nhờ gió, mưa và kể cả các hoạt động của con người, nấm
bệnh cũng có thể lan truyền qua hạt giống.
Đây là loài nấm có thể tồn tại rất lâu trong đất, tàn dư cây trồng. Do vậy
bệnh thường gây hại nặng ở những ruộng nhiễm bệnh vụ trước.
Điều kiện nhiệt độ từ 18 – 34 0 C, ẩm độ cao thích hợp cho nấm phát triển.
Dùng phân chuồng không ủ hoai sẽ có nhiều nguồn bệnh làm bệnh phát
sinh nhiều. Bệnh cũng gây hại nặng ở ruộng không thoát nước.
Nấm gây bệnh xâm nhập qua các vết thương ở rễ hoặc trên thân do quá
trình chăm sóc hoặc bị côn trùng cắn phá.
Biện pháp quản lý
75
* Biện pháp canh tác:
- Luân canh cây trồng khác họ.
- Sử dụng giống kháng.
- Xử lý hạt giống bằng nước nóng 500 C trong 25 phút.
- Bón vôi trước khi trồng.
- Dùng phân hữu cơ hoai mục, có nhiều vi sinh vật đối kháng làm hạn chế
nguồn bệnh, bón phân cân đối để cây khỏe.
- Tránh tạo vết thương cho cây.
- Nên chọn đất có điều kiện thoát nước tốt.
* Biện pháp cơ giới vật lý: Nhổ bỏ cây bị bệnh.
* Biện pháp sinh học: Dùng các chế phẩm Trichoderma bón vào đất trước
khi trồng.
c. Bệnh đốm vòng:
Tác nhân gây bệnh nấm - Alternaria solani
Triệu chứng bệnh:
Đầu tiên bệnh là các đốm
tròn sầm mầu, phát triển
thành các vết rộng bao gồm
nhiều vòng
Trên thân và cuống lá các
vết bệnh hình bầu dục
Bệnh gây thối trái (cả
xanh lẫn chín), vết bệnh sầm
màu phát triển rộng ở trái nơi
cuống trái
Hình 4.2.25: Triệu chứng bệnh đốm vòng ở trên lá và quả cà chua
76
Điều kiện phát triển:
Bệnh có thể dạng truyền qua đất nhưng tồn tại trên tàn dư cây bệnh, trên cà
chua mới trồng và trên cây cà hoang dại
Bệnh phát trển mạnh nhất trong điều kiện nhiệt độ từ ôn hòa đến ấm (24-
28oC) và trong điều kiện thời tiết ẩm. Bệnh gây hại nặng nhất trong mùa mưă.
Bệnh gây hại nặng trên những cây yếu như những cây già hoặc cây bị héo trong
thời gian dài từ khi nhổ cây con và đến khi đem trồng
Bệnh gây nguy hiểm cho cây dễ mẫm cảm với bệnh
Biện pháp quản lý:
Sau khi thu họach thu gom sạch sẽ tàn dư của cây cà chua (kể cả những cây
thuộc họ cà như đã nói ở phần trên, nếu có), đưa ra khỏi ruộng và tiêu hủy.
-Sử dụng những giống chống bệnh như : HP5, CS1, MV1...
-Trước khi gieo sử lý hạt giống bằng nước nóng 3 sôi + 2 lạnh,
-Tăng cường bón bằng phân chuồng đã được ủ mục.
-Không nên trồng cà chua và các cây họ cà liên tục trong nhiều năm trên
một mảnh ruộng. Sau khi trồng được 1-2 năm nên luân canh với cây trồng khác,
nếu điều kiện cho phép nên luân canh với cây trồng nước như lúa, rau muống...
d, Bệnh nấm hạch
Tác nhân gây bệnh: Sclerotium rolfsii
Triệu chứng: Cây bị héo đột ngột đồng loạt rải rác, Từ bảo tử mọc ra các sợi
nấm ở gốc cây chỗ tiếp giáp với đất gây mục xung quanh gốc
Ngay cả trái và cành nếu trạm đất cũng nhiễm bệnh
Hình 4.2.26: Triệu chứng bệnh nấm hạnh trên bộ phận gốc và quả cà chua
77
Điều kiện phát triển:
- Bệnh có rất nhiều loại ký chủ
- Bệnh tồn tại ở tàn dư cây bệnh dạng các bào tử
- Nhiệt độ và độ ẩm đất cao là điều kiện cho bệnh phát triển
Biện pháp quản lý
Biện pháp hữu hiệu nhất vẫn là luôn canh cây trồng
Áp dụng cày sâu để vùi các bào tử nấm bệnh
Để trống đất thời gian dài để phần xanh của cây được phân hủy trước khi
gieo trồng vụ mới
5.2.6. Bệnh héo vi khuẩn
Tác nhân gây bệnh: Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây nên, còn
có tên khác là Ralstoria solanacearum
Triệu chứng: Triệu
chứng ban đầu là héo
các lá dưới (trên các lá
mầm) tiếp theo đó héo
đột ngột vĩnh viễn cả
cây mà không hề
chuyển vàng, những dễ
mọc bất thường ở thân
chính
Hình 4.2.27: Triệu chứng bệnh héo xanh vi khuẩn trên cây cà chua
78
Mạch dẫn chuyển nâu,
lõi sũng nước tiếp tục
chuyển sang nâu và giai
đoạn cuối cùng lớp vỏ gần
mặt đất chuyển sang nâu
Nếu cắt đoạn thân cây
bệnh để vào trong cốc nước,
chúng ta dễ dàng thấy
những giọt dịch vi khuẩn
màu trắng sữa chảy ra.
Hình 4.2.28: Triệu chứng bệnh héo xanh vi khuẩn ở trong thân
Đặc điểm phát sinh phát triển của bệnh
Vi khuẩn tồn tại trong đất, trong tàn dư cây trồng, cỏ dại. Vi khuẩn có thể lan truyền
qua cây giống, gió, nhờ nước, côn trùng và cả qua công cụ chăm sóc, tỉa cành.
Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập qua vết thương cơ giới hoặc vết chích của côn
trùng ở rễ, thân
Sau khi chúng xâm nhập vào cây trồng chúng tấn công vào mạch dẫn và di
chuyễn theo mạch dẫn làm hư bó mạch, cây không thể vận chuyển nước và dinh
dưỡng dẫn đến hiện tượng héo và chết. Tốc độ xâm nhiễm và gây bệnh trong cây
trồng rất nhanh, tốc độ này phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng cây trồng, ẩm độ
đất và nhiệt độ môi trường.
Bệnh phát triển nhanh ở ẩm độ đất cao, nhiệt độ từ 24 – 380C.
Biện pháp quản lý
* Biện pháp canh tác:
- Luân canh cây trồng; đây là biện pháp có hiệu quả cao, có thể luân canh
với cây khác họ cà hoặc luân canh với lúa nước. Không nên trồng cà chua 2 vụ
liên tiếp trên một chân đất.
- Xử lý hạt giống trong nước nóng 50 0 C trong 6 giờ.
- Sử dụng cây giống ở vườn ươm không bị bệnh. Vệ sinh đồng ruộng dọn
sạch cỏ dại. Sử dụng phân hữu cơ hoai mục để bón.
* Biện pháp cơ giới vật lý:
79
- Nhổ bỏ cây bị bệnh gom lại đem đi đốt.
- Tránh việc tiếp xúc giữa cây bệnh và cây khỏe, lưu ý khi tưới nước, tỉa
cành, thu hái trái.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Các câu hỏi:
1.1. Nguyên nhân gây bệnh trên cây rau ?
1.2. Nhận biết triệu chứng bên ngoài của bệnh hại cây rau ?
1.3. Biện pháp phòng trừ bệnh hại trên cây rau ?
1.4. Nhận biết bệnh hại trên cây bắp cải và biện pháp quản lý các loại bệnh đó ?
1.5. Nhận biết bệnh hại trên cây cà chua và biện pháp quản lý các loại bệnh đó ?
1.6.Nhận biết bệnh hại trên cây dưa chuột và biện pháp quản lý các loại bệnh đó ?
1.5. Nhận biết bệnh hại trên cây đậu cô ve và biện pháp quản lý các loại bệnh đó ?
2. Các bài thực hành:
2.1. Bài thực hành số 4.2.1: Nhận biết, mô tả các triệu chứng bên ngoài của bệnh
hại rau
- Công việc của nhóm: Mỗi nhóm thực hiện nhận biết, mô tả các triệu chứng
các loại bệnh trên cây rau bắp cải, cà chua, đậu cô ve, dưa chuột,
- Nguồn lực cần thiết: Mẫu bệnh hại trên cây bắp cải, cà chua, đậu cô ve,
dưa chuột
- Địa điểm: Vườn rau, phòng học
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm)
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo
tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá nhận biết, mô tả các triệu chứng bên ngoài của
bệnh cây.
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được:
+ Nhận biết, mô tả được các triệu chứng trên bắp cải, cà chua, đậu cô ve, dưa
chuột
2.2. Bài thực hành số 4.2.2: Thực hiện pha chế thuốc Booc đô 1%
- Công việc của nhóm: Mỗi nhóm thực hiện pha thuốc chế thuốc Booc đô 1%
- Nguồn lực cần thiết: C©n 100 gam CuSO4, C©n 100 gam CaO ( hoÆc 150 –
180 gam Ca(OH)2) , §ong 10 lÝt H2O
80
- Địa điểm: Phòng thực hành
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm)
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo
tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá pha thuốc booc đô 1%.
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được:
+ Pha 10 lít thuốc booc đô 1%.
2.3. Bài thực hành số 4.2.3: Phân tích hệ sinh thái ruộng bắp cải và thực hiện các
Biện pháp phòng chống bệnh hại cho từng giai đoạn của cây bắp cải
- Công việc của nhóm: Mỗi nhóm thực hiện điều tra ruộng rau, phân tích
hiện tại trên ruộng, đưa ra biện pháp xử lý
- Nguồn lực cần thiết: 5 túi bóng
- Địa điểm: Vườn rau
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm)
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo
tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá phân tích hệ sinh thái.
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được:
+ Đưa ra được biện pháp xử lý bệnh trong ngày tới
2.4. Bài thực hành số 4.2.4: Phân tích hệ sinh thái ruộng cà chua và thực hiện các
Biện pháp phòng chống bệnh hại cho từng giai đoạn của cây cà chua
- Công việc của nhóm: Mỗi nhóm thực hiện điều tra ruộng rau, phân tích
hiện tại trên ruộng, đưa ra biện pháp xử lý
- Nguồn lực cần thiết: 5 túi bóng
- Địa điểm: Vườn rau
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm)
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo
tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá phân tích hệ sinh thái.
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được:
+ Đưa ra được biện pháp xử lý bệnh trong ngày tới
81
2.5. Bài thực hành số 4.2.5: Phân tích hệ sinh thái ruộng dưa chuột và thực hiện
các Biện pháp phòng chống bệnh hại cho từng giai đoạn của cây dưa chuột
- Công việc của nhóm: Mỗi nhóm thực hiện điều tra ruộng rau, phân tích
hiện tại trên ruộng, đưa ra biện pháp xử lý
- Nguồn lực cần thiết: 5 túi bóng
- Địa điểm: Vườn rau
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm)
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo
tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá phân tích hệ sinh thái.
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được:
+ Đưa ra được biện pháp xử lý bệnh trong ngày tới
2.6. Bài thực hành số 4.2.6: Phân tích hệ sinh thái ruộng đậu cô ve và thực hiện các
Biện pháp phòng chống bệnh hại cho từng giai đoạn của đậu cô ve
- Công việc của nhóm: Mỗi nhóm thực hiện điều tra ruộng rau, phân tích
hiện tại trên ruộng, đưa ra biện pháp xử lý
- Nguồn lực cần thiết: 5 túi bóng
- Địa điểm: Vườn rau
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm)
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo
tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá phân tích hệ sinh thái.
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được:
+ Đưa ra được biện pháp xử lý bệnh trong ngày tới
C. Ghi nhớ
- Nguyên nhân gây hại bệnh cho rau
- Nhận biết các triệu chứng bên ngoài của bệnh hại rau
- Biết được các loại bệnh chính hại rau bắp cải, đậu cô ve, dưa chuột, cà chua
- Sử dụng các biện pháp phòng, trừ sâu bệnh
82
BÀI 3: QUẢN LÝ CỎ DẠI
Mã bài: MĐ4 – 03
Mục tiêu:
- Nhận biết các loài cỏ gây hại trên cây rau
- Sử dụng được các biện pháp hạn chế, tiêu diệt cỏ dại trên cây rau;
- Có ý thức tiết kiện vật tư, vệ sinh an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
A. Nội dung
1. Tác hại của cỏ dại
- Canh tranh điểu kiện sống của
cây
+ Tranh chấp ánh sáng
+ Tranh chấp nước và dinh
dưỡng
Hình 4.3.1. Cỏ dại
- Cỏ dại là ký chủ của sâu, bệnh hại
cây trồng: Nhiều loại sâu, bệnh hại
cây trồng có tính chuyên tính, chỉ hại
một loại cây hoặc một số cây mà
không hại những cây khác. Cho nên
trong thời gian không có cây trồng
trên đồng ruộng hoặc gieo trồng cây
trồng khác thì cỏ dại là nguồn thức
ăn, là nơi ẩn náu của sâu bệnh và cỏ
dại trở thành ký chủ của sâu bệnh
Ví dụ: Cỏ gưng là ký chủ của rệp, sâu
xám hại cây trồng cạn
Hình 4.3.2: Cỏ gừng
83
- Cỏ dại làm giảm năng suất cây trồng và chất lượng sản phẩm
Cỏ dại làm cho cây trồng không những giảm năng suất mà sản phẩm cũng xấu
đi ( giảm hàm lượng chất dinh dưỡng, mẫu mã xấu..)
- Cỏ dại làm tăng chi phí, tăng giá thành sản phẩm
2. Đặc điểm sinh học của cỏ dại
- Cỏ dại có khả năng chống chịu có
+ Khả năng chịu hạn: Cỏ gà, cỏ chỉ, cỏ gừng, cỏ tranh..
+ Khả năng chịu rét: Cỏ tranh, cỏ gấu, cỏ gừng
+ Chịu nhiệt độ cao: Khả năng chịu nhiệt độ cao của cỏ dại chủ yếu là nhờ
vào cơ quan sinh sản, đặc biệt là hạt cỏ
Cỏ gấu Cỏ gà
Cỏ mầm trầu
Cỏ gừng
Hình 4.3.3. Các loài cỏ có khả năng chịu hạn, chịu rét cao
84
- Cỏ dại có nhiều hình thức sinh sản phong phú
+ Sinh sản hữu tính bằng hình thức ra hoa, kết quả
+ Sinh sản vô tính. Cây mới phát triển ra từ các đốt thân, thân ngầm, thân củ,
thân rễ, chồi rễ
- Cỏ dại có khả năng kết hạt cao, hạt chín không đồng đều và dễ rụng
+ Cỏ dại có khả năng ra hoa kết hạt cao, chúng có thể ra hoa ngay trong điều
kiện không thuận lợi
+ Hạt cỏ dại chính không đồng đều, trong một bông có cả hạt chín, hạt xanh
và trên một cây có chùm chín, chùm xanh và chùm đang ra hoa kết hạt
- Hạt cỏ dại nẩy mầm không đều, giữ sức nẩy mầm lâu dài và có thời gian
nghỉ nhất định
- Cỏ dại có nhiều hình thức phát tán lan truyền
+ Lan truyền nhờ gió
+ Lan truyền theo dòng nước
+ Lan truyền nhờ người và động vật
- Cỏ dại có khả năng tái sinh mạnh
+ Cỏ dại khó phơi khô, ngâm nước khó bị phân hủy nên cơ quan sinh sản vô
tính không bị hại, chúng nảy mầm và phát triển nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi.
Chỉ cần một mảnh củ ( củ gấu), một chồi ( cỏ tranh), một mắt hay một đốt ( cỏ gà,
cỏ dày, cỏ chỉ) cũng có thể nầy mầm, phân nhánh để tạo thành nhóm cỏ lớn.
3. Một số cỏ dại thường gặp trên ruộng rau
3.1. Cỏ hàng năm hại rau
- Dền gai: phân nhiều cành, trên
thân có nhiều gai, cây càng già
gai càng cứng và sắc. Hoa mọc
thành chùm ở lách lá, màu trăng
sáng có khả năng kết hạt cao. Một
cây có thể có 1.000.000 hạt, hạt
nhỏ có vỏ cứng màu đen, khả
năng mọc mầm tốt ở nhiệt độ 26 –
300C
Hình 4.3.4: Cây dền gai
85
- Cỏ chân nhện. Cây có nhiều
nhánh, thân nhánh bò trên mặt
đất, từ các đốt mọc nhiều rễ phụ.
Một đoạn nhánh cũng có thể phát
triển thành cây mới. Trên bông
phân ra 3 – 4 nhánh dài, trên các
nhánh chính có nhiều hạt
Hình 4.3.5: Cỏ chân nhện
3.2. Cỏ lâu năm hại rau
- Cỏ mật: Là loại cỏ lưu liên, họ hòa
thảo. Rễ bò dài, gốc có đốt, phân nhánh.
Thân mọc thành bụi đứng, chi đốt dày,
lá phẳng, khi khô hình dài hẹp, nhọn
đầu nhẵn hoặc có long ở gốc. Cụm có 2
– 20 bông, xếp thành hai dãy nhánh, có
lông cứng. quả hình trái xoan
Hình 4.3.6: Cỏ mật
- Có sữa: Cỏ có 2 loại
+ Cỏ sữa lá nhỏ
+ Cỏ sữa lá lớn
Là loại cỏ thân thảo, hại cây trồng chủ yếu tranh chấp dinh dưỡng và ánh sáng
86
Hình 4.3.7: Cỏ sữa lá nhỏ
Hình 4.3.8: Cỏ sữa lá lớn
- Cỏ gừng: Cỏ có thân gầm to dự trữ
nhiều chất dinh dưỡng có sức sống cao.
Thân tròn hầu như không có lông, lá
mũi mác nhọn đầu, Hoa hình trùy
Hình 4.3.9: Cỏ gừng
- Cỏ gấu. Thuộc họ cói, cỏ gấu mọc
khắp nơi. Thân cỏ gấu có hai phần,
+ Phần trên mặt đất: là thân giả,
lúc đầu chỉ có các lá, nhưng khi cây
ra hoa thân hình ba cạnh xuất hiện,
đưa hoa lên trên, cây cao 10 – 15 cm
+ Phần dưới mặt đất: là thân
củ, chứa nhiều chất dinh dưỡng, trên
thân củ có nhiều mắt chứa điểm sinh
trưởng, từ đó mọc ra thân gầm vươn
dài một đoạn và sinh một củ mới
Hình 4.3.10 : Cỏ gấu
87
- Cỏ mầm trầu: Rễ mọc khoẻ.
Thân bò, dài ở gốc, phân nhánh, mọc
thẳng đứng thành bụi. Lá mọc cách xa
nhau, hẹp, mềm, hình dài, nhọn đầu,
phẳng nhẵn. Cụm hoa hình bông, có 5 - 7
nhánh dài, mọc toả tròn đều ở đầu cuống
Chumg. Quả thuôn, có ba cạnh, ráp, vỏ
quả mềm.
Hình 4.3.11: Cỏ mầm trầu
- Cỏ gà: Thân rễ bò dài ở gốc,
thẳng đứng ở ngọn, cứng, có từ 8 đến 40
cọn. Cây con có khả năng bén rễ rất
nhanh và sau đó phát triển mạnh. Cỏ gà
là loài ưa ánh sáng và thường chết khi bị
che bởi bóng râm
Hình 4.3.12: Cỏ gà
4. Biện pháp phòng chống cỏ dại
4.1. Làm sạch hạt giống trước khi gieo
- Hạt cỏ thường nhỏ, nhẹ hơn hạt rau nên hạt rau dùng làm giống thường được
phơi khô, quạt sạch để loại bỏ hạt lép, lửng và hạt cỏ dại. Sàng lọc hạt để lựa chọn hạt
to, sức sống lớn và loại bỏ hạt cỏ
4.2. Diệt mầm mống cỏ dại trong phân gia súc
- Cỏ dại dùng làm thức ăn cho gia súc, qua đường tiêu hóa của gia súc nhiều hạt
cỏ không mất sức nẩy mầm, mà do quá trình tiêu hóa vỏ hạt cỏ bị bào mòn, tạo điều
kiện nảy mầm dễ dàng và tỷ lệ nẩy mầm cao
- Phần thức ăn dư thừa lẫn vào phân và các loại thân lá cỏ dùng làm chất độn
cũng chứa nhiều cơ quan sinh sản của cỏ. Cho nên trong phân chuồng có chứa số
lượng lớn hạt và cơ quan sinh sản vô tính của cỏ dại
- Vì vậy tiêu diệt mầm mống cỏ dại trong phân gia súc trước khi bón vào rau
bằng cách ủ nóng đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_quan_ly_dich_hai_rau_huu_co.pdf