Giới thiệu mô đun: .
Bài 1: Phòng và trị bệnh táo bón ở lợn .
Bài 2: Phòng và trị bệnh tiêu chảy ở lợn.
Bài 3: Phòng và trị bệnh viêm da do thiếu kẽm .
Bài 4: Phòng và trị bệnh bọc mủ (áp xe) ở lợn.
Bài 5: Phòng và trị bệnh sót nhau ở lợn.
Bài 6: Phòng và trị bệnh cắn con và ăn con ở lợn .
Bài 7: Phòng và trị bệnh đẻ khó ở lợn .
Bài 8: Phòng và trị bệnh bại liệt ở lợn nái sinh sản.
Bài 9: Phòng và trị hội chứng M.M.A .
Bài 10: Phòng và trị bệnh vết thương nhiễm trùng ở lợn .
Bài 11: Thiến lợn đực.
Bài 12: Đỡ đẻ cho lợn .
Bài 13: Phương pháp khám bệnh nội khoa lâm sàng cho lợn.
Bài 14: Thiến lợn đực
49 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Phòng và trị bệnh không lây ở lợn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g khâu số tám (8) cắt bỏ dịch hoàn, vị trí cắt cách nút
buộc 1cm).
- Loại bỏ máu, dịch tổ chức trong bao dịch hoàn bằng cách dùng tay vuốt
nhẹ bao dịch hoàn.
- Cho bột Sulfamid vào hai bên trong bao dịch hoàn lợn để đề phòng nhiễm
trùng cục bộ.
Chú ý: không khâu miệng vết mổ.
Hình 11.2:Vệ sinh vùng dịch hoàn, tách màng bao dịch hoàn
Hình 11.1:Cố định đực giống loại thải nằm nghiêng, cố định lợn nuôi thịt
trên thang
31
Hình 11.3:Lau sạch vùng thiến, bôi cồn iode 5% vào vết thiến
4. Chăm sóc lợn đực sau khi thiến
- Đối với lợn đực nuôi thịt
Mỗi ngày kiểm tra và rửa vết thương một lần, bôi cồn iode 5% ngày lần.
Vệ sinh chuồng nuôi và thân thể lợn sạch sẽ trong 7 ngày. Cho lợn uống đủ
nước, thức ăn đủ dinh dưỡng, dễ tiêu, ngon miệng.
-Đối với lợn đực giống loại thải
+ Tiêm kháng sinh cùng với thuốc trợ sức, trợ lực cho lợn.
+ Penicilin liều 20.000- 40. 000 UI/1kgtt, IM
+ Có thể dùng các loại kháng sinh như Lincomycin 10%, 1ml/10kgtt, IM,
ngày lần 3-5 ngày. Bio- Enro 1ml/10kgtt, IM, ngày lần, 3-5 ngày.
+ VitaminC 500mg-1000mg/con ngày, IM, 3-5 ngày
Bio- Dexa 1ml/10kgtt, IM, ngày lần liên tục 3-5ngày.
+ Đưa lợn về chuồng cách ly để theo dõi và điều trị. Kiểm tra và rửa vết
thương một lần/ngày. Vệ sinh chuồng nuôi và thân thể lợn sạch sẽ trong suốt
thời gian điều trị. Cho lợn uống đủ nước, thức ăn đủ dinh dưỡng, dễ tiêu, ngon
miệng.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập 1: Xác định lợn đực cần thiến.
- Nguồn lực: bảng câu hỏi.
- Cách thức: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi.
- Thời gian hoàn thành: 10 phút.
- Phương pháp đánh giá: giáo viên cho học viên điền vào bảng hỏi.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: điền vào các tiêu chí cần thiết khi chọn lợn để
hoạn.
Bài tập 2: Xác định đúng các bước thực hiện thiến lợn đực.
- Nguồn lực: Thuốc thú y.
- Cách thức tổ chức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). học viên quan sát
ghi nhận lại các bước thực hiện thiến lợn đực .
- Thời gian hoàn thành: 10 phút/ 1 học viên.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu cho học viên điền vào, đối chiếu
với đáp án.
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Học viên ghi và trình bài đúng các bước
thực hiện thiến lợn đực.
C. Ghi nhớ:
Cần chú ý một số nội dung trọng tâm sau:
Trình tự qui định các bước thực hiện thiến lợn đực.
THỰC HÀNH
Bài 12: Đỡ đẻ cho lợn
32
Mục tiêu:
- Mô tả được những kiến thức liên quan đến công việc đỡ đẻ cho lợn.
- Thực hiện đúng trình tự các công việc đỡ đẻ cho lợn.
- Thận trọng, chính xác, vô trùng, và khoa học.
A.Qui trình thực hiện
Sơ đồ 12.1: Qui trình đỡ đẻ cho lợn nái
B.Các bƣớc tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị lợn đẻ.
- Giảm khẩu phần ăn lợn nái trong ngày đẻ, chú ý sử dụng thức ăn đầy đủ dưỡng
chất và dễ tiêu hóa.
-Trước khi đẻ 1-2 giờ nên vệ sinh sạch cơ thể lợn nái .
Bước 2: Chuẩn bị chuồng đẻ.
- Chuẩn bị chuồng cho lợn chuyển lên trước khi đẻ 3-7 ngày, đảm bảo vệ sinh,
tiêu độc tốt.
Hình 12.1: Chuồng lợn nái đẻ
Thao tác đỡ đẻ
Chăm sóc lợn mẹ và lợn con
Chuẩn bị dụng cụ, thuốc thú y
Chuẩn bị chuồng đẻ Chuẩn bị lợn đẻ
33
- Chuẩn bị chuồng úm (ô úm) cho lợn con, nguồn cấp nhiệt ( bóng đèn sợi tóc,
tốt nhất nên dùng bóng đèn hồng ngoại)
Hình 12.2: ô úm lợn con
Hình 12.3: ô úm lợn con đối với chuồng kết cấu xi măng cải tiến
Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ và thuốc thú y cho việc đỡ đẻ.
- Dụng cụ đỡ đẻ: chỉ cột rốn lợn con, kẹp (pince), kéo, kiềm bấm răng, kiềm
bấm tai, kiềm bấm đuôi, bông gòn, khăn vải sạch, dụng cụ can thiệp sản khoa
cho lợn.
34
Hình 12.3: Dụng cụ và thuốc thú y sử dụng đỡ đẻ
-Thuốc thú y:
+ Sử dụng cho lợn con: cồn iode 3-5%.
+ Sử dụng cho lợn nái: Vitamin C, oxytocin, vitamin K, thuốc kháng khuẩn,
dung dịch sinh lý ngọt 5%.
Bước 4: Theo tác đỡ đẻ.
- Đỡ lấy lợn con khi đẻ, vệ sinh vùng miệng, mũi và toàn cơ thể, chú ý nếu lợn
con bị ngạt thở nên hỗ trợ hô hấp.
- Cột và cắt cuống rốn: điểm cột cách thành bụng từ 2-3cm, điểm cắt cách điểm
cột 1-2cm, khử trùng điểm cắt bằng cồn iode 3-5%.
Hình 12.4: Vệ sinh lợn con Hình 12.5: Cột cuống rốn
35
- Bấm 04 răng nanh lợn con ( bấm khi đẻ, hoặc sau khi đẻ 6-12 giờ).
- Bấm đuôi để hạn chế lợn con cắn đuôi về sau.
- Bấm số tai ( để quản lý đàn lợn)
Hình 12.6: Bấm răng lợn con Hình 12.7: Bấm đuôi lợn con
Bước 5: Chăm sóc lợn con và lơn mẹ sau khi đẻ.
Chăm sóc lợn con sau khi đẻ:
- Úm lợn con sau khi cắt rốn.
- Cho lợn con bú được sữa đầu sau khi sinh 15-20 phút.
- Tiêm sắt cho lợn con khi được 03 ngày tuổi.
Hình 12.8: Úm lợn con Hình 12.9: Cho lợn con bú sữa đầu
Chăm sóc lợn mẹ sau khi đẻ:
- Theo dõi sự ra nhau đầy đủ của lợn mẹ.
- Theo dõi dịch đường sinh dục tiết ra sau khi sinh 1-3 ngày ( theo dõi bệnh
viêm đường sinh dục sau khi đẻ).
- Theo dõi tình trạng ăn uống và tiết sữa của lợn nái.
36
C.Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên
Bài tập 1: Thực hành chuẩn bị lợn, dụng cụ, thuốc thú y trước khi lợn nái sắp
sinh.
- Nguồn lực: chuồng, thuốc thú y, dụng cụ đỡ đẻ.
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (7 – 10 học viên/nhóm), mỗi nhóm xử lý 01 lợn đẻ.
- Thời gian hoàn thành: 0,5 giờ/1 nhóm.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo
tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị trước khi đỡ đẻ cho lợn.
- Kết quả cần đạt được:
+ Vệ sinh tốt chuồng cho lợn đẻ và lợn con
+ Đầy đủ dụng cụ và thuốc thú y cho ca đỡ đẻ cho lợn
Bài tập 3: Thực hành đỡ đẻ cho lợn.
- Nguồn lực: Trại chăn nuôi lợn sinh sản, dụng cụ đỡ đẻ: dây cột rốn, kéo, kiềm
bấm răng, kiềm bấm tay, kiềm bấm đuôi, dụng cụ trợ sản cho lợn nái.
- Cách thức: mỗi học viên trực tiếp đỡ đẻ cho 1-2 lợn con.
- Thời gian hoàn thành: 10 phút/ lợn con/1 học viên
- Phương pháp đánh giá: giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo
tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng đỡ đẻ cho lợn.
- Kết quả cần đạt được:
+ Chuẩn bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ, thuốc thú y khi đỡ đẻ.
+ Thao tác đỡ đẻ đúng kỹ thuật
+ Vệ sinh tốt trong và sau khi nái đẻ .
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Chuẩn bị lợn đẻ đạt yêu cầu. Quan sát sự thực hiện của học viên,
dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu
đánh giá kỹ năng chuẩn bị lợn đẻ.
Chuồng chuẩn bị cho lợn đẻ đạt yêu
cầu kỷ thuật.
Quan sát sự thực hiện của học viên,
dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu
đánh giá kỹ năng chuẩn bị chuồng
cho lợn đẻ.
Thuốc thú y và dụng cụ đỡ đẻ chuẩn
bị đầy đủ.
Quan sát sự thực hiện của học viên,
dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu
đánh giá kỹ năng chuẩn bị thuốc
thú y và dụng cụ đỡ.
Đỡ đẻ đúng thao tác. Quan sát sự thực hiện của học viên,
dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu
đánh giá kỹ năng thao tác đỡ đẻ.
Chăm sóc lợn con và lợn mẹ sau khi Quan sát sự thực hiện của học viên,
37
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
đẻ đạt yêu cầu. dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu
đánh giá kỹ năng xử chăm sóc lợn
mẹ và lợn con sau khi đẻ.
Bài 13: Phƣơng pháp khám bệnh nội khoa lâm sàng cho lợn
Mục tiêu:
- Mô tả được những kiến thức liên quan đến công việc khám bệnh nội khoa
lâm sàng cho lợn.
- Thực hiện đúng trình tự các công việc khám bệnh.
- Thận trọng, chính xác, vô trùng, và khoa h
38
A.Qui trình thực hiện
Sơ đồ 13.1: Qui trình khám lâm sàng bệnh không lây
B.Các bƣớc tiến hành
Bước 1: Xác định đối tượng cần khám bệnh.
- Xác định ngày tuổi, tính biệt, giới tính, thời gian bệnh, số con mắc bệnh trong
đàn, số con chết.
- Tình hình bệnh tại địa phương lợn bệnh.
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ khám bệnh.
Bàn khám, ống nghe, nhiệt kế, ống tiêm, kiêm tiêm.
Hìng 13.1: Nhiệt kế điện tử
Bước 3: Trình tự thực hiện thao tác khám bệnh.
- Khám tổng thể : khám dáng vẻ, lông da, niêm mạc, xác định thân nhiệt.
Bước 4: Ghi nhận thông tin bệnh lý khi khám.
- Ngày tuổi, tính biệt, giới tính, thời gian bệnh, số con mắc bệnh trong đàn, số
con chết.
- Tình hình bệnh tại địa phương lợn bệnh.
Đối tượng khám bệnh
Thao tác khám bệnh
Ghi nhận thông tin
Kết luận
Vệ sinh sau khi khám bệnh
Dụng cụ khám bệnh
39
- Xác định triệu chứng lâm sàng bệnh
- Xác định bệnh ( có thể nghi ngờ)
Bước 5: Vệ sinh sau khi khám bệnh.
- Vô trùng và xấp xếp lại dụng cụ khám bệnh
- Vô trùng tay người khám bệnh
C.Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên
Bài tập 1: Thực hành chuẩn bị đối tượng cần khám bệnh, phương tiện khám
bệnh.
- Nguồn lực: Phòng khám thú y, trại chăn nuôi lợn, lợn cần khám bệnh, dụng cụ
và phiếu ghi chép.
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3-5 học viên/nhóm), mỗi nhóm khám cho 01 lợn.
- Thời gian hoàn thành: 0,5giờ /1 nhóm.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo
tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị trước khám bệnh.
- Kết quả cần đạt được:
+ Vệ sinh dụng cụ khám bệnh.
+ Đầy đủ dụng cụ và phiếu ghi chép.
Bài tập 3: Thực hành khám nội khoa lâm sàng cho lợn .
- Nguồn lực: Trại chăn nuôi lợn sinh sản, phòng khám, dụng cụ khám: ống nghe,
nhiệt kế, bàn khám bệnh, phiếu ghi chép..
- Cách thức: mỗi học viên trực tiếp khám cho 1-2 lợn .
- Thời gian hoàn thành: 20 phút/ lợn /1 học viên
- Phương pháp đánh giá: giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo
tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng khám bệnh.
- Kết quả cần đạt được:
+ Chuẩn bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ, thuốc thú y khi khám bệnh.
+ Thao tác khám đúng kỹ thuật
+ Vệ sinh tốt trong và sau khi khám bệnh .
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Xác định đúng đối tượng cần khám. Quan sát sự thực hiện của học viên,
dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu
đánh giá kỹ năng xác định đối
tượng cần khám bệnh.
Chuẩn bị dụng cụ khám bệnh đầy đủ. Quan sát sự thực hiện của học viên,
dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu
đánh giá kỹ năng chuẩn bị dụng cụ
40
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
khám bệnh.
Khám bệnh đúng từng thao tác. Quan sát sự thực hiện của học viên,
dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu
đánh giá kỹ năng thao tác khám
bệnh.
Ghi nhận được thông tin sau khi
khám bệnh đúng yêu cầu.
Quan sát sự thực hiện của học viên,
dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu
đánh giá kỹ năng ghi nhận thông tin
sau khi khám bệnh.
Đạt yêu cầu vệ sinh sau khi khám
bệnh.
Quan sát sự thực hiện của học viên,
dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu
đánh giá kỹ năng xử lý vệ sinh sau
khi khám bệnh.
41
Bài 14: Thiến lợn đực
Mục tiêu:
- Thực hiện đúng trình tự các công việc thiến lợn đực.
- Thận trọng, chính xác, vô trùng và khoa học.
A.Qui trình thực hiện
Sơ đồ 14.1: Qui trình thiến lợn đực
B.Các bƣớc tiến hành
Bước 1: Xác định lợn đực để thiến.
- Lợn đực khoẻ mạnh.
-Tuổi thiến thích hợp đối với lợn nuôi thịt từ 7 – 10 ngày tuổi.
- Lợn đực giống loại thải 4 – 5 năm tuổi.
- Lợn đực không bệnh sa ruột dịch hoàn (hernia dịch hoàn) trước khi thiến.
Xác định lợn đực cần thiến Chuẩn bị dụng
cụ
Chuẩn bị thuốc thú y
Thao tác thiến lợn đực
Chăm sóc lợn đực sau khi thiến
Cố định lợn
Vệ sinh, sát trùng vùng bao dịch hoàn
Loại bỏ dịch hoàn lợn
Loại bỏ máu, dịch tổ chức
trong bao da dịch hoàn
Cho bột kháng khuẩn vào
bao da dịch hoàn
42
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ và thuốc thú y.
- Dụng cụ thú y: Bơm tiêm, kim tiêm, kẹp (pince), nhíp, bông thấm nước, vải
gạc vô trùng, dao mổ, kéo thẳng, kéo cong
- Các hoá chất sát trùng và thuốc thú y như: Cồn iốt 5%, bột Sulfamid, thuốc tê,
thuốc mê, thuốc sát trùng, thuốc kháng sinh.
Bước 3: Thao tác thiến lợn đực.
Thao tác 1: Cố định lợn
- Lợn đực còn theo mẹ cố định bằng cách dùng hai đầu gối kẹp ngang vai
của lợn theo chiều đầu phía dưới, đuôi phía trên, lưng con vật hướng vào phía
người thiến; hoặc tư thế lợn nằm ngữa, cố định 04 chân và mông hướng về phía
người thiến.
- Lợn đực giống loại thải cố định nằm nghiêng. (nên gây mê)
Hình 14.1:Cố định đực giống loại thải nằm nghiêng,
cố định lợn nuôi thịt trên thang
Hình 14.2:Cố định lợn nuôi thịt tư thế nằm ngữa
Thao tác 2: Vệ sinh, sát trùng vùng bao dịch hoàn của lợn
43
- Rửa bao dịch hoàn lợn bằng nước sạch với xà phòng, thấm khô bằng vải gạc
vô trùng, dùng cồn iốt 5% bôi lên da vùng da bao dịch hoàn và những vùng kế
cận.
Hình 14.3:Cố định lợn nuôi thịt tư thế nằm xấp
Thao tác 3: Loại bỏ dịch hoàn lợn
- Dùng dao, mổ đường giữa bao da dịch hoàn ( hoạn 01 đường mổ), chiều dài
vết mổ lớn hơn hơạc bằng đường kính dịch hoàn.
- Mổ đứt da, tổ chức dưới da, mổ sang hai bên dịch hoàn khi nào lộ dịch
hoàn ở miệng vết mổ thì dùng tay bóp nhẹ bao dịch hoàn để đẩy dịch hoàn và
phó dịch hoàn ra ngoài vết mổ.
- Bóc bỏ màng bao chung, dùng kẹp xoắn đứt thừng dịch hoàn (có thể khâu
thừng dịch hoàn theo đường khâu số tám (8) cắt bỏ dịch hoàn, vị trí cắt cách nút
buộc 1cm).
Hình 14.4:Loại bỏ dịch hoàn lợn
Thao tác 4: Loại bỏ máu, dịch tổ chức trong bao dịch hoàn bằng cách dùng tay
vuốt nhẹ bao dịch hoàn.
Thao tác 5: Cho bột kháng sinh, sulfamid vào bên trong bao dịch hoàn lợn để đề
phòng nhiễm trùng cục bộ.
Chú ý: không khâu miệng vết mổ.
44
Hình 14.5:Lau sạch vùng thiến, bôi cồn iode 5% vào vết thiến
Bước 4: Chăm sóc lợn đực sau khi thiến.
- Đối với lợn đực nuôi thịt
Mỗi ngày kiểm tra và rửa vết thương một lần, bôi cồn iode 5% ngày lần.
Vệ sinh chuồng nuôi và thân thể lợn sạch sẽ trong 7 ngày. Cho lợn uống đủ
nước, thức ăn đủ dinh dưỡng, dễ tiêu, ngon miệng.
- Đối với lợn đực giống loại thải
+ Tiêm kháng khuẩn cùng với thuốc trợ sức, trợ lực cho lợn.
+ Penicilin liều 20.000- 40. 000 UI/1kgtt, IM
+ Có thể dùng các loại kháng sinh như Lincomycin 10%, 1ml/10kg thể
trọng, IM ngày lần, 3-5 ngày.
+ VitaminC -1g/con ngày, IM, 3-5 ngày
+ Khgáng viêm Dexa 1ml/10kg thể trọng, IM ngày lần, liên tục 3-5ngày.
+ Đưa lợn về chuồng cách ly để theo dõi và điều trị. Kiểm tra và rửa vết
thương một lần/ngày. Vệ sinh chuồng nuôi và thân thể lợn sạch sẽ trong suốt
thời gian điều trị. Cho lợn uống đủ nước, thức ăn đủ dinh dưỡng, dễ tiêu hóa.
C.Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên
Bài tập 1: Thực hành chuẩn bị lợn, dụng cụ, thuốc thú y trước khi hoạn lợn đực.
- Nguồn lực: lợn đực cần thiến, thuốc thú y, dụng cụ hỗ trợ cho công việc thiến
lợn.
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm thực hiện thiến
01-02 lợn đực.
- Thời gian hoàn thành: 20 phút/1 nhóm.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo
tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị trước khi thiến lợn đực.
- Kết quả cần đạt được:
+ Xác địng đúng đối tượng lợn đực cần thiến.
+ Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và thuốc thú y.
Bài tập 3: Thực hành thiến lợn đực.
- Nguồn lực: Trại chăn nuôi lợn sinh sản, dụng cụ: khai đựng dụng cụ, kẹp, kéo,
dao mỗ, bông gòn. Thuốc thú y: cồn Iode 3-5%, cổn 900, thuốc kháng khuẩn.
45
- Cách thức: mỗi học viên trực thiến cho 1-2 lợn con.
- Thời gian hoàn thành: 03 phút/ lợn con/1 học viên
- Phương pháp đánh giá: giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo
tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng hoạn lợn đực.
- Kết quả cần đạt được:
+ Chuẩn bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ, thuốc thú y khi thiến lợn đực.
+ Thao tác thiến lợn đực đúng kỹ thuật
+ Vô trùng tốt trước và trong khi thiến .
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Xác định đúng lợn đực cần thiến. Quan sát sự thực hiện của học viên,
dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu
đánh giá kỹ năng xác định đối
tượng lợn đực cần thiến.
Chuẩn bị dụng cụ, thuốc thú y đầy
đủ.
Quan sát sự thực hiện của học viên,
dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu
đánh giá kỹ năng chuẩn bị dụng cụ
, thuốc thú y.
Thực hiện đúng từng thao tác thiến
lợn đực.
Quan sát sự thực hiện của học viên,
dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu
đánh giá kỹ năng thao tác thiến lợn
đực
Đạt yêu cầu chăm sóc lợn đực sau
khi thiến.
Quan sát sự thực hiện của học viên,
dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu
đánh giá kỹ năng chăm sóc sau khi
thiến lợn đực.
46
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN
I. Vị trí, tính chất của mô đun /môn học:
- Vị trí: Mô đun phòng và trị bệnh không lây ở lợn là một mô đun chuyên
môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề nuôi và phòng
trị bệnh cho lợn; được giảng dạy sau môn học giải phẫu sinh lý lợn và môn học
thuốc dùng cho lợn, Mô đun phòng và trị bệnh không lây ở lợn cũng có thể
giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học.
- Tính chất: phòng và trị bệnh không lây ở lợn là mô đun chuyên môn nghề ,
mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành phòng và trị bệnh ở lợn.
Tính đặc thù của mô đun là địa điểm thực hiện tại cơ sở đào tạo và phần lớn ở
thực địa.
II. Mục tiêu:
Kiến thức:
- Sau khi học xong mô đun này học viên có khả năng mô tả được những kiến
thức liên quan đến những bệnh không lây thường xảy ra ở lợn và phương pháp
phòng trị.
Kỹ năng:
- Thực hiện được việc phòng và trị những bệnh không lây thường xảy ra ở lợn
Thái độ:
- Chính xác, kịp thời, đảm bảo an toàn dịch bệnh trong cộng đồng
III. Nội dung chính của mô đun:
Mã
bài
Tên bài
Loại bài
dạy
Địa điểm
Thời gian
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*
MĐ
07
Bài 1. Phòng và trị bệnh táo
bón ở lợn
Lý
thuyết
Lớp học 1 1
Bài 2. Phòng và trị bệnh
tiêu chảy ở lợn
Lý
thuyết
Lớp học 1 1
Bài 3. Phòng và trị bệnh
viêm da do thiếu kẽm
Lý
thuyết
Lớp học 1 1
Bài 4. Phòng và trị bệnh bọc
mủ ở lợn
Lý
thuyết
Lớp học 1 1
Bài 5. Phòng và trị bệnh sót
nhau ở lợn
Lý
thuyết
Lớp học 1 1
Bài 6. Phòng và trị bệnh cắn
con và ăn con ở lợn
Lý
thuyết
Lớp học 1 1
Bài 7. Phòng và trị bệnh đẻ
khó ở lợn
Lý
thuyết
Lớp học 1 1
Bài 8. Phòng và trị bệnh bại
liệt ở lợn nái sinh sản
Lý
thuyết
Lớp học 1 1
47
Mã
bài
Tên bài
Loại bài
dạy
Địa điểm
Thời gian
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*
Bài 9. Phòng và trị hội
chứng M.M.A ở lợn
Lý
thuyết
Lớp học 2 2
Bài 10. Phòng và trị bệnh vết
thương nhiễm trùng ở lợn
Lý
thuyết
Lớp học 1 1
Bài 11. Thiến lợn đực
Lý
thuyết
Lớp học 1 1
Thực hành
MĐ
07 Bài 12. Đỡ đẻ cho lợn
Thực
hành
PhòngTH
Trại CN 13 12 1
Bài 13. Phương pháp khám
bệnh nội khoa lâm sàng cho
lợn
Thực
hành
PhòngTH
Trại CN 11 10 1
Bài 14. Thiến lợn đực
Thực
hành
PhòngTH
Trại CN 12 10 2
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành
- Bài thực hành thực hiện tại phòng thực hành của cơ sở đào tạo, có thực hiện tại
trang trại chăn nuôi.
- Phần thực hành: chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu
theo yêu cầu của các bài trong mô đun. Giáo viên hướng dẫn mở đầu làm mẫu
một cách chuẩn xác, học viên quan sát từng bước một theo thao tác mẫu của
giáo viên và sau đó thực hành theo nhiều lần để đạt đến kỹ năng thành thạo.
Trong quá trình học viên thực hiện các thao tác giáo viên cần quan sát thật kỹ để
chỉ rõ những thao tác chưa chuẩn xác và uốn nắn kịp thời, đồng thời thảo luận
với học viên về những thiệt hại mang lại do thao tác sai hoặc không chuẩn xác.
V. Tài liệu tham khảo
1- KS Lê Văn Thọ, 1994. Phẫu thuật gia súc. Nhà xuất bản nông nghiệp
2- TS Nguyễn Văn Thành, 2000. Giáo trình sản khoa. Trường đại học Nông
Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
3- Bùi Kim Tùng, 1997.Thuốc kháng sinh. Nhà xuất bản sở khoa học kỹ thuật
và môi trường Vũng Tàu.
48
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH,
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
( Theo Quyết định số 2949 /QĐ-BNN-TCCB, ngày 03 tháng 11 năm 2010
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.)
1. Ông Trần Chí Thành Chủ nhiệm
2. Ông Võ Văn Ngầu Thư ký
3. Ông Trần Văn Lên Ủy viên
4. Bà Phạm Chúc Trinh Bạch Ủy viên
5. Ông Nguyễn Minh Thuần Ủy viên
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
( Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB , ngày 29 tháng 12 năm 2010
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.)
1. Ông Nguyễn Đức Dương Chủ tịch
2. Ông Nguyễn Ngọc Thụy Thư ký
3. Ông Nguyễn Trọng Kim Ủy viên
4. Ông Nguyễn Xuân Quang Ủy viên
5. Bà Trần Thị Lê Ủy viên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_phong_va_tri_benh_khong_lay_o_lon.pdf