Nghiên cứu khoa học là một hoạt động trí tuệ, là lĩnh vực lao động phức tạp,
có tính sáng tạo cao. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là cách thức tiến hành
nghiên cứu một đề tài khoa học. Mỗi nhà khoa học trên cơ sở các phương pháp và
nguyên tắc chung sẽ có sự vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của mình để
sáng tạo ra các sản phẩm khoa học.
Nhằm giúp các nhà nghiên cứu, các cán bộ giảng dạy đại học có tài liệu
tham khảo khi tiến hành nghiên cứu các đề tài khoa học; nhằm giúp cho các bạn
sinh viên nói chung mà đặc biệt là sinh viên các chuyên ngành: Sư phạm Giáo dục
Chính trị, Cử nhân Chính trị - Luật và Cử nhân Luật cũng như các bạn học viên
Cao học Chuyên nghành Lý luận và Phương pháp giảng dạy Chính trị của Trường
Đại học Vinh trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá luận, luận
văn tốt nghiệp, Nhà xuất bản Pháp lý đã xuất bản cuốn sách Phương pháp luận
nghiên cứu khoa học của PGS. TS. Trần Xuân Sinh và PGS. TS. Đoàn Minh Duệ
hiện đang công tác tại Đại học Vinh biên soạn.
31 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 4433 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành luật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mối ràng buộc với phần mềm).
Về nguồn chuyển giao cũng cho thấy:
- Từ các trung tâm nghiên cứu được triển khai đến cơ sở.
- Từ các cơ sở có nguồn công nghệ trình độ cao hơn.
4.3. Phương thức và chiều sâu chuyển giao công nghệ.
+ Có 3 phương thức:
- Chuyển giao không kèm theo hợp đồng. Chẳng hạn: Các cơ sở khuyến nông
chuyển giao công nghệ gieo trồng giống lúa mới theo kế hoạch đã duyệt.
- Chuyển giao chỉ kèm hợp đồng. Chẳng hạn: Các cơ sở khuyến nông chuyển
giao công nghệ gieo trồng giống lúa mới cho các cơ sở nhân giống.
- Chuyển giao có kèm theo hợp đồng cùng phối hợp đầu t vốn. Chẳng hạn: Các
công ty liên doanh với nớc ngoài sản xuất xe máy.
+ Về chiều sâu chuyển giao cũng tuỳ thuộc vào yêu cầu của chuyển giao mà
có:
- Giao kiến thức
- Giao chìa khoá
- Giao sản phẩm (Chẳng hạn: Bia Sài gòn đặt tại Công ty bia Nghệ An)
- Giao thị trường
Các vấn đề thuộc giá cả, hợp đồng, t vấn ... có thể đọc theo tài liệu của Vũ
Cao Đàm.
Chương 4
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Từ khái niệm nghiên cứu khoa học như trong Chương 1 đã nêu (xin nhắc lại
...). Do vậy, nói đến phương pháp nghiên cứu khoa học lại có thể nói đó chính là
tìm phương pháp thu thập và xử lý thông tin trong hoạt động của tự nhiên và xã
hội, mà nhiệm vụ chính đã đặt ra là xây dựng và kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu.
1. Các phương pháp nghiên cứu khoa học
Chúng ta sẽ đề cập đến những phương pháp chung, điển hình cho mọi loại hình
khoa học sau đây:
1.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là nghiên cứu chủ yếu dựa vào những khái
niệm, những tiên đề, những quy luật, những định lý, những tư liệu, và nói chung
những kết quả thuần tuý lý thuyết đã được chứng minh. Từ đó người nghiên cứu
cần có những pháp đoán, suy luận nhằm chứng minh những kết luận mới.
Như vậy, phương pháp nghiên cứu lý thuyết hầu như không có thực nghiệm
được tiến hành.
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết được sử dụng cả trong khoa học tự nhiên,
khoa học xã hội và các khoa học khác.
Các nghiên cứu sau đây thuộc nghiên cứu lý thuyết
- Các nghiên cứu để có được các định lý trong toán học.
- Các nghiên cứu thuộc đờng lối giáo dục quốc dân.
- Các nghiên cứu nhằm khẳng định giá trị lịch sử của một sự kiện hoặc một
nhân vật lịch sử nào đó.
Để thực hiện phương pháp nghiên cứu lý thuyết có kết quả, người nghiên cứu
cần xác định rõ:
+ Xác định phạm trù nghiên cứu. Công việc này nhằm giúp cho người nghiên
cứu có định hướng rõ ràng, không đi chệch hướng.
+ Xây dựng khái niệm. Các khái niệm xây dựng phải chính xác, rõ ràng, không
được nhầm lẫn hoặc hiểu sai.
+ Nhận dạng quy luật chung. Những quy luật này thường có trong các tài liệu
sách vở đã có, hặc cũng có thể phải trải qua các bước nghiên cứu cơ bản khác.
+ Lựa chọn thuật ngữ để biểu đạt.
1.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
1.2.1 Khái niệm
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm là những nghiên cứu được thực hiện bởi
những quan sát sự vật hay hiện tượng diễn ra trong điều kiện được tạo nên những
biến đổi đối tượng nghiên cứu một cách chủ định.
Như vậy, phương pháp nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện với 2 đặc
điểm: Một là quan sát; Hai là đối tượng nghiên cứu trong điều kiện những biến đổi
tạo nên có chủ định.
Ví dụ:
Nghiên cứu về sức chịu nắng, gió của cây ngô lai.
Nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy, thực hiện “Lấy người học làm
trung tâm”.
Chú ý rằng người thực hiện phương pháp nghiên cứu thực nghiệm cần chú ý
tới mô hình và thông số khống chế thực nghiệm. Chẳng hạn: Thực hiện “Lấy người
học làm trung tâm”, người nghiên cứu cần chú ý xây dựng mô hình về đối tượng
nghiên cứu, cần thay đổi các thông số biến đổi nh là học sinh giỏi-khá, học sinh
yếu - kém, học sinh của từng la tuổi ... và các lớp đối chứng không thực hiện
phương pháp đã nêu.
1.2.2. Phân loại nghiên cứu thực nghiệm
Để phân loại việc nghiên cứu thực nghiệm, người ta có thể dựa vào các tiêu chí
khác nhau. Sau đây chúng ta hãy xem xét tới một số tiêu chí thường gặp.
Phân loại theo nơi thực nghiệm, bao gồm:
+ Nghiên cứu thực nghiệm trong phòng thí nghiệm. Nghiên cứu thực nghiệm
trong phòng thí nghiệm là loại nghiên cứu chủ yếu theo mô hình.
Việc mô hình hoá nhằm giúp giảm nhẹ môi trường nghiên cứu. Đứng về cơ sở
logic học thì phương pháp mô hình là phương pháp loại suy.
Tuỳ theo đối tượng nghiên cứu mà ta xây dựng các mô hình khác nhau. Về
nguyên tắc, mô hình là vật tương tự được sử dụng để nghiên cứu đối tượng cần
nghiên cứu. Việc xây dựng mô hình cần tuân thủ các nguyên tắc:
Đẳng cấu giữa mô hình và thực tế, nghĩa là có sự tương ứng một - một về mỗi
sự biến đổi, mỗi liên hệ có cùng thuộc tính cần nghiên cứu (tức là có sự tương ứng
một - một về cấu trúc, thuộc tính, cơ chế vận hành, chức năng... và những biến đổi
của nó).
Mô hình nghiên cứu là đơn giản và thuận lợi hơn. Có thể sử dụng các phương
pháp của khoa học hiện đại tác động trực tiếp trên mô hình mà không làm tổn hại
đến thực tế.
Ví dụ:
+ Xây dựng mô hình giáo dục vừa học vừa làm ở Hà Tĩnh.
+ Xây dựng mô hình trường điểm của các Phòng giáo dục.
+ Xây dựng các mô hình toán học trong phân tích hoạt động kinh tế.
+ Xây dựng các mô hình hoạt động của thế giới sinh vật trên máy tính điện tử.
...
Chúng ta có thể tìm thấy trên mỗi ngành khoa học có những mô hình khác
nhau.
Chú ý rằng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu
thực nghiệm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chứng minh, hỗ trợ nhau để có kết
quả mới.
Ví dụ: Khi xây dựng bảng hệ thống tuần hoàn, bằng nghiên cứu lý thuyết,
Mendeleev đã phát hiện nhiều chất hoá học mới. Sau này trong nghiên cứu thực
nghiệm, người ta khẳng định lại được những kết quả lý thuyết mà Mendeleev đa
tìm ra.
+ Nghiên cứu thực nghiệm theo thực tế tồn tại (hay nghiên cứu thực hiện trên
hiện trường). Nghiên cứu thực nghiệm trên hiện trường cho phép người nghiên cứu
tiếp cận được những thông tin thực. Tuy nhiên, do hạn chế về điều kiện kỹ thuật
nên người nghiên cứu khó thay đổi được những điều kiện khác nhau của quá trình
quan sát.
Phân loại theo mục đích quan sát, bao gồm:
+ Thực nghiệm thăm dò. Đây là loại thực nghiệm nhằm thăm dò, phát hiện bản
chất của sự vật hoặc hiện tượng. Ví dụ: Tổ chức dự giờ, thăm lớp, thao giảng ...
nhằm thăm dò, phát hiện năng lực giảng dạy và học tập của thầy và trò.
+ Thực nghiệm kiểm tra nhằm mục đích kiểm định giả thuyết.
+ Thực nghiệm song hành. Là loại thực hiện được tiến hành song song trên các
đối tượng khác nhau, được tiến hành trên cùng những điều kiện nh nhau, nhằm rút
ra ảnh hởng của nội dung được thực nghiệm trên các đối tượng đó. Ví dụ: Với đề
tài: Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập ở trường phổ thông ...”, để có một
phương pháp hiệu quả, người nghiên cứu cần thực nghiệm phương pháp đó trên
nhiều đối tượng học sinh khác nhau, với những điều kiện giảng dạy và học tập nh
nhau.
+ Thực nghiệm đối nghịch. Phương pháp thực nghiệm này khác với thực
nghiệm song hành. Nó sử dụng trên cùng một loại đối tượng, với điều kiện khác
nhau, nhằm ...
Ví dụ: Trở lại ví dụ đã nêu với đề tài: Đổi mới phương pháp giảng dạy và học
tập ở trường phổ thông ...”, để có một phương pháp hiệu quả, người nghiên cứu
cần thực nghiệm phương pháp đó trên cùng một đối tượng học sinh, với những
điều kiện giảng dạy và học tập khác nhau.
+ Thực nghiệm so sánh. Đó là phương pháp thực nghiệm trên hai đối tượng.
Một là đối tượng được thực hiện trong điều kiện của giả thuyết đã nêu, một là loại
đối tượng không có điều kiện dó nhằm làm đối chứng cho thực nghiệm. Ví dụ: Trở
lại với đề tài đã nêu trên, người nghiên cứu cần có thực nghiệm đối chứng (so
sánh) bằng cách thực nghiệm giảng dạy phương pháp mới tại một (hoặc một số)
lớp (gọi là lớp thực nghiệm), đồng thời chọn một (hoặc một số) lớp khác thực hiện
theo các phương pháp cũ đang tiến hành (gọi là lớp đối chứng). Sau đó so sánh kết
quả của hai lớp đã lựa chọn để rút ra kết luận.
1.3. phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm
Một phương pháp không thuộc phạm vi phương pháp lý thuyết cũng không
phải phương pháp thực nghiệm, đó là phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm.
Phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm là phương pháp mà người nghiên cứu
chủ yếu dựa vào quan sát những cái đã và đang tồn tại, không có sự tác động làm
biến đổi trạng thái của đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm bao gồm:
1.3.1. Quan sát tự nhiên
Việc quan sát sự vật, hiện tượng trong điều kiện tự nhiên của nó được gọi là
quan sát tự nhiên (hoặc quan sát sau sự kiện).
Tuỳ mục đích nghiên cứu mà nhà khoa học đi tìm những kết luận theo mục
đích của đề tài. Tuy nhiên, cái mục đích chung nhất của quan sát tự nhiên là ghi
nhận một cách đầy đủ và chuẩn xác các sự vật và hiện tượng như nó vốn có. Cần
chú ý rằng quan sát ở đây phải được thực hiện theo góc độ khoa học, tức là cần cần
vận dụng tri thức khoa học vào nhiệm vụ quan sát (phân biệt với tri thức thường
nghiệm).
Quan sát có thể trực tiếp bằng giác quan hoặc bằng việc trợ giúp của các
phương tiện quay phim, ghi hình, đo đạc ...
1.3.2. Trắc nghiệm test
Trắc nghiệm test là phương pháp nghiên cứu sử dụng các phiếu định sẵn về
những loại thông tin cần nghiên cứu (test) để đối tượng thể hiện thông tin một cách
khách quan, trung thực trên đó.
Để có kết quả điều tra bằng phiếu định sẵn, cần chuẩn bị trước mẫu phiếu bao
gồm các thông tin cần điều tra. Các thông tin phải rõ ràng, đơn trị (tránh hiểu nhiều
nghĩa), ngắn gọn, ...
Sau đây là một số loại mẫu phiếu điều tra:
a) Loại phiếu điều tra về cơ cấu xã hội
Loại này ghi các mục nh trích ngang lý lịch, sau mỗi nội dung người ghi chỉ
cần đánh dấu và ô vuông định sẵn.
b) Loại phiếu trả lời có hoặc không
Chẳng hạn: Anh (chị) tham gia nghiên cứu khoa học?
Có ; Không
c) Loại câu hỏi kèm phương án trả lời có trọng số
Chẳng hạn: Xin anh (chị) vui lòng cho biết mức độ u tiên các tiêu chí khi đánh
giá chất lượng học sinh bằng việc lựa chọn: 1 nếu là uư tiên nhất; 2, 3, 4 là mức uư
tiên tiếp theo trong biểu cho dới đây:
Ký
hiệu
Tiêu chí 1 2 3 4
c.1. Năng lực học tập
c.2. Đạo đức
c.3. Tham gia các hoạt động xã hội
c.4. Khả năng vươn tới
Việc xử lý kết quả điều tra cần phải được thực hiện theo yêu cầu của các
phương pháp thống kê toán học. Hiện nay đã có nhiều Chương trình nhằm giúp
chúng ta thực hiện việc xử lý này (nếu cần, có thể nhờ sự hỗ trợ của các chuyên gia
về lĩnh vực xử lý số liệu thống kê này).
Thông thường kết quả sau khi được xử lý, được trình bày trong báo cáo theo 3
hình thức: hình thức biểu bảng, hình thức đồ thị (nên vẽ theo phầm mềm Excel) và
hình thức so sánh trực tiếp.
1.3.3. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia là cách tiếp cận nhanh tới những kết luận cần thiết
cho mỗi thông tin cần xác định. Nội dung của phương pháp chuyên gia là lựa chọn
những đối tượng hoặc chuyên gia hiểu biết về các vấn đề cần nghiên cứu. Thông
qua phỏng vấn, phát phiếu điều tra mà phân tích và xác định những thông tin cần
thiết.
Những điểm cần chú ý khi thực hiện phỏng vấn hoặc lập phiếu điều tra:
+ Phỏng vấn: Trong phỏng vấn, người nghiên cứu tiếp xúc với nhiều tầng lớp
có liên quan, do vậy phải khéo léo sử dụng các phương pháp tiếp cận tâm lý học
theo từng mức phân chia khác nhau. Chẳng hạn, phân chia theo mức sống: giàu,
nghèo, trung bình; phân chia theo học vấn : có học vấn hoặc học vấn thấp; theo
tâm lý: tự tin, e ngại, nói nhiều làm ít...
Phỏng vấn có thể có sự chuẩn bị trước, có thể không được chuẩn bị trước đối
với người được phỏng vấn.
+ Phiếu điều tra: Phiếu điều tra phải được chuẩn bị trước, những câu hỏi phải
sắp xếp theo trật tự logic (diễn dịch hoặc quy nạp), đầy đủ những thông tin cần hỏi.
Có 3 cách hỏi trên phiếu:
- Hỏi có các phương án trả lời theo tính huống, người trả lời chỉ cần đánh dấu
vào phương án mình lựa chọn.
- Hỏi có phương án trả lời nhng cần có trọng số theo tính huống, người trả lời
cần cho điểm (trọng số) và từng phương án trả lời.
- Hỏi không có phương án trả lời, người trả lời cần ghi ý kiến trả lời vào phiếu.
+ Chọn mẫu: Việc chọn mẫu phải khách quan, bảo đảm tính ngẫu nhiên, tính
đại diện (đủ loại). Có 5 cách lấy mẫu. Mỗi cách có u điểm và nhợc điểm riêng.
- Lấy mẫu ngẫu nhiên. Cách lấy mẫu này có u điểm khách quan, nhng thường
phức tạp, rất khó thực hiện.
- Lấy mẫu có hệ thống. Phân chia đối tượng lấy mẫu và đánh số thứ tự một
cách ngẫu nhiên cho từng đối tượng. Trên cơ sở đối tượng được đánh số, chọn
ngẫu nhiên một đơn vị (chẳng hạn có số thứ tự là i), cùng một số tự nhiên làm
bước của mẫu (chẳng hạn là số k), vậy là ta có các đối tượng được lấy mẫu gồm
thứ tự i, i + k, i + 2k, ...
- Lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng.
Trong nhièu trường hợp, đối tượng nghiên cứu bao gồm nhiều lớp khác nhau.
Do đó, nhà khoa học cần phân tầng lớp đối tượng. Từ đó khảo sát ngẫu nhiên trên
từng lớp.
- Lấy mẫu hệ thống phân tầng.
Đây là trường hợp kết hợp giữa phân tầng nh đã nêu và lấy mẫu theo hệ thống
nh đã nói trên.
- Lấy mẫu từng cụm.
1.4. Xử lý số liệu thực nghiệm và phi thực nghiệm
Sau khi có các số liệu thực nghiệm và phi thực nghiệm, chúng ta cần xử lý để
sử dụng nó làm căn cứ cho các kết luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Thông
thường người nghiên cứu cần tiến hành xử lý để có các kết quả theo các nội dung
sau đây:
+ Sử dụng các phương pháp thông kê toán học để xác định:
- Tỷ lệ phần trăm (tần suất) xuất hiện thông tin thu thập được (về một vấn đề
quan tâm) so với số lần thực nghiệm, hay số lần thực hiện (số phiếu test) phi thực
nghiệm.
- Xác định kỳ vọng mẫu và phương sai mẫu.
- Xác định ớc lợng khoảng (với độ tin cậy 1 - , thông thường lấy = 5%). Ví
dụ: Một mẫu thống kê cho thấy X = 8,06, lấy với độ tin cậy 95%, sử dụng công
thức thống kê ta tính được ớc lợng khoảng là (7,85; 8,27). Ta rút ra kết luận rằng
mẫu thống kê cho kỳ vọng mẫu (trung bình mẫu) với độ tin cậy 95% nằm trong
khoảng (7,85; 8,27) là chấp nhận được.
+ Từ bảng tỷ lệ phần trăm, lập biểu đồ minh hoạ và so sánh. Có nhiều cách thể
hiện biểu đồ. Chẳng hạn: biểu đồ hình cột, biểu đồ hình quạt, biểu đồ tuyến tính,
biểu đồ phối hợp giữa cột và tuyến tính, biểu đồ không gian, biểu đồ hình bậc
thang. Tất cả các loại biểu đồ này có thể thực hiện dễ dàng nhờ kỹ thuật vẽ đồ thị
trong Microsoft Excel.
+ Sai số thực nghiệm và xử lý thông tin
Chúng ta cần chú ý rằng mọi số liệu có được từ kết quả cân, đong, đo, đếm số
lợng lớn và quy tròn đều cho ta số gần đúng. Vì vậy khi xử lý số liệu cần quan tâm
đến sai số của nó.
- Sai số của số liệu thường do các nguyên nhân:
Nguyên nhân do người thu thập số liệu
Nguyên nhân do dụng cụ, thiết bị đo lờng
Nguyên nhân do tính toán
Nguyên nhân do nhiễu (thời tiết, khí hậu, thời gian, không gian)
Nguyên nhân do phương pháp.
- Người nghiên cứu cần xác định trước sai số cho phép của số liệu (chính xác
đến hàng thập phân thứ mấy?), từ đó làm căn cứ xử lý số liệu. Chẳng hạn: Khi tính
tỷ lệ phần trăm % (tần suất) xuất hiện các tình huống lựa chọn mẫu, chúng ta có
thể lấy tử số là số nguyên (sai số đến hàng đơn vị) hoặc là số thập phân với k chữa
số sau dấu phẩy (sai số đến hàng thập phân thứ k). Việc lựa chọn nh vậy phải thống
nhất và tổng số các tình huống lựa chọn mẫu phải là 100%.
2. Mối quan hệ giữa loại hình nghiên cứu
và phương pháp nghiên cứu
Như chúng ta đã thấy giữa loại hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu có
mối quan hệ lẫn nhau. Nó được thể hiện như sau:
+ Việc xác định loại hình nghiên cứu giúp cho người nghiên cứu có được
phương pháp nghiên cứu thích hợp. Tuỳ theo loại hình nghiên cứu là cơ bản, ứng
dụng hay triển khai mà đặt ra mục tiêu là những quy luật hay giải pháp hay mô
hình. Trên cơ sở mục tiêu đặt ra cho mỗi loại hình nghiên cứu mà có phương pháp
thích hợp.
+ Phương pháp nghiên cứu giúp cho mục đích nghiên cứu của từng loại hình
nghiên cứu đặt ra đúng giả thuyết nghiên cứu và kiểm định giả thuyết có hiệu quả.
Chú ý, việc phân loại loại hình nghiên cứu chỉ có tính chất tương đối. Thực ra
trong nhiều đề tài nghiên cứu không chỉ dừng lại ở một loại hình nghiên cứu mà có
thể thuộc các loại hình nghiên cứu khác nhau. Chẳng hạn: Đề tài Sự ô nhiễm nguồn
nớc ở một số nhà máy trên địa bàn Thành phố Vinh - Kiến nghị và giải pháp. Rõ
ràng đây là đề tài vừa có tính chất cơ bản (nghiên cứu sự ô nhiễm của nguồn nớc)
vừa có tính chất ứng dụng (kiến nghị và giải pháp), lại có thể có cả sự triển khai
(nếu đề tài giải quyết có hiệu quả thực trạng nêu ra). Đồng thời chúng ta cũng cần
nhớ rằng các phương pháp nêu trên cũng không chỉ áp dụng cho một loại hình
nghiên cứu. Chẳng hạn: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết cũng không thể chỉ
dùng cho nghiên cứu cơ bản. Nghiên cứu ứng dụng cũng rất cần phương pháp
nghiên cứu lý thuyết...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gtkl0006_p1_1444.pdf