Giáo trình này giúp các học viên có được những kiến thức, kỹ năng cơ
bản về sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật dùng trong sản xuất măng, nhận biết
được các loại dịch hại trên cây tre từ đó đưa ra được các biện pháp phòng
chống chúng một cách an toàn và hiệu quả.
Mô đun này được chia làm 3 bài:
Bài 1: Phòng trừ sâu hại
Bài 2: Phòng trừ bệnh hại
Bài 3: Quản lý dịch hại tổng hợp
94 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Phòng trừ sâu bệnh hại cây tre lấy măng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biện pháp
- Biện pháp canh tác không phù hợp với những thực tế nông học hiện đại
- Biện pháp của quản lý tự nhiên và đấu tranh sinh học không còn hiệu
quả, cho phép các vụ dịch phát triển.
* Ưu nhược điểm của biện pháp hoá học
+ Ưu điểm
- Năng suất cây trồng ổn định và tăng
- Phản ứng với dịch hại nhanh về thời gian nên có khả năng dập dịch
nhanh chóng mà các biện pháp khác không thực hiện được.
- Có hiệu quả với phạm vi rộng các loài dịch hại
- Có thể thực hiện được ở hầu khắp các địa phương
+ Nhược điểm
- Giá cao của thuốc hoá học
- Có ảnh hưởng đến các loài sinh vật không gây hại
- Xuất hiện lại của nhiều loài dịch hại cao hơn
- Xuất hiện tính chống thuốc của dịch hại
- Gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người
* Những chú ý khi sử dụng thuốc hoá học
Để tiêu diệt được sâu bệnh hại, tránh gây hại cho cây trồng, gây độc cho
người và các động vật khác. Khi dùng thuốc hoá học phải tuân theo nguyên tắc
“4 đúng” nghĩa là:
(1) Dùng đúng thuốc:
Muốn trừ sâu phải dùng thuốc trừ sâu, muốn phòng trừ bệnh phải dùng
thuốc bệnh. Vì thuốc hoá học có nhiều loại khác nhau. Nhưng mỗi loại thuốc
lại có hiệu quả khác nhau lên các loài sâu, loại bệnh khác nhau. Do đó khi sử
dụng trước hết phải chọn đúng thuốc. Ví dụ thuốc tiếp xúc chỉ tác dụng vào da
côn trùng, không thể trộn với thức ăn làm bả độc được. Thuốc bị độc không thể
dùng làm thuốc nội hấp để tiêu diệt sâu chích hút được.
(2) Dùng đúng phương pháp:
63
Đúng phương pháp có nghĩa là mọi loại thuốc có cách dùng riêng, có loại
dùng để phun bột, có loại dùng để xông hơi, có loại dùng để bón xuống đất
nên phải dùng đúng cách mới có tác dụng phòng trừ.
(3) Dùng đúng liều lượng nồng độ:
Nghĩa là phải pha đúng nồng độ, sử dụng đúng liều lượng. Vì nếu nồng
độ, liệu lượng quá thấp thì sâu hại không chết, dễ sinh nhờn thuốc. Nếu dùng
nồng độ quá cao thì làm hại cây, gây ô nhiễm môi trường và lãng phí thuốc.
(4) Sử dụng đúng lúc
Khi phòng trừ phải chọn các loại thuốc phù hợp với từng pha biến thái
của sâu hại và thời điểm phun thích hợp. Nhiều loại thuốc chỉ có hiệu lực cao
khi dùng ở giai đoạn sâu non như thuốc tiếp xúc.
Có loại dùng vào ngày nắng to thì gây hại cho cây trồng, có loại phun
vào lúc gió thì giảm hiệu quả.
Cho nên khi dùng thuốc hoá học chúng ta phải căn cứ từng loại sâu,
bệnh, đặc điểm của cây trồng và thời tiết khi sử dụng.
* Các biện pháp sử dụng thuốc hoá học
Dựa vào tính chất của thuốc, đặc tính sinh vật học của sâu hại và điều
kiện môi trường người ta có thể áp dụng một số biện pháp sử dụng sau: Phun
thuốc, xông hơi và xông khói, bón thuốc vào đất, bả độc,
+ Phun thuốc:
Có hai cách phun thuốc là phun lỏng và phun bột.
Phun lỏng: Dựa vào yêu cầu sản xuất và phương tiện sử dụng. Phun lỏng
lại chia ra thành các dạng: Phun mưa, phun sương và phun mù.
- Phun mưa: Thuốc sữa và thuốc bột thấm nước pha với nước cho vào
máy không có động cơ, áp suất hơi thấp (bơm 250, bơm con gà, bơm
Pomosa,) để phun. Lượng nước thuốc thường dùng từ 600 - 800 lít/ha cho
cây nhỏ; 800 - 2.000 lít/ha cho cây to;
- Phun sương: dùng các loại thuốc như trên pha với nước nhưng lượng
nước ít hơn từ 1/6 - 2/3 lần. Khi phun sương phải dùng máy có động cơ với áp
suất hơi cao như máy S100. Do đó giọt nước thuốc phun ra nhỏ hơn phun nước,
đường kính giọt thuốc khoảng 50- 150 micron.
- Phun mù: dùng các loại thuốc kỹ nghệ hoà tan trong một dung môi dễ
bay hơi. Cho ngay vào máy có động cơ với áp suất hơi rất cao để phun. Đường
kính của giọt nước phun ra ra chỉ bằng 20 - 30 micron, chỉ phun hết 5 - 10
lít/ha.
Phun bột: sử dụng thuốc bột đã pha chế sẵn cho ngay vào máy phun
thuốc bột để phun. Phun bột có ưu điểm không phải dùng nước nên phun nhanh
64
hơn, nhưng nó cũng phụ thuộc vào tốc độ gió và độ bám dính kém, thường
được dùng ở vườn ươm.
Xông hơi
Biện pháp xông hơi là sử dụng các loại thuốc có khả năng bay hơi, hơi
đó gây độc cho sâu hại qua đường hô hấp. Nó được sử dụng trong kho hoặc bao
bì kín để diệt các loại sâu hại hạt giống hoặc các loại nông, lâm sản khác hoặc
bơm xuống đất để diệt các loại sâu hại rễ và mầm non sống dưới đất.
Yêu cầu khi xông hơi là hơi độc phải đi sâu vào các đối tượng được
xông, không ảnh hưởng tới sức nảy mầm của hạt, không ảnh hưởng tới phẩm
chất của nông, lâm sản hoặc đối tượng được xông.
Hiện nay trong lâm nghiệp người ta thường dùng thuốc xông hơi
Cloropicrin với lượng từ 28- 35 cc trong 1 m3 không khí để tiêu diệt các loại
mọt hại hạt giống và các lâm sản khác trong kho.
Để diệt các loài sâu hại vườn ươm nằm dưới đất người ta đã dùng thuốc
Bromua methylen (CH3Br) với lượng 4,5 gam cho 1 m2 đất.
Biện pháp xông hơi có ưu điểm: Thuốc xông hơi rẻ không hiếm, tiến
hành nhanh gọn nhất là trong kho. Song điều kiện sử dụng khả phức tạp và phụ
thuộc nhiều vào nhiệt độ, độ ẩm của không khí và đất.
Bón thuốc vào đất
Bón thuốc vào đất hay còn gọi là xử lý đất cũng là biện pháp sử dụng
thuốc độc để tiêu diệt nhiều loài sâu hại sống ở dưới đất như sâu xám, bọ hung,
dễ dũi Biện pháp bón thuốc vào đất có ưu điểm là đơn giản, dễ tiến hành, nếu
làm đúng phương pháp có nhiều trường hợp còn kích thích một số loại vi sinh
vật có ích ở trong đất phát triển làm tăng chất dinh dưỡng cho cây trồng. Ngược
lại làm không đúng liều lượng hoặc thuốc không phân bố đều trong đất có thể
làm cho cây chết, gây hại cho các vi sinh vật có ích.
Làm bả độc
Là biện pháp lợi dụng đặc tính xu hoá của một số loài sâu hại để trộn
thuốc độc với loại thực ăn mà chúng ưa thích nhất hấp dẫn chúng đến tiêu diệt.
Bả độc gồm có: Mồi là những thứ mà sâu hại ưa thích, chất độc là các
loại thuốc có tính độc cao về đường tiêu hoá.
Làm bả độc tuy tốn ít thuốc, tác dụng lại cao song mới chỉ dùng được
trong một số trường hợp nhất định vì không phải loài sâu nào cũng có đặc tính
xu hóa giống nhau.
65
Ký hiệu một số dạng thuốc bảo vệ thực vật
* Các ký hiệu thường thấy trên bao bì thuốc bảo vệ thực vật
66
67
* Những chú ý khi sử dụng thuốc và hoá chất hoá học (trừ sâu)
- Chỉ mua thuốc trừ sâu tại các cửa hàng đã được cơ quan có thẩm
quyền cấp phép đủ điều kiện kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật.
- Cần đọc kỹ ngày sản xuất và thời hạn sử dụng của thuốc, không mua
các lọai thuốc đã hết hạn sử dụng, không có bao bì, nhãn sản phẩm.
- Không mua các loại thuốc trừ sâu ngoài danh mục, thuốc trừ sâu cấm
sử dụng.
- Thuốc trừ sâu phải được vận chuyển riêng với các loại hàng hóa khác
đặc biệt là thực phẩm.
- Phải đảm bảo thời gian cách ly thuốc trừ sâu;
- Sử dụng thuốc trừ sâu phải đúng qui định (không hỗn hợp nhiều loại,
tăng liều lượng so với khuyến cáo);
- Khi chưa sử dụng phải cất giữ bảo quản ở vị trí cao ráo không bị ngập
nước, cách xa khu nhà ở, nguồn nước, không ảnh hưởng tới đồ ăn thức uống.
- Cần áp dụng các biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản lý
cây trồng tổng hợp nhằm hạn chế việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật.
- Chỉ sử dụng thuốc trừ sâu khi sâu, bệnh gây hại ảnh hưởng tới năng
suất. Căn cứ vào kết quả kiểm tra đồng ruộng (sinh trưởng cây trồng, mật độ
sâu, tỷ lệ bệnh và điều kiện thời tiết,) để quyết định.
Chỉ được phép mua
thuốc trừ sâu từ các
cửa hàng có giấy
phép kinh doanh
thuốc Bảo vệ thực
vật
68
Tăng cường sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học.
- Nên lựa chọn sử dụng các loại thuốc trừ sâu có độ độc thấp căn cứ theo
dải vạch màu trên nhãn sản phẩm: Màu đỏ: rất độc; Màu vàng: độc cao; Màu
xanh: ít độc (nguy hiểm).
BIỂU TƯỢNG ĐỘ ĐỘC thuốc theo vạch màu
Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng
độ liều lượng và đúng phương pháp.
- Sử dụng theo đúng hướng dẫn về đối tượng phòng trừ, liều lượng,
nồng độ (có dụng cụ đong, đo chính xác lượng thuốc, nước pha thuốc) và phải
đảm bảo thời gian cách ly theo hướng dẫn của từng loại thuốc.
Không được mua
thuốc cấm sử dụng,
thuốc ngoài danh
mục, kém phẩm
chất, thuốc giả,
69
- Căn cứ vào diện tích cây trồng cần sử lý để pha lượng thuốc vừa đủ,
không sử dụng thuốc trừ sâu đã pha còn thừa từ hôm trước.
- Trong trường hợp phải sử dụng các loại thuốc trừ sâu mới cần có ý
kiến hướng dẫn của cán bộ có chuyên môn về bảo vệ thực vật.
- Người sử dụng thuốc trừ sâu phải được tập huấn về kỹ thuật sử dụng
an toàn, hiệu quả và các biện pháp sơ cứu đơn giản khi bị ảnh hưởng của thuốc.
- Không cắn nắp chai thuốc bằng miệng
Người lao động và tổ
chức cá nhân sử dụng
lao động phải được
tập huấn về cách sử
dụng thuốc trừ sâu an
toàn và hiệu quả
70
- Không nên dùng tay trần để pha trộn thuốc
- Không nên ăn uống khi phun thuốc
- Khi bị ngộ độc vì thuốc trừ sâu thì cần sơ cứu ngay:
Đưa nạn
nhân ra
khỏi khu
vực có độc
71
- Trước khi sử dụng thuốc trừ sâu quan trọng nhất là phải đọc thật kỹ và
phải hiểu thật rõ ràng, cặn kẽ tất cả các thông tin, hướng dẫn trên nhãn thuốc.
Thay ngay
hoặc bỏ quần
áo dính độc
Dùng khăn
ẩm thấm
nơi dính
thuốc và rửa
bằng xà
phòng,
không dùng
bàn chải để
cọ rửa
Khi thuốc
bắn vào mắt,
dùng nước
sạch
rửa liên tục
15 – 20 phút
72
- Khi pha chế và phun thuốc phải mang mặc đầy đủ bộ bảo hộ
73
- Không vứt vỏ bao bì thuốc trừ sâu bừa bãi trên đồng ruộng
Không xúc
rửa bình
phun thuốc
xuống sông
rạch, nguồn
nước công
cộng
74
- Thu gom vỏ bao bì thuốc trừ sâu đúng nơi và tiêu huỷ theo quy định
- Thu gom thuốc đổ vãi và vật dụng xử lý cho vào túi nhựa và tiến hành
tiêu hủy.
* Sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động
Đồ bảo hộ lao động gồm: khẩu trang, găng tay, ủng, kính, mũ và quần áo
bảo hộ (có thể dùng áo mưa tiện lợi).
Sử dụng đồ bảo hộ lao động để bảo vệ người khỏi bị ngộ độc khi làm
việc trực tiếp với thuốc.
Hình 5.3.35: Ủng bảo hộ lao động
75
Hình 5.3.36: Găng tay bảo hộ lao động
Hình 5.3.37: Khẩu trang bảo hộ lao động
Hình 5.3.38: Kính bảo hộ lao động
76
Hình 5.3.39: Mũ bảo hộ lao động
Sử dụng đồ bảo bộ lao động trước khi bắt đầu pha chế thuốc đến khi kết
thúc hoạt động phun, tưới hoặc rải thuốc và vệ sinh dụng cụ.
4.4. Biện pháp sinh học
* Định nghĩa
- Biện pháp đấu tranh sinh học là một biện pháp được biết lâu đời nhất
trong quản lý dịch hại. Ngày nay nó được thừa nhận như một biện pháp tiên
tiến, tinh vi nhất để quản lý dịch hại cây trồng vì tính hữu ích của biện pháp
dựa trên cơ sở hiểu biết sinh thái chính xác, đồng thời nó như điểm trung tâm
cho các biện pháp khác xung quanh và kết hợp với nó thành biện pháp tổng
hợp.
- Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng những sinh vật và những sản
phẩm của chúng như các loài côn trùng ký sinh, ăn thịt, các loài lưỡng cơ như
ếch nhái, một số loài chim hay các loài vi sinh vật gây bệnh nhằm ngăn chặn
hay giảm thiệt hại do sinh vật có hại gây ra.
* Ưu nhược điểm của biện pháp đấu tranh sinh học
+ Ưu điểm:
-Sử dụng an toàn (chắc chắn, đáng tin cậy)
- Kinh tế
- Không gây nhiễm độc môi trường sống
- Tồn tại mãi
+ Nhược điểm
- Thường không giữ dịch hại dưới ngưỡng gây hại kinh tế
- Dễ bị tác động của thuốc hoá học
- Thao tác khó khăn
77
- Nhân nuôi và thả có thể đắt tiền
- Yêu cầu thời gian lâu trước khi dịch hại được phòng chống.
- Biện pháp có quan hệ chặt với thu thập, nhập nội, nuôi thả và đánh giá
những tác nhân sinh vật.
* Cơ sở khoa học của biện pháp đấu tranh sinh học
- Biện pháp đấu tranh sinh học là sự biểu hiện của mối quan hệ tự nhiên
giữa các cơ thể sống với nhau, có ý nghĩa giữa các loài gây hại với thiên địch
của chúng.
- Đặc tính sinh thái tự nhiên này là một đặc tính sinh thái có biến động,
nó phụ thuộc vào các yếu tố khác, những sự biến động trong môi trường, những
sự thích nghi những đặc tính và giới hạn của cơ thể sống mà nó đòi hảo trong
mỗi trường hợp. Mối quan hệ này được biểu hiện qua ba nội dung chính:
+ Quần thể chủng quần và cộng đồng riêng: Đó là mỗi loài sinh vật sống
ở mỗi hệ sinh thái nhất định không chỉ chịu tác động của điều kiện môi trường
mà còn bị rằng buộc nhau trong mối quan hệ của một loài. mối quan hệ này
được diễn ra trong một nhóm cá thể giống nhau có quan hệ mật thiết với nhau
để cùng tồn tại và duy trì nòi giống được gọi là một chủng quần. Tuy nhiên,
trong một hệ sinh thái nói chung và hệ sinh thái nông nghiệp nói riêng các loài
tồn tại có quan hệ với nhau thông qua dây chuyền dinh dưỡng tạo thành một
cộng đồng chung.
+ Cân bằng tự nhiên: đó là tất cả các sinh vật đều có khả năng tăng số
lượng thông qua sinh sản, song chúng không thể tăng số lượng một cách liên
tiếp hay trong một thời gian dài mà chỉ tăng có tính chu kỳ, ở mức độ giới hạn
dưới tác động của điều khiển tự nhiên xuất hiện trong mỗi hệ sinh thái để giúp
cho các loài sinh vật trong tự nhiên đều cùng tồn tại với số lượng một cách hợp
lý. Đây chính là biểu hiện của mối cân bằng sinh học trong tự nhiên.
+ Quản lý tự nhiên bằng cách sử dụng hai nhóm yếu tố đó là nhóm yếu
tố vô sinh và nhóm yếu tố hữu sinh (xem lại phần trước).
* Những tác nhân sinh học chủ yếu điều hoà số lượng chủng quần
dịch hại
+ Yếu tố sâu hại: Là nhóm yếu tố tuy đơn giản nhưng lại rất quan trọng
trong việc ngăn chặn số lượng chủng quần các loài sâu hại cây trồng. bao gồm:
- Nhóm côn trùng bắt mồi đó là nhóm côn trùng bắt các loài côn trùng
làm thức ăn để hoàn thành các pha phát dục của chúng như bọ rùa, bọ chân
chạy, chuồn chuồn, bọ ngựa
78
Hình 5.3.40: Các dạng bọ ngựa
Hình 5.3.41: Chuồn chuồn Hình 5.3.42: Bọ rùa
- Nhóm côn trùng ký sinh đó là các loài côn trùng sống trên hoặc bên
trong cơ thể vật chủ, chúng lấy thức ăn từ cơ thể vật chủ ít nhất trong một pha
phát triển của chúng như ong ký sinh mắt đỏ, kiến mắt đỏ.
+ Nhóm côn trùng ăn sâu hại: Kiến vàng có thể hạn chế sự gây hại của
các loài sâu hại nghiêm trọng như bọ xít muỗi, bọ cánh cứng đục ngọn, sâu đục
trái và hạt, bọ xít mép, sâu đục phồng lá, sâu cuốn lá, bọ cánh cứng ăn lá, sâu
bao, sâu ăn lá
79
+ Các vi sinh vật gây bệnh cho côn trùng: Đó là việc sử dụng các vi sinh
vật làm tác nhân gây bệnh cho các các sinh vật gây hại khác, tác nhân gây bệnh
có tính chuyên hoá, nhiều vi sinh vật gây bệnh có thể trỗn lẫn với thuốc hoá
học, bao gồm nấm. vi khuẩn và virus gây bệnh như nấm bạch cương, nấm
xanh, vi khuẩn BT (Bacillus thuringensis)
+ Những biện pháp gìn giữ kẻ thù tự nhiên của sâu hại có sẵn ở địa
phương
- Sử dụng biện pháp hoá học chỉ khi chủng quần sâu hại đã tới nhưỡng
kinh tế.
- Sử dụng nhiều loại thuốc hoá học có tính chọn lọc cao
80
- Sử dụng thuốc hoá học đúng nồng độ và liều lượng quy định
- Phát triển và sử dụng nhiều biện pháp quản lý dịch hại tốt hơn dùng
thuốc hoá học khi không cần thiết như biện pháp canh tác kỹ thuật
- Sử dụng đúng thuốc, đúng thời gian.
- Nhân và thả tràn ngập kẻ thù tự nhiên, kết hợp nhập nội và thuần hoá.
* Biện pháp đấu tranh sinh học và IPM
- Chìa khoá của biện pháp là điều khiển hệ thống cây trồng bằng cách
giảm sự phát triển của sâu hại cùng lúc đẩy mạnh sự sống sót và hiệu quả của
kẻ thù tự nhiên, tiêu diệt sâu hại đúng ngưỡng kinh tế và hạn chế tới mức thấp
nhất sử dụng thuốc hoá học.
- Đấu tranh sinh học chủ yếu là bảo vệ và khuyến khích các loài thiên
địch trong hệ sinh thái đồng ruộng có ý nghĩa lớn nhất, còn việc nhân nuôi rồi
thả tràn ngập ra đồng ruộng là ít khả quan và rất tốn kém.
- Có thể tiến hành nhập nội và thuần hoá các loài thiên địch có ý nghĩa
rồi thả chúng vào đồng ruộng để phát huy hiệu quả của chúng, nhưng cần lưu ý
đến tính chuyên hoá của các loài nhập nội.
4.5. Biện pháp vật lý, cơ giới
* Khái niệm chung
- Biện pháp cơ giới vật lý là những biện pháp trực tiếp hoặc gián tiếp diệt
dịch hại(sâu hại), phá vỡ đặc tính sinh lý của sâu bằng cách khác với thuốc trừ
sâu hoặc biến đổi một cách có hại môi trường sống của sâu.
- Biện pháp cơ giới vật lý khác biện pháp canh tác kỹ thuật ở chỗ phương
thức hoặc tác động là trực tiếp trừ sâu hại thay cho sự biến đổi của một số thực
tiễn canh tác kỹ thuật.
Ví dụ dùng máy đạp ruồi để trừ ruồi, bắt sâu bằng tay.
- Biện pháp vật lý cơ giới là bộ phận quan trọng của biện pháp IPM, như
nhiều thành phần khác của IPM, biện pháp vật lý cơ giới đòi hỏi sự hiểu biết về
đặc tính sinh vật học, sinh thái học của dịch hại, biện pháp này cũng giữ vai trò
quan trọng trong IPM.
* Ưu nhược điểm của biện pháp
+ Ưu điểm
- Diệt trừ trực tiếp dịch hại
- Phù hợp với hoạt động nông nghiệp
- Kinh tế, dễ tiến hành và không gây ô nhiễm môi trường
+ Nhược điểm
- Không diệt được dịch hại phát sinh phát triển với số lượng lớn.
81
- Một số biện pháp cụ thể như khử trùng để thả vào môi trường đòi hỏi
phải có kiến thức chuyên môn.
* Những biện pháp cụ thể của biện pháp vật lý, cơ giới
- Vật lý: Sử dụng nhiệt độ cao hoặc thấp, giảm nhiệt độ, dùng bẫy ánh
sáng hấp dẫn, đẩy lùi hoặc giết bằng âm thanh, khử trùng con đực bằng tia
phóng xạ.
- Cơ giới: đào rãnh ngăn chặn, bắt bằng tay, rung, va chạm, bẫy
Chỉ có bẫy ánh sáng và đào rãnh ngăn được sử dụng có kết quả trong
công tác IPM.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
- Trình bày các nguyên tắc phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây hoa
- Trình bày các biện pháp cụ thể của biện pháp vật lý cơ giới
- Trình bày các biện pháp cụ thể của biện pháp đấu tranh sinh học
- Trình bày các biện pháp cụ thể của biện pháp hóa học
- Trình bày các biện pháp cụ thể của biện pháp điều hòa
- Trình bày các biện pháp cụ thể của biện pháp kỹ thuật
2. Bài thực hành
2.1 Bài tập thực hành số 5.3.1: Điều tra thành phần sâu bệnh hại và
thiên địch
Mục tiêu
- Trình bày được các bước tiến hành trong điều tra thành phần sâu bệnh
trên cây điều.
- Thành thạo cách điều tra, thu thập và tính toán số liệu làm cơ sở theo
dõi diễn biến dịch hại chính trên đồng ruộng. Rèn luyện kỹ năng quan sát và
phát hiện sâu hại.
- Rèn luyện tính tỷ mỷ, chính xác, cẩn thận khi phân biệt, phân loại và sử
dụng an toàn và có hiệu quả các trang thiết bị.
Tổ chức thực hiện
* Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh
* Công việc của giáo viên
Hướng dẫn
Làm mẫu
Kiểm tra nhắc nhở
82
* Công việc học sinh
Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng
dẫn.
* Quy trình thực hiện:
Thứ
tự
Nội dung
các bước
Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ
thuật
Dụng cụ,
trang bị
Điều tra
thành
phần sâu
hại
- Quan sát chung toàn
bộ cây để phát hiện
triệu chứng hại như
như héo ngọn, héo
cành, lá có vết hại hoặc
biến dạng, thân cây có
lỗ đục
- Thu thập côn trùng
phát hiện thấy trên cây
hoặc vết đục trong
thân, láChú ý thu
thập đầy đủ các giai
đoạn phát dục của sâu
(trứng, ấu trùng, nhộng
và thành trùng).
- Quan sát những cây
có hiện tượng không
bình thường, như sinh
trưởng còi cọc, vàng,
héoKhông tìm thấy
nguyên nhân trong mặt
đất nguyên nhân trên
mặt đất cần đào xuống
dưới đất để quan sát
phần rễ.
Có thể tìm thấy côn
trùng phá hại trong đất
như rệp sáp, sâu non
bộ cánh cứng.
- Chọn khu
vực điều tra
đại diện cho
tuổi cây,
giống, địa
hình.
- Chọn điểm
điều tra đảm
bảo tính
khách quan,
đủ số lượng
cây điều tra
- Vườn tre,
khay, bình tam
giác, dao con,
kính lúp, ống
nghiệm, tiêu
bản, tranh ảnh
mẫu cácmloại
sâu hại, sổ sách,
phiếu điều tra.
83
Điều tra
Thành phần
bệnh hại
- Quan sát hiện tượng
cây (màu sắc, hình
dạng ).
- Đối với các loại triệu
chứng bệnh hại qua các
tiêu bản, hoặc tranh
ảnh.
- Ghi chép phân loại
bệnh (số lượng lá,
cành, quảbị bệnh) và
cấp bệnh tương ứng
- Chọn khu
vực tre bị hại
tra đại diện
cho tuổi cây,
giống, địa
hình.
- Chọn điểm
điều tra đảm
bảo tính
khách quan,
đủ số lượng
cây điều tra
- Vườn cây
điều, khay, bình
tam giác, dao
con, kính lúp,
ống nghiệm,
tiêu bản, tranh
ảnh
màu các loài
bệnh hại, sổ
sách, phiếu điều
tra.
Điều tra
thu thập
thiên địch
của sâu
hại cây
* Đối với
thiên địch
bắt mồi
* Quan sát bằng mắt để
phát hiện các loài thiên
địch, theo dõi các hoạt
động của chúng (đẻ
trứng, giao phối, săn
mồi, đang tìm vật
chủ)
- Thu thập những mẫu
sâu hại đã chết do các
bệnh khác nhau.
- Vợt những thiên địch
bay hoặc thu bắt bằng
tay đối với những thiên
địch hoạt động chậm
chạp.
- Đối với những cây
cao dùng dụng cụ
chuyên dùng hứng phía
dưới khua đập, rung
tán lá để thu bắt các
loài thiên địch rơi
xuống.
- Quan sát trực tiếp
hoạt động săn mồi ở
- Chọn ruộng
điều tra đại
diện cho tuổi
cây, giống,
địa hình
- Chọn điểm
điều tra đảm
bảo tính
khách quan,
đủ số lượng
cây điều tra
Bình tam giác
500ml, ống thủy
tinh thủng 2
đầu, lọ nút mài,
cồn 960, bông
thấm nước, họp
nhựa nuôi sâu
84
* Đối với ký
sinh
thực địa.
- Thử tính bắt mồi ăn
thịt của loài mới thu
được trong điều kiện
phòng thí nghiệm.
- Thu thập mẫu sâu hại
ở các pha trứng, sâu
non, nhộng và để riêng
rẽ, nuôi tiếp để theo
dõi.
Mỗi kỳ điều tra thu ít
nhất 20 – 30 cá thể mỗi
pha của mỗi loài sâu
hại chính. Riêng pha
trứng thu 10 – 20 ổ nếu
trứng thành ổ, 30 – 50
quả nếu trứng đẻ rãi
rác.
* Điều kiện thực hiện
Địa điểm: Vườn (rừng) tre thực nghiệm
Phiếu thực hành
Phiếu đánh giá sản phẩm
Giấy bút ghi chép, kính lúp, thước. Vợt, dao, ống nghiệm, bảng phân cấp
bệnh, tiêu bản các pha phát dục của sâu hại và bệnh hại.
* Rút kinh nghiệm
Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời.
* Những lỗi thường gặp
Bỏ sót côn trùng bay nhanh do khua động mạnh khi tiến gần điểm điều
tra.
Bỏ sót côn trùng nhỏ vì những loài côn trùng đó rất khó phát hiện.
* Cách thức và tiêu chuẩn đánh giá
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Thành phần sâu hại hiện diện trên
cây tre tại thời điểm điều tra.
Xác định đúng các loài gây hại chính
85
-Thành phần bệnh hại hiện diện trên
tre
Xác định đúng các bệnh hại chính
- Số lượng thiên địch trong vườn Điều tra và tính toán đúng phương
pháp theo quy định
2.1 Bài thực hành 5.3.2: Thực hành phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại
* Mục tiêu
Bài thực hành nhằm trang bị cho học viên kỹ năng:
- Xác định được loại bệnh cần phòng trừ
- Xác định đúng loại thuốc và pha chế đúng lượng thuốc, nồng độ thuốc
cần dùng.
- Thực hành phun đúng quy trình kỹ thuật, hiệu quả cao
* Dụng cụ, trang thiết bị và nguồn lực cần thiết để thực hiện
- Khu vực rừng bị sâu bệnh hại có diện tích tối thiểu 1000 m2
- Bình bơm thuốc bằng tay hoặc chạy bằng động cơ
- Các loại thuốc trừ bệnh theo yêu cầu
- Dụng cụ pha chế, chứa đựng nước thuốc
- Nguồn nước sạch để pha thuốc
- Bộ đồ bảo hộ lao động cho giáo viên và học viên
* Tổ chức thực hiện
- Giáo viên tập trung học viên để giới thiệu mục tiêu, yêu cầu và trình tự
các bước thực hiện của bài thực hành.
- Chia lớp thành nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) để học viên thực hiện
trình tự theo các nội dung của bài thực hành. Giáo viên quan sát các thao tác
thực hiện của học viên.
- Giáo viên củng cố bài, nhận xét đánh giá kết quả thực hành của học
viên theo nhóm.
* Các bước tiến hành
Bước 1:
- Chuẩn bị của giáo viên: Giáo viên bố trí thời gian và địa điểm thực tập
- Chuẩn bị của học viên: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ theo yêu cầu
Bước 2:
86
Giáo viên giới thiệu mục tiêu, yêu cầu và trình tự các bước thực hiện của
bài thực hành.
Bước 3: Chia nhóm, phân địa bàn thực hiện
Bước 4:
Các nhóm học viên thực hiện tuần tự nội dung bài thực hành theo bản
hướng hướng dẫn dưới đây:
TT Tên công việc Cách thực hiện
1 Xác định loại thuốc
và nồng độ thuốc cần
sử dụng
- Trên cơ sở kết quả thu thập được ở bài 1,
lựa chọn đối tượng bệnh hại chủ yếu cần phải
áp dụng biện pháp phun thuốc phòng trừ.
- Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh và mức
độ gây hại của bệnh, chọn loại thuốc dùng,
nồng độ thuốc phun để cho hiệu quả cao nhất.
2 Tính lượng thuốc và
chuẩn bị thuốc cần
dùng
Dựa vào diện tích và quy trình kỹ thuật phun
để tính lượng thuốc cần phải mua để sử dụng
theo yêu cầu
3 Chuẩn bị dụng cụ,
trang bị
Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, trang bị cần
thiết theo yêu cầu
4 Pha chế thuốc Căn cứ kết quả tính toán ở bước 1, bước 2
tiến hành pha chế thuốc đảm bảo đúng nồng
độ, đúng liều lượng, chất lượng dung dịch
nước thuốc phun.
5 Tiến hành phun
thuốc
Phun đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng liều lượng;
đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người, cây
trồng, các sinh vật khác. Không gây ô nhiễm
môi trường.
6 Thu dọn, vệ sinh sau
phun
Thu dọn vệ sinh dụng cụ, trang bị; vệ sinh
đồng ruộng, thu gom bao bì rác thải, nước
thuốc dư thừa để xử lý theo quy định an toàn.
* Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa
TT Hiện tượng Nguyên nhân Cách phòng ngừa
1 Xác định loại thuốc,
nồng độ thuốc dùng
không phù hợp, hiệu
- Xác định sai loại
bệnh cần phòng trừ
- Chưa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_phong_tru_sau_benh_hai_cay_tre_lay_mang.pdf