Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục (Phần 1)

chương 1: phương pháp luận nghiên cứu khoa học

+ về kiến thức, sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:

− giải thích được các khái niệm phương pháp luận nghiên cứu khoa học, phương pháp luận nghiên

cứu khoa học giáo dục (khgd)

−phân biệt được hệ thống ba bậc của lý luận về phương pháp−

hiểu được ý nghĩa của việc nghiên cứu khoa học giáo dục

− hiểu được cơ sở phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục.

+ về kỹ năng, sinh viên vận dụng được các quan điểm phương pháp luận trong suốt quá trình nghiên

cứu một công trình.

chương 2: khái niệm và phân loại trong nghiên cứu khoa học

+ về kiến thức, sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:

−giải thích được khái niệm nghiên cứu khoa học−

mô tả cách phân loại trong nghiên cứu khoa học

− kể tên các phương pháp nghiên cứu.

+ về kỹ năng, sinh viên xác định được loại nghiên cứu khi biết tên đề tài.

 

pdf43 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 448 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a học cấp khoa. Vì thời gian dành cho người nghiên cứu trình bày công trình của mình trước Hội đồng bị giới hạn (20 phút) nên người nghiên cứu phải tổ chức bảo vệ thử để rút kinh nghiệm và chỉ nên trình bày những vấn đề sau: Tên đề tài, mục đích nghiên cứu, khách thể và đối tượng nghiên cứu, giả thuyết và nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tóm tắt kết quả, kết luận và kiến nghị. V. GIAI ĐOẠN ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀO THỰC TIỄN Nếu công trình nghiên cứu có giá trị thực tiễn, cần thiết, ích lợi cho nhiều người; sau khi bảo vệ xong có thể sẽ có tổ chức, cơ quan xin phép được xuất bản, phát hành để phổ biến rộng rãi; cũng có thể được các địa phương, các ngành áp dụng vào thực tiễn công tác của mình. Thông thường người nghiên cứu viết các baiø báo là kết quả nghiên cứu của đề tài để đăng trên các báo chuyên ngành, để nhiều người có thể tìm hiểu và áp dụng. Theo quy định, một bài báo gồm có những phần sau: Tên bài báo, tên tác giả, đặt vấn đề, thể thức nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, kết kuận và kiến nghị, tài liệu tham khảo. Bài báo được trình bày trong khuôn khổ từ 2 đến 3 trang giấy A4. Câu hỏi và bài tập 1. Kể tên các giai đoạn của một công trình nghiên cứu khoa học giáo dục. 2. Vận dụng quan điểm hệ thống - cấu trúc để phân tích nội hàm của khái niệm trung tâm của đề tài nghiên cứu của bạn. Từ đó xây dựng dàn ý nội dung công trình. 32 Chương 4: CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi học xong chương này sinh viên có thể đạt được: 1. Về kiến thức: Biết những nội dung cần làm khi xây dựng, sử dụng những phương tiện, phương pháp nghiên cứu cụ thể. 2. Về kỹ năng: Soạn được bảng bút vấn. 3. Về thái độ: Tự lực chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện kỹ năng để hình thành năng lực nghiên cứu. NỘI DUNG Trong chương này từ “phương tiện” (công cụ) được hiểu theo hai nghĩa vừa là phương tiện vừa là phương pháp, vì ở các phương pháp nghiên cứu cụ thể người ta thường dùng các phương tiện có liên quan. Những phương pháp được trình bày trong chương này gồm: Chọn mẫu, điều tra giáo dục (bút vấn, thang đo, bảng chấm điểm), phỏng vấn, trắc nghiệm, I. CHỌN MẪU Chọn mẫu là một công việc cần thiết và quan trọng trong đa số các công trình nghiên cứu. Cố nhiên ta không thể nào khảo sát tất cả mọi phần tử trong một dân số. Để lợi thời giờ và công sức, ta phải chọn một số phần tử (đơn vị) tiêu biểu cho dân số. Bằng cách khảo sát, thực nghiệm với mẫu lựa chọn ta có thể suy ra tính chất của toàn thể dân số. Việc chọn mẫu không phải là công việc dễ dàng, tiện đâu lấy đấy. Muốn chọn môït mẫu có thể tiêu biểu cho một dân số, ta phải lựa chọn mỗi đơn vị một cách có hệ thống, theo một phương thức thích hợp. Đó là lý thuyết chọn mẫu. 1. Lý thuyết chọn mẫu Công việc này gồm có bốn phần: Xác định dân số, lập danh sách đầy đủ các phần tử trong dân số, chọn một mẫu tiêu biểu, chọn một mẫu thích hợp. 1.1. Xác định dân số Trước khi chọn mẫu, ta cần phải xác định dân số mà mẫu ấy đại diện. Nếu dân số không được xác định thì kết luận ta thu thập được sau khi khảo sát mẫu lựa chọn, khó có thể khái quát hóa để áp dụng với toàn thể dân số. Nhưng làm sao để có thể xác định dân số có liên quan đến một đề tài. Theo định nghĩa, dân số (P) là tập hợp gồm tất cả những phần tử thuộc đối tượng có thể được khảo sát, thí nghiệm của phương pháp cụ thể được sử 33 dụng trong đề tài. Ví dụ, với đề tài “Khảo sát thực trạng dạy thêm, học thêm ở cấp Trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”, thì dân số P gồm: P1 là tổng số GV THPT đang giảng dạy tại thành phố Hồ Chí Minh (ở hệ chính quy và hệ giáo dục thường xuyên, ở trường công lập và trường tư thục) và P2 là tổng số HS THPT đang học tại thành phố Hồ Chí Minh ở các hệ và các loại hình trường. Vì người nghiên cứu khảo sát cả thực trạng dạy thêm lẫn thực trạng học thêm. Như vậy, việc xác định dân số phụ thuộc vào nội dung, phạm vi nghiên cứu của đề tài. 1.2. Lập danh sách Một khi đã xác định dân số ta muốn tìm hiểu, công việc kế tiếp là lập danh sách đầy đủ, chính xác và được cập nhật hóa của dân số. Đó là một công việc khó khăn, nếu không nói là không thể làm được trong nhiều trường hợp. Thường thường, danh sách ấy có sẵn, chẳng hạn danh sách GV trong môït trường, một tỉnh, 1.3. Chọn một mẫu tiêu biểu Một mẫu tiêu biểu hay mẫu đại diện cho dân số là mẫu có đầy đủ những đặc điểm của dân số. Nhưng làm sao để có được một mẫu tiêu biểu? Các phương thức chọn mẫu được trình bày ở phần sau sẽ giải đáp vấn đề này. 1.4. Chọn một mẫu thích hợp Vấn đề làm nhiều người nghiên cứu băn khoăn khi chọn mẫu là số phần tử (đơn vị) trong mẫu hay còn gọi là cỡ của mẫu bao nhiêu để có một mẫu thích hợp. Mẫu lớn hay nhỏ quyết định tính chất tiêu biểu của mẫu đối với dân số. Nếu quá ít thì không đại diện được, nhiều quá thì công việc nghiên cứu sẽ tốn kém mất công mà nhiều khi vô ích. Nếu dân số không đồng đều, nghĩa là bao gồm nhiều thành phần khác biệt nhau, thì một mẫu quá nhỏ lựa chọn từ dân số ấy sẽ không tiêu biểu cho dân số. Chẳng hạn, nếu ta lấy số tiền lương của vài giáo viên trong một tập thể 5000 người, thì số lương ấy không tiêu biểu cho lương bổng trung bình của 5000 GV. Mặt khác, nếu dân số đồng đều, nghĩa là gồm những đơn vị có đặc tính giống nhau, thì một mẫu rất nhỏ có thể tiêu biểu cho toàn thể dân số. Chẳng hạn, chỉ vài mi-li-lít lấy từ một thùng 1000 lít xăng cũng đủ tiêu biểu cho thùng xăng ấy. Nói chung, có ba yếu tố quyết định việc lựa chọn số đơn vị cho một mẫu: − Tính chất của dân số (đồng đều hay không đồng đều) − Phương thức chọn mẫu − Độ chính xác cần phải có Từ ba yếu tố trên và biến lượng điểm số của dân số, người ta lập công thức xác định cỡ của mẫu như sau: n = σ σ +ND N Trong đó: n: Cỡ của mẫu N: P σ: Biến lượng điểm số của dân số D: Mức độ chính xác mà ta cần đến. 34 D = B /4 B: Độ chính xác. Ta có thể chọn B = 1, B = 2 Ví dụ: Với N = 117395 σ = 225 B = 1 Ta có n = [225] (0,25)] [(117395). (225) 117395). ( + = 894 Một yếu tố vừa có ảnh hưởng đến số đơn vị trong mẫu, đồng thời ảnh hưởng đến tính chất của mẫu, đó là phương thức chọn mẫu. Có những phương thức chọn mẫu nào? Và phương thức chọn mẫu nào được xem là thông dụng? 2. Phương thức chọn mẫu 2.1. Chọn mẫu ngẫu nhiên Theo phương thức này, ta phải làm sao kiểm soát mọi điều kiện để cho mỗi đơn vị trong dân số đều có cơ hội được chọn một cách đồng đều. Như vậy sự lựa chọn các đơn vị không thể phụ thuộc vào chủ quan của người nghiên cứu. Phương pháp thông thường là áp dụng lối bốc thăm hay sử dụng bảng số ngẫu nhiên. Chọn mẫu ngẫu nhiên theo lối bốc thăm Nếu chỉ có một tập thể nhỏ thôi như danh sách 100 học sinh, ta cần chọn ngẫu nhiên 50 em vào nhóm thực nghiệm và 50 em vào nhóm đối chứng, thì từ danh sách 100 học sinh đã được đánh số thứ tự ấy ta viết 100 lá thăm từ 1 đến 100 rồi chọn ngẫu nhiên 1 thăm vào lớp thực nghiệm và 1 thăm vào lớp đối chứng cho đến khi hết số thăm ấy. Cuối cùng, ta có được 50 học sinh của nhóm thực nghiệm và 50 học sinh của nhóm đối chứng gồm các em có số thứ tự đã được chọn. Chọn mẫu ngẫu nhiên bằng bảng số ngẫu nhiên Bảng số ngẫu nhiên là một bảng gồm nhiều cột số. Trong mỗi cột có nhiều số hạng. Những số hạng này là kết quả của việc quay xổ số với 3- 4 - 5 hoặc 6 lồng cầu. Như vậy, mỗi số hạng gồm 3- 4- 5 hoặc 6 chữ số, tùy theo người ta quay 3-4-5 hoặc 6 lồng cầu. Dưới đây là một phần của bảng số ngẫu nhiên: 10480 15011 01536 02011 81647 91646 69177 22368 46573 25595 85393 30995 89198 27982 24130 48360 22527 97265 76393 64809 15179 Trong những cuộc thăm dò với quy mô dân số lớn như thăm dò trước các kỳ bầu cử ở nước ngoài, để dự báo ứng cử viên nào sẽ thắng cử, người ta thường chọn mẫu bằng cách sử dụng bảng số ngẫu nhiên. Theo cách này, ở từng đơn vị hành chánh (tỉnh, thành phố, tiểu bang) đã có sẵn một danh sách cử tri đánh số từ 1 đến hàng chục nghìn. Trước tiên, ta chọn một điểm nào đó trên bảng số ngẫu nhiên để làm khởi điểm, ví dụ ta bắt đầu từ cột thứ nhất bên trái với số hạng thứ hai, tức là số 22368, có nghĩa là cử tri có số thứ tự 22368 trong danh sách được chọn một cách ngẫu nhiên vào mẫu nghiên cứu. Từ đó ta đọc các con số tiếp theo, chiều nào cũng được: ngang, dọc hoặc chéo; ví dụ ta đọc theo hàng ngang về bên phải ta sẽ có những số 46573, 25595, thì những cử tri có số thứ tự 46573, 35 25595, sẽ được chọn ngẫu nhiên vào mẫu nghiên cứu. Ta cứ tiếp tục như thế cho đến khi chọn đủ số người cần thiết cho mẫu nghiên cứu. 2.2. Chọn mẫu theo lối chia tầng lớp Theo phương thức này, ta chia dân số ra thành tầng lớp căn cứ trên đặc tính nào đó, rồi từ mỗi lớp như thế, ta rút ra theo lối ngẫu nhiên số đơn vị đã định. Chẳng hạn, muốn thăm dò ý kiến của phụ huynh HS trong một trường công về vấn đề thu học phí, ta chia dân số (phụ huynh HS toàn trường) ra thành những lớp nhỏ căn cứ trên thành phần xã hội: Nông dân, công nhân viên chức, buôn bán và các thành phần khác. Từ mỗi lớp ấy, ta rút ra theo lốùi ngẫu nhiên số đơn vị dự định để thăm dò ý kiến. Trong nhiều trường hợp, ta cần phải chọn mẫu theo tỉ lệ để có thể có một mẫu tiêu biểu cho dân số hơn. Như vậy ta sẽ lựa chọn trong mỗi tầng lớp số đơn vị theo tỉ lệ của thành phần ấy trong toàn thể dân số. Ví dụ: Các thành phần của dân số có tỉ lệ như sau: Nông dân: 20%, công nhân viên chức: 30%, buôn bán: 30%, thành phần khác: 20%. Nếu ta muốn chọn một mẫu 200 người từ dân số 2000 người nói trên, thì ta sẽ chọn 40 người thuộc thành phần nông dân, 60 người thuộc thành phần công nhân viên chức, 60 người thuộc thành phần buôn bán và 40 người thuộc các thành phần khác. Kết quả, ta có một mẫu với các tỉ lệ thành phần giống tỉ lệ thành phần của dân số. 2.3. Chọn mẫu đôi Khi ta đặt những câu hỏi viết (bảng bút vấn) và gởi đến các đơn vị trong mẫu được lựa chọn theo lối ngẫu nhiên, ta khó có thể thu được 100% bảng trả lời. Tỉ lệ mong mỏi thường là 70 – 80%. Sự hao hụt ấy có thể làm sai lệch kết quả, nếu số người không trả lời quá nhiều và nếu họ có những đặc điểm khác biệt với những người khác đã sẵn sàng trả lời câu hỏi của ta. Muốn chắc chắn hơn, ta có thể rút ra một mẫu thứ hai lựa chọn trong số người không trả lời ấy để phỏng vấn. Lối chọn mẫu đôi như thế có thể giúp ta kiểm soát lại sự đáng tin cậy của những chi tiết hay kết quả thu được ở mẫu thứ nhất. 2.4. Chọn mẫu theo hệ thống Khi ta có sẵn danh sách của dân số, chẳng hạn danh sách HS trong một trường, một thành phố, v.v... ta có thể chọn mẫu theo khoảng cách nhất định trên danh sách. Ví dụ: Ta muốn chọn 50 HS trong danh sách 500 HS của một trường. Như vậy khoảng cách lựa chọn là 500/50 = 10 đơn vị. Ta sẽ bắt đầu bằng một con số nào đó từ 1 đến 10 trên danh sách, chẳng hạn bắt đầu từ số 6, rồi ta cứ cách 10 tên lại chọn ra một. Như vậy ta sẽ lấy các số 6, 16, 26, trên danh sách cho đến khi đủ 50 tên. 2.5. Chọn mẫu theo nhóm Một phương pháp thường được áp dụng trong các cuộc nghiên cứu HS, giáo viên trong một địa phương và được xem là giản dị và đỡ tốn kém hơn những phương pháp trên là lối lựa chọn theo từng nhóm thay vì từng cá nhân. Theo lối này, thay vì lấy danh sách của toàn thể HS hay giáo viên trung học phổ thông trong một tỉnh chẳng hạn, rồi chọn 10% số HS ấy cho mẫu của mình, ta có thể lập danh sách của tất cả các trường THPT trong tỉnh (như vậy mỗi trường là một nhóm) rồi ta lựa chọn theo lối ngẫu nhiên 10% số trường ấy, rồi dùng tất cả HS hay giáo viên trong các trường ấy làm mẫu. 36 II. ĐIỀU TRA GIÁO DỤC Điều tra giáo dục là một phương pháp nghiên cứu, trong đó người nghiên cứu sử dụng những phương tiện như bảng câu hỏi, thang đo, bảng chấm điểm, để thu thập số liệu về hiện trạng giáo dục. 1. Điều tra bằng bảng câu hỏi (bút vấn) Bút vấn (hay thư tín) là phương pháp nghiên cứu trong đó người nghiên cứu sử dụng một bảng câu hỏi (bảng bút vấn) để thu lượm dữ kiện, nhất là những chi tiết về hoàn cảnh hiện tại, ý kiến của đối tượng về một vấn đề nào đó. Khi sử dụng bút vấn, ta cần phải lưu ý đến những yếu tố thực tế như sau: + Người trả lời có thể hiểu sai về câu hỏi, có thể đưa ra nhận xét sai lầm hay không thể diễn tả rõ ràng ý nghĩ của mình. + Người nhận có thể e ngại nên không thể trả lời một cách hoàn toàn tự do các câu hỏi đặt ra. Ví dụ câu “Nếu biết người yêu của bạn bị nhiễm HIV bạn sẽ có phản ứng ra sao? + Người nhận có thể trả lời một cách tắc trách, không suy nghĩ kỹ lưỡng, cốt làm sao cho xong chuyện. + Người nhận có thể trả lời theo chủ quan của mình để bảo vệ quyền lợi riêng tư. + Người nhận có thể trả lời không đúng theo ý nghĩ của mình, cốt sao phù hợp với tiêu chuẩn chung của xã hội, hay cốt làm vui lòng người đặt câu hỏi. Tóm lại, có thể có rất nhiều lầm lẫn xảy ra cho các dữ kiện thu lượm được qua cuộc bút vấn, nếu công việc này không được nghiên cứu và chuẩn bị chu đáo. Trước hết cần biết các hình thức bút vấn. 1.1. Các hình thức bút vấn Có ba lối bút vấn thông thường là: Bút vấn xếp đặt sẵn (câu hỏi kín), bút vấn tự do (câu hỏi mở), vấn đáp bằng tranh ảnh. 1.1.1. Bút vấn xếp đặt sẵn (câu hỏi kín) Bút vấn xếp đặt sẵn bao gồm những câu hỏi cụ thể và một số câu trả lời có sẵn để lựa chọn. Người trả lời chỉ việc đánh dấu vào những câu trả lời phù hợp với mình. Ví dụ: Câu: Bạn lựa chọn trường Đại học Sư phạm thay vì các trường đại học khác vì: a. Bạn thích nghề dạy học b. Sự khuyến khích của gia đình c. Muốn bắt chước bạn bè d. Không phải các lý do kể trên (Lý do khác: Giải thích về lý do lựa chọn nếu cần...) 1.1.2. Bút vấn tự do Thay vì bắt buộc người trả lời lựa chọn một số câu có sẵn, ta để cho người ấy tự do diễn tả ý nghĩ của mình. Phương pháp này giúp cho người trả lời có thể nói lên tất cả những gì mình muốn nói. Tuy nhiên lối bút vấn này có nhiều bất tiện: + Người trả lời không có tiêu chuẩn hướng dẫn tư tưởng của mình và có thể vô tình bỏ quên những chi tiết quan trọng. 37 + Nếu người trả lời ít học hay không chịu dành nhiều thời gian suy nghĩ, phê phán, thì dữ kiện thu lượm được không có ích lợi gì cho lắm. + Người nghiên cứu sẽ gặp khó khăn khi đúc kết, phân loại, xếp đặt các ý kiến, nhiều khi có thể hiểu lầm ý của người trả lời. Tất cả những công việc ấy đòi hỏi rất nhiều công phu và thời giờ và sự giải thích ý kiến của người trả lời nhiều khi chỉ phản ánh ý nghĩ chủ quan của người nghiên cứu. 1.1.3. Vấn đáp bằng tranh ảnh Hình thức vấn đáp bằng tranh ảnh thích hợp cho việc thu lượm dữ kiện với trẻ em và người lớn không đủ khả năng đọc và hiểu các câu hỏi. Thay vì đặt các câu hỏi viết, ta đưa các tranh ảnh, hình vẽ và dùng lối khẩu vấn để lấy ý kiến của người đối thoại. Câu hỏi: Bảng bút vấn của đề tài có liên quan gì đến giả thuyết và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài? Người nghiên cứu cần phải hiểu rằng bảng bút vấn được soạn ra nhằm mục đích chứng minh cho giả thuyết nghiên cứu đã nêu hay thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Câu hỏi: Để soạn một bảng bút vấn, ta cần thực hiện lần lượt các bước như thế nào? 1.2. Quy trình các bước để soạn một bảng bút vấn 1.2.1.Xác định mục tiêu của bảng bút vấn Như trên đã trình bày, bảng bút vấn được soạn ra để chứng minh cho giả thuyết nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu. Vì vậy, người nghiên cứu cần xem lại giả thuyết và nhiệm vụ nghiên cứu trong đề cương nghiên cứu để xác định mục tiêu của bảng bút vấn. Ví dụ, với đề tài “Thực trạng và biện pháp phát huy tính tự lực trong học tập của học sinh trung học phổ thông”, người nghiên cứu nêu: + Giả thuyết: “Tính tự lực trong học tập của học sinh trung học phổ thông hiện nay không cao và các biện pháp phát huy phẩm chất này là những biện pháp dạy học tích cực dựa trên nền tảng của các phương pháp dạy học truyền thống.” + Nhiệm vụ: − Nghiên cứu lý thuyết nhằm xác định cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu − Khảo sát thực trạng biểu hiện tính tự lực trong học tập của học sinh dựa theo cấu trúc của phẩm chất này − Khảo sát thực trạng sử dụng các biện pháp phát huy tính tự lực trong học tập của HS − Đề xuất các biện pháp bổ sung nhằm phát huy tính tự lực trong học tập của HS Với giả thuyết và nhiệm vụ nghiên cứu như trên, bảng bút vấn được soạn thảo nhằm chứng minh cho giả thuyết và thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu số 2, 3, 4. Để đạt được mục đích trên, người nghiên cứu cần xây dựng một dàn bài bảng bút vấn. 1.2.2. Xây dựng dàn bài bảng bút vấn - Bảng bút vấn dành cho học sinh sẽ liệt kê những biểu hiện của tính tự lực trong học tập của HS dựa theo cấu trúc của phẩm chất này. - Bảng bút vấn dành cho giáo viên sẽ liệt kê những phương pháp, biện pháp dạy học nhằm phát huy tính tự lực trong học tập của HS. 38 Như vậy, ta thấy bảng bút vấn được soạn ra dựa trên nền tảng lý luận của đề tài, cũng như giả thuyết, nhiệm vụ nghiên cứu. 1.2.3. Soạn bảng câu hỏi mở và bảng câu hỏi kín Đối với những câu hỏi có các phương án trả lời phong phú, người nghiên cứu nên bắt đầu bằng câu hỏi mở để thu càng nhiều phương án trả lời càng tốt. Sau đó, thu về và hình thành bảng bút vấn xếp đặt sẵn. Ở trường hợp của ví dụ nêu trên, những biểu hiện của tính tự lực trong học tập, cũng như phương pháp, biện pháp thuộc về khái niệm, lý luận chuyên môn có sẵn, nếu ta đặt câu hỏi mở, cũng chỉ thu được ít thông tin mà thôi. Những điều cần lưu ý khi soạn bảng bút vấn: + Các câu hỏi không nên quá dài Câu hỏi quá dài dễ làm cho người trả lời chán ngán hoặc e ngại. Câu hỏi ngắn quá thì không đầy đủ các chi tiết mà ta cần muốn biết. Vậy trong khi soạn bút vấn, ta chỉ nên hỏi những chi tiết cần thiết, gạt ra ngoài những chi tiết rườm rà vô ích. Ngoài ra cũng cần phải để ý đến hình thức của các câu hỏi. Cần làm sao cho các câu hỏi có vẻ ngắn bằng cách đánh máy sao cho gọn. Nên chia bảng bút vấn thành nhiều đoạn, (phần) mỗi đoạn đánh số từ 1 trở đi. + Phần tiêu đề ở đầu bảng bút vấn, không nên đề tên trường, tên khoa nếu đề tài không do khoa, trường quản lý. + Nên có lời thưa chào với đối tượng mà ta nhờ trả lời bút vấn, kế đến là vài dòng nêu rõ tính chất và mục tiêu của cuộc nghiên cứu, hướng dẫn cách trả lời và lời cảm ơn trước. Chú ý viết đúng chính tả, ngữ pháp trong bảng bút vấn. + Phần thông tin liên quan đến người trả lời: − Họ tên, tuổi, nơi cư trú: nếu người nghiên cứu không cần thì khỏi kê phần này − Chỉ thu thập những thông tin có liên quan đến người trả lời mà ta cần nghiên cứu mà thôi. Ví dụ: giới, thành phần gia đình, hoàn cảnh kinh tế, trình độ học vấn, kết quả học tập, xếp loại hạnh kiểm, Như vậy, cấu trúc của một bảng bút vấn sẽ gồm: tên bảng, lời chào và hướng dẫn, các thông tin của đối tượng mà ta cần thu thập, phần câu hỏi. Ở phần câu hỏi, nên lưu ý đến cách xử lý các câu hỏi bằng phần mềm vi tính. + Nên thử các câu hỏi trước khi khảo sát thực sự Để tránh sự chủ quan và lầm lẫn của người nghiên cứu, các câu hỏi cần được thử trước với một số ít người để xem họ trả lời ra sao. Ta có thể thảo luận với họ nếu cần, để sửa đổi cách đặt câu hỏi. Sau đó ta thử lập bảng đúc kết tạm để xem cách phân loại sắp xếp dữ kiện có thuận tiện hay không. Thực hành: Soạn dàn bài bảng bút vấn và bảng bút vấn dùng cho đề tài nghiên cứu của bạn. 2. Điều tra bằng thang đo Nhiều dữ kiện trong khoa học xã hội không thể đo lường được bằng các đơn vị tiêu chuẩn như mét, kilôgam. Vì vậy, trong khoa học xã hội cũng như KHGD, các nhà nghiên cứu đã tìm ra kỹ thuật thang đo để diễn tả bằng những con số độ lớn hay nhỏ của các 39 biến số. Muốn lập những thang đo như thế, người nghiên cứu xác định yếu tố cần phải đo lường, đặt những đơn vị trên thang điểm để phân biệt mức độ của yếu tố, rồi mô tả các đơn vị ấy một cách rõ ràng. Ví dụ ta muốn tìm hiểu mức độ quan tâm của đối tượng dến vấn đề triết lý giáo dục, ta đặt câu hỏi: Bạn có bao giờ bỏ tiền túi ra mua một quyển sách về triết lý giáo dục hay không? Vậy thang điểm dành cho người trả lời sẽ như sau: 1. Luôn luôn 2.Thỉnh thoảng 3. Ít khi 4. Không bao giờ Thang đo có khi được sử dụng trong các cuộc quan sát để nhận định phẩm chất, bình phẩm về thái độ, khả năng của con người nói chung và HS nói riêng. Thang đo được trình bày trên đây là thang đo khoảng (interval scale). Ngoài ra còn có các loại thang đo như thang đo thứ bậc (ordinal scale), thang đo tỉ lệ (ratio scale) Thực hành: Soạn một thang đo khoảng tương ứng với đề tài nghiên cứu của bạn. 3. Điều tra bằng bảng chấm điểm Thường thường trong các cuộc khảo sát, ta không có thì giờ ghi chép ngay tại chỗ những nhận xét, những chi tiết cần thiết. Trong trường hợp ấy ta ta thường sử dụng bảng chấm điểm. Bảng chấm điểm ghi sẵn những chi tiết nào mà ta cần phải quan sát và coi như là cần thiết để xác định giá trị. Chẳng hạn, khi đến quan sát một trường học về phương diện cơ sở vật chất, ta có thể lập sẵn một bảng chấm điểm trong đó ghi sẵn những chi tiết nào màø một nhà trường cần phải có. Ví dụ như: văn phòng, phòng y tế, thư viện, phòng thí nghiệm, sân chơi, sân thể thao, dụng cụ thể thao, phòng tư vấn, nhà vệ sinh, v.v Ta lập một bảng chấm điểm như sau: Tên trường Văn phòng hiệu trường Phòng giám thị Phòng tư vấn Thư viện Phòng thí nghiệm Sân thể thao Dụng cụ thể thao Hoàng Hoa Thám Lê Quý Đôn Trong khi quan sát tại mỗi trường,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_phuong_phap_nghien_cuu_khoa_hoc_giao_duc_phan_1.pdf
Tài liệu liên quan