Giáo trình Phòng và trị bệnh cho gà

Mô đun phòng và trị bệnh cho gà gồm có 11 bài:

Bài 1: Vệ sinh thú y phòng bệnh cho gà

Bài 2: Phòng, chống bệnh cúm gà

Bài 3: Phòng, chống bệnh Newcastle

Bài 4: Phòng, trị bệnh Gumboro

Bài 5: Phòng, trị bệnh đậu gà

Bài 6: Phòng, trị bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT)

Bài 7: Phòng, trị bệnh Marek

Bài 8: Phòng, trị bệnh tụ huyết trùng gà

Bài 9: Phòng, trị bệnh thương hàn (bạch lỵ) gà

Bài 10: Phòng, trị bệnh viêm đường hô hấp mãn tính (CRD)

Bài 11: Phòng, trị bệnh cầu trùng gà

pdf94 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Phòng và trị bệnh cho gà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần chú ý vệ sinh chuồng và dụng cụ để giảm khí độc và mật độ vi khuẩn có trong chuồng nuôi. - Điều trị bệnh: Các thuốc trên dùng tăng liều gấp đôi và sử dụng từ 3-5 ngày, ngoài ra nếu bệnh nặng tiêm Streptomycin kết hợp với Kanamycin với liều từ 50 - 100mg/kg thể trọng trong 3 ngày, hoặc Gentamycin kết hợp Ampicillin tiêm bắp 50mg/kg thể trọng trong 3 ngày. B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Nguyên nhân gây bệnh Tụ huyết trùng gà là gì? - Gà bị mắc bệnh Tụ huyết trùng gà có những biểu hiện triệu chứng gì? 64 - Gà bị mắc bệnh Tụ huyết trùng gà có những bệnh tích gì? - Cần chẩn đoán phân biệt bệnh Tụ huyết trùng gà với những bệnh nào? - Đưa ra biện pháp phòng trị bệnh Tụ huyết trùng gà đạt hiệu quả? - Thực hiện thu thập triệu chứng và bệnh tích bệnh Tụ huyết trùng ở gà. - Thực hiện tiêm vacxin phòng bệnh Tụ huyết trùng gia cầm cho gà. C. Ghi nhớ: - Xác định nguyên nhân gây bệnh. - Phương pháp xác định triệu chứng bệnh. - Phương pháp xác bệnh tích. - Phương pháp chẩn đoán bệnh. - Đưa ra biện pháp phòng, trị bệnh. 65 Bài 9: Phòng, trị bệnh bạch lỵ Mục tiêu: - Xác định được nguyên nhân gây bệnh bạch lỵ . - Mô tả được triệu chứng, bệnh tích bệnh bạch lỵ - Chẩn đoán và đưa ra biện pháp phòng, trị bệnh bạch lỵ đạt hiệu quả cao. A. Nội dung: 1.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh - Đặc điểm của bệnh: Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gà con và mạn tính ở gà lớn. Bệnh gây viêm, hoại tử niêm mạc đường tiêu hoá và các cơ quan phủ tạng. - Nguyên nhân: Vi khuẩn Gram (-) Salmonella pullorum vi khuẩn đề kháng yếu, dễ bị diệt bởi thuốc sát trùng như iodine, focmol nồng độ 1 - 2%. - Sức đề kháng: Vi khuẩn sống lâu ở trong phân (3 tháng) và đất nền chuồng (2 năm), song lại đề kháng yếu với nhiệt độ và hoá chất: Bị tiêu diệt ở nhiệt độ 550C trong 20 phút. Các chất sát trùng thông thường diệt vi khuẩn nhanh chóng. - Động vật cảm thụ: Gà, chim các lứa tuổi đều bị và gà con rất nhạy cảm và thường bị nặng. - Đường lây nhiễm: Lây qua trứng do gà bố mẹ nhiễm bệnh, lây từ máy ấp, từ thức ăn, từ dụng cụ chăn nuôi nhiễm mầm bệnh, lây từ gà bệnh sang gà khỏe khi chúng tiếp súc với nhau. - Cơ chế sinh bệnh: Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn vào máu gây nhiễm trùng huyết, từ máu vi khuẩn đến các cơ quan nội tạng gây viêm, xuất huyết ruột, lách sưng. Thường gà con sẽ chết trong giai đoạn này, còn gà lớn trở thành con vật mang trùng, chúng sẽ không ngừng bài xuất mầm bệnh ra ngoài và truyền bệnh cho thế hệ sau qua trứng. Tuy nhiên bệnh có thể gây chết nhanh nếu như gặp nhũng điều kiện làm sức đề kháng của cơ thể gà giảm sút, lúc này buồng trứng hoặc dịch hoàn, gan, lách, ruột viêm, hoại tử nặng. 66 1.2. Xác định triệu chứng bệnh - Gà con: Ủ rũ, kém ăn, tụ lại từng đám. Phân tiêu chảy màu trắng, hậu môn dính phân đóng thành cục, gà thở khó. Tỷ lệ chết 5 - 15%. Tiêu chảy, lỗ huyệt ướt, đứng nhắm mắt Tiêu chảy, ướt lỗ huyệt - Gà lớn: Không biểu hiện rõ, chỉ thấy đẻ giảm, mào tái Gà bệnh mào tái 1.3. Xác định bệnh tích - Gà con: Gan, phổi sung huyết đỏ bầm hoặc gan và lách có điểm hoại tử trắng lấm tấm như đinh gim. Tim, phổi có điểm hoại tử trắng. Lòng đỏ không tiêu. Lách sưng to, thận sung huyết. 67 Hầu hết nhiễm ở lòng đỏ Chất chứa trong túi lòng đỏ Chất bã đậu màu vàng che phủ gan, tim Gan hoại tử điểm Nang lòng đỏ mềm và viêm phúc mạc Lòng đỏ lưu lại của gà chết 68 - Gà trưởng thành: Trứng non méo mó, biến dạng và có màu sắc biến đổi từ đỏ sang trắng (u nang buồng trứng). Gà trống dịch hoàn viêm, từng điểm lúc đầu đỏ sau hoại tử trắng. Nang trứng bất thường Trứng vỏ mềm và méo mó Gà con chết trong trứng Gan hoại tử điểm 1.4. Chẩn đoán bệnh - Dựa vào triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán bệnh - Cần chẩn đoán phân biệt với bệnh: + Bệnh nấm phổi ở gà con: Chỉ có bệnh tích ở phổi và thành các túi khí. Các cơ quan nội tạng không có bệnh tích viêm hoại tử. + Bệnh lao ở gà lớn: Có bệnh tích ở xương ống, nốt lao có giới hạn rõ, ở giữa bị bã đậu hoá. 69 1.5. Đƣa ra biện pháp phòng, trị bệnh - Phòng bệnh: + Gà con: Nhập nuôi để tại nơi sạch, sát trùng kỹ và biệt lập, cách ly hẳn với gà lớn. + Trứng ấp: Để trong khay sạch đã tiệt trùng, trứng phải xông sát trùng bằng thuốc tím và formol (0,6g thuốc tím với 1,2ml formol cho 1m3 không khí). + Máy ấp: Sau mỗi đợt ấp, cọ rửa và sát trùng dụng cụ, máy ấp bằng nước sạch và xông sát trùng. + Chuồng nuôi: Chất độn chuồng thường xuyên thay đổi, giữ khô. + Thức ăn, nước uống tránh nhiễm bẩn từ phân. - Điều trị: + Ampicillin: Cho uống liều 100 - 150mg/kg thể trọng từ 5-7ng hoặc tiêm 50 - 100mg/kg thể trọng từ 3 - 5 ngày, khi tiêm pha với nước sinh lý 9 phần nghìn. + Doxicyllin: Cho uống 1g/20kg thể trọng trong 5 - 7 ngày. + Cosumix: 1 - 2g/lit nước, liên tục 3 ngày/tuần. + Kết hợp cho uống thêm B.complex 3g/lit nước. B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Nguyên nhân gây bệnh bạch lỵ là gì? - Gà bị mắc bệnh bạch lỵ có những biểu hiện triệu chứng gì? - Gà bị mắc bệnh bạch lỵ có những bệnh tích gì? - Cần chẩn đoán phân biệt bệnh bạch lỵ với những bệnh nào? - Đưa ra biện pháp phòng trị bệnh bạch lỵ đạt hiệu quả? - Thực hiện thu thập triệu chứng và bệnh tích bệnh bạch lỵ ở gà. - Thực hiện xông sát trùng trứng ấp. C. Ghi nhớ: - Xác định nguyên nhân gây bệnh. 70 - Phương pháp xác định triệu chứng bệnh. - Phương pháp xác bệnh tích. - Phương pháp chẩn đoán bệnh. - Đưa ra biện pháp phòng, trị bệnh. 71 Bài 10: Phòng, trị bệnh viêm đƣờng hô hấp mãn tính (CRD) Mục tiêu: - Xác định được nguyên nhân gây bệnh CRD. - Mô tả được triệu chứng, bệnh tích bệnh CRD - Chẩn đoán và đưa ra biện pháp phòng, trị bệnh CRD đạt hiệu quả cao. A. Nội dung: 1.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh - Đặc điểm của bệnh: Bệnh CRD - còn gọi là bệnh hô hấp mạn tính - là một bệnh truyền nhiễm của nhiều loài gia cầm, trong đó phổ biến nhất là ở gà tây. Bệnh gây viêm thanh dịch có fibrin ở niêm mạc mũi, niêm mạc đường hô hấp trên và các thành túi hơi. - Nguyên nhân: Vi khuẩn Mycoplasma Gallisepticum gây nên, chúng ít mẫn cảm với kháng sinh thông thường nên điều trị phải lựa chọn, và chúng có nhiều serotype khác nhau có loại gây viêm đường hô hấp, có loại gây viêm khớp, có loại gây viêm túi khí. - Sức đề kháng: Mycoplasma có sức đề kháng rất yếu, ngoài thiên nhiên nó bị tiêu diệt rất nhanh. Các chất sát trùng thông thường cũng dễ dàng tiêu diệt. Nó có khả năng tồn tại trong phân, chất độn chuồng ẩm ướt khá lâu. Đặc biệt là Mycoplasma có sức đề kháng cao với kháng sinh như: Penicilin và Thalium axetat. - Loài mắc bệnh: Trong thiên nhiên gà và gà tây dễ mắc bệnh. Bồ câu, vịt, ngan, ngỗng ít bị bệnh hơn. Thường gà lớn và gà đẻ tỷ lệ mắc bệnh cao hơn gà con nhưng tỷ lệ chết thấp hơn. Gà nuôi theo hướng công nghiệp bị bệnh nhiều hơn gà nuôi gia đình vì mật độ gia cầm cao rất thuận tiện cho việc lan truyền bệnh theo đường hô hấp. - Đường lây nhiễm: Mầm bệnh lấy trực tiếp từ ngoài không khí (do gà bệnh hắt hơi sổ mũi bắn ra) vào cơ thể gà khoẻ mạnh qua đường hô hấp. Căn bệnh có khả năng truyền qua thai trứng, nên trứng đẻ ra từ dàn gà bệnh có ý 72 nghĩa về mặt dịch tễ rất quan trọng. Các nghiên cứu cho thấy mầm bệnh xâm nhập vào trứng không phải từ buồng trứng gà bệnh mà từ ống dẫn trứng trong quá trình tạo vỏ cứng. Gà con nở ra từ trứng bị bệnh sẽ phát bệnh và lây lan. Gà trống bị bệnh có khả năng truyền bênh sang gà mái qua đường sinh dục. - Cơ chế sinh bệnh: Sau khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể gia cầm, nó ký sinh và gây viêm nhẹ niêm mạc đương hô hấp, niêm mạc mũi và các xoang quanh mũi, thành túi hơi. Nếu sức đề kháng của gia cầm tốt thì quá trình viêm nhẹ có khi không nhìn thấy. Nếu sức đề kháng giảm sút bệnh sẽ nặng hơn và khi này các vi khuẩn khác có sẵn trong đường hô hấp sẽ kết phát gây bệnh, gây viêm đường hô hấp nặng, niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương con vật gầy, kiệt sức dần rồi chết. 1.2. Xác định triệu chứng bệnh Gà con những ngày đầu bị bệnh thấy dịch chảy ra ở mũi, mắt, lúc đầu trong sau đặc lại và nhầy trắng. Gà ho, thở khò khè về đêm, ăn ít, gầy. Ở gà lớn thở khò khè, chậm lớn, đẻ giảm, trứng đổi màu, vỏ xù xì. Gà bị CRD 1.3. Xác định bệnh tích Bệnh cấp tính ở xoang mũi và khí quản chứa đầy dịch viêm keo nhầy màu trắng hơi vàng, màng túi khí trắng đục. Bệnh mạn tính thì màng túi khí dầy và đục trắng như chất bã đậu. Nếu kế phát bệnh E. coli thì bề mặt gan, màng ngoài bao tim và màng bụng tăng sinh, viêm dính vào gan, tim, ruột. 73 Màng túi khí đục phủ bã đậu Bao tim tăng sinh Gan bị viêm Túi khí đục 1.4. Chẩn đoán bệnh - Chẩn đoán dựa vào đặc điểm dịch tễ và triệu trứng lâm sàng - Cần chẩn đoán phân biệt với 1 số bệnh: + Bệnh tụ huyết trùng gia cầm: thường xảy ra ở gia câm lớn, và vào những khi thời tiết thay đổi vi khuẩn tác động chủ yếu đến bộ máy hô hấp gây khó thở bại huyết và chết rất nhanh. Ngoài ra còn có các bệnh tích đặc trưng là: Xuất huyết lớp mỡ vành tim và cơ tim, gan có những điểm hoại tử nhỏ, xoang ngực, xoang bao tim tích nước vàng. Gia cầm chết nhanh sau những tác động mạnh. + Bệnh Neweastle: Xác chết gầy, cũng có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi nhưng gia cầm còn có triệu chứng thần kinh, đi đứng không vững thức ăn không 74 tiêu. Bệnh tích đặc trưng ở đường tiêu hoá: viêm xuất huyết, loét ruột, dạ dày cơ và dạ dày tuyến. + Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm: Chỉ xảy ra ở gà đẻ ( 5-12 tháng), gà con không bị bệnh, bệnh cũng có những triệu chứng hô hấp nhưng không có bệnh tích ở buồng trứng, không viên mắt, bệnh rất khó chẩn đoán. + Bệnh nấm phổi: Chủ yếu ở gà con, phổi gà bệnh có những u nấm màu vàng xám to nhỏ không đều. 1.5. Đƣa ra biện pháp phòng, trị bệnh - Phòng bệnh: + Đối với trứng giống: Nhúng trứng vào dung dịch kháng sinh gồm một trong các thuốc sau: Tylosin 2500mg/lit nước, Tiamulin 1000mg/lit nước, Gentamycin 2500mg/lit nước. Trứng nhúng 10 phút trước khi ấp + Đối với gà: Vacxin phòng bệnh: Nobivac.Mg: tiêm dưới da cho gà bố mẹ từ 35 - 40 ngày tuổi. Phòng bệnh dùng Tiamulin 1g/8 lít nước uống 3 ngày/tuần, gà đẻ uống 1 tuần/tháng. - Điều trị bệnh: Dùng tiamulin: liều chữa dùng liều gấp đôi liều phòng và uống trong 3 - 5 ngày. Ngoài ra nếu dùng Tylosin phòng bệnh 1 g/4 lít và chữa dùng liều 1 g/2 lít nước, điều trị 3 - 5 ngày. Các thuốc khác cũng tốt như Gentamycin, Gentadox, Tetramycin. Kết hợp uống B.complex và cải thiện môi trường nuôi gà, giảm mật độ, giữ ấm khi trời lạnh B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Nguyên nhân gây bệnh CRD là gì? - Gà bị mắc bệnh CRD có những biểu hiện triệu chứng gì? 75 - Gà bị mắc bệnh CRD có những bệnh tích gì? - Cần chẩn đoán phân biệt bệnh CRD với những bệnh nào? - Đưa ra biện pháp phòng trị bệnh CRD đạt hiệu quả? - Thực hiện thu thập triệu chứng và bệnh tích bệnh CRD. - Thực hiện vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống phòng bệnh CRD cho gà. C. Ghi nhớ: - Xác định nguyên nhân gây bệnh. - Phương pháp xác định triệu chứng bệnh. - Phương pháp xác bệnh tích. - Phương pháp chẩn đoán bệnh. - Đưa ra biện pháp phòng, trị bệnh. 76 Bài 11: Phòng, trị bệnh cầu trùng gà Mục tiêu: - Xác định được nguyên nhân gây bệnh cầu trùng gà. - Mô tả được triệu chứng, bệnh tích bệnh cầu trùng gà - Chẩn đoán và đưa ra biện pháp phòng, trị bệnh cầu trùng gà đạt hiệu quả cao. A. Nội dung: 1.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh - Đặc điểm của bệnh: Bệnh cầu trùng gà là 1 bệnh truyền nhiễm của loài gà, đặc biệt là gà 2 tháng tuổi do các loại bào tử trùng thuộc giống Emeria gây ra với đặc điểm là: gà ủ rũ, kém ăn, phân có máu tươi. - Nguyên nhân: Có 9 loại cấu trùng gây bệnh cho gà, mỗi loại bệnh ở các đoạn ruột khác nhau trong đó có 5 loại thường gặp. + Cầu trùng manh tràng: Emeria tenella. + Cầu trùng ruột non: Emeria necatris, Emeria maxinra Emeria acewulian. + Cầu trùng ruột già: Emeria bumetis. Cầu trùng sinh sản qua 2 giai đoạn: Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Quá trình này vừa xảy ra trong cơ thể gà, vừa xảy ra ngoài môi trường. - Sức đề kháng: Noãn nang cầu trùng có sức đề khánh tương đối cao ở ngoại cảnh. ở điều kiện bình thường nó có thể tồn tại hàng tháng, ánh sáng mặt trời có thể tiêu diệt được noãn nang nhưng rất chậm, noãn nang cầu trùng ít mẫn cảm với các chất sát trùng, nhưng rất mẫn cảm với nhiệt độ. ở 600C nó bị tiêu diệt trong vài phút, ở nhiệt độ máy ấp cũng có thể tiêu diệt được noãn nang. 77 1.2. Xác định triệu chứng bệnh - Cầu trùng manh tràng: Bệnh hay gặp ở gà con dưới 2 tháng tuổi, triệu chứng nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào số lượng noãn nang mà gà ăn phải. Nếu nhiễm bệnh sẽ phát ra nhanh và tỷ lệ chết cao. Gà ủ rũ, chậm chạp, lông xù, bỏ ăn, uống nhiều nước, phân màu đỏ (có máu tươi) hoặc màu sôcôla. Mào nhợt nhạt bệnh kéo dài 24 ngày, gà có thể chết hàng loạt nếu như không có biện pháp can thiệp kịp thời. - Cầu trùng ruột non: Gà bị bệnh ủ rũ chậm chạp, lông xù, cánh rã, ỉa chảy phân nhầy đôi khi lẫn máu. Tỷ lệ gà ốm và chết thấp. Bệnh có thể ở dạng mạn tính gà gầy, chậm lớn, chết rải rác kéo dài. - Cầu trùng ruột già: Bệnh thường nhẹ, gà ủ rũ kém ăn, ỉa chảy phân nhầy đôi khi có lẫn máu, tỷ lệ đẻ giảm. Gà khỏi bệnh thường được miễn dịch với bệnh. Gà bị cầu trùng Phân gà có máu 1.3. Xác định bệnh tích - Cầu trùng manh tràng: Manh tràng sưng to, trong chứa đầy máu. - Cầu trùng ruột non: Ruột non sưng phồng, trong chứa dịch nhày lẫn máu và fibrin. Bề mặt niêm mạc ruột non có nhiều điểm trắng xám. - Cầu trùng ruột già: Bề mặt niêm mạc ruột già có nhiều điểm trắng, niêm mạc có thể bị hoại tử. 78 Manh tràng chứa đầy máu Manh tràng xuất huyết Ruột non sưng ta và xuất huyết Manh tràng sưng ta chứa máu 1.4. Chẩn đoán bệnh - Dựa vào triệu trứng lâm sàng và bệnh tích để chẩn đoán. - Lấy phân soi tìm noãn bào của cầu trùng. 1.5. Đƣa ra biện pháp phòng, trị bệnh - Phòng bệnh: Luôn giữ chuồng khô và ấm, ngoài ra vệ sinh chuồng và dụng cụ sạch sẽ - Điều trị bệnh: Dùng một trong các thuốc sau để chữa. + Rigecocxin + vitamin K và C liều 1g/1 - 4 lít nước tùy bệnh nặng hay nhẹ liều trình từ 4 - 5 ngày. 79 + Vetpro + Rigecocxin + vitamin K và C liều 1g/1 - 4 lít nước tùy bệnh nặng hay nhẹ liều trình từ 4 - 5 ngày. + Vetpro + vitamin K và C liều 1g/1 - 4 lít nước tùy bệnh nặng hay nhẹ liều trình từ 4 - 5 ngày. + Esb3 + vitamin K và C liều 1g/1 - 4 lít nước tùy bệnh nặng hay nhẹ liều trình từ 4 - 5 ngày. B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Nguyên nhân gây bệnh cầu trùng gà là gì? - Gà bị mắc bệnh cầu trùng gà có những biểu hiện triệu chứng gì? - Gà bị mắc bệnh cầu trùng gà có những bệnh tích gì? - Cần chẩn đoán phân biệt bệnh cầu trùng gà với những bệnh nào? - Đưa ra biện pháp phòng trị bệnh cầu trùng gà đạt hiệu quả? - Thực hiện thu thập triệu chứng và bệnh tích bệnh cầu trùng gà. - Thực hiện vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống phòng bệnh cầu trùng gà cho gà. C. Ghi nhớ: - Xác định nguyên nhân gây bệnh. - Phương pháp xác định triệu chứng bệnh. - Phương pháp xác bệnh tích. - Phương pháp chẩn đoán bệnh. - Đưa ra biện pháp phòng, trị bệnh. 80 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC I. Vị trí, tính chất của mô đun /môn học: - Vị trí: Mô đun phòng và trị bệnh cho gà là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề nuôi và phòng trị bệnh cho gà; được giảng dạy sau mô đun nuôi gà thịt công nghiệp, mô đun nuôi gà sinh sản công nghiệp, nuôi gà thả vườn và trước mô đun ấp trứng gà; Mô đun phòng và trị bệnh cho gà cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Mô đun được tích hợp giữa kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh nhằm giúp người học nghề có năng lực thực hành phòng và trị bệnh cho gà. Địa điểm đào tạo của mô đun được thực hiện tại cơ sở đào tạo hoặc cơ sở sản xuất. II. Mục tiêu: - Xác định được các phương pháp phòng bệnh cho gà đạt hiệu quả. - Mô tả chính xác được triệu chứng, bệnh tích các bệnh ở gà. - Chẩn đoán chính xác và đưa ra được các biện pháp phòng, trị bệnh cho gà đạt hiệu quả cao. - Thực hiện chẩn đoán và điều trị bệnh cho gà. III. Nội dung chính của mô đun: Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra MĐ 04-01 Vệ sinh thú y phòng bệnh cho gà Tích hợp Lớp học/ trại nuôi 12 3 9 MĐ 04-02 Phòng, chống bệnh cúm gà Kỹ năng Lớp học/ trại nuôi 8 3 5 MĐ 04-03 Phòng, chống bệnh Tích Lớp học/ 12 2 9 1 81 Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra Newcastle hợp trại nuôi MĐ 04-04 Phòng, trị bệnh Gumboro Tích hợp Lớp học/ trại nuôi 8 2 6 MĐ 04-05 Phòng, trị bệnh đậu gà Tích hợp Lớp học/ trại nuôi 8 2 6 MĐ 04-06 Phòng, trị bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (IB) Tích hợp Lớp học/ trại nuôi 8 2 5 1 MĐ 04-07 Phòng, trị bệnh Marek Tích hợp Lớp học/ trại nuôi 8 2 6 MĐ 04-08 Phòng, trị bệnh tụ huyết trùng gà Tích hợp Lớp học/ trại nuôi 8 2 6 MĐ 04-09 Phòng, trị bệnh thương hàn (bạch lỵ) gà Tích hợp Lớp học/ trại nuôi 10 2 7 1 MĐ 04-10 Phòng, trị bệnh viêm đường hô hấp mãn tính (CRD) Tích hợp Lớp học/ trại nuôi 8 2 6 MĐ 04-11 Phòng, trị bệnh cầu trùng gà Tích hợp Lớp học/ trại nuôi 10 2 7 1 Kiểm tra hết mô đun 6 6 Cộng 106 24 72 10 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành. 82 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Nguồn nhân lực: - Địa điểm thực hành: Tại phòng thí nghiệm - phòng học lý thuyết và tại các trại chăn nuôi gà. - Thiết bị, dụng cụ: Giấy bút, bài tập, máy tính, máy chiếu, ảnh bệnh tích, thuốc và vacxin các loại, các loại dụng cụ thú y, trại chăn nuôi gà, gà bệnh, nhân lực, quần áo bảo hộ lao động, bài tập thực hành. 4.2. Cách thức tổ chức - Giáo viên làm mẫu (Hướng dẫn phần lý thuyết) - Học viên xây dựng các bước thực hiện công việc - Học viên thực hiện làm bài thực hành - Học viên báo cáo kết quả và giáo viên cùng lớp đánh giá kết quả - Rút ra bài học kinh nghiệm 4.3. Thời gian: - Tuân thủ theo quy phân phối chương trình của môđun 4.4. Số lƣợng - Đảm bảo đủ số lượng bài tập thực hành đáp ứng theo mục tiêu mođun đề ra. 4.5. Tiêu chuẩn sản phẩm - Đúng trình tự của quy trình - Kết quả đảm bảo chính xác - Thời gian thực hiện đúng quy định V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Vệ sinh thú y phòng bệnh cho gà Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 83 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Liệt kê các phương pháp phòng bệnh cho gà. - Tiêu chuẩn con giống an toàn dịch bệnh. - Các phương pháp vệ sinh, sát trùng chuồng trại, vườn thả và dụng cụ chăn nuôi. - Phương pháp vệ sinh thức ăn, nước uống. - Phương pháp cách ly hạn chế dịch bệnh. - Lịch dùng thuốc và vacxin phòng bệnh cho gà. Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi. - Thực hiện vệ sinh, sát trùng chuồng trại, vườn thả và dụng cụ chăn nuôi. - Tính toán và thực hiện thao tác pha thuốc và vacxin phòng bệnh cho gà. - Thực hiện cho gà uống, tiêm và nhỏ vacxin phòng bệnh cho gà. - Theo dõi thao tác thực hiện công việc. - Kiểm tra thao tác và kết quả thực hiện công việc. - Mức độ thành thạo, chính xác trong công việc. Theo dõi quá thực hiện công việc. 5.2. Bài 2: Phòng, chống bệnh cúm gà Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Nêu đặc điểm của bệnh cúm gia cầm. - Nêu tên mầm bệnh, sức đề kháng của mầm bệnh và đường lây nhiễm. - Mô tả các biểu hiện triệu chứng của bệnh. - Mô tả các dấu hiệu bệnh tích của bệnh. - Phân biệt bệnh cúm với mọt số bệnh khác. - Đưa ra biện pháp phòng, chống bệnh cúm. Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi. 84 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Quan sát, thu thập triệu chứng bệnh. - Mổ khám kiểm tra bệnh tích của bệnh. - Thực hiện tiêm phòng vacxin cúm cho gà. - Theo dõi thao tác thực hiện công việc. - Kiểm tra thao tác và kết quả thực hiện công việc. - Mức độ thành thạo, chính xác trong công việc. Theo dõi quá thực hiện công việc. 85 5.3. Bài 3: Phòng, chống bệnh Newcastle Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Nêu đặc điểm của bệnh Newcastle. - Nêu tên mầm bệnh, sức đề kháng của mầm bệnh và đường lây nhiễm. - Mô tả các biểu hiện triệu chứng của bệnh. - Mô tả các dấu hiệu bệnh tích của bệnh. - Phân biệt bệnh Newcastle với mọt số bệnh khác. - Đưa ra biện pháp phòng, chống bệnh Newcastle. Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi. - Quan sát, thu thập triệu chứng bệnh. - Mổ khám kiểm tra bệnh tích của bệnh. - Thực hiện pha, nhỏ, tiêm và cho gà uống vacxin phòng bệnh Newcastle. - Thực hiện đưa phác đồ và điều trị bệnh. - Theo dõi thao tác thực hiện công việc. - Kiểm tra thao tác và kết quả thực hiện công việc. - Mức độ thành thạo, chính xác trong công việc. Theo dõi quá thực hiện công việc. 5.4. Bài 4: Phòng, trị bệnh Gumboro Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Nêu đặc điểm của bệnh Gumboro. - Nêu tên mầm bệnh, sức đề kháng của mầm bệnh và đường lây nhiễm. - Mô tả các biểu hiện triệu chứng của bệnh. Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi. 86 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Mô tả các dấu hiệu bệnh tích của bệnh. - Phân biệt bệnh Gumboro với mọt số bệnh khác. - Đưa ra biện pháp phòng, trị bệnh Gumboro. - Quan sát, thu thập triệu chứng bệnh. - Mổ khám kiểm tra bệnh tích của bệnh. - Thực hiện pha, nhỏ, tiêm và cho gà uống vacxin phòng bệnh Gumboro. - Thực hiện đưa phác đồ và điều trị bệnh. - Theo dõi thao tác thực hiện công việc. - Kiểm tra thao tác và kết quả thực hiện công việc. - Mức độ thành thạo, chính xác trong công việc. Theo dõi quá thực hiện công việc. 5.5. Bài 5: Phòng, trị bệnh Đậu gà Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Nêu đặc điểm của bệnh đậu gà. - Nêu tên mầm bệnh, sức đề kháng của mầm bệnh và đường lây nhiễm. - Mô tả các biểu hiện triệu chứng của bệnh. - Mô tả các dấu hiệu bệnh tích của bệnh. - Phân biệt bệnh đậu với một số bệnh khác. - Đưa ra biện pháp phòng, trị bệnh đậu gà. Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi. - Quan sát, thu thập triệu chứng bệnh. - Mổ khám kiểm tra bệnh tích của bệnh. - Thực hiện pha và chủng vacxin phòng bệnh đậu gà. - Theo dõi thao tác thực hiện công việc. - Kiểm tra thao tác và kết quả thực hiện công việc. 87 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Thực hiện xử lý nốt đậu cho gà bệnh. - Mức độ thành thạo, chính xác trong công việc. Theo dõi quá thực hiện công việc. 5.6. Bài 6: Phòng, trị bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT) Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Nêu đặc điểm của bệnh ILT. - Nêu tên mầm bệnh, sức đề kháng của mầm bệnh và đường lây nhiễm. - Mô tả các biểu hiện triệu chứng của bệnh. - Mô tả các dấu hiệu bệnh tích của bệnh. - Phân biệt bệnh ILT với một số bệnh khác. - Đưa ra biện pháp phòng, trị bệnh ILT. Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi. - Quan sát, thu thập triệu chứng bệnh. - Mổ khám kiểm tra bệnh tích của bệnh. - Thực hiện pha và tiêm vacxin phòng bệnh ILT. - Thực hiện đưa phác đổ và điều trị bệnh ILT. - Theo dõi thao tác thực hiện công việc. - Kiểm tra thao tác và kết quả thực hiện công việc. - Mức độ thành thạo, chính xác trong công việc. Theo dõi quá thực hiện công việc. 5.7. Bài 7: Phòng, trị bệnh Marek Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 88 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Nêu đặc điểm của bệnh Marek. - Nêu tên mầm bệnh, sức đề kháng của mầm bệnh và đường lây nhiễm. - Mô tả các biểu hiện triệu chứng của bệnh. - Mô tả các dấu hiệu bệnh tích của bệnh. - Phân biệt bệnh Marek với một số bệnh khác. - Đưa ra biện pháp phòng, trị bệnh Marek. Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi. - Quan sát, thu thập triệu chứng bệnh. - Mổ khám kiểm tra bệnh tích của bệnh. - Thực hiện pha và tiêm vacxin phòng bệnh Marek. - Thực hiện xử lý khi gà bị bệnh Marek. - Theo dõi thao tác thực hiện công việc. - Kiểm tra thao tác và kết quả thực hiện công việc. - Mức độ thành thạo, chính xác trong công việc. Theo dõi quá thực hiện công việc. 5.8. Bài 8: Phòng, trị bệnh tụ huyết trùng gà Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Nêu đặc điểm của bệnh tụ huyết trùng gà. - Nêu tên mầm bệnh, sức đề kháng của mầm bệnh và đường lây nhiễm. - Mô tả các biểu hiện triệu chứng của bệnh. - Mô tả các dấu hiệu bệnh tích của bệnh. - Phân biệt bệnh tụ huyết trùng gà với một số bệnh khác. - Đưa ra biện pháp phòng, trị bệnh tụ huyết Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi. 89 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá trùng gà. - Quan sát, thu thập triệu chứng bệnh. - Mổ khám kiểm tra bệnh tích của bệnh. - Thực hiện tiêm vacxin phòng bệnh tụ huyết trùng gà. - Thực hi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_phong_va_tri_benh_cho_ga.pdf
Tài liệu liên quan