Giáo trình phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học

 Sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với ngành giáo dục

Mầm non

Ngay từ những ngày đâu khi Cách mạng tháng 8 thành công và trong cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp, Nhà nước dân chủ nhân dân đã coi trọng việc

chống giặc dốt bên cạnh giặc đói, giặc ngoại xâm, đã quan tâm đến sự nghiệp

giáo dục thiếu niên nhi đồng, giành cho tuổi thơ một sự quan tâm đúng mực. Chỉ

8 ngày sau khi ra Tuyên ngôn độc lập, Nhà nước đã ban hành chủ trương mở các

lớp ấu trĩ viên, Nhà Bảo anh, Dục anh Liên tiếp vào những ngày 10-13/12/1946; 25/7/1946, Hội đồng cố vấn học chính của Bộ Quốc gia Giáo dục

mở những cuộc họp nghiên cứu các nguyên tắc tổ chức, mở lớp huấn luyện giáo

viên mẫu giáo, cử cán bộ phụ trách.

pdf118 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 16346 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảm tác phẩm nghệ thuật, là tìm tòi các phương pháp dạy học. Tất cả những điều đó đều phải là trung tâm chú ý của mỗi cô giáo. Việc chuẩn bị kĩ năng sẽ giúp cô giáo tránh được những phút căng thẳng không cần thiết trên lớp, góp phần thiết lập mỗi quan hệ giao cảm chặt chẽ với các em. Những việc làm đó sẽ tạo cho cô giáo trạng thái tâm lí tự tin, mà nó chắc chắn sẽ được thể hiện trong cách đọc, kể rất diễn cảm một tác phẩm, làm cho nó chân thực, có sức thuyết phục đối với các em. Đọc, kể diễn cảm kết hợp với những bức tranh minh họa, những phương tiện dạy học khác cùng với yếu tố trò chơisẽ là cơ hội để các em thâm nhập sâu vào thế giới tác phẩm văn học. II. CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Công việc của cô giáo khi thực hiện việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học rất đa dạng. Cô giáo đem văn học đến cho trẻ nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học và giáo dục phức tạp. Để cho hoạt động này có mục đích rõ ràng và 84 có kết quả, cô giáo cần phải theo đúng quy tắc quy định chung làm cơ sở cho tất cả những hoạt động làm quen với văn học ở trường mầm non. Các quy tắc chung này quy định hướng tổ chức dạy học và được gọi là các nguyên tắc dạy học hay còn gọi là nguyên tắc tổ chức hoạt động làm quen với văn học. Các nguyên tắc cho trẻ làm quen với văn học xuất phát từ nhiệm vụ giáo dục và tính chất của một lĩnh vực văn hóa được gọi là môn học mang tính nghệ thuật. Chúng được xác định căn cứ vào các nguyên tắc lí luận dạy học mẫu giáo và đặc trưng của tác phẩm văn học. Sau đây là những nguyên tắc mang tính đặc thù của tổ chức các hoạt động làm quen với văn học ở trường mầm non. 1. Phát huy tính tích cực sáng tạo của chủ thể trẻ em trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học. Vấn đề chủ thể trẻ em đã được bàn luận rất nhiều và được lí giải từ nhiều bình diện: Lí luận nhận thức, nguyên lí dạy học mới, từ quan điểm mới về đối tượng trẻ emPhát huy chủ thể trẻ em là một nguyên tắc cơ bản chủ yếu quyết định hiệu quả dạy học. Nguyên tắc này có liên quan hữu cơ với các nguyên tắc khác nhưng lại chính là cầu nối quy tụ, là thước đo hiệu lực thực sự của các nguyên tắc khác cũng như bất kì một phương pháp nào được sử dụng trong quá trình dạy học. Không có sự vận động của bản thân chủ thể thì mọi hoạt động từ phía cô giáo đều trở thành áp đặt. Những tiềm năng của trẻ em có được phát huy thực sự thì việc lĩnh hội những kiến thức, thể nghiệm mình trước tác phẩm, hứng thú học mới thực sự có được. Và hiệu quả của quá trình truyền đạt kiến thức và tiếp thu kiến thức, những kĩ năng kĩ xảo mới được hình thành bền vững. Yêu cầu phát huy tính tích cực của chủ thể trẻ em trong quá trình dạy học ở mẫu giáo nói chung, hay làm quen với tác phẩm văn học nói riêng, gằn liền với tài năng sáng tạo của cô giáo. Làm sao có thể khơi dậy được các hoạt động tâm ló nhận thức, tâm lí cảm thụ của đứa trẻ, để chúng từng bước lớn dần lên về mọi mặt. Nguyên tắc phát huy chủ thể trẻ em đòi hỏi sự đổi mới hàng loạt các vấn đề cơ bản trong dạy học. Nguyên tắc phát huy tính tích cực của trẻ em là đấu mối quyết định phương hướng, hiệu quả tổ chức hoạt động dạy học của cô giáo. 85 Nguyên tắc này cần được thấu triệt trong các hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non. Kết quả của việc học chỉ thực sự có được khi trẻ em tích cực và chủ động tham gia vào quá trình dạy - học. Khía cạnh đặc biệt quan trọng của sự phát triển là sự biến đổi về chất của bản thân hoạt động nhận thức và tư duy nói chung. Chỉ trong quá trình hoạt động tư duy tích cực, trẻ em mới tiếp thu kiến thức, rèn luyện được kĩ năng, hứng thú, say mê học. Tất cả những cái đó dẫn tới việc hoàn thiện nhân cách nói chung, đặc biệt làm phong phú thêm nhu cầu nhận thức và tinh thần. Như vậy, việc học của trem em cần dựa trên nền tảng của hoạt động nhận thức tích cực của chính các em, và đỏi hỏi các em phải có được thái độ và tinh thần chủ động sáng tạo. Tính tích cực nhận thức của trẻ em theo I.F.Kharlamôp có thẻ được định nghĩa như sau: “Nói chung, tính tích cực là trạng thái hoạt động của chủ thể, nghĩa là của người hành động. Vậy tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của trẻ em, đặc trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức”. Trong quá trình tổ chức các hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non, phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ là làm thế nào để trẻ không chỉ tham gia mà tiếp nhận toàn diện và thích hợp, từ nhận thức trí tuệ đến cảm xúc và rung động tâm hồn; từ nhận biết đến nhận xét, đánh giá, và cao hơn là biết cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Cô giáo cần chọn được hình thức tổ chức học và vận dụng phương pháp dạy học tích cực. Điều rất quan trọng là các thao tác dạy học cụ thể của cô giáo sẽ quyết định sự thành công của việc khêu gợi, kích thích hứng thú nhận thức của trẻ trong quá trình làm quen với tác phẩm văn học. Muốn vậy, nhà sư phạm phải tổ chức cho trẻ hoạt động, nhất là những hoạt động chuyển vào trong(hướng nội) để tác phẩm trực tiếp tác động đến nhân cách trẻ, biến thành nội dung nhân cách bền vững. 2. Đảm bảo tính vừa sức 86 Vừa sức không phải là tạo ra sự phù hợp với khả năng hiện có của trẻ mà hướng tới khả năng có thể đạt được bằng nỗ lực đánh thức tiềm năng của trẻ nhờ các phương pháp tích cực trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Như vậy tính vừa sức, theo quan niệm ở đây, đã bao hàm tính phát triển để tạo ra, cô giáo cần chú ý đến tính phức tạp, dung lượng của tác phẩm văn học phù hợp với từng độ tuổi, với mục tiêu, yêu cầu, các phương pháp, biện pháp thích hợp, khơi dậy hứng thú, kích thích lòng ham muốn nhận thức của các em. Đây đã là một nguyên tắc quan trọng trong tổ chức hoạt động dạy học ở mẫu giáo. Muốn thực hiện nó, trong quá trình tổ chức dạy học, cô giáo không chỉ đưa ra những nhiệm vụ dễ dàng, quen thuộc mà phải đưa ra cho trẻ những nhiệm vụ đòi hỏi sự nỗ lực của hoạt động trí tuệ. Sự chỉ dẫn, định hướng của cô giáo là yếu tố quan trọng để thúc đẩy trẻ đạt đến vùng phát triển gần nhất của mình, giúp cho việc đến trường của trẻ mang đầy đủ ý nghĩa của nó. 3. Đảm bảo tính sư phạm, hệ thống trong kế hoạch tổ chức các hoạt động làm quen với tác phẩm văn học. Tính sư phạm, hệ thống trong kế hoạch tổ chức các hoạt động làm quen với văn học đòi hỏi phải lựa chọn nội dung theo chương trình phát triển các mặt nhân cách gắn với các nhiệm vụ giáo dục được xác định. Phải lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với nội dung, với các đối tượng. Dạy từ đơn giản đến phức tạp, những gì cần thiết cho sự phát triển đúng đắn năng lực của trẻ em. Giáo dục đúng đắn chính là thức tỉnh trong trẻ những vốn có, giúp trẻ phát triển theo định hướng sư phạm. Phải chăng cần phát triển ở trẻ trực cảm văn học thông qua việc hình thành ngày càng nhiều và có chất lượng hơn những biểu tượng và mối liên hệ giữa các biểu tượng đó. Trẻ càng phát triển thì càng có khả năng kết hợp có mạch lạc, hệ thống hơn những biểu tượng và ý niệm trong một chỉnh thể tác phẩm. Việc tổ chức hoạt động làm quen với văn học sẽ giúp trẻ có được một hệ thống các tri thức về văn học, sẽ hình thành ở trẻ những phẩm chất nhân cách bền vững. 4. Phải đảm bảo sự gợi cảm thẩm mỹ, hứng thú. 87 Khi nói đến tác phẩm văn học, người ta quan tâm trước hết là tính chất văn, tính nghệ thuật ngôn từ, bản chất thẩm mĩ của nó, đồng thời người ta cũng quan tâm đến nền tảng nghệ thuật với giáo dục, sư phạm. Tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học, hướng tới mục đích trọng tâm là giáo dục thẩm mĩ, giáo dục nghệ thuật. Giáo dục nghệ thuật chính là hình thành ở trẻ sự cảm thụ văn học, khả năng hoạt động văn học nghệ thuật. Điều đó đòi hỏi trước hết cô giáo phải có sự nhạy cảm thẩm mĩ, trình độ cảm thụ văn học mới có thể tổ chức tốt các hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Trong yêu cầu xác định chất lượng của hoạt động làm quen với văn học, có một chất lượng không thể bỏ qua, đó là chất lượng thẩm mĩ. Để đảm bảo chất lượng thẩm mĩ, ngôn ngữ diễn cảm của cô giáo là yếu tố rất quan trọng, tạo nên sự thành công chất lượng thẩm mĩ trong hoạt động này. Ngôn ngữ mặc dù chịu sự chi phối của ngôn ngữ văn bản song nó vô cùng sinh động thay đổi theo nhịp điệu đọc và kể. Có nghĩa là ngôn ngữ phải vừa có tính chất cảm thụ văn chương mang màu sắc xúc cảm của cá nhân, vừa có tính chất trình bày, khơi gợi, kích thích sự đồng cảm của các em. Ngôn ngữ thẩm mĩ cao, cần chú ý nâng cao tính nhạc và tính họa, cần chú ý đúng mức sự giàu nhạc điệu, màu sắc hình ảnh của tiếng việt. Phát huy được ưu thế này, ngôn ngữ trong những hoạt động giáo dục văn học nghệ thuật sẽ giàu sức hấp dẫn. Cô giáo, trong quá trình cho trẻ tiếp xúc tác phẩm văn học, cần lưu ý bồi dưỡng nhạc cảm và hội họa cho các em, bồi dưỡng những năng khiếu nhất định. Trên cơ sở đó, ngôn ngữ phong phú, giàu tính tạo hình biểu cảm sẽ góp phần gây hưng thú cho các em. Thính giác và thị giác là hai giác quan góp phần nâng cao thẩm mĩ cho trẻ. Để nâng cao chất lượng thẩm mĩ của ngôn ngữ trong tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học, cô giáo cần phải: - Tự trau dồi để có vốn ngôn ngữ phong phú, đáp ứng tính chất cần thiết của hoạt động làm quen với văn học. - Nắm sâu nội dung hoạt động, nắm vững tâm lý đối tượng để khi lên lớp bên các em, có một ngôn ngữ thích hợp, giàu sắc thái biểu cảm, gợi cảm thẩm mĩ cụ thể. 88 - Giữ vững và luyện giọng nói, giọng đọc giàu sức truyền cảm, biết kết hợp đúng mức ngôn từ và ngữ điệu. Ngoài yếu tố ngôn ngữ, để tổ chức hoạt động làm quen với văn học đạt một hiệu quả thẩm mĩ, còn cần phải chú ý tới những yếu tố thẩm mĩ khác như: trang phục của cô giáo, môi trường giàu chất thẩm mĩ gắn với tác phẩm, gắn với việc dạy học. Trong đó, việc sắp đặt những đồ chơi, góc hoạt độngphải hợp lý, nghĩa là phải tạo ra một không gian thẩm mĩ. Những đồ dùng dạy học khác như tranh, ảnh, con rốicũng phải thể hiện tính hình tượng, gợi cảm, tránh sự qua quýt, đơn điệu. Còn phải kể đến cách sử dụng những đồ dùng dạy học, tránh lạm dụng thô thiển, luộm thuộmLàm sao để tất cả tạo nên một môi trường hoạt động văn học nghệ thuật với đầy đủ ý nghĩa của nó. 5. Hướng trẻ vào cảm nhận giá trị nội dung, hình thức của tác phẩm văn học. Giá trị của những tác phẩm văn học nghệ thuật được xác định bởi sự thống nhất hài hòa giữa nội dung và hình thức tác phẩm. Làm nên cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học phải kể đến yếu tố hình thức tác phẩm. Nhằm hình thành, phát triển toàn diện nhân cách trẻ bằng các phương tiện nghệ thuật, văn học có một vị trí đáng kể trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ em. Ở các nước trên thế giới, người ta đều nhận thấy rõ vai trò của ngôn ngữ nghệ thuật đối với việc phát triển ngôn ngữ và cảm thụ nghệ thuật của trẻ. Trong tiếp nhận văn học, ấn tượng trực tiếp thu từ những hình tượng nghệ thuật giàu sức biểu cảm dưới sự dẫn dắt của cô giáo. Như đã nói ở trên, việc cảm thụ tác phẩm văn học ở trẻ trong mối quan hệ thống nhất giữa nội dung và hình thức tác phẩm văn học. Tuy chưa có những hiểu biết đầy đủ về ngôn ngữ, thể loại và các hình thức biểu cảm văn học nhưng ở trẻ mẫu giáo xuất hiện sự chú ý, say mê với cốt truyện và các hình tượng của các tác phẩm tự sự, với âm thanh nhịp điệu của thơ ca. Chúng phân biệt được thơ ca và văn xuôi, chỉ ra được một số đặc điểm thơ truyện. Nhận ra và phân biệt được truyện cổ tích từ công thức mở đầu với lối kết thúc có hậu, với các yếu tố thần kì trong tác phẩm Trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, người ta đã dạy trẻ về thể loại 89 tác phẩm với những đặc trưng tiêu biểu nhất, giới thiệu một vài biểu hiện tu từ, dạy trẻ vận dụng những điều đã biết vào việc nhận biết, nhận xét về những câu thơ hay với những từ ngữ chúng yêu thích. Trẻ biết vận dụng những từ ngữ, những câu văn hay vào ngôn ngữ của bản thân, biết làm thơ, kể chuyện cổ tích sáng tạo. Kết quả thu được cho thấy những điều này có ý nghĩa quan trọng với việc hình thành ở trẻ sự yêu thích ngôn ngữ nghệ thuật, ý muốn tham gia vào các hoạt động văn học nghệ thuật. Điều đó đã cho phép khẳng định, ở trẻ mẫu giáo có thể phát triển sự cảm thụ một phần giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn học. Trong việc giáo dục văn học nghệ thuật cho trẻ, chúng ta cần thiết hướng trẻ vào yếu tố hình thức của tác phẩm để trẻ bước đầu nhận ra được cái hay cái đẹp của tác phẩm, làm phong phú đời sống tinh thần của trẻ. Để làm được điều này, phải tổ chức một quá trình sư phạm có sự kết hợp hài hòa giữa khoa học và nghệ thuật. 6. Tích hợp nội dung hướng vào mục tiêu giáo dục, đặc biệt văn học và ngôn ngữ trong tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học. Xuất phát từ cách nhìn nhận thế giới tự nhiên, xã hội, con người là một tổng thể thống nhất, lại do sự phát triển của trẻ dưới 6 tuổi chưa tách bạch thành các chức năng riêng biệt, nên trong quá trình dạy học không thể thực hiện các tác động riêng lẻ, tách rời các nội dung cũng như các mặt giáo dục. Do đó, tích hợp trở thành một nguyên tắc cơ bản của giáo dục mầm non. Tích hợp trong giáo dục mầm non được hiểu như một phương thức liên kết, xâm nhập, đan xen những quá trình sư phạm tạo thành một thể thống nhất, tác động đồng bộ đến chưa trẻ như một chỉnh thể toàn vẹn. Nhờ đó, hiệu quả sư phạm được nhân lên trong quá trình tổ chức cho trẻ làm quên với tác phẩm văn hoc, tích hợp được thể hiện trong mối quan hệ với các hoạt động văn hóa khác. Hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học không tồn tại một cách độc lập, riêng rẽ mà đan xen, liên kết với các hoạt động khác hướng tới một chủ đề, chủ điểm được xác định, nhằm hình thành những phẩm chất nhân cách cho trẻ. Như vậy, làm quen với văn học có mối liên hệ với các hoạt động văn hóa khác như tạo hình, âm 90 nhạc, môi trường xung quanh, toánĐặc biệt, nội dung ngôn ngữ và văn học tồn tại trong chỉnh thể tác phẩm, tập trung vào những đặc trưng của những dạng thức tiết học học hay còn gọi là hoạt động văn học nghệ thuật giàu chất thẩm mĩ. Cô giáo bên cạnh thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện nhân cách, giáo dục văn học nghệ thuật, phải đặc biệt xác định rõ giá trị ngôn ngữ, với các kỹ năng hoạt động ngôn ngữ cho trẻ để từ đó tìm kiếm những biện pháp tổ chức hoạt động thích hợp. Đây chính là sự tích hợp văn học và tiếng việt trong tổ chức hoạt động làm quen văn học. 7. Thống nhất các nguyên tắc, phối hợp các phương pháp, biện pháp. Cần thống nhất các nguyên tắc trong tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học. Có nghĩa là các nguyên tắc phải được quán triệt trong những hành động, những thao tác dạy học cụ thể để đạt mục đích giáo dục, các nguyên tắc không bị cắt chia đơn lẻ, rời rạc mà liên kết nội tại chặt chẽ. Ví dụ khi quán triệt dạy học tích cực là phải đảm bảo vừa sức, phát triển, gợi cảm thẩm mĩ, hứng thúĐiều đó đòi hỏi cô giáo phải có hiểu biết sâu sắc về lý luận dạy học bộ môn và có các kỹ năng cần thiết cho việc tổ chức hoạt động học ở trường mầm non. Phối hợp các phương pháp trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học đó là một nguyên lý. Mỗi phương pháp có vị trí và tính năng riêng của nó, cần được vận dụng sáng tạo trong việc tổ chức hoạt động những trường hợp cụ thể. Trong mỗi một hoạt động được coi là tiết học, một phương pháp có thể được vận dụng như một phương pháp “thủ công” dựa trên cơ sở nội dung, mục đích của tác phẩm văn học và đặc điểm, đối tượng giáo dục. Quá trình cho trẻ làm quen với văn học là một quá trình sư phạm, xã hội phức tạp và sinh động, do đó phải vận dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có ưu thế đối với từng hoạt động và từng đối tượng nhất định. Chẳng hạn Phương pháp đọc kể tác phẩm có nghệ thuật được vận dụng vào tổ chức các hoạt động đọc và kể tác phẩm cho trẻ nghe sẽ phát huy được hiệu lực, sức mạnh hơn là Sử dụng đồ dùng trực quan với những lời nói, giải thích khô khan. Trong mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung của tổ chức các 91 hoạt động làm quen với tác phẩm văn học, cô giáo không chỉ giúp trẻ nhận thức những tri thức tự nhiên, xã hội được phản ánh trong tác phẩm mà còn nhiệm vụ phát triển trí tuệ, giáo dục ngôn ngữ, rèn luyện các kĩ năng văn học cho trẻ thì phương pháp Trao đổi gợi mở có sức mạnh riêng của nó. Quá trình giúp trẻ tri giác, tiếp nhận tác phẩm, cô giáo có thể vận dụng phối hợp nhiều phương pháp, biện pháp tùy theo mục đích sư phạm của những hoạt động như: đọc thơ, đọc truyện, kể cho trẻ nghe truyện. Trong tổ chức các hoạt động làm quen với văn học, việc lựa chọn phương pháp chủ yếu và vận dụng kết hợp các phương pháp cần đảm bảo những yêu cầu sư phạm sau đây: - Thay đổi hình thức tổ chức hoạt động học của trẻ để tránh tâm lí mệt mỏi, thụ động và gây được những ấn tượng mới hợp lí. - Phải xuất phát chủ yếu từ nội dung nghệ thuật của tác phẩm làm tài liệu dạy học, kết hợp với mục đích chung và yêu cầu cụ thể cần phải đạt được, cô giáo lựa chọn phương pháp chính và các biện pháp kết hợp đúng đắn. - Các phương pháp thường ảnh hưởng tới tiến độ, không khí học và thời gian quy định. Do đó, việc thay đổi phương pháp phải tính toán đến lượng thời gian cho phép, để kết hợp đa dạng hóa hoạt động học của trẻ. - Phải chú ý tính chủ động sáng tạo của cô giáo khi vận dụng phương pháp, vì mỗi phương pháp đều có tính chất tương đối của nó. Vấn đề quan trọng đối với cô giáo mẫu giáo trong quá trình tổ chức hoạt động làm quen văn học không phải chỉ là nắm vững phương pháp, mà còn là chỗ biết lựa chọn và vận dụng phù hợp các phương pháp, biện pháp. Cũng cần nói thêm là không có gì là tiền lệ chung, sự rập khuôn máy móc chỉ làm mất tính sáng tạo, việc sử dụng phương pháp nào cũng còn tùy thuộc vào sở thích, sở trường của mỗi cô giáo. Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là một công việc sáng tạo, cho phép mỗi một cô giáo được tương đối tự do trong việc lựa chọn những phương pháp tối ưu. CÂU HỎI 1. Chị hãy nêu các nguyên tắc lựa chọn tác phẩm văn học dành cho trẻ mẫu giáo? 92 2. Trên cơ sở các nguyên tắc lựa chọn đã nêu ở trên, chị hãy lựa chọn một tác phẩm văn học dành cho trẻ mẫu giáo (độ tuổi tự chọn) và chỉ ra tại sao chị lựa chọn tác phẩm đó? 3. Các nguyên tắc tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học. 4. Phân tích nguyên tắc phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ trong quá trình hoạt động làm quen với tác phẩm văn học? 5. Chị hiểu thế nào là nguyên tắc “vừa sức” trong quá trình tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học? Lấy ví dụ minh họa. 6. Chị hãy phân tích một tác phẩm văn học và chỉ ra những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm cần đến cho trẻ. III. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC 1. Quan niệm về các hình thức dạy học Lí luận giáo dục học trẻ em trước tuổi đến trường phổ thông, Chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ em đã coi Làm quen với văn học là một môn học ở trường mầm non. Với tư cách là một môn học mang tính đặc thù của ngành học, tổ chức hoạt động làm quen với văn học chính là tổ chức hoạt động dạy học và học có chủ đích. Như vậy, hoạt động này phải được điễn ra dưới các hình thức tổ chức sư phạm khoa học. Quan niệm về hình thức dạy học cũng có những ý kiến khác nhau, đặc biệt trong việc phân kiểu các hình thức dạy học. Vì vậy, cần thống nhất quan niệm về hình thức tổ chức dạy học trước khi xác định các hình thức tổ chức dạy học đích thực tồn tại trong quá trình dạy học ở trong trường mầm non. Vận dụng quan điểm triết học vào xem xét nội dung dạy học (nội dung dạy học) và hình thức tồn tại của nó (hình thức tổ chức dạy học) có thể khẳng định: Hình thức tổ chức dạy học là hình thức vận động của nội dung dạy học cụ thể trong không gian, địa điểm, thành phần trẻ em tham gia vào đơn vị nội dung dạy học đó và những điều kiện xác định, nhằm thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu dạy học. 93 Điều này cho thấy, hình thức tổ chức dạy học giúp xác định một đơn vị nội dung dạy học cụ thể được thực hiện ở đâu, quy mô như thế nào, thành phần trẻ tham gia là cả lớp hay theo nhóm, hoặc cá nhân. Hình thức dạy học có quan hệ chặt chẽ với mục đích, nội dung và phương pháp học, vì nó là thành tố của quá trình dạy học. Có nhiều cách phân loại hình thức tổ chức dạy học. - Căn cứ vào địa điểm diễn ra quá trình dạy học có hình thức dạy học trên lớp và hình thức dạy học ngoài lớp. Hình thức dạy học trên lớp là hình thức tổ chức dạy học mà thời gian học tập được quy định một cách xác định và ở một địa điểm riêng biệt. Cô giáo chỉ đạo hoạt động nhận thức có tính chất tập thể ổn định, có thành phần không đổi, đồng thời chú ý đến đặc điểm của từng trẻ em, để sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em từng bước nắm kiến thức qua những tài liệu học tập một cách trực tiếp, cũng như làm phát triển năng lực nhận thức, các chức năng tâm lí cho các em tại lớp với phương châm “học mà chơi, chơi mà học”. Hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp, là một hình thức tổ chức dạy học, trong đó cô giáo thức, chỉ đạo hoạt động học của trẻ em ở địa điểm ngoài lớp học, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em nắm vững, mở rộng kiến thức, phát triển các kĩ năng thông qua các hoạt động và các mối quan hệ đa dạng từ môi trường học tập. Căn cứ vào sự chỉ đạo của cô giáo đới với toàn lớp hay với nhóm trẻ em trong lớp, có hình thức dạy học toàn lớp và hình thức dạy học theo nhóm, cá nhân (có thể tiến hành ở trong lớp hoặc ngoài lớp). Hình thức dạy học toàn lớp là hình thức tổ chức dạy học trong đó giáo viên lãnh đạo đồng thời hoạt động của tất cả trẻ em, tích cực điều khiển việc lĩnh hội kiến thức, việc ôn tập và cũng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng chung cho cả lớp và mỗi em, đồng thời hoàn thành nhiệm vụ học tập chung. Hình thức tổ chức dạy học theo nhóm là hình thức dạy học có sự kết hợp tính tập thể và tính cá nhân, trong đó trẻ em từng nhóm, dưới sự chỉ đạo của giáo 94 viên trao đổi những ý tưởng, nguốn kiến thức với nhau, giúp đỡ, hợp tác với nhau trong việc lĩnh hội kiến thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Từng thành viên của nhóm không chỉ có trách nhiệm với việc học tập của mình, mà còn có trách nhiệm quan tâm đến việc học tập của các bạn khác trong nhóm. Đặc trưng của hình thức tổ chức dạy học theo nhóm là sự tác động trực tiếp giữa trẻ em với nhau, sự cùng phối hợp hoạt động của chúng. Tiến trình khi dạy học theo nhóm được bắt đầu bằng việc cô giáo đề ra những nhiệm vụ cho các nhóm trước cả lớp. Từng nhóm được sắp xếp ngồi thành cụm với nhau để các em dễ dàng quan sát, lắng nghe, trao đổi ý kiến và cô giáo dễ dàng động viên hoặc gợi ý (nếu cần) trong quá trình hoạt động của nhóm. Trong quá trình dạy học theo nhóm, cô giáo nên đóng vai trò người cố vấn, người động viên, cổ vũ hoạt động của các nóm. Hoạt động của cô giáo làm sao tạo cho trẻ em có những cơ hội tìm tòi, lĩnh hội kiến thức, mở mang trí tuệ. Trong khi các nhóm làm việc, cô giáo nên quan sát các nhóm, tìm ra cách giúp đỡ các em đạt được kết quả, đồng thời phát hiện những lỗi sai mà thành viên của nhóm nào đó mắc phải. Nếu nhóm nào đó gặp khó khăn thì cô giáo tham gia với tư cách là một thành viên của nhóm thảo luận, trao đổi nhằm giải quyết khó khăn đó. Vì vậy, cô giáo có thể dành được sự chú ý nhiều hơn đến những trẻ em yếu. Hình thức tổ chức dạy học cá nhân là hình thức tổ chức dạy học trong lớp đó dưới sự tổ chức điều khiển của cô giáo, mỗi trẻ em độc lập thực hiện những nhiệm vụ học tập của mình theo nhịp độ riêng để đạt đến mục tiêu dạy học chung. 2. Các hình thức tổ chức làm quen với tác phẩm văn học theo truyền thống và đổi mới. Với quan niệm về những hình thức dạy học nói trên, theo truyền thống người ta xác định các hình thức dạy học và học Làm quen với văn học ở trường Mầm non như sau: Trên “tiết học”- dạng thức tiết học. Tiết học được quan niệm khác với tiết học ở trường phổ thông về thời gian, cấu trúc và mức độ yêu cầu đề ra cho người học. Thực chất nó chỉ là một dạng thức tiết học trong đó cấu trúc các bước ít được chia nhỏ, không tách biệt nhau, kết hợp với nhau thành một thể thống 95 nhất, liên tục mang tính tích hợp cao, rất uyển chuyển, linh hoạt. Đây là hình thức tổ chức hoạt động làm quen với văn học rất cần thiết để nâng cao hiệu quả dạy học và giáo dục trẻ em. Ở đó, trẻ được mở mang nhận thức, tiếp thu những kiến thức rất bản chất, hệ thống giàu tính chất nghệ thuật từ tác phẩm văn học và đặc biệt phát triển các phẩm chất trí tuệ. Đây là một sinh hoạt văn học có mục đích, định hướng sư phạm với những phương pháp dạy học phù hợp. Có thể coi đây là dạng thức tiết học chuyên biệt làm quen với văn học. Ngoài ra làm quen với văn học còn được xen vào những tiết học khác như làm que

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgtmn0022_p1_8742.pdf