Giáo trình phương pháp dạy học âm nhạc

Cùng với việc biên soạn giáo trình “Âm nhạc”, cung cấp những kiến thức

cơ bản về nhạc lý, kí xướng âm, kĩ thuật ca hát, chỉ huy hát tập thể chúng

tôi biên soạn cuốn giáo trình “Phương pháp dạy học âm nhạc cho trẻ mầm

non” nhằm trang bị cho sinh viên, học viên, giáo viên mầm non những kiến

thức, kĩ năng cơ bản của môn học và phương pháp dạy học bộ môn.

Giáo trình gồm 5 chương:

- Chương I: Một số vấn đề về giáo dục âm nhạc cho trẻ MN.

- Chương II: Phương pháp dạy các hoạt động âm nhạc ở trường MN.

- Chương III: Một số vấn đề về đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo

dục ở trường MN.

- Chương IV: Các hình thức tổ chức hoạt động âm nhạc.

- Chương V: Thiết kế bài soạn và tập dạy.

pdf68 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 3226 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học âm nhạc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đội kèn tý hon Nhạc và lời: Phan huỳnh Điểu. Cá vàng bơi Nhạc và lời: Hà Hải. Đàn vịt con Nhạc và lời: Mộng Lân. Chú bộ đội Nhạc và lời: Hoàng Hà. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Tài liệu tham khảo 1. Trần Đồng Tâm. Trò chơi vận động mẫu giáo. NXB Giáo dục, Hà Nội 1980. 2. Tô Ngọc Thanh. Những vấn đề âm nhạc và múa.Vụ Nghệ thuât Âm nhạc và Múa, 1969. 3. Lê Ngọc Canh. Khái luận nghệ thuật múa. NXB VHTT, Hà Nội 1997. 4.Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục – Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Chương trình Giáo dục Mầm non. Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề (trẻ 3-4 tuổi) và (trẻ 4-5 tuổi). 5. Hoàng Văn Yến. Hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục âm nhạc lớp mẫu giáo 5 tuổi (theo đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục mầm non). NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 2000. 6. Hoàng Văn Yến. Trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non. NXB Giáo dục 1998. 7. Phạm Thị Hoà. Giáo trình PPGD âm nhạc trong trường mầm non, NXB ĐHSP 2011. Kiến thức cơ bản 1. Nắm được mối liên hệ mật thiết giữa âm nhạc và múa và đối với trẻ em. 2. Tác dụng của vận động theo nhạc đối với trẻ: Phát triển thể chất (hệ cơ, xương, tai nghe), cảm giác nhịp điệu, tác phong nhanh nhẹn 3. Nắm đặc điểm, khả năng vận động của trẻ theo từng nhóm tuổi và các phương pháp dạy học cơ bản. 4. Hiểu các khái niêm trong vận động theo nhạc: dạng cận động, cách vận động, động tác vận động, bài vận động từ đó biết cách chọn dạng vận động phù hợp để dạy cho từng nhóm tuổi. 5. Tập viết tiết tấu các cách vỗ, gõ thông qua bản nhạc, thông qua lời ca 6. Trước khi dạy vận động, Gv phải nghiên cứu tác phẩm, chọn cách vận động, viết tiết tấu theo lời bài hát (vận động vỗ tay).Cách tiến hành dạy vận động. 49 7. Cách biên đạo động tác vận động, động tác múa phù hợp với bài hát, với độ tuổi. Câu hỏi 1. Nêu và phân tích các phương pháp dạy vận động cơ bản. Gợi ý: Dạy trẻ vận động theo 3 phương pháp cơ bản + Phương pháp làm mẫu: - Giáo viên làm mẫu cả bài cho trẻ xem. - Trẻ tri giác trọn vẹn bài vận động. - Động tác vận động được kết hợp với âm nhạc, lời ca, sẽ có sức lôi cuốn trẻ. - Là phương pháp nhằm gây ấn tượng mạnh mẽ đối với nhận thức của trẻ. + Phương pháp dùng lời: - Giáo viên dùng lời nói để mô tả động tác, tư thế, đường nét cơ thể - Giọng nói của giáo viên phải dễ hiểu, có sức lôi cuốn trẻ, phải động viên, khuyến khích trẻ hào hứng học tập. - Dùng lời là phương pháp quan trọng để dẫn dắt trẻ đến với bài vận động, bài múa. + Phương pháp thực hành luyện tập: - Cho trẻ thực hành làm các động tác theo yêu cầu của giáo viên. - Với động tác khó, giáo viên cho trẻ tập 1 lần nhưng động tác khó, đòi hỏi độ chính xác cao, cần luyện tập nhiều lần để trẻ ghi nhớ bài học. - Có thể coi là phương pháp tích cực để trẻ trải nghiệm khả năng tri giác, bắt chước và nhận thức của bản thân. 2. Phân biệt khái niệm dạng vận động cách vận động, động tác vận động, bài vận động. Gợi ý: Cần phân biệt một cách rạch ròi các khái niệm trong vận động theo nhạc: + Dạng vận động: - Vỗ, gõ theo tiết tấu. - Nhún nhảy, lắc lư theo nhịp điệu. - Múa minh hoạ, làm điệu bộ theo nội dung lời ca. - Múa tiết mục, múa nghệ thuật theo chất liệu, tính chất, nội dung âm nhạc. + Cách vận động: Trong mối dạng có nhiều cách vận động - Vố, gõ theo tiết tấu có 6 cách: theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu chậm, tiết tấu nhanh, tiết tấu kết hợp, theo tiết tấu lời ca. - Nhún nhảy, lắc lư có 3 cách thương dùng: theo nhịp 2/4; nhịp 3/4; 4/4. - Múa minh hoạ, điệu bộ gồm 3 cách: Làm cụ thể, làm cách điệu, làm động tác tượng trưng. 50 - Múa nghệ thuật chuyên nghiệp gồm: Múa chất liệu các dân tộc Kinh, Tày, Khơ Me; Múa cổ điẻn, múa ba le, Vũ quốc tế + Động tác vận động: Là tư thế cúa cơ thể để thực hiện một cách vận động nào đó. Ví dụ: động tác vẫy tay nghiêng người bên phải, nghiêng người bên trái + Bài vận động: - Là tổ hợp gồm nhiều động tác, mỗi động tác thường kéo dài 4 nhịp. - Số động tác trong bài vận động tương ứng với số câu của bài hát (4 động tác). 3. Hãy nêu khái niệm các cách vỗ tay, gõ đệm cơ bản . Gợi ý: Vỗ tay, gõ đệm là cách vận động phù hợp với khả năng của trẻ. Có 6 cách: - Vỗ theo nhịp: là mỗi nhịp vỗ 1 cái vào phách mạnh ở đầu nhịp. - Vỗ theo phách: là mỗi phách vỗ 1 cái, phách mạnh vỗ mạnh hơn. - Vỗ tiết tấu chậm: là vỗ theo phách, sau 3 cái đều nhau là lặng. - Vỗ tiết tấu nhanh: là vỗ nốt đơn, sau 4 đơn là đen rồi lặng. - Vỗ kết hợp: là kết hợp tiết tấu chậm và nhanh. - Vỗ theo lời ca: là vỗ theo tiết tấu của bài hát, mỗi ca từ vỗ 1 cái. Sau khi nêu khái niệm, cần viết tiết tấu cho các bài hát nhịp 2/4. 4. Nêu những điểm khác nhau giữa vận động trọng tâm và vận động trong dạy hát theo hướng đổi mới. Gợi ý: + Trong tiết trọng tâm là vận động: - Giáo viên chuẩn bị các động tác (biên đạo) vận động, bài vận động. - Làm mẫu trước khi dạy vận động. - Dạy trẻ vận động (vận động theo cô). - Trẻ được vận động từ đầu, được hướng dẫn từng động tác + Trong tiết trọng tâm là dạy hát: - Giáo viên không chuẩn bị động tác, bài vận động. - Không dạy trẻ vận động. - Trẻ được vận động tự do (vận động theo ý thích của trẻ), theo nhịp điệu, không cần sự thống nhất. - Vận động vào cuối tiết học, khi đã thuộc bài hát. 5. Nêu những căn cứ để biên đạo động tác vận động cho trẻ. Gợi ý: - Căn cứ vào đặc điểm, khả năng âm nhạc của trẻ. Các động tác phải đảm bảo tính cân đối, ngược hướng, nhắc lại... 51 - Căn cứ theo cấu trúc của bài, mỗi tiết nhạc 4 nhịp (câu hát) tương ứng một động tác vận động - Căn cứ vào loại nhịp: 2/4, 3/4, 4/4, tiết tấu của bài - Căn cứ tính chất âm nhạc: vui nhộn, hoạt bát, dàn trải, du dương... - Sử dụng chất liệu múa các dân tộc khi biên đạo những bài mang âm hưởng dân gian. - Các động tác ngược hướng, đối xứng: trái-phải, lên-xuống, tiến - lùi, cao - thấp. III. NGHE NHẠC 1. Ý nghĩa của nghe nhạc Tai con người rất thính, có thể nghe thấy mọi tiếng động, tiếng nói và phân biệt được nhiều loại âm thanh, nhưng biết nghe nhạc mới là mức độ phát triển cao của tai nghe. Người biết nghe nhạc là người có khả năng phân biệt được phẩm chất của âm thanh có tính nhạc: cao độ, trường độ, cường độ, âm sắc, các mối quan hệ của những phương tiện diễn tả khác như giai điệu, tiết tấu, hòa âm, biết nghe nhạc phức điệu, nhạc nhiều bè chiều ngang, cột dọc Cho đến nay, chắc không ai còn nghi ngờ về tác dụng của việc nghe nhạc đối với con người. Nhiều quan điểm khoa học hiện đại còn cho rằng cần phải hoàn thiện phẩm chất, trí tuệ, năng lực của đứa trẻ bằng phương pháp cho nghe nhạc ngay từ khi thai nhi còn trong bụng mẹ. Đối với hệ thống các trường từ nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học, THCS, các câu lạc bộ, nhà văn hóa, nghe nhạc là bộ phận quan trọng, xuyên suốt quá trình giáo dục âm nhạc. Cùng với các hoạt động âm nhạc khác như hát, múa, nhạc cụ, trò chơi âm nhạc, nghe nhạc góp phần hình thành những cơ sở ban đầu của văn hóa âm nhạc, hoàn thiện những đặc trưng tâm lý, phát triển trí tưởng tượng, tư duy sáng tạo. Những hình ảnh được nêu trong lời ca, trong chủ đề, chủ điểm hay các hình tượng trong âm nhạc đã tạo cho trẻ những ấn tượng đẹp đẽ, khơi dậy những cảm xúc chân thực đầu tiên đẻ rồi trẻ biết nhận thức trước cái hay, cái đẹp trong cuộc sống. 2. Nội dung nghe nhạc Nghe nhạc không lời: cho trẻ nghe chủ đề, trích đoạn các tác phẩm của một số nhạc sỹ nổi tiếng trong và ngoài nước hoặc nghe phần hoà tấu nhạc cụ những bài hát, bài dân ca. Trẻ làm quen với khí nhạc và tập nhận biết âm sắc của các loại nhạc cụ (nhạc khí) tham gia trình tấu. 52 Nghe hát: Cho trẻ nghe những bài hát hay có chủ đề nghề nghiệp, gia đình, nhà trường, quê hương đất nước, bài dân ca của các vùng miền và bài trẻ yêu thích để trẻ được làm quen với ngôn ngữ âm thanh, hình tượng âm nhạc, với các phương tiện diễn tả của âm nhạc như cường độ, nhịp độ, âm sắc, giai điệucụ thể là : - Về cường độ: Nghe âm thanh to,nhỏ,làm quen với âm thanh todần, nhỏ dần. - Về nhịp độ: Phân biệt tốc độ vừa, nhanh dần, chậm dần. - Về âm sắc: Nghe nhận biết âm sắc trong sáng, ca ngợi hoặc dịu dàng, du dương, nhận biết giọng hát của cô, các bạn trong lớp - Về giai điệu : Nghe âm thanh cao thấp, hướng đi (lên, xuống, lượn sóng..) 3. Lựa chọn tác phẩm cho trẻ nghe Bài cho trẻ nghe bao gồm nhiều thể loại. Dựa vào giai điệu, tiết tấu, nhịp điệu, cấu trúc, tính chất âm nhạc...có thể chia thành hai loại: loại sôi nổi, vui vẻ, dí dỏm và loại trữ tình, êm dịu, du dương. * Bài hát sôi nổi, vui vẻ, dí dỏm: Bài hát có tính vui vẻ, sôi nổi, dí dỏm thường được viết ở tốc độ nhanh vừa hoặc hơi nhanh, âm hình tiết tấu mang tính hành khúc nhảy múa (vũ khúc), giai điệu có thể nhảy quãng 4Đ, 5Đ, âm thanh linh hoạt, sôi động, trong sáng, khi hát cần phát âm gọn, rõ ràng, hơi nẩy, âm thanh đầy đặn, vang sáng. Ví dụ: - Trống cơm Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Anh phi công ơi Nhạc: Xuân Giao, Lời thơ: Xuân Quỳnh - Màu áo chú bộ đội Nhạc và lời: Nguyễn Văn Tý - Mùa xuân ơi Nhạc và lời: Nguyễn Ngọc Thiện - Đi cấy Dân ca Thanh Hoá - Chim sáo Dân ca Khơ me Nam Bộ - Hò ba lí Dân ca Quảng Nam * Bài hát trữ tình, êm dịu, du dương: Các bài hát trữ tình có giai điệu tiến hành liền bậc đi lên, đi xuống hoặc lượn sóng đều đặn, ít có quãng nhảy xa, tiết tấu tự do dàn trải, nhịp độ chậm vừa. Nhịp điệu thường dùng là 3/4, 4/4, 6/8, với các điệu Boston, Rumba, Xilo êm ái, mềm mại như võng đưa, làm tăng thêm tính nhẹ nhàng đằm thắm. Trong nhiều bài hát, đặc biệt là các bài dân ca, còn sử dụng nhiều nốt luyến láy, hoa mỹ khiến cho giai điệu càng mượt mà, duyên dáng. + Bài hát sử dụng loại nhịp 3/4: - Em nhớ Tây Nguyên Nhạc và lời: Văn Tấn – Tần Quang Huy 53 - Ngày đầu tiên đi học Nhạc: Nguyễn Ngọc Thiện, Lời: Viễn Phương - Việt Nam quê hương tôi Nhạc và lời Đõ Nhuận - Cho con Nhạc: Phạm Trọng Cầu, Lời: Tuấn Dũng + Bài sử dụng loại nhịp 4/4: - Lòng mẹ Nhạc và lời: Y Vân - Ngọn nến lung linh Nhạc và lời: Ngọc Lễ - Hạt gạo làng ta Nhạc: Trần Viết Bình, Lời: Trần Đăng Khoa - Ơn nghĩa sinh thành Nhạc và lời: Dương Thiệu Tước - Em là bông hồng nhỏ Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn + Bài sử dụng loại nhịp 6/8: - Bài ca hy vọng Nhạc và lời: Văn Ký - Làng tôi Nhạc và lời: Văn Cao - Chỉ có một trên đời Nhạc Trương Quang Lục, Ý thơ: Liên Xô Trong số các bài hát trữ tình, phải kể đến thể loại hát ru. Hát ru có ý nghĩa quan trọng trong đời sống các dân tộc và càng không thể thiếu đối với lứa tuổi mầm non. Qua lời ru, người mẹ đã truyền cho con những vần thơ và nghệ thuật âm nhạc dân tộc để con biết yêu vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, con người, từ đó thêm giàu lòng nhân ái. Ví dụ: + Bài hát ru: - Mẹ yêu con Nhạc và lời: Nguyễn Văn Tý - Khúc hát ru của người mẹ trẻ Nhạc: Phạm Tuyên, thơ: Lâm Thị Mỹ Dạ - Lời ru trên nương Nhạc: Trần Hoàn, Thơ: Nguyễn Khoa Điềm - Ru con mùa đông Nhạc và lời: Đặng Hữu Phúc - Địu con đi nhà trẻ Nhạc và lời: Đào Ngọc Dung - Ru em Dân ca Xê Đăng - Ru con Dân ca Nam Bộ + Bài hát trữ tình khác: - Em đi giữa biển vàng Nhạc và lời: Bùi Đình Thảo - Đưa cơm cho mẹ đi cày Nhạc và lời: Hàn Ngọc Bích - Bàn tay mẹ Nhạc và lời: Bùi Đình Thảo, Tạ Hữu Yên - Em mơ gặp Bác Hồ Nhạc và lời: Xuân Giao - Hoa thơm bướm lượn Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Cây trúc xinh Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Cò lả Dân ca đồng bằng Bắc Bộ - Lý cây bông Dân ca Nam Bộ *Bài nghe bổ sung ngoài giờ học: 54 + Giờ đón trẻ: - Cháu đi mẫu giáo Nhạc và lời: Phạm Minh Tuấn - Lời chào buổi sáng Nhạc và lời: Nguyễn Thị Nhung - Cô và mẹ Nhạc và lời: Phạm Tuyên - Trường chúng cháu đây là trường mầm non ST Phạm Tuyên + Giờ hoạt động góc: - Tập đếm Nhạc và lời: Hoàng Công Sử - Cho tôi đi làm mưa Nhạc và lời: Hoành Hà - Em đi chơi thuyền Nhạc và lời: Hàn ngọc Bích - Quả bóng Nhạc và lời: Huy Trân - Lái ô tô Nhạc và lời: Đoàn Phi + Giờ trả trẻ: - Đi học về Nhạc và lời: Hoàng Long – Hoàng Lân - Mẹ yêu không nào Nhạc và lời: Lê Xuân Thọ - Cháu yêu bà Nhạc và lời: Xuân Giao - Cả nhà thương nhau Nhạc và lời: Phan Văn Minh 4. Phương pháp dạy trẻ nghe nhạc Nghe trực tiếp: Phương pháp chủ yếu là biếu diễn truyền cảm các tác phẩm, đàm thoại diễn giải và trực quan đưa trẻ hướng tới sự phát triển hình tượng âm nhạc. Trẻ được nghe cô đàn hát trực tiếp sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ, lôi cuốn nhất. Khi nghe trực tiếp, trẻ được quan sát cách thể hiện sinh động của cô, trẻ rất thích được “xem cô hát”. Vì vậy, cô phải hát thật chính xác, giọng vang, sáng, tự nhiên và chú ý sắp xếp để cho tất cả các cháu được trông rõ cô biểu diễn. Nghe qua phương tiện: Ngoài việc cho trẻ nghe trực tiếp, giáo viên có thể đàn giai điệu bài hát, nghe qua cát sét hoặc cho trẻ xem tivi, đĩa hình... Nghe qua phương tiện sẽ mở rộng phạm vi trực quan, trẻ được làm quen với nhiều âm sắc khác nhau và một phong cách diễn xướng độc đáo do các nhạc cụ hoà tấu. Khi nghe qua phương tiện, giáo viên nên kết hợp dùng lời, cho trẻ xem tranh, động tác minh hoạ nội dung âm nhạc...nhằm giúp trẻ tích luỹ các ấn tượng âm nhạc và ghi nhớ tác phẩm. 5. Các hình thức tổ chức nghe nhạc Để việc cho trẻ nghe nhạc đạt hiệu quả cao, chúng ta cần cho trẻ nghe có định hướng và hệ thống. 55 - Nghe ngoài giờ học: Theo tinh thần đổi mới, quá trình giáo dục âm nhạc không chỉ thực hiện trong tiết dạy mà có thể tiến hành ngoài giời học. Nhà trường nên mở nhạc qua hệ thống loa phóng thanh để mọi trẻ đều được nghe. Thời điểm đón trẻ, nghe các bài ca ngợi tấm gương ngoan, chăm học; về tình cảm cô giáo, trường mầm non. Trong hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, giờ thể dục hoặc trước giờ ngủ trưa, cho trẻ nghe những bài phù hợp với từng hoạt động cụ thể hoặc nghe theo chủ điểm. Giờ trả trẻ nghe những bài nói về ông bà, cha mẹ, ca ngợi tình cảm gia đình... Nghe ngoài giờ học có ý nghĩa giới thiệu, cho trẻ làm quen bài hát, tạo không khí vui tươi và giáo dục trẻ. Nội dung lời ca “lời chào buổi sáng”,“Cháu đi mẫu giáo”, “Cháu yêu bà”, “Đi học về...con chào cha mẹ”...sẽ trực tiếp tác động đến tình cảm, suy nghĩ và hành động của trẻ. Nghe nhạc ngoài giờ học là trẻ tự nghe, tự cảm thụ và tự điều chỉnh hành vi, cảm xúc của mình. - Nghe kết hợp: Loại tiết học âm nhạc có hát hoặc vận động là nội dung trọng tâm thì nghe nhạc là kết hợp. Nghe nhạc ở đây mang tính chất củng cố bài đã được học hoặc giới thiệu bài sắp học ở một mức độ nhất định, thời lượng nhất định (tối đa từ 5 – 6 phút), bởi vậy, giáo viên chưa nên dành quá nhiều thời gian cho chuẩn bị đồ dùng, thiết bị dạy học.Trong mỗi tiết dạy, giáo viên thường hát cho trẻ nghe hai lần và có thể cho trẻ múa phụ để tạo không khí thoải mái, vui tươi.Giáo viên nêu câu hỏi về nội dung lời ca, tính chất âm nhạc của bài hát vàgợi ý trả lời nhưng chưa đề ra yêu cầu cao đối với trẻ. - Nghe trọng tâm: Loại tiết nghe nhạc là trọng tâm đòi hỏi sự tích cực về thính giác, tri giác, chú ý, suy nghĩ, tưởng tượng của trẻ và chiếm thời gian nhiều hơn nghe kết hợp. Giáo viên nên trình bày cho trẻ nghe ít nhất là ba lần và nêu câu hỏi về nội dung lời ca, tính chất âm nhạc của bài hát. Bài cho trẻ nghe có nội dung cùng chủ đề với bài dạy trẻ hát và cần tổ chức hình thức nghe – xem phong phú: Cô hát, cô đánh đàn, cô biểu diễn, cô và trẻ cùng múa hát...giúp trẻ khắc sâu hình tượng, nội dung, phong cách âm nhạc. Đồ dùng dạy học phải chuẩn bị đầy đủ, hình thức đẹp để tạo hưng thú cho trẻ. Khả năng nghe nhạc của trẻ giữa các độ tuổi khác nhau, giáo viên cần cần căn cứ vào thực tế để đề ra mức độ, yêu cầu cho phù hợp. 6. Các bước tiến hành Nghe nhạc ở trường Mầm non có hai nội dung (như trên đã nêu). Nhạc không lời thường trừu tượng, khó cảm thụ vì ngôn ngữ thể hiện là những âm thanh dài ngắn, cao thấp, to nhỏ, đòi hỏi người nghe phải có kinh nghiệm, trình độ âm nhạc. Bởi vậy, nội dung nghe nhạc ở các trường thường chỉ là nghe hát. 56 Cô hát cho trẻ nghe bằng chính âm thanh giọng hát của mình. Điều này càng làm cho tiết học thêm sinh động, hấp dẫn, cảm giác gần gủi, ấm áp bởi trẻ đã được tận tai, tận mắt nghe và nhìn thấy cô giáo biểu diễn. Dù nghe là nội dung trọng tâm hay nội dung kết hợp thì cũng nên tiến hành theo ba bước: Giới thiệu, nghe, củng cố. a. Giới thiệu Như trên chúng tôi đã trình bày, nghe hát là nội dung kết hợp, được nối tiếp sau một nội dung chính (dạy hát hoặc dạy vận động). Bởi vậy, khi chuyển nội dung, cô nên gọi trẻ lên ngồi gần theo đội hình tự do (cô ngồi phía trước trẻ). Bài hát mà trẻ sắp được nghe có cùng chủ đề với bài ở nội dung chính, vì thế phần giới thiệu cần được tiến hành ngắn gọn, súc tích. Nếu bài trẻ đã được làm quen, cô có thể gợi ý về nội dung, hình tượng trong bài để trẻ nhớ tên bài hát bằng cách: - Dùng câu đố: Ví dụ “Con gì nho nhỏ Lưng nó uốn cong Bay khắp cánh đồng Tìm hoa làm mật?” khi dạy trẻ nghe bài Chị ong nâu và em bé Nhạc và lời: Tân Huyền. hoặc: “Con gì bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm?” khi dạy trẻ nghe bài Con chuồn chuồn Nhạc và lời: Vũ Đình Lê - Nói tên tác giả: Ví dụ: “Nhạc sỹ Phạm Tuyên đã sáng tác một bài hát rất hay để ca ngợi những chú voi con chăm chỉ làm việc đấy, các con có biết bài hát gì không?” khi dạy trẻ nghe bài Chú voi con ở Bản Đôn. Hoặc: “Các con hãy cho cô biết, chú Hà Hải đã sáng tác bài hát gì để ca ngợi những con cá vàng, nhỉ?” khi dạy trẻ nghe bài Cá vàng bơi. Nếu bài trẻ chưa được làm quen, cô có thể giới thiệu tên bài, tác giả thông qua nội dung, hình tượng,chủ đề bài hát.Tuỳ tình huống để có thể nói ngắn gọn. - Nói tên bài hát: Ví dụ: “Nào, bây giờ cô sẽ hát tặng các con bài Lá xanh của chú Thái Cơ, các con có thích không?” Hoặc: “Các con hãy nghe cô hát và thử đặt tên cho bài hát này nhé!” Giọng nói của cô phải tình cảm, lôi cuốn, hấp dẫn. Ánh mắt, nét mặt, đôi tay làm cử chỉ, điệu bộ để thu hút trẻ, gợi nhu cầu muốn nghe ở trẻ. Cần lưu ý rằng, nếu nghe nhạc là nội dung kết hợp, được nối tiếp sau một nội dung trọng tâm thì phần giới thiệu giáo viên cần lựa chọn một phong cách phù hợp, không nên dài 57 dòng, không đọc trước lời ca hoặc đi vào phân tích nội dung bài hát, tránh lạm dụng về đồ dùng và các phương tiên dạy học. b. Nghe hát Sau phần giới thiệu, trẻ “bị lôi cuốn” vào nội dung, hình tượng của tác phẩm nên có nhu cầu muốn nghe. Vì vậy, cô giáo nên mở đàn dạo nhạc (nếu có điều kiện) hoặc lắc lư nhẹ nhàng như đang có nhạc dạo để hát vào bài. Đây là khâu trình diễn nghệ thuật nên đòi hỏi giáo viên chuẩn bị chu đáo và phải có thói quen thường xuyên tập luyện. Hát lần 1: Nếu bài ở thể một đoạn, một lời ca thì cô hát từ đầu đến hết bài rồi quay lại (2 lần), hai lời ca thì hát từ đầu đến hết bài rồi kết thúc (1lần). Bài ở thể 2 đoạn, 3 đoạn thì chỉ hát một lần. Giọng hát của cô phải rõ ràng, tình cảm, tạo được cảm xúc cho trẻ. Động tác diễn xuất gọn gàng, mềm mại và chỉ nên làm ít, ở biên độ hẹp. Trong khi hát, cô có thể cho trẻ cùng đưa tay, lắc lư theo nhịp điệu. Phải tập cho trẻ biểu lộ cảm xúc khi nghe: - Chăm chú, hào hứng. - Bộc lộ cảm xúc qua động tác, nét mặt. - Vỗ tay cảm ơn sau khi nghe. Cô nêu câu hỏi về đề tài, tính chất âm nhạc và gợi ý để trẻ trả lời rồi cho trẻ về chỗ ngồi (thay đổi tư thế cho trẻ). Hát lần 2: Hát lần thứ hai không phải là “hát lại” (như một số người thường nói) mà cô biểu diễn cho trẻ xem. Khi trẻ đi về chỗ ngồi, cô giáo cũng nhanh chóng thu dọn “sân khấu” rồi đi vào “cánh gà” để chuẩn bị “hoá trang”, trang phục, đạo cụ, nhạc đệm, người múa phụ hoạ... Đi ra để trình diễn, cô cũng nên đi theo nhịp điệu bài hát. Nếu dùng đàn thì dạo nhạc ngắn gọn (kể cả lần dạo để quay lại). Cô hát với âm thanh đầy đặn, vang, sáng, tự nhiên. Nét mặt cô tươi vui, nhìn về phía trẻ. Động tác diễn xuất nhẹ nhàng, biên độ rộng, đường nét đẹp, phù hợp với hình tượng âm nhạc để tạo được cảm xúc và phát triển thẩm mĩ của trẻ . Cô có thể đi lại gần trẻ để giao lưu tình cảm (nhóm mẫu giáo) hoặc vỗ về, âu yếm (nhóm nhà trẻ). Với những bài hát mà trẻ yêu thích, cô có thể mời cả lớp cùng biểu diễn: cô diễn ở giữa, trẻ nắm tay nhau đứng thành vòng tròn rộng lắc lư theo nhịp điệu... Nếu phần trình diễn có sự kết hợp múa phụ hoạ với trẻ thì cô phải biên đạo động tác múa và tập trước cho thuần thục. Khi kết thúc bài hát, cô phải tạo cho trẻ những cảm xúc mạnh mẽ từ phong cách, động tác diễn xuất, xử lý âm thanh c. Củng cố, ghi nhớ tác phẩm 58 Thay đổi tư thế nghe cho trẻ bằng cách gọi trẻ lên ngồi bên cô, trò chuyện với trẻ về tác phẩm: tính chất giai điệu, tiết tấu, nội dung lời ca. Có thể dùng biện pháp so sánh giúp trẻ nhớ lại bài hát, đồng thời giáo viên nêu lên một số câu hỏi về đề tài, tên bài hát, tên tác giả hoặc tập cho trẻ làm quen với các yếu tố biểu hiện cơ bản của âm nhạc như vỗ tay, gõ đệm theo phách, nhịp, làm điệu bộ, động tác minh hoạ... nhằm gợi lên tình cảm, thái độ, khắc sâu những cảm xúc của trẻ, từ đó giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. 7. Chuẩn bị dạy trẻ nghe nhạc Kết quả nghe nhạc của trẻ phụ thuộc phần lớn vào khả năng trình bày tác phẩm của giáo viên, vì thế công tác chuẩn bị của giáo viên rất quan trọng, bao gồm những nội dung sau: - Nghiên cứu bài hát: giọng điệu, nhịp điệu, giai điệu, tính chất âm nhạc, cấu trúc, nội dung lời ca, đề tài, hình tượng... để xác định sắc thái, phong cách tình diễn, lựa chọn trang phục, đạo cụ. - Học thuộc bài hát. - Tập xử lý tác phẩm: âm thanh to nhỏ, hát vào bài, chỗ cao trào, câu kết thúc... - Tập trình diễn bài hát: nét mặt, diễn xuất, hát theo đàn hoặc phần đệm ghi sẵn. - Tập đánh giai điệu của bài và ghép phần đệm tay trái - Chọn câu nhạc dạo, chọn âm sắc (tiếng) và tập đánh thành thạo. - Chọn cách trình bày tác phẩm: Hát mấy lần, điệp khúc - Chuẩn bị trang phục của cô và trẻ. - Xác định yêu cầu, cách tiến hành tiết dạy. Câu hỏi: 1.Vai trò, ý nghĩa của việc cho trẻ nghe nhạc? 2. Nội dung và phương pháp dạy trẻ nghe nhac? 3. Nêu các hình thức tổ chức cho trẻ nghe nhạc? 4. Các bước tiến hành cho trẻ nghe nhạc? 5. Cách lựa chọn tác phẩm cho trẻ nghe? Bài tập thực hành: 1. Tập giới thiệu, diễn giải về nội dung và hát cùng với nhạc đệm một số bài: - Em đi giữa biển vàng Nhạc và lời: Bùi Đình Thảo - Em là bông hồng nhỏ Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn - Em mơ gặp Bác Hồ Nhạc và lời: Xuân Giao - Lòng mẹ Nhạc và lời: Y Vân - Bàn tay mẹ Nhạc và lời: Bùi Đình Thảo - Mẹ yêu con Nhạc và lời: Nguyễn Văn Tý - Địu con đi nhà trẻ Nhạc và lơi: Đào Ngọc Dung - Lời ru trên nương Nhạc: Trần Hoàn, lời: Nguyễn Khoa Điềm 59 - Ru con mùa đông Nhạc và lời: Đặng hữu Phúc - Ngày mùa Nhạc và lời: Văn Cao - Trường làng tôi Nhạc và lời: Phạm trọng Cầu - Màu áo chú bộ đội Nhạc và lơi: Nguyễn Văn Tý - Anh phi công ơi Nhạc: Xuân Giao, lời thơ: Xuân Quỳnh HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Tài liệu tham khảo 1. Hoàng Văn Yến. Trẻ mầm non ca hát (tuyển tập bài hát nhà trẻ mẫu giáo). Vụ GDMN – NXB Âm nhạc 2002. 2. Hoàng Văn Yến. Nghệ thuật âm nhạc với trẻ mầm non. NXB Giáo dục 1999. 3. Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục – Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Chương trình Giáo dục Mầm non. Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề (trẻ 3-4 tuổi) và (trẻ 4-5 tuổi). 4. Trần Thị Trọng – Phạm Thị Sửu (đồng chủ biên)Tuyển tập trò chơi, bài hát, thơ, truyện mẫu giáo (trẻ 5-6 tuổi). NXB Giáo dục VN, 2009. 5. Phụ lục bách khoa tri thức học sinh. 50 bài hát hay nhất. NXB Văn hoá thông tin, 2001. Kiến thức cơ bản 1. Tác dụng của việc cho trẻ nghe nhạc, nghe hát trong giáo dục tình cảm, nhận thức. 2. Đặc điểm, khả năng âm nhạc của trẻ các nhóm tuổi. 3. Nội dung nghe nhạc: - Nhạc không lời - Các thể loại nhạc có lời (ca khúc) - Nghe âm thanh khác trong tự nhiên, trong cuộc sống 4. Phương pháp dạy trẻ nghe nhạc: - Trực quan thính giác – Trực quan truyền cảm. - Đàm thoại diễn giải. - Trực quan thị giác (đồ dùng học tập, động tác của cô giáo). 5. Các hình thức tổ chức nghe nhạc: - Nghe gắn liền với các hoạt động học tập khác - Nghe trong hoạt động chung (trọng tâm và kết hợp). 6. Các bước tiến hành dạy nghe nhạc: - Chuẩn bị nghe nhạc - Tiến hành nghe nhạc - Củng cố (nêu câu hỏi về khả năng cảm thụ âm nhạc, giáo dục trẻ) 7. Cách chon tác phẩm cho trẻ nghe. Câu hỏi 60 1.Vai trò, ý nghĩa của việc cho trẻ nghe nhạc? Gợi ý: - Phát triển tai nghe, là cơ sở để phối hợp giữa các hoạt động âm nhạc khác: ca hát, vận động, trò chơi. - Phần phát triển cảm xúc, tình cảm thẩm mỹ của trẻ. - Mở rộng nhận thức, vá giúp trẻ biết liên hệ các lĩnh vực trong cuộc sống. - Phát triển tư duy, trí tưởng tượng, sáng tạo. - Làm cơ sở để cảm thụ các bộ môn nghệ thuật khác 2. Nội dung và phương pháp dạy trẻ nghe nhac? Gợi ý: + Nội dung nghe

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgtmn0012_p1_6145.pdf
Tài liệu liên quan