Giáo trình "Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non" nhằm trang bị
cho sinh viên những vấn đề lý luận mang tính hệ thống và khái quát về mục đích,
nhiệm vụ, các nguyên tắc giáo dục thể chất mầm non, đồng thời giới thiệu các
phương pháp, phương tiện và hình thức giáo dục thể chất cho trẻ mầm non qua các
độ tuổi: nhà trẻ, mẫu giáo.
Giáo trình gồm 5 chương:
Chương 1: Mục đích, nhiệm vụ và các nguyên tắc giáo dục thể chất mầm non
Chương 2: Nội dung giáo dục thể chất mầm non
Chương 3: Các phương pháp giáo dục thể chất mầm non
Chương 4: Các hình thức và phương tiện giáo dục giáo dục thể chất mầm
non
44 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 3104 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuẩn.
- Các đội hình cơ bản:
+ Đội hình tự do
+ Đội hình vòng tròn, vòng cung
+ Hàng dọc theo tổ
+ Từ hàng dọc chuyển thành hàng ngang và ngược lại
+ Quay phải, quay trái, quay đằng sau
c.3) Đối với trẻ 4-5 tuổi:
- Yêu cầu:
Trẻ biết xếp hàng và chuyển hàng theo khẩu lệnh của cô
- Các đội hình cơ bản:
+ Xếp thành 1-2 vòng tròn
+ Xếp thành hàng dọc, hàng ngang
+ Từ hàng dọc chuyển thành hàng ngang và ngược lại
+ Từ 1 hàng dọc chuyển thành 2 hàng dọc và ngược lại
c.4) Đối với trẻ 5-6 tuổi:
- Yêu cầu:
Trẻ biết xếp và chuyển đội hình theo khẩu lệnh của cô.
- Các đội hình cơ bản:
+ Xếp hàng dọc, hàng ngang theo tổ
+ Chuyển từ 1 hàng dọc thành 2 hàng dọc và ngược lại
+ Chuyển từ 1 hàng ngang thành 2 hàng ngang và ngược lại
+ Chuyển từ 1 vòng tròn thành 2 vòng tròn và ngược lại
33
Chương III:
CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT MẦM NON
1. Quy luật hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động và các giai
đoạn giảng dạy vận động cho trẻ mầm non
1.1. Khái niệm kỹ năng, kỹ xảo:
Bất kỳ một hoạt động nào cũng bao gồm những động tác riêng lẻ, còn mỗi
động tác lại bao gồm những thao tác riêng lẻ. Nếu con người không tiếp thu được
những thao tác tiêu biểu cho một loại hình hoạt động cụ thể thì sẽ không thể thực
hiện tốt hoạt động đó. Các động tác của con người được chia thành 2 loại cơ bản :
kỹ năng và kỹ xảo:
- Kỹ năng : Là động tác được thực hiện trên cơ sở vận dụng các kiến thức đã
học vào thực tế để đạt kết quả trong một hoạt động cụ thể, (ví dụ: sau khi biết được
một số điều về cách thức đi xe đạp và sau khi đã thử đạp xe một số lần, như vậy đã
có kỹ năng đi xe đạp). Có nghĩa nói đến kỹ năng là muốn nói đến khả năng thực
hiện một động tác nào đó nhưng chưa đề cập đến chất lượng động tác. Khi vận
dụng vào lĩnh vực thể dục thể thao thì kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một bài
tập thể chất nào đó. Trong kỹ năng các thao tác riêng lẻ có thể là chưa hoàn toàn
hoàn thiện, chúng thường còn kéo quá dài, đòi hỏi nỗ lực quá mức, gây nên mệt
mỏi không cần thiết, có thể còn có cử động thừa, sai lệch ở chỗ nào đó cần được
sửa chữa Như vậy có thể nói kỹ năng là khả năng thực hiện vận động ở mức độ
cần có sự tập trung chú ý vào từng chi tiết của động tác. Các chi tiết vận động
chưa nhuần nhuyễn, chưa liên tục, chưa đảm bảo độ bền vững, dễ dàng bị mất nếu
không được ôn luyện nhiều lần.
- Kỹ xảo là động tác mà nhờ lặp đi lặp lại nhiều lần đã đạt mức độ hoàn thiện
để có thể thực hiện chính xác, nhanh và tiết kiệm với chất lượng cao. Ba dấu hiệu
đó của kỹ xảo được xác định về mặt sinh lý ở chỗ: tính định hình võ não sẽ làm
34
giảm nhẹ hoạt động thần kinh và làm cho hoạt động này trở nên tiết kiệm hơn bởi
vì khi hình thành động lực và vận động thì không chỉ các mối liên hệ tạm thời được
cũng cố mà đồng thời các quan hệ không gian và thời gian khi diễn ra quá trình
hưng phấn và ức chế cũng chính xác hơn. Ngoài ra cần chú ý một đặc điểm nữa của
kỹ xảo vận động đó là tính chất hoàn chỉnh của nó. Mỗi một kỹ xảo đều là một
động tác hoàn chỉnh bao gồm nhiều thao tác riêng lẻ. Tóm lại: kỹ xảo là một hoạt
động hoàn chỉnh đạt đến mức độ hoàn thiện nhất định trong quá trình luyện tập,
được thực hiện nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm với kết quả cao hay nói cách
khác kỹ xảo là mức độ làm chủ vận động, điều kiển vận động hầu như tự động. Nếu
trong hoạt động con người không có kỹ xảo thì hoạt động đó sẽ tiến hành chậm
chạp, khó khăn, có sai sót. Nếu hình thành được kỹ xảo một cách hoàn thiện họ sẽ
trở thành những người thợ giỏi trong lĩnh vực chuyên môn của mình.
1.2. Quy luật hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động:
Kỹ xảo vận động được hình thành qua 3 giai đoạn sau đây:
Giai đoạn 1: Hình thành hiểu biết sơ bộ về vận động.
Trẻ làm quen với những động tác vận động mới nên trẻ thiếu tin tưởng trong
lúc vận động, các cơ bắp đều căng hết sức, có nhiều động tác thừa, thiếu chính xác
về thời gian và không gian.
Giai đoạn 2: Hình thành kỹ năng vận động
Trẻ đã hiểu được nhiệm vụ hành động của mình. Sự hình thành thói quen vận
động xẩy ra theo kiểu làn sóng: thể hiện trong sự nối tiếp nhau của những hành
động đúng và chưa đúng. Các tố chất vận động bắt đầu hình thành nhưng thường
dao động. Trong một chừng mực nào đó sự chính xác của vận động được cao hơn
và hoàn thiện dần động hình vận động trên võ não. Động hình vận động chưa ổn
định dễ bị mất đi nếu không vận động thường xuyên.
Giai đoạn 3: ổn định kỹ năng, hình thành kỹ xảo vận động
35
Trẻ đã có thói quen vận động, trẻ tự lực, tin tưởng vào hành động của mình.
Vận động trở nên tự do, chính xác, tiết kiệm, không bị gò bó. Trẻ thực hiện nhiệm
vụ một cách tự giác. Trong giai đoạn này hệ thống tín hiệu thứ 2 đóng vai trò quan
trọng.
1.3. Các giai đoạn giảng dạy vận động cho trẻ mầm non
Quy luật hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động là cơ sở để các nhà giáo dục
đề ra các nhiệm vụ cụ thể trong việc tổ chức tập luyện cho trẻ ở mỗi giai đoạn riêng
biệt:
Giai đoạn 1: Hình thành kỹ năng vận động ban đầu (dạy vận động mới)
Nhiệm vụ : Trẻ làm quen với vận động mới. Hình thành một biểu tượng toàn
vẹn về tất cả phạm vi của vận động. Bắt đầu cho trẻ tập thực hiện những cử động,
vận động manh tính chung nhất.
Để thực nhiệm vụ này cần phải tác động toàn diện lên những cơ quan phân
tích quan trọng: thị giác, thính giác, cơ quan vận động .Đẩy mạnh sự tự giác của
trẻ, từ đó tạo nên biểu tượng trọn vẹn về vận động.
Giai đoạn 2: Củng cố kỹ năng vận động:
Nhiệm vụ:
Học sâu từng phần của động tác để thực hiện đúng các chi tiết kỹ thuật của
động tác. Dần dần sửa sai những chi tiết mắc phải. Thực hiện một cách đúng đắn
toàn bộ hoạt động vận động.
Phương pháp giảng dạy:
Giáo viên phải lựa chọn những phương pháp thích hợp với trẻ. Sau khi gọi
tên bài tập vận động giáo viên phải hướng sự chú ý của trẻ đến việc thực hiện đúng
đắn các động tác và khuyến khích trẻ “đứng đúng, lưng thẳng” “tay trái đưa thẳng
về phía trước” hoặc hướng trẻ theo dõi những thiếu sót “không đưa tay lên giữ túi
cát”. Người giáo viên phải chú ý bao quát, kiểm tra đội ngũ trẻ. Trong những
36
trường hợp cụ thể giáo viên đến gần từng trẻ để khuyên bảo và nhẹ nhàng sửa tư
thế, giúp đỡ từng trẻ, động viên trẻ cố gắng thực hiện động tác đúng.
Trong giai đoạn này việc thực hiện những động tác vận động đã trở nên quen
thuộc đối với trẻ, cho nên giáo viên cần lựa chọn những động tác để thu hút trẻ, để
trẻ thực hiện và nâng dần sự phức tạp của động tác. Những động tác, vận động có
cấu trúc và kỹ thuật đơn giản thì không cần phải làm mẫu mà chỉ cần giải thích,
giảng giải. Trẻ tự nhớ lại được và thực hiện các chi tiết kỹ thuật của động tác.
Trong trường hợp như vậy trẻ tích cực tập trung chú ý, hình dung suy nghĩ và tự
thực hiện động tác. Nếu như động tác phức tạp hơn thì giáo viên vừa phải làm mẫu
vừa phải giải thích. Sau đó cho trẻ tập luyện với sự hỗ trợ của mốc định hướng thị
giác, vật định hướng âm thanh, chỉ dẫn hay hướng dẫn trực tiếp và các phương tiện
trực quan khác.
Đến cuối giai đoạn 2 thì có thể loại bỏ dần các phương tiện hỗ trợ, vì đến lúc
này trẻ đã thực hiện được các bài tập không cần có sự kiểm tra bằng mắt, sự giúp
đỡ của cô mà chỉ bằng các cảm giác vận động.
Giai đoạn 3: Hình thành kỹ xảo vận động.
Nhiệm vụ:
- Củng cố, hoàn thiện kỹ thuật vận động.
- Kích thích trẻ thực hiện toàn bộ động tác.
- Hình thành khả năng tự vận dụng những vận động, động tác của bài tập
trong trò chơi và trong đời sống hàng ngày.
Phương pháp giảng dạy:
Trong giai đoạn này trẻ nhận nhiệm vụ một cách tự giác. Khả năng thực
hiện động tác của trẻ đã được khái quát hoá. Chính vì vậy mà giáo viên phải lưu ý
đến chất lượng thực hiện các động tác.
Tổ chức cho trẻ luyện tập bằng hình thức chơi, thi đua. Trong khi chơi trẻ
thường tự chuẩn bị và sử dụng thói quen sẵn có trong trò chơi cũng như trong
37
những điều kiện của cuộc sống và việc thực hiện nhiệm vụ mang tính sáng tạo.
Song trong giai đoạn này nếu giáo viên phát hiện được thiếu sót của trẻ thì có thể
sử dụng bằng bất kỳ hình thức nào để sửa cho trẻ (dùng các phương pháp trực
quan hoặc giảng giải).
Luyện tập bằng hình thức thi đua khi trẻ đã nắm vững động tác, khi cần củng
cố kỹ năng vận động cho trẻ.
Như vậy, những thói quen vận động đúng đắn ở trẻ được hình thành trong
suốt quá trình liên tục có quy luật và liên quan với 3 giai đoạn giảng dạy vận động.
2. Các phương pháp GDTC mầm non
2.1. Cơ sở để phân loại các phương pháp GDTC
- Dựa vào mục tiêu GDMN.
- Dựa vào phương pháp GDMN.
- Dựa vào đặc điểm phát triển tâm- sinh lý, vận động của trẻ (trong đó có quy
luật hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động).
- Dựa vào sự phát triển quá trình nhận thức của trẻ.
- Dựa vào sự hình thành hệ thống tín hiệu thứ 2 và quan hệ giữa 2 hệ thống
tín hiệu với cảm giác vận động cơ.
Từ đó trong lĩnh vực GDTC mầm non người ta thường áp dụng 3 nhóm
phương pháp sau:
2.2. Nhóm phương pháp trực quan
Nhóm phương pháp trực quan đảm bảo sự tri giác cảm tính và cảm giác vận
động, phát triển các năng lực cảm giác, từ đó hình thành được biểu tượng chính xác
về vận động ở trẻ.
Nhóm phương pháp trực quan bao gồm các phương pháp khác nhau như sau:
làm mẫu, mô phỏng, sử dụng vật chuẩn thính giác và thị giác, sử dụng tài liệu trực
quan.
a) Phương pháp làm mẫu bài tập vận động
38
Là thông qua thị giác để hình thành biểu tượng trực quan về bài tập vận
động. Thường sử dụng phương pháp này khi dạy trẻ bài học mới, hay động tác mới.
Làm mẫu phải chính xác, chậm vừa, đẹp, nhấn mạnh được những điểm cần chú ý
để trẻ có biểu tượng đúng về động tác và kích thích trẻ thực hiện tốt.
Mỗi một động tác, mỗi vận động nếu phải làm mẫu nhiều lần thì mỗi lần tính
chất sẽ thay đổi:
Ví dụ: dạy trẻ bật xa.
+ Lần đầu làm mẫu toàn bộ động tác.
+ Lần sau chú ý tư thế chuẩn (tư thế chuẩn bị)
+ Tiếp theo chú ý tư thế nhảy, nâng chân và tiếp đất.
+ Cuối cùng chú ý cách vung tay.
Khi làm mẫu cần chọn vị trí đứng để trình bày bài tập sao cho tất cả các cháu
đều nhìn thấy vận động của cô một cách rõ ràng nhất.
Ví dụ: khi hướng dẫn trẻ tập bài tập phát triển chung
+ Phải đứng cao và gần trẻ.
+ Tập động tác bụng thì đứng nghiêng.
+ Khi đi thì đi ngược chiều với trẻ.
+ Nếu tay để sau lưng thì đứng cùng phía với trẻ.
b) Phương pháp mô phỏng
Là thực hiện các bài tập vận động dưới dạng bắt chước các hành động hay
vận động của các hiện tượng tự nhiên, xã hội, con người, động vật Đặc điểm của
trẻ mầm non là thích bắt chước, vì thế sử dụng phương pháp mô phỏng trong
GDTC làm cho trẻ càng hứng thú với bài tập, thực hiện bài tập nhiều lần mà không
bị mệt mỏi, củng cố tốt các kỹ năng vận động (đặc biệt trẻ càng bé thì hiệu quả
càng cao). Nếu hình ảnh mô phỏng tương ứng với tính chất của động tác thì còn
giúp trẻ hình thành chính xác các biểu tượng (nhảy, đi nhẹ như mèo).
c) Phương pháp sử dụng vật chuẩn thính giác và thị giác
39
Vật chuẩn thị giác giúp trẻ khắc sâu hơn hình ảnh về động tác đã học, củng
cố các yếu tố kỹ thuật khó và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các bài tập.
Những vật chuẩn thị giác có thể lấy ngay trên cơ thể người: ngón tay, ngón chân,
vai... Vật chuẩn thị giác có thể lấy trong MTXQ: lá cờ, vòng tròn
Vật chuẩn thính giác nhằm hình thành cảm giác nhịp điệu, điều hoà tốc độ
vận động, phối hợp vận động cũng như hiệu lệnh bắt đầu và kết thúc của động tác,
thực hiện đúng bài tập.
Ví dụ: bò qua cổng (có treo chuông) nếu chuông kêu là bò không đúng kỹ
thuật. Nhảy cao đánh vào chuông, nếu chuông kêu là thực hiện đúng.
d) Sử dụng tài liệu trực quan
Tranh ảnh, sơ đồ, băng hình, đèn chiếu về các bài tập vận động mẫu
Sử dụng tài liệu trực quan để giúp trẻ thực hiện bài tập vận động có kết quả
cao, hình thành biểu tượng trực quan về các bước của bài tập chính xác hơn, nhất là
những động tác khó, ẩn.
2.3. Nhóm phương pháp dùng lời
Nhóm phương pháp dùng lời giúp trẻ quan sát có mục đích, hiểu sâu hơn
những động tác vận động, tạo điều kiện cho trẻ tiếp thu nhiệm vụ chính xác và thực
hiện chúng đầy đủ hơn.
Trong GDTCMN sử dụng một số phương pháp biện pháp dùng lời sau đây:
a) Gọi tên bài tập vận động
Nhằm gợi ở trẻ hình ảnh (biểu tượng) về bài tập vận động, phát huy khả năng
tưởng tượng và nhớ lại những bài tập vận động đã biết. Các bài tập vận động đều
có tên gọi phản ánh được tính chất của động tác (bật xa, bật sâu, chèo thuyền, ném
xa bằng một tay) vì thế nghe tên gọi, trẻ dễ dàng nhớ lại biểu tượng về bài tập
hơn.
b) Miêu tả bài tập vận động
40
Đó là việc dùng lời để trình bày những chi tiết kỹ thuật của bài tập một cách
liên tục, theo một trình tự nhất định. Miêu tả thường diễn ra đồng thời với việc làm
mẫu động tác của giáo viên, thường áp dụng đối với trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn, khi
đó trẻ đã có nhiều kinh nghiệm vận động hơn.
Biện pháp miêu tả giúp hình thành được biểu tượng chung đúng về động tác,
giúp trẻ biết cách “diễn đạt” bằng lời kết hợp với thực hiện bài tập, buộc trẻ phải
tập trung chú ý, phát triển ở trẻ ý thức trong tập luyện.
c) Giải thích bài tập vận động
Giải thích được sử dụng khi trẻ đã nắm những động tác, nhằm nhấn mạnh
vào phần cơ bản của bài tập, để phân chia những chi tiết kỹ thuật mà trẻ cần nắm
trong từng tiết học, từ đó dần dần hình thành biểu tượng về từng chi tiết vận động
(vận động tay, chân, thân). Lời giải thích cần ngắn gọn và chính xác, dễ hiểu.
Nội dung giải thích thay đổi phụ thuộc vào nhiệm vụ cụ thể của từng giờ học, vào
đặc điểm nhận thức của trẻ. Dần dần nhờ có sự giải thích tư duy của trẻ được tích
cực hoá, trẻ hiểu thấu đáo hơn về kỹ thuật của bài tập. Ví dụ: sau khi đã dạy trẻ
ném trúng đích, thì sự giải thích sẽ giúp trẻ phân biệt giữa ném trúng đích và ném
xa.
Giải thích thêm (làm rõ nghĩa): hướng sự chú ý của trẻ lên một cái gì đó hoặc
làm sâu hơn tri giác của trẻ, nhấn mạnh thêm hướng này hay hướng khác của động
tác đã học. Việc giải thích thêm chỉ đóng vai trò bổ sung cho việc làm mẫu bài tập.
d) Chỉ dẫn bài tập vận động
Chỉ dẫn ngắn gọn, nhằm củng cố kỹ năng, kỹ xảo vận động, tránh trước hoặc
sửa lỗi cho trẻ và đánh giá việc thực hiện bài tập của trẻ, vì vậy chỉ dẫn có thể được
đưa ra trước hoặc trong thời gian thực hiện bài tập.
Ví dụ: ở động tác bụng: cúi, tay chạm ngón chân, chân thẳng thì việc chỉ dẫn
tiến hành trước khi thực hiện bài tập: nhắc trẻ không khuỵu gối. Khi trẻ nhảy lò cò
thì việc chỉ dẫn thực hiện trong khi trẻ thực hiện bài tập: nhắc trẻ nhớ đổi chân.
41
Chỉ dẫn có 2 hình thức: khẩu lệnh và mệnh lệnh.
Khẩu lệnh: mục đích của khẩu lệnh là giúp trẻ phản ứng kịp thời với sự bắt
đầu và kết thúc vận động, tốc độ và hướng vận động. Khẩu lệnh phát ra dưới dạng
xác định với nội dung chính xác, là những từ được quy định chung: Nghiêm! Bên
phải quay! Khẩu lệnh gồm:
+ Dự lệnh (phần trước của khẩu lệnh): chỉ ra cái gì cần làm và làm bằng
phương tiện gì. Dự lệnh phát kéo dài.
+ Động lệnh (phần thực hiện). Động lệnh phát to nhanh, gọn.
Mệnh lệnh khác khẩu lệnh ở chỗ do giáo viên tự nêu ra (đi về phía cửa sổ,
lấy cờ, quay sang bên phải) nhằm mục đích yêu cầu trẻ thực hiện 1 nhiệm vụ nào
đó. Mệnh lệnh thường dùng đối với nhà trẻ và mẫu giáo bé, còn khẩu lệnh dùng
cho trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn, ở bài tập chuyển đội hình đội ngũ.
e) Đàm thoại về bài tập vận động
Đàm thoại là sự trao đổi (dưới hình thức hỏi- trả lời) giữa cô và trẻ nhằm
củng cố biểu tượng vận động hoặc gợi nhớ ở trẻ về vận động. Câu hỏi dùng trong
đàm thoại kích thích sự quan sát, tích cực hoá tư duy và ngôn ngữ của trẻ, giúp
chính xác hoá biểu tượng về động tác, gây hứng thú và giúp trẻ nắm được quy tắc
đánh giá về hoạt động của mình và của bạn: Ai biết chơi như thế nào? thực hiện
như vậy có đúng không?. Trước khi bắt đầu thực hiện động tác, giáo viên có thể đặt
ra các câu hỏi cho trẻ, nhằm mục đích làm rõ thêm nhận thức về hoạt động, hoặc để
kiểm tra các khái niệm về hình ảnh của chủ đề trò chơi vận động, sự chính xác của
luật lệ, hành động của trò chơiCâu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu.
g) Kể chuyện về bài tập vận động
Trong quá trình tập luyện có thể dùng thơ, ca dao, câu chuyện có hình ảnh
theo chủ đề nào đóđể chính xác hoá các động tác hoặc để gây hứng thú cho trẻ.
Kể chuyện theo chủ đề là sự mô tả ngắn gọn có hình ảnh về cuộc sống hoặc
về chủ đề trò chơi vận động. Trong thực tiễn, chuyện kể phải tiến hành ngắn gọn
42
(2-3 phút) để gây cho trẻ sự tưởng tượng cũng như sự thụ cảm bằng thị giác tất cả
các tình thế của trò chơi và động tác, kích thích để trẻ nhớ lại những cảm xúc của
chủ đề trò chơi, để thực hiện những hoạt động trong trò chơi. Chuyện kể theo chủ
đề có thể được sử dụng trong các nhóm tuổi khác nhau, thay đổi tính chất trình bày.
Các phương pháp dùng lời hướng đến sự giáo dục ý thức tự giác trong hoạt
động vận động ở trẻ. Muốn sử dụng phương pháp này người giáo viên phải tính đến
kinh nghiệm sống, tầm hiểu biết chung, cũng như khả năng riêng biệt của từng trẻ.
2.4. Nhóm phương pháp thực hành
Trong quá trình dạy vận động cho trẻ người ta sử dụng nhiều phương pháp
thực hành khác nhau kết hợp với các phương pháp trực quan và dùng lời. Các
phương pháp thực hành giúp trẻ có được cảm giác vận động và củng cố kỹ năng, kỹ
xảo vận động. Trong GDTC MN cần sử dụng các phương pháp thực hành bởi các
bài tập vận động nếu không được luyện tập thường xuyên và liên tục thì rất dễ
quên, nhất là đối với trẻ em trước 6 tuổi. Chỉ qua luyện tập thì trẻ mới hiểu và nhớ
được thứ tự của các động tác, cảm giác được phương hướng của động tác, tốc độ
chuyển động của cơ thể, nhịp điệu của động tác, sự phối hợp của các cơ khi vận
động. Các phương pháp thực hành thường được sử dụng ngay sau khi cô giáo làm
mẫu bài tập vận động.
Phương pháp thực hành bao gồm 3 hình thức cơ bản sau đây:
a) Luyện tập (lặp lại hoặc biến đổi)
- Luyện tập lặp lại là tập đi tập lại nhiều lần một động tác, nhưng khoảng
cách thời gian và cường độ không quy định rõ ràng. Ưu điểm: Giúp trẻ nắm được
động tác chắc chắn và nhanh chóng
- Luyện tập biến đổi là tập một động tác nhưng đã thay đổi về hình thức, yêu
cầu, độ khó và các điều kiện khác của động tác. Ưu điểm: giúp trẻ nắm chắc và tập
trung vào các khâu quan trọng của động tác. Với những vận động phức tạp cần chia
chúng ra thành những chi tiết, những phần độc lập để củng cố chúng trong những
43
điều kiện khác nhau, từ dễ đến khó, cuối cùng hợp lại thành một động tác hoàn
chỉnh để tập luyện toàn bộ vận động. Ví dụ dạy trẻ bật xa: dạy trẻ tập bật về phía
trước, bật qua 1 vạch, qua 2 vạch. Muốn trẻ bật đúng trước hết lưu ý đến tư thế
chuẩn, cách vung tay sau đó đến thân ngườiSau khi trẻ đã nắm được bài tập thì
có thể tăng khoảng cách, thay đổi dụng cụ, hoặc thay đổi điều kiện luyện tập để
củng cố thêm kỹ năng vận động cho trẻ.
b) Hình thức trò chơi (yếu tố chơi hay trò chơi vận động)
Đối với trẻ mẫu giáo bé thì toàn bộ tiết học có thể xây dựng thành một trò
chơi vận động, vì thời gian tiết học ngắn, và chỉ tập những vận động và động tác
đơn giản.
Ví dụ: Tiết “đi trên cầu thăng bằng”có thể được xây dựng như sau: đàn thỏ
con vào rừng hái nấm- đường xa- đi bộ- đi tàu- đi nhanh chân- đoàn tàu đã đến
rừng rồi- xuống tàu. Trong rừng các chú thỏ gặp rất nhiều chim- làm chim bay-thấy
nhiều loài hoa- làm động tác hái hoa, ngửi- đi qua cầu để vào hái nấm- về tặng thỏ
mẹ.
Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn thì có thể sử dụng yếu tố chơi vào từng
phần của tiết học, mỗi phần có thể có 1 trò chơi có sự liên kết với nhau. Ví dụ: đối
với phần khởi động có thể trẻ có thể làm những chú mèo. Phần trọng động: BTPTC
có thể không đưa yếu tố chơi, phần vận động cơ bản: những chú mèo phát hiện ra
chuột, chúng bò để bắt chuột, phần trò chơi vận động: mèo đuổi chuột. Phần hồi
tĩnh: chơi chim bay cò bay.
Sử dụng yếu tố chơi vào từng phần của tiết học ở mẫu giáo nhỡ và lớn vì thời
gian tiết học kéo dài, trẻ đã có vốn kinh nghiệm nhất định về vận động và trẻ phải
tập nhiều vận động phức tạp hơn so với lứa tuổi trước. Vì thế đưa yếu tố chơi vào
để tăng hứng thú cho trẻ, giảm sự mệt mỏi ở trẻ.
c) Hình thức thi đua (cá nhân hoặc tập thể)
44
- Hình thức thi đua cá nhân (giữa cháu này với cháu kia) thường áp dụng đối
với các lớp mẫu giáo bé và nhà trẻ. Chọn 2 cháu không chênh lệch nhau quá, các
cháu đã tập bài tập vận động đó, bây giờ các cháu thi đua nhau xem ai tập tốt hơn,
nhanh hơn, đúng hơnCác bạn khác cùng xem để cố gắng tập tốt hơn. Cô khen cả
hai bạn.
- Hình thức thi đua tập thể: chia làm nhiều nhóm, bởi số lượng các cháu đông
có thể làm ảnh hưởng đến kết quả thi đua. Mỗi lần thể hiện chỉ 2 nhóm, các nhóm
khác quan sát và nhận xét. Cô khen cả 2 nhóm nhưng không nên lạm dụng quá lời
khen.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gtmn0017_p1_2896.pdf