Giáo trình phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ

Môn học “phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non” nghiên

cứu quá trình hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non. Đối tượng nghiên cứu của

môn học này là nghiên cứu những đặc điểm phát triển biểu tượng toán của trẻ mầm

non, nghiên cứu nguyên tắc, mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức, phương

tiện và điều kiện thực hiện dưới sự tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, điều chỉnh của

giáo viên và sự chủ động, tích cực của trẻ mầm non trong hoạt động hình thành biểu

tượng toán. Hay nói cách khác, môn học này nghiên cứu toàn bộ các thành phần và

mối quan hệ của chúng trong quá trình hình thành biểu tượng toán.

pdf37 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 31141 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong chưa biết đếm, thể hiện trẻ đã biết gắn mỗi số tự nhiên (bắt đầu từ số 1) với một vật nhưng không nêu đọc kết quả của phép đếm. Ví dụ: Khi cô hỏi “Nhà cháu có bao nhiêu người” cháu đã trả lời “Bố là 1, mẹ là 2, chị là 3, cháu là 4”. Cô giáo hỏi “ tất cả là bao nhiêu người” thì cháu không trả lời được. Điều đó chứng tỏ cháu chưa biết khái quát để nêu lên kết quả của phép đếm. Khi được dạy phép đếm trẻ đã biết tách số từ cuối cùng ra khỏi quá trình đếm và hiểu rằng số cuối cùng là số chỉ số lượng phần tử của tập hợp. Đó là kết quả của phép đếm. Trẻ gọi số lượng của phần tử của tập hợp bằng số và hiểu rằng mỗi tập hợp có một số lượng cụ thể, các tập hợp có số lượng bằng nhau bao giờ cũng được đặc trưng bằng một số như nhau, các tập hợp có số lượng không bằng nhau được đặc trưng bằng các số khác nhau. Trên cơ sở đó trẻ có thể so sánh số lượng phần tử của 2 tập hợp bằng kết quả của phép đếm. Vì vậy cô giáo cần dạy trẻ hiểu tập hợp là một thể thống nhất có thể gồm các phần tử có ít nhất một dấu hiệu chung. Biết so sánh các phần tử với nhau bằng cách xếp tương ứng 1:1 để xác định chúng bằng nhau hay không bằng nhau mà không cần phải đếm. Trên cơ sở biết so sánh 2 tập hợp hơn kém nhau một phần tử bằng thiết lập tương ứng 1­1, ở trẻ 4­5 tuổi, cần dạy trẻ đếm trong phạm vi 5, biết trả lời câu hỏi” có bao nhiêu” , hiểu và diễn đạt được các kết quả đã làm bằng lời nói cụ thể. Dạy trẻ hiểu ý nghĩa của số: số dùng để chỉ độ lớn của tập hợp, các số lượng có tập hợp bằng nhau được đặc trưng bởi cùng một số, các tập hợp có số lượng khác nhau được đặc 28 trưng bằng các số khác nhau. Qua đó cho trẻ thấy số lượng không phụ thuộc vào tính chất và cách sắp xếp của vật trong không gian. Như vậy việc dạy cho trẻ ở lứa tuổi này biết đếm sẽ giúp trẻ có thêm một biện pháp để so sánh số lượng các nhóm đối tượng với nhau mà không cần tới cách xếp chồng hay xếp cạnh. ­ Trẻ 5­6 tuổi có khả năng phân tích từng phần tử của tập hợp tốt hơn, trẻ hiểu được tập hợp không phải chỉ là các vật riêng rẽ mà có thể gồm từng nhóm một số vật. Trên cơ sở đó trẻ có thể hình dung được phần tử tập hợp không phải chỉ là từng vật riêng lẻ mà có thể gồm từng nhóm một số vật. Xu hướng đánh giá tập hợp về mặt số lượng tốt hơn, trẻ không còn chịu ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài hay sự sắp xếp trong không gian. Trẻ có khả năng đếm thành thạo trong phạmvi 10, thậm chổntng những phạm vi lớn hơn, nắm vững thứ tự và gọi tên các số. Trẻ hiểu được 2 ý nghĩa của số là dùng để chỉ số lượng và chỉ thứ tự. Đồng thời trẻ có khả năng “gọi tên chung” cho các tập hợp có số lượng bằng nhau trong phạm vi 10 bằng các số từ 1 đến 10 và nhận biết được các chữ số đó. Trẻ còn nắm được thứ tự chặt chẽ giữa các số của dãy số tự nhiên từ 1 đến 10, thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau. Ở lứa tuổi này trẻ còn có khả năng đếm các tập hợp với các đơn vị khác nhau, hiểu được các thành phần của số từ các đơn vị, nghĩa là các cháu hiểu rằng đơn vị của số có thể là một nhóm vật chứ không nhất thiết là từng vật riêng lẻ. Ở lứa tuổi này, thao tác của trẻ khá thuần thục, do vậy việc thêm­ bớt hay tách ­ gộp các nhóm đối tượng không còn khó đối với trẻ. Trẻ đã có thể hiểu được rằng một nhóm đối tượng có thể tách thành nhiều nhóm khác nhau, rồi lại có thể gộp chúng lại với nhau. Và khi gộp lại số lượng của chúng lại bằng với nhóm ban đầu. Ngôn ngữ phát triển, vốn từ tăng nhanh giúp trẻ có khả năng hiểu, trả lời được các câu hỏi: “bao nhiêu? thứ mấy? Cái gì?” và diễn tả được kết quả các việc đã làm. Trẻ có khả năng giải các bài toán đơn giản trên các tập hợp cụ thể. Vì vậy cô giáo cần: ­ Mở rộng khái niệm về tập hợp: Cho trẻ thấy phần tử của tập hợp có thể là một vật cũng có thể là một nhóm gồm một số vật. Từ đó cho trẻ hiểu rõ hơn ý nghĩa của từ “một”; “một” dùng để chỉ một vật, một nhóm vật hay một phần của tập hợp. ­ Dạy trẻ sử dụng thành thạo phép đếm trong phạm vi 10, coi đó là một phương tiện để so sánh số lượng 2 nhóm, hiểu ý nghĩa các con số, nhận biết các chữ số từ 1 đến 10. Dạy trẻ hiểu mối quan hệ hơn kém giữa các số đặc trưng cho số lượng của các nhóm trên cơ sở so sánh các tập hợp. 29 ­ Dạy trẻ làm quen với các bài toán đơn giản trên các tập hợp cụ thể bằng cách phân tích để biêt cái gì đã cho, cái gì cần tìm, để tìm cái đó phải làm thế nào. III. Nội dung và phương pháp hướng dẫn hình thành biểu tượng về tập hợp con số và phép đếm. 3.1. Đối với trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi. a. Nội dung HTBT về tập hợp, con số và phép đếm cho trẻ 3­4 tuổi. Đối với trẻ mẫu giáo 3­4 tuổi, nội dung các biểu tượng về tập hợp, con số và phép đếm là: ­ Tri giác các đối tượng để tìm ra các dấu hiệu chung, từ đó biết cách tạo nhóm theo các dấu hiệu chung đó. ­ Nhận biết, phân biệt được Một và nhiều. ­ Dạy trẻ thiết lập mối quan hệ tương ứng 1:1 bằng cách xếp chồng, xếp cạnh để so sánh sự bằng nhau và khác nhau về số lượng của các nhóm. Biết cách diễn đạt các mối quan hệ đó. Nội dung đó được cụ thể như sau: ­ Dạy trẻ tạo nhóm đồ vật theo các dấu hiệu cho trước. ­ Dạy trẻ phân biệt Một và nhiều. ­ Dạy trẻ thiết lập mối quan hệ tương ứng 1:1. ­ Dạy trẻ so sánh sự khác biệt về số lượng của 2 nhóm đối tượng. b. Phương pháp hướng dẫn. * Dạy trẻ tạo nhóm đối tượng theo các dấu hiệu cho trước. Trong cuộc sống hằng ngày trẻ đã nhận biết được các dấu hiệu bề ngoài khác nhau của các đối tượng như màu sắc, hình dạng, kích thước tuy nhiên việc thực hiện các thao tác như tách chúng ra hay gộp chúng lại thành một tập hợp lại không nằm trong chủ đích của trẻ. Vì thế cần dạy trẻ khả năng phân nhóm các đối tượng theo các dấu hiệu khác nhau. Khi tiến hành, cần chuẩn bị các đối tượng có nhiều dấu hiệu khác nhau về tên gọi, màu sắc, hình dạng, kích thước, công dụng, chức năng Cô yêu cầu trẻ nhận biết các đối tượng, cô đặt câu hỏi về các dấu hiệu. Chẳng hạn: ­ Đây là cái gì? ­ Có màu gì? ­ Có hình dạng gì? ­ Dùng để làm gì?... 30 Sau khi trẻ đã nhận biết các dấu hiệu của các đối tượng, Cô đặt yêu cầu trẻ tạo nhóm các đối tượng theo các dấu hiệu chung về tên gọi, màu sắc, hình dạng, kích thước, công dụngcủa các đối tượng. Chẳng hạn: Chọn cho cô các đối tượng màu đỏ thành một nhóm. Các đối tượng màu xanh thành một nhóm. Hoặc những vật nào có dạng hình vuông? hình chữ nhật? Ngoài ra, cô có thể yêu cầu trẻ tìm xung quanh lớp những đồ vật, đồ chơi thoả mãn một dấu hiệu mà cô giáo đưa ra. Để giúp trẻ tiếp tục biết cách tạo nhóm, cô có thể đưa ra các trò chơi khác nhau. Chẳng hạn: mỗi trẻ lấy một đồ vật tuỳ thích, cô treo các ngôi nhà có các dấu hiệu khác nhau. Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ nào có đồ vật phù hợp với dấu hiệu của ngôi nhà thì về ngôi nhà đó. * Dạy trẻ phân biệt Một và nhiều. Việc dạy trẻ so sánh các nhóm đối tượng bằng cách thiết lập mối quan hệ tương ứng 1:1 hay dạy trẻ đếm ở lứa tuổi mẫu giáo 4­5 tuổi và 5­6 tuổi cần phải dựa vào biểu tượng “Một” và “nhiều”. Vì thế, trẻ cần phân biệt được Một và nhiều, biết mối quan hệ giữa Một và nhiều. Cô chuẩn bị các cặp đối tượng có số lượng Một và nhiều. Ví dụ: Một cái đĩa­ Nhiều loại quả. Một cái lọ­ Nhiều bông hoa. Một gà mẹ­ Nhiều gà con. Để hình thành biểu tượng về một và nhiều, chọn một trong số các cặp đối tượng đã chuẩn bị, hỏi trẻ những đối tượng này có số lượng “bao nhiêu?” Thông qua câu hỏi đó, nếu trẻ trả lời được giáo viên giúp trẻ khắc sâu biểu tượng Một và Nhiều, nếu trẻ không trả lời được giáo viên cung cấp cho trẻ về biểu tượng Một và Nhiều. Ví dụ: cô chuẩn bị lọ hoa để tổ chức sinh nhật bạn búp bê. Cô giơ lọ hoa lên và hỏi trẻ: Cô có bao nhiêu lọ hoa? (Một lọ hoa). Bao nhiêu bông hoa? (nhiều bông hoa). Với các cặp đối tượng còn lại, cô giáo tiếp tục đặt câu hỏi “bao nhiêu...?” để trẻ phân biệt được Một và nhiều. Khi trẻ đã nhận biết và phân biệt được Một và nhiều, cần cho trẻ nhận biết mối quan hệ giữa Một và nhiều bằng cách chọn một nhóm đối tượng có số lương nhiều để thực hiện mục đích này. Lấy nhóm đối tượng có số lượng nhiều, phát cho mỗi người một cái. Qua đó, giúp trẻ hiểu rằng, từ một nhóm có số lượng Nhiều, nếu tách thành 31 nhiều nhóm, mỗi nhóm có số lượng Một. Ngươc lại gộp các đối tượng từ các nhóm có số lượng Một sẽ được nhóm có số lượng Nhiều. Tiếp tục cho trẻ ôn luyện, củng cố biểu tượng Một và nhiều thông qua các trò chơi như: Tìm xung quanh lớp các đồ vật, đồ chơi có số lượng là Một, số lượng là Nhiều. Tìm các cặp đối tượng có số lượng Một và Nhiều. Hay trò chơi tạo nhóm đối tương có số lượng Một­ Nhiều. * Dạy trẻ thiết lập mối quan hệ tương ứng 1:1. Ở lứa tuổi này, trẻ chỉ có thể so sánh số lượng các nhóm đối tượng với nhau bằng cách xếp chồng hoặc xếp cạnh tương ứng các phần tử của mỗi nhóm mà không phải là đếm. Vì thế, việc dạy trẻ thiết lập mối quan hệ tương ứng 1:1 sẽ giúp trẻ có kỹ năng so sánh các tập hợp, biết diễn đạt sự bằng nhau về số lượng của 2 nhóm đối tượng. Chuẩn bị các nhóm đối tượng có số lượng bằng nhau (ít nhất là 2 nhóm). Tuỳ vào từng loại đồ dùng và cách dẫn dắt của cô mà sử dụng biện pháp nào cho phù hợp. Khi dạy thiết lập mối quan hệ tương ứng 1:1, cô và trẻ cùng thực hiện trình tự các thao tác như sau: ­ Xếp tất cả các đối tượng của nhóm 1. ­ Xếp tương ứng tất cả các đối tượng của nhóm 2. Khi trẻ xếp, cần yêu cầu trẻ: +Dùng tay phải để xếp, xếp hàng ngang từ trái sang phải. + Sử dung cặp từ “mỗi một... tương ứng một...” Ví dụ: ­ Hướng dẫn trẻ nhận xét số lượng 2 nhóm, chúng bằng nhau vì không nhóm nào thừa và cũng không nhóm nào thiếu đối tượng. Sau khi trẻ đã biết cách xếp tương ứng 1:1 và hiểu được thế nào là bằng nhau, cô giáo tiếp tục cho trẻ tự thực hành sử dụng kỹ năng đó trên các cặp đối tượng khác. Ngoài ra, trong các hoạt động hoặc trong trò chơi có thể đưa ra yêu cầu trẻ sử dụng cách xếp chồng hoặc xếp cạnh tương ứng 1:1 để so sánh sự bằng nhau về số lượng của 2 nhóm. * Dạy trẻ so sánh sự khác biệt về số lượng của 2 nhóm đối tượng. Sử dụng cặp từ nhiều hơn- ít hơn. 32 Trên cơ sở trẻ đã có kỹ năng xếp tương ứng 1:1, giáo viên dạy trẻ so sánh sự khác biệt về số lượng của 2 nhóm đối tượng. Qua đó, trẻ biết sử dụng cặp từ so sánh: Nhiều hơn­ ít hơn. Cần chuẩn bị các nhóm đối tượng có số lượng hơn kém nhau 1 đơn vị. Sự chênh lệch 1 đơn vị này là cơ sở cho việc dạy trẻ lập số mới sau này. Vì thế không nên để 2 nhóm chênh lệch nhau quá rõ nét (nghĩa là không nên lệch nhau 2 hoặc 3 dơn vị hoặc hơn nữa). Ví dụ: 4 bông hoa, 3 con bướm. Hoặc 5 con gà, 4 con vịt. Khi dạy trẻ, cô nên hướng dẫn trẻ làm cùng theo trình tự các thao tác sau: ­ Xếp tất cả các đối tượng của nhóm nhiều hơn. ­ Xếp tương ứng các đối tượng của nhóm ít hơn. Ví dụ: ­ Cho trẻ nhận xét về 2 nhóm, nhóm thừa ra được gọi là nhiều hơn, nhóm thiếu được gọi là ít hơn. Sau khi trẻ đã biết cách để so sánh số lượng của 2 nhóm, cô giáo nên cho trẻ thực hành trên một số nhóm đối tượng khác, qua đó trẻ sẽ nhận ra được nhóm nào nhiều hơn? nhóm nào ít hơn? Từ việc nhận biết, phân biệt được nhiều hơn­ ít hơn, cô giáo tiếp tục đưa ra các trò chơi như “tìm bạn thân”, “thỏ vè chuồng”nhằm giúp trẻ luyện tập­ củng cố các biểu tượng về nhiều hơn­ ít hơn. 3.2. Đối với trẻ mẫu giáo 4­5 tuổi. a. Nội dung HTBT về tập hợp, con số và phép đếm cho trẻ 4­5 tuổi. * Trên tiết học: ­ Tiếp tục dạy trẻ so sánh số lượng 2 nhóm đối tượng. ­ Dạy trẻ đếm trong phạm vi từ 1­ 5. Nhận biết các nhóm đối tượng có số lượng từ 1­5. Nhận biết các chữ số từ 1­5. ­ Dạy trẻ nhận biết mối quan hệ trong phạm vi từ 1­5. * Ngoài tiết học: ­ Đếm trên nhóm đối tượng trong phạm vi 5 và đếm theo khả năng. 33 ­ Nhận biết các con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. ­ Phát hiện quy tắc sắp xếp và thực hiện theo quy tắc đó. b. Phương pháp hướng dẫn: * Dạy trẻ so sánh số lượng 2 nhóm đối tượng: Việc dạy trẻ so sánh số lượng 2 nhóm đối tượng ở lứa tuổi này không giống như dạy so sánh số lượng ở lứa tuổi mẫu giáo bé. Tuy nhiên, trẻ vẫn phải dựa trên kỹ năng xếp tương ứng 1:1 nhưng không phải bằng biện pháp xếp chồng xếp cạnh mà bằng phép nối hoặc phép thế. Vậy phép nối –phép thế được hình dung là như thế nào? Sử dụng phép nối nghĩa là dùng một vật trung gian (bút hoặc phấn) để nối một vật này với một vật kia. Như vậy để sử dụng phép nối phải dùng các bức tranh, trong mỗi bức tranh có 2 nhóm đối tượng, ngoài ra phải có bút hoặc phấn để nối các đối tượng với nhau. Ví dụ: Khi nối các đối tượng với nhau như vậy, sẽ nhận ra nhóm gà trống và gà mài “bằng nhau”, còn giữa nhóm ếch và nhóm cá thi nhóm ếch nhiều hơn­ nhóm cá ít hơn Phép thế là sự thay thế đối tượng này bằng đối tượng khác. Nếu sử dụng phép thế thì cần phải có 3 nhóm đối tượng, trong đó nhóm 1 bằng nhóm 2; nhóm 2 nhiều hơn hoặc bằng nhóm 3. * Dạy trẻ đếm trong phạm vi từ 1 đến 5. Thực chất, bắt đầu dạy trẻ đếm từ số 2. Khi dạy đếm số mới, cần ôn số cũ là số liền trước số cần dạy. Với mỗi số cũ, cần ôn đếm và ôn mối quan hệ. Khi dạy đếm, cần chuẩn bị 2 nhóm đối tượng bằng nhau và có số lượng bằng số cần dạy, 2 thẻ số mới. Việc dạy trẻ đếm và nhận biết số mới được tiến hành như sau: 34 ­ Xếp đối tượng: + Xếp tất cả các đối tượng của nhóm có số lượng là số mới. + Xếp tương ứng các đối tượng của nhóm có số lượng bằng số cũ đã học (ít hơn nhóm trên là 1). Khi xếp, nếu là các bài dạy số 2, số 3 thì cô và trẻ cùng xếp và chỉ xếp hàng ngang. Nếu là các bài số 4, số 5 thì có thể cô không cần xếp cùng trẻ mà chỉ dùng lời hướng dẫn để trẻ tự xếp, ngoài cách xếp hàng ngang thì có thể hướng dẫn cho trẻ cách xếp hàng dọc. Sau khi xếp xong các nhóm đối tượng, cho trẻ nhận xét và so sánh 2 nhóm, Cô giáo giúp trẻ nhận thấy rằng: một nhóm nhiều hơn và nhiều hơn 1, một nhóm ít hơn và ít hơn 1. Việc nhận xét số lượng thừa hoặc thiếu 1 này là cơ sở để dần giúp trẻ hiểu được rằng số cũ và số mới bao giờ cũng hơn kém nhau 1 đơn vị. Khi dạy đếm, có thể hướng dẫn cho theo 1 trong 2 cách sau: Cách 1: thêm 1 vào nhóm ít hơn để 2 nhóm bằng nhau và đếm Cách 2: Đếm nhóm ít hơn trước (nhóm này có số lượng bằng số cũ đã học), sau đó nhận xét nhóm trên có số lượng nhiều hơn 1, vậy nhóm trên là bao nhiêu? cho trẻ đếm cùng cô. Từ đó, cho trẻ thấy nguyên tắc lập số mới: số mới được lập dựa trên số cũ liền kề trước nó, số mới hơn số cũ 1 đơn vị. ­ Làm quen với chữ số: sau khi cho trẻ đếm số mới trên các nhóm đối tượng, cô hướng dẫn trẻ chọn thẻ số biểu thị số lượng của các nhóm. Cho trẻ nhận biết về chữ số và gắn thẻ số tương ứng vào các nhóm. Lưu ý: + Không phân tích cấu tạo của chữ số. + Gắn thẻ số cạnh đối tượng cuối cùng của các nhóm. Hướng dẫn trẻ cất các nhóm đối tượng. Khi cất các nhóm, cần kết hợp với đếm: đếm xuôi là đếm theo chiều tăng dần và đếm cùng chiều với chiều xếp đối tượng; đếm ngược là đếm giảm dần và ngược chiều với chiều xếp đối tượng. Tiếp tục cho trẻ đếm các nhóm đối tượng trong môi trường xung quanh có số lượng là số mới. Khi đếm, nên dạy trẻ đếm khi các đối tượng được sắp xếp theo các cách khác nhau. * Dạy trẻ nhận biết mối quan hệ trong phạm vi từ 1 đến 5. Trên cơ sở trẻ biết đếm trong phạm vi của các số, tiếp tục dạy trẻ các thao tác thêm­ bớt để nhận biết mối quan hệ giữa các số trong phạm vi của một số nào đó. Khi dạy trẻ nhận biết mối quan hệ trong phạm vi của số nào đó, cần chuẩn bị 2 nhóm đối 35 tượng có số lượng bằng nhau và bằng số trong phạm vi cần dạy, các thẻ số từ 1 đến số cần dạy. Cô giáo có thể lựa chọn 1 trong 2 cách sau: Cách 1: Tạo ra 2 nhóm sự bằng nhau, nghĩa là: ­ Xếp các đối tượng: + Xếp tất cả các đối tượng của nhóm 1. + Xếp tương ứng tất cả các đối tượng của nhóm 2. ­ Cho trẻ nhận xét 2 nhóm (2 nhóm bằng nhau). Chọn thẻ số tương ứng gắn vào mỗi nhóm. Sau đó, thực hiện các thao tác: bớt 1­ thêm 1­ bớt 2­ thêm 2 Cách 2: Tạo 2 nhóm không bằng nhau, nghĩa là: ­ Xếp các đối tượng: + Xếp tất cả các đối tượng của nhóm 1. + Xếp tương ứng các đối tượng của nhóm 2 (ít hơn nhóm 1 là 1). ­ Cho trẻ nhận xét 2 nhóm (nhóm 1 nhiều hơn, nhóm 2 ít hơn). Sau đó, thực hiện các thao tác: thêm 1­ bớt 1­ thêm 1­ bớt 2­ thêm 2... Hoặc thêm 1­ bớt 2­ thêm 2... Hoặc thêm 1­ bớt 1­ bớt1­ thêm 2 Khi thực hiện các thao tác thêm­ bớt, cần lưu ý: ­ Giữ nguyên nhóm 1, chỉ thực hiện các thao tác thêm­ bớt ở nhóm 2. ­ Liên tục thay đổi thẻ số ở nhóm 2 chho phù hợp với số lượng của nhóm sau mỗi thao tác thêm­ bớt. ­ Ở mỗi thao tác, cô giáo cần chú ý đến việc hướng dẫn trẻ cách diễn đạt để thể hiện tính khái quát của phép toán. Trong cách đặt câu hỏi, cô giáo chú ý tới 2 loại câu hỏi (câu hỏi kèm theo nhóm đối tượng và câu hỏi phản ánh bản chất của phép toán). ­ Số lượng và trình tự thêm­ bớt lần lượt là 1,2,3. cụ thể như sau: Số 2: thêm­ bớt 1. Số 3, 4: thêm –bớt 1,2. Số 5: thêm­ bớt 1,2,3. Khi cất đối tượng cần kết hợp ôn luyện thao tác bớt, tuy nhiên chỉ được cất trong phạm vi đã học. Trong các trò chơi, cần thiết kế sao cho có cả các nội dung thêm và bớt, trong các hoạt động ngoài tiết học nên tạo điều kiện để trẻ được vận dụng hiểu biết về mối quan hệ số lượng trong phạm vi các số đã học. 3.3. Đối với trẻ mẫu giáo 5­6 tuổi. a. Nội dung HTBT về tập hợp, con số và phép đếm cho trẻ 5­6 tuổi. 36 * Trên tiết học: ­ Dạy trẻ đếm trong phạm vi 6­10. Nhận biết các nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 6­10. Nhận biết các chữ số từ 6­10. ­ Dạy trẻ nhận biết mối quan hệ trong phạm vi từ 6­10. ­ Dạy trẻ tách các nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi từ 6­10 thành 2 phần theo các cách khác nhau. * Ngoài tiết học: ­ Tiếp tục dạy trẻ đếm trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng. ­ Nhận biết các con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. ­ Ghép thành cặp những đối tượng có liên quan. b. Phương pháp hướng dẫn. * Dạy trẻ đếm trong phạm vi 6 đến 10. Nhận biết các nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi từ 6 đến 10. Nhận biết các chữ số từ 6 đến 10. Cách dạy tương tự như dạy trẻ mẫu giáo nhỡ đếm trong phạm vi 1 đến 5. * Dạy trẻ nhận biết mối quan hệ trong phạm vi từ 6 đến 10. Dạy tương tự như dạy trẻ mẫu giáo nhỡ nhận biết mối quan hệ trong phạm vi từ 6 đến 10. Tuy nhiên với trẻ mẫu giáo lớn thì việc dạy trẻ nhận biết mối quan hệ của các số trong phạm vi này có một số điểm khác biệt so với độ tuổi mẫu giáo nhỡ, đó là: ­ Giáo viên không cần làm cùng trẻ mà chỉ dùng lời hướng dẫn, trẻ tự làm. ­ Số lượng đối tượng để thực hiện các thao tác thêm–bớt trong khoảng từ 1 ­ 5. ­ Không nhất thiết phải thực hiện trình tự thêm­ bớt theo thứ tự 1,2,3,4,5 mà có thể thực hiện một số lượng bất kỳ. Tuy nhiên số lượng của lần thêm­bớt sau phải nhiều hơn số lượng của lần thêm­bớt trước. * Dạy trẻ tách nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi từ 6 đến 10 thành 2 phần theo các cách khác nhau. Việc dạy trẻ tách nhóm đối tượng thành 2 phần nhằm giúp trẻ nhận ra được sự bảo toàn về số lượng của nhóm đối tượng. Trên cơ sở của việc dạy đếm và dạy thêm­ Khi dạy tách chỉ cần chuần bị một nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi của số cần dạy, các thẻ số rời từ 1cho đến số cần dạy. Đối với những bài đầu như bài số 6, số 7, giáo viên nên tách mẫu để giúp trẻ biết các cách tách, những bài số 8, số 9, số 10 giáo viên nên để trẻ chủ động­ nghĩa là để trẻ tách tự do. Việc để trẻ tách tự do sẽ giúp trẻ tự biết tách theo ý thích của mình, đồng thời trẻ nhận thấy được sự đa dạng 37 trong các kết quả tách khác nhau giữa mình và bạn. Từ đó trẻ biết rằng có rất nhiều cách tách. Sau khi trẻ đã biết cách tách nhóm đối tượng, cô giáo sẽ yêu cầu trẻ Sau khi trẻ đã biết cách tách nhóm đối tượng, cô giáo sẽ yêu cầu trẻ chọn các thẻ số biểu thị số lượng của mỗi nhóm để gắn vào, ghép các cặp này với nhau để tạo thành các cách tách. Cô đặt câu hỏi “có bao nhiêu cách tách? đó là những cách nào? Bằng các trò chơi như: Về đúng nhà; tìm bạn thân; chiếc nón kỳ diều; tách nhóm đối tượng thành 2 phần, giáo viên tiếp tục giúp trẻ củng cố các cách tách. Câu hỏi và bài tập:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgtmn0018_p1_7448.pdf