Mô đun “Phòng trừ dịch hại cho cây chuối” bao gồm 4 bài:
Bài 1: Cỏ dại hại chuối.
Bài 2: Sâu hại chuối.
Bài 3: Bệnh hại chuối.
Bài 4: Quản lý dịch hại tổng hợp.
96 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Phòng trừ dịch hại cho cây chuối, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thời tiết thuận lợi: trời không mưa, nắng nhẹ (sáng sớm hay chiều mát), lặng
gió, khô ráo. Với thuốc nội hấp nên phun vào buổi sáng vì cây dễ hấp thu.
+ Đúng liều lượng, nồng độ
* Mỗi loại thuốc đều có quy định nồng độ, liều lượng sử dụng theo chỉ dẫn trên
nhãn, nhằm trừ sâu bệnh đạt hiệu quả, an toàn cho người và cây trồng.
69
* Khi sử dụng phải cân đong chính xác.
* Trong phạm vi liều lượng và nồng độ hướng dẫn, nếu sâu, bệnh, cỏ dại còn
nhỏ, còn ít thì dùng liều lượng thấp, nếu nhiều và lớn thì dùng liều cao hơn.
* Cùng một liều lượng, pha nhiều nước để phun hiệu quả cao hơn pha ít nước
và đỡ hại cho người, cây trồng. Lượng nước phun cần ướt đẫm lên cây.
* Tránh tùy tiện về liều lượng, nồng độ thuốc, sẽ gây lãng phí thuốc, gây dư
lượng độc hại trong nông sản, gây hiện tượng kháng thuốc của sâu hại, gây ô
nhiễm môi trường sinh thái
+ Đúng cách
* Mỗi loại thuốc có kỹ thuật sử dụng riêng, cần tuân thủ đúng mới đạt hiệu
quả cao.Với loại thuốc bột, thuốc hạt cần rắc đều trên diện tích quy định. Nếu
lượng thuốc bột hay thuốc hạt quá ít, nên trộn thuốc với một lượng cát khô để rắc
cho đều. Đối với thuốc dạng lỏng, cho một ít nước vào bình, đong đủ lượng thuốc
đổ cẩn thận vào và khuấy đều cho tan thuốc, sau đó mới đổ đủ lượng nước quy
định.
* Đối với mỗi loài sâu bệnh phải có cách phun đúng. Phun đều, phun kỹ, phun
tập trung nơi có dịch hại.
* Đối với mỗi loại máy phun khác nhau cách sử dụng, tốc độ phun khác nhau.
Khi sử dụng phải chú ý cho phù hợp yêu cầu.
4.2. Các biện pháp bảo đảm an toàn chính
- Chỉ mua thuốc đựng trong nguyên chai, nguyên gói, không bị rò rỉ, có nhãn
đầy đủ, còn trong thời hạn sử dụng.
- Không chuyên chở thuốc bảo vệ thực vật chung với lương thực, thực phẩm.
Không để đổ, vỡ khi vận chuyển thuốc.
- Trước khi sử dụng cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cân đong, pha chế, đồ
bảo hộ, kiểm tra lại bình phun (bình xịt).
- Khi phun, rải thuốc không để hít phải bụi thuốc hoặc thuốc dính vào da,
quần áo (đi ngược chiều gió, không ăn uống khi phun rải thuốc). Nếu lỡ dính vào
da, vào mắt cần rửa kỹ ngay bằng nước sạch
- Sau khi phun thuốc xong phải tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo. Không rửa
bình phun và đổ nước rửa bình hay thuốc thừa xuống ao hồ, gần nguồn nước sinh
hoạt, gần nhà ở. Không dùng bao bì chai lọ đựng thuốc để đựng lương thực, thực
phẩm hay đồ dùng khác.
- Thực hiện đúng thời gian cách ly khi thu hoạch sản phẩm.
70
- Bảo quản thuốc trong bao bì kín, nơi khô ráo. Để xa thức ăn, nước uống.
Xa tầm với của trẻ em, xa gia súc căn nuôi.
- Khi có biểu hiện triệu chứng ngộ độc cần ngưng làm việc, tiến hành sơ
cứu, rồi đưa ngay đến bệnh viện. Mang theo chai thuốc và nhãn các loại thuốc đã
gây ngộ độc.
4.3. Ký hiệu một số dạng thuốc BVTV và tính chất khi sử dụng
DẠNG THUỐC CHỮ VIẾT TẮT TÍNH CHẤT KHI SỬ DỤNG
Nhũ dầu.
ND, EC
Thuốc ở thể lỏng, trong suốt, dễ
bắt lửa và cháy nổ, hòa tan trong
nước.
Dung dịch.
DD, SL, L, AS.
Hòa tan trong nước, không chứa
chất hóa sữa.
Bột thấm nước.
BTN, WP, SP. DF, WDG.
Dạng bột mịn, phân tán trong
nước thành dung dịch huyền phù.
Huyền phù. FL, FC, SC. Lắc đều trước khi sử dụng.
Hạt H, G, GR. Chủ yếu rải vào đất.
Dạng sữa. EW. Lắc đều trước khi sử dụng.
Thuốc bột.` D, BR. Không tan trong nước.
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH.
1. Câu hỏi:
1.1. Thế nào là quản lý dịch hại tổng hợp?
1.2. Trình bày các nguyên tắc trong quản lý dịch hại tổng hợp?
1.3. Trình bày các biện pháp được áp dụng trong quản lý dịch hại tổng hợp?
1.4. Nêu nội dung các nguyên tắc cơ bản, các biện pháp an toàn chính khi sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật?
1.5. Bằng cách nào để phát huy vai trò của thiên địch trong việc hạn chế sâu bệnh
hại chuối?
2. Bài tập thực hành
71
2.1. Bài thực hành số 4.4.1. Điều tra các đối tượng thiên địch trên vườn chuối
- Mục tiêu:
+ Nhận biết được các loài thiên địch có trên vườn chuối.
+ Nắm được vai trò của mỗi loài thiên địch trong phòng trừ sâu bệnh hại
chuối.
+ Lựa chọn các biện pháp bảo vệ các loài thiên địch.
+ Rèn luyện kỹ năng quan sát và phát hiện thiên địch.
+ Rèn luyện tính tỷ mỷ, chính xác, cẩn thận khi quan sát, phân loại và sử
dụng an toàn và có hiệu quả các trang thiết bị trong quá trình thực hành
- Nguồn lực:
+ Vườn chuối
+ Kính lúp
+ Vợt bắt côn trùng, lọ thủy tinh các cỡ để đựng mẫu vật.
+ Giấy, bút, thước kẻ, bảng biểu
+ Mẫu vật, hình ảnh các loài thiên địch.
- Cách thức tiến hành
+ Chia nhóm mỗi nhóm từ 5-10 học sinh
+ Chọn điểm điều tra
- Nhiệm vụ của nhóm:
+ Sử dụng các dụng cụ bắt các đối tượng côn trùng là thiên địch.
+ Quan sát chi tiết từng loài để xác định đúng đối tượng thiên địch.
+ Ghi chép cụ thể nội dung quan sát được vào sổ theo dõi thực hành.
+ Tự đánh giá tình hình thiên địch có trên vườn chuối.
+ Đề xuất phương pháp nhằm bảo vệ các loài thiên địch có trong vườn.
+ Viết bản tường trình kết quả làm việc của từng học viên.
- Thời gian hoàn thành:
+ Thời gian học viên trực tiếp thực hành tại vườn chuối: 2 giờ – 3 giờ.
+ Thời gian viết tường trình tại nhà: Nộp bài tường trình vào ngày hôm sau.
- Căn cừ vào bản tường trình của học viên để đánh giá theo các tiêu chí sau:
+ Số lượng các loại thiên địch trong bản tường trình so với số lượng các loại
thiên địch chính trong vườn.
72
+ Độ chính xác trong mô tả đặc điểm hình thái và vai trò của mỗi loài thiên
địch
+ Sự phù hợp của các phương pháp bảo vệ thiên địch đã đề xuất của học
viên.
2.2. Bài thực hành số 4.4.2. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu
quả.
- Mục tiêu:
+ Trình bày được các kiến thức hiểu biết về tính độc của một số thuốc
BVTV, thời gian cách ly, biện pháp an toàn trong bảo quản và sử dụng.
+ Trình bày được 4 nguyên tắc sử dụng thuốc hóa học trong phòng trừ dịch
hại trên vườn chuối.
+ Trình bày kiến thức cơ bản về sơ cấp cứu khi bị ngộ độc thuốc BVTV.
+ Rèn luyện tính tỷ mỷ, chính xác, cẩn thận khi trình bày các nội dung kiến
thức.
- Nguồn lực:
+ Vườn chuối
+ Giấy, bút, thước kẻ, bảng biểu
+ Các loại thuốc bảo vệ thực vật.
+ Bình phun thuốc, dụng cụ đựng thuốc (nếu là thuốc rải vào đất), đồ bảo
hộ lao động, dụng cụ pha thuốc, nước sạch.
- Cách thức tiến hành
+ Chia nhóm mỗi nhóm từ 5-10 học sinh
+ Chọn điểm thực hành trên vườn chuối.
- Nhiệm vụ của nhóm:
* Quan sát các loại thuốc BVTV được cung cấp, xác định độ độc, thời gian cách
ly, các biện pháp an toàn khi sử dụng thuốc.
* Trình bày 4 nguyên tắc sử dụng thuốc BVTV.
* Trình bày các thao tác sơ cấp cứu cho người bị ngộ độc thuốc BVTV.
* Ghi chép cụ thể các nội dung thực hành vào sổ theo dõi.
* Tự đánh giá tình hình thực tế được tiến hành.
* Tự rút ra những tồn tại trong các thao tác khi thực hành để khắc phục trong
thực tế sản xuất.
73
* Viết bản tường trình kết quả làm việc của từng học viên.
- Thời gian hoàn thành:
+ Thời gian trực tiếp thực hành tại vườn chuối: 8 giờ– 10 giờ.
+ Thời gian viết tường trình tại nhà: Nộp bài tường trình vào ngày hôm sau.
- Căn cứ vào bản tường trình của học viên và sự theo dõi giám sát của giáo
viên trong quá trình thực hành để đánh giá theo các tiêu chí sau:
+ Sự phù hợp của các loại thuốc được chọn để sử dụng.
+ Tính chính xác, đảm bảo kỹ thuật của các thao tác khi sử dụng thuốc.
+ Tính chính xác của các thao tác sơ cấp cứu người bị ngộ độc thuốc BVTV.
+ Tính nghiêm túc, cẩn thận, khoa học của học viên trong quá thực hành.
C. Ghi nhớ:
- Các nguyên tác chung của quản lý dịch hại tổng hợp:
+ Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bảo đảm an toàn môi trường sinh
thái, sức khỏe con người để nghề trồng chuối phát triển bền vững.
+ Không thể tiêu diệt hết sinh vật gây hại nên “phòng” là chủ yếu, “trừ” là
quan trọng nhằm hạn chế phát sinh thành dịch.
+ Phòng trừ dịch hại phải áp dụng các quy trình một cách linh hoạt, phù hợp
từng điều kiện cụ thể để đạt hiệu quả cao.
- Trong quản lý dịch hại tổng hợp cần tuân thủ một số nguyên tắc và biện
pháp cơ bản như:
+ Kỹ thuật làm đất.
+ Cây giống được chọn.
+ Quy trình trồng, chăm sóc cây chuối.
+ Các biện pháp phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh hại chuối.
+ Trang bị kiến thức khoa học cho người trồng chuối.
- Đảm bảo 4 nguyên tắc cơ bản khi sử dụng thuốc BVTV trên cây chuối:
+ Đúng thuốc.
+ Đúng lúc.
+ Đúng liều lượng, nồng độ.
+ Đúng cách.
74
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN
I. Vị trí, tính chất của mô đun
- Vị trí: Mô đun “Phòng trừ dịch hại cho cây chuối” là một mô đun chuyên
môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề trồng chuối; được
giảng dạy sau mô đun “Chuẩn bị sản xuất chuối” và mô đun “Nhân giống chuối”,
và mô đun “ Trồng và chăm sóc chuối”
- Tính chất: Mô đun “Phòng trừ dịch hại cho cây chuối” là mô đun có nội
dung quan trọng. Phương pháp giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành,
trong đó thực hành là trọng tâm.
II. Mục tiêu:
- Nhận biết được các loại cỏ dại và sâu bệnh gây hại chủ yếu trên chuối.
- Phân biệt được các loại thuốc Bảo vệ thực vật thường sử dụng trong trồng
chuối.
- Xác định được liều lượng, nồng độ hóa chất theo đúng yêu cầu kỹ thuật
nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Sử dụng và bảo dưỡng được các dụng cụ máy phun thuốc thông thường.
- Đề ra biện pháp phòng trừ cỏ dại và sâu bệnh hại chuối một cách có hiệu
quả cao.
- Có ý thức bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.
III. Nội dung chính của mô đun
Mã bài Tên các bài dạy
Loại
bài
dạy
Địa điểm
dạy
Thời gian (giờ)
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra *
MĐ04-01
Cỏ dại hại chuối
Tích
hợp
Phòng học
Vườn chuối
25 3 20 2
MĐ04-02
Sâu hại chuối
Tích
hợp
Phòng học
Vườn chuối
22 3 17 2
MĐ04-03
Bệnh hại chuối
Tích
hợp
Phòng học
Vườn chuối
25 3 20 2
MĐ04-04
Tích
hợp
Phòng học
Vườn chuối
22 7 13 2
75
Quản lý dịch hại tổng hợp
Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4
Cộng 98 16 70 12
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành
IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập.
1. Đánh giá bài tập thực hành 4.1.1
NHẬN DẠNG MỘT SỐ LOẠI CỎ DẠI TRONG VƯỜN CHUỐI
VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
a. Đánh giá chung
- Giáo viên hướng dẫn các nhóm học viên tự nhận xét, đánh giá kết quả bài
thực hành theo các yêu cầu cụ thể (các tiêu chí đánh giá)
- Chọn 2 nhóm điển hình, 1 nhóm có nội dung tốt và 1 nhóm có nội dung
chưa tốt (theo nhận định của giáo viên qua bản tường trình và quan sát khi học
viên thực hành) trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác đánh giá kết quả của nhóm được chọn trình bày.
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho các nhóm được chọn trình bày và
đánh giá chung kết quả thực hành của cả lớp.
b. Đánh giá cụ thể bài thực hành theo các tiêu chí trong bảng sau
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Nêu tác hại của cỏ dại đối với cây trồng Đối chiếu với kiến thức tài liệu.
Nhận biết một số loài cỏ dại trên vườn
chuối
Quan sát học viên thực hành và nội
dung trình bày trong tường trình với
kiến thức lý thuyết được học.
Các biện pháp phòng cỏ dại được đề
xuất.
Quan sát học viên tiến hành và nội dung
trình bày trong tường trình với kiến
thức lý thuyết được học.
Các biện pháp trừ cỏ dại được đề xuất. Quan sát học viên tiến hành và nội dung
trình bày trong tường trình với kiến
76
thức lý thuyết được học.
An toàn lao động trong khi thực hành
trừ cỏ.
Theo dõi giám sát học viên thực hiện
các thao tác đối chiếu với yêu cầu lý
thuyết được học.
Khả năng phối hợp hoạt động nhóm Theo dõi hoạt động của từng nhóm
trong quá trình thực hành.
2. Đánh giá bài tập thực hành 4.2.1
NHẬN BIẾT CÁC LOẠI SÂU HẠI CHÍNH
CÁC TRIỆU CHỨNG GÂY HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
a. Đánh giá chung
- Giáo viên hướng dẫn các nhóm học viên tự nhận xét, đánh giá kết quả bài
thực hành theo các yêu cầu cụ thể (các tiêu chí đánh giá)
- Chọn 2 nhóm điển hình, 1 nhóm có nội dung tốt và 1 nhóm có nội dung
chưa tốt (theo nhận định của giáo viên qua bản tường trình và quan sát khi học
viên thực hành) trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác đánh giá kết quả của nhóm được chọn trình bày.
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho các nhóm được chọn trình bày và
đánh giá chung kết quả thực hành của cả lớp.
b. Đánh giá cụ thể bài thực hành theo các tiêu chí trong bảng sau
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Trình bày được đặc điểm hình thái của các loài
sâu hại chính.
Theo bản tường trình và
mẫu vật thu thập được sau
điều tra.
- Trình bày được triệu chứng gây hại của từng
loài sâu hại trên chuối.
Theo bản tường trình và mẫu
vật thu thập được sau điều
tra.
- Trình bày và thực hiện biện pháp phòng trừ. Quyết định chọn lựa biện
pháp phù hợp và quan sát
thao tác sử dụng dụng cụ, hóa
chất
77
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
An toàn lao động trong khi thực hành trừ sâu
hại.
Theo dõi giám sát học viên
thực hiện các thao tác đối
chiếu với yêu cầu lý thuyết
được học.
Khả năng phối hợp hoạt động nhóm Theo dõi hoạt động của từng
nhóm trong quá trình thực
hành.
3. Đánh giá bài tập thực hành 4.3.1
NHẬN BIẾT CÁC LOẠI BỆNH HẠI CHÍNH
CÁC TRIỆU CHỨNG GÂY HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
a. Đánh giá chung
- Giáo viên hướng dẫn các nhóm học viên tự nhận xét, đánh giá kết quả bài
thực hành theo các yêu cầu cụ thể (các tiêu chí đánh giá)
- Chọn 2 nhóm điển hình, 1 nhóm có nội dung tốt và 1 nhóm có nội dung
chưa tốt (theo nhận định của giáo viên qua bản tường trình và quan sát khi học
viên thực hành) trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác đánh giá kết quả của nhóm được chọn trình bày.
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho các nhóm được chọn trình bày và
đánh giá chung kết quả thực hành của cả lớp.
b. Đánh giá cụ thể bài thực hành theo các tiêu chí trong bảng sau
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Trình bày được được đặc điểm phát sinh của các
loại bệnh chính.
Theo bản tường trình và đối
chiếu với kiến thức lý thuyết.
Trình bày được triệu chứng gây hại của các loại
bệnh chính trên chuối.
Theo bản tường trình và mẫu
vật thu thập được sau điều
tra.
Quyết định và thực hiện được phương pháp
phòng trừ
Quyết định chọn lựa biện
pháp phù hợp và quan sát
78
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
thao tác sử dụng dụng cụ, hóa
chất
An toàn lao động trong khi thực hành trừ sâu
hại.
Theo dõi giám sát học viên
thực hiện các thao tác đối
chiếu với yêu cầu lý thuyết
được học.
Khả năng phối hợp hoạt động nhóm Theo dõi hoạt động của từng
nhóm trong quá trình thực
hành.
4. Đánh giá bài thực hành số 4.4.1
ĐIỀU TRA CÁC ĐỐI TƯỢNG THIÊN ĐỊCH
TRÊN VƯỜN CHUỐI.
a. Đánh giá chung
- Giáo viên hướng dẫn các nhóm học viên tự nhận xét, đánh giá kết quả bài
thực hành theo các yêu cầu cụ thể (các tiêu chí đánh giá)
- Chọn 2 nhóm điển hình, 1 nhóm có nội dung tốt và 1 nhóm có nội dung
chưa tốt (theo nhận định của giáo viên qua bản tường trình và quan sát khi học
viên thực hành) trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác đánh giá kết quả của nhóm được chọn trình bày.
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho các nhóm được chọn trình bày và
đánh giá chung kết quả thực hành của cả lớp.
b. Đánh giá cụ thể bài thực hành theo các tiêu chí trong bảng sau
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Trình bày được tên các loài thiên địch phát hiện
được.
Theo bản tường trình và
mẫu vật thu thập được sau
điều tra.
Trình bày được vai trò của mỗi loài thiên địch
được phát hiện
Theo bản tường trình và đối
chiếu với kiến thức lý thuyết.
Trình bày các biện pháp bảo vệ các loài thiên
địch.
Quyết định chọn lựa biện
pháp phù hợp và đối chiếu
79
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
với kiến thức được học.
An toàn lao động trong khi thực hành trừ sâu
hại.
Theo dõi giám sát học viên
thực hiện các thao tác đối
chiếu với yêu cầu lý thuyết
được học.
Khả năng phối hợp hoạt động nhóm Theo dõi hoạt động của từng
nhóm trong quá trình thực
hành.
5. Đánh giá bài thực hành số 4.4.2
SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ
a. Đánh giá chung
- Giáo viên hướng dẫn các nhóm học viên tự nhận xét, đánh giá kết quả bài
thực hành theo các yêu cầu cụ thể (các tiêu chí đánh giá)
- Chọn 2 nhóm điển hình, 1 nhóm có nội dung tốt và 1 nhóm có nội dung
chưa tốt (theo nhận định của giáo viên qua bản tường trình và quan sát khi học
viên thực hành) trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác đánh giá kết quả của nhóm được chọn trình bày.
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho các nhóm được chọn trình bày và
đánh giá chung kết quả thực hành của cả lớp.
80
b. Đánh giá cụ thể bài thực hành theo các tiêu chí trong bảng sau
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Kiến thức về độ độc, thời gian cách ly,
an toàn trong bảo quản và sử dụng một
số loại thuốc BVTV
Kiểm tra bằng các câu hỏi về kiến thức
liên quan kết hợp giám sát thao tác của
học viên.
Kiến thức về 4 nguyên tắc sử dụng
thuốc BVTV
Đánh giá qua nội dung kiến thức học
viên trình bày.
Kiến thức về sơ cấp cứu người bị ngộ
độc thuốc BVTV
Đánh giá qua thao tác của học viên và
đặt câu hỏi kiến thức liên quan.
Khả năng phối hợp hoạt động nhóm Theo dõi hoạt động của từng nhóm
trong quá trình thực hành.
81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Vũ Công Hậu, Lê Quang Mai, Đinh Văn Đức. Trồng cây ăn quả trong vườn.
Nhà xuất bản Nông Nghiệp. TP. Hồ Chí Minh, 1982.
[2]. Vũ Công Hậu. Trồng cây ăn quả ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. TP.
Hồ Chí Minh, 1999.
[3]. Nguyễn Văn Huỳnh, Võ Thanh Hoàng. Sâu và bệnh hại cây ăn trái. Nhà xuất
bản Nông nghiệp, 1995
[4]. Thái Hà và Đặng Mai. Kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối. Nhà xuất bản Hồng
Đức, 2001.
[5]. Nhiều tác giả. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả. Nhà xuất bản Thanh
hóa 2002.
[6]. Từ điển bách khoa Bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản nông nghiệp, 1996.
[7]. Vũ Công Hậu. Cây ăn trái miền Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp, 1987.
[8]. Nguyễn Thị Thu Cúc. Biện pháp phòng trị côn trùng và nhện gây hại cây ăn
trái ( Chuối, Táo ). Nhà xuất bản thanh niên, 2002.
[9]. Dương Tấn Lợi. 33 câu hỏi đáp về trồng và chăm sóc cây ăn quả ( Cây chuối
). Nhà xuất bản thanh niên, 2002.
[10]. Sổ tay sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của công ty thuốc trừ sâu Sài gòn. Nhà
xuất bản nông nghiệp, 1998.
82
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH,
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Theo Quyết định số 874/QĐ-BNN-TCCB, ngày 20 tháng 6 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Đức Thiết - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công
nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
2. Phó chủ nhiệm: Ông Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức
cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Thư ký: Ông Phan Quốc Hoàn - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Công nghệ và
Kinh tế Bảo Lộc
4. Các ủy viên:
- Bà Trịnh Thị Vân - Giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế
Bảo Lộc
- Ông Nguyễn Văn Chiến - Giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ và
Kinh tế Bảo Lộc
- Ông Trần Ngọc Trường - Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Bắc Bộ
- Ông Nguyễn Thái Lam - Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp Bảo Lộc./.
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Theo Quyết định số 2033 /QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 8 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Văn Châu - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng cơ điện
và Nông nghiệp Nam Bộ
2. Thư ký: Bà Trần Thị Anh Thư - Chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Các ủy viên:
- Ông Nguyễn Văn Vượng - Trưởng phòng Trường Đại học Nông Lâm Bắc
Giang
- Ông Nguyễn Quốc Khánh - Giáo viên Trường Trung học Lâm nghiệp Tây
Nguyên
- Ông Nguyễn Trần Long - Chuyên viên Phòng kinh tế thành phố Bảo Lộc
./.
83
Bài d0c5 thêm 1
Cách phòng trị các loại sâu bệnh hại cây chuối lá
Sau khi trồng cần tưới đẫm nước để giữ ẩm và cứ cách một ngày tưới nước
một lần cho cây vào buổi sáng
Lượng phân bón lót: 10kg phân chuồng +0,1 kg kali + 0,2 kg super lân + 0,1
kg vôi bột.
Khi bón phân cần tập trung vào 3 thời kì: Sau khi cây chuối hồi xanh; bón
thúc, giai đoạn chuối sinh trưởng mạnh và chuẩn bị phân hóa mầm hoa; bón thúc
cho quả sau khi đã ra buồng. Đối với phân chuồng, phân lân và phân Kali nên bón
vào tháng 11 – 12. Còn đạm thì chia làm 3 lần bón vào 3 thời kì như đã nêu trên.
Có thể hòa loãng đạm với nước để tưới cho cây.
Thường xuyên làm cỏ, cắt bỏ các cành lá khô và theo dõi tình hình sâu bệnh
của cây. Loại bỏ bớt các mần yếu, chỉ tập trung chất dinh dưỡng cho cây. Cắt bỏ
bớt hoa đực để tăng trọng lượng buồng chuối. Cắt hoa vào buổi trưa và dùng tro
bếp buộc túm vào vết cắt.
Sâu bệnh hại chuối:
1, Tuyến trùng
Chuối trồng ở đất cát thường bị tuyến trùng gây hại làm thối toàn bộ tuyến
rễ. Nên phòng trị bằng phương pháp sau: Bơm NB.C.P(Nemagan) 30 – 35 ml một
hoặc hai lần/ năm.
Trồng chuối trên đất nhiều mùn nhưng không sít quá hoặc cát quá thì có thể
trồng luân canh với lúa.
2, Sâu vòi voi:
Sâu đẻ trứng vào gốc chuối, trứng nở thành sâu đục vào củ chuối và lan lên
thân giả. Sâu làm cây chuối chậm phát triển
Phòng trừ: Trước khi đem trồng nên ngâm củ chuối vào nước nóng 60 –
650C hoặc nước có pha loãng thuốc trừ sâu trong khoảng 10 – 15 phút.
Dùng các khúc chuối dài 3 – 50 cm đặt áp vào mặt đất để ban đêm nhử sâu
lên ăn chuối.
84
Rắc một trong những loại thuốc sau quanh gốc chuối vào cuối mùa
mưa:BAM 5H. Padan 4H, Basudin 10H.
3, Bọ vẽ quả:
Bọ vẽ quả gặm nhấm, ăn chất xanh của dọt chuối và vỏ quả non. Để phòng
ngừa nên vệ sinh vườn sạch sẽ, thông thoáng. Khi xuất hiện bọ dùng
Metinparation 0,01% để phun.
4, Bệnh chuối lùn:
Cây chuối bị bệnh sẽ vàng, thân lùn đi, trên sống lá có những vạch màu xanh
đậm dài 5 cm. Để phòng bệnh tốt nhất nên chọn lựa kỹ cây giống khi trồng, nếu
cây bị nhiễm bệnh phải đánh cả gốc cây đem đốt sạch, phun phòng bệnh bằng một
trong cách loại thuốc sau: Methy parathion 50ND, Sumithion 50 ND, Bam 50ND.
5, Bệnh do nấm: Lá có những vết xám ở giữa những vết vàng xung quanh.
Để phòng trừ cần phun một trong những loại thuốc sau: Hỗn hợp phèn xanh và
vôi; Kasuran BTN; Zincopper; Oxyt clorua đồng
6, Bọ nẹt:
Bám trên là cắn nát lá. Nếu không phát hiện sớm chúng sẽ ăn hết lá, làm ảnh
hưởng đến khả năng quang hợp của cây. Dùng Vofatox 0,1% để phun lên tàu lá.
Theo hoinongdan.org.vn
85
Bài đọc thêm 1
Bệnh chùn đọt trên cây chuối
Đây là bệnh nguy hiểm
trên cây chuối, nhất là trên
chuối già, chuối cau. Theo
nhiều nhà vườn, chuối bị bệnh
chùn đọt chỉ có “đốn bỏ” mới
hết bệnh và trong vài năm trở
lại đây bệnh càng lan rộng, gây
thất thu rất lớn cho nhà vườn.
Chuối lớn bị bệnh chùn
đọt thì không có buồng.
“Bó tay” với bệnh chùn ngọn
Chị Mười Nghi ở ấp Tân Thới, xã Tân Hạnh (Long Hồ) cho biết, chị chuyển đổi
4,5 công ruộng lên liếp lập vườn trồng cây ăn trái từ năm 2007. Tranh thủ đất còn
trống, chị trồng xen chuối già, chuối cau và chuối xiêm để “lấy ngắn nuôi dài”.
Chuối xiêm thì ăn bền cho đến nay, còn chuối già, chuối cau ăn được hơn 2 mùa
thì bắt đầu xuất hiện bệnh chùn đọt. Năm đầu chỉ có vài cây, sau tăng dần và lan
nhanh khắp vườn. Chị tưởng chuối bị tiêm, bỏ thuốc Basudin 10 quanh gốc nhưng
không hết, cuối cùng đành đốn bỏ từ từ. Mà có điều lạ là sau khi chặt bỏ cây mẹ
thì cây chuối con mọc lên tiếp tục bị bệnh hoặc dùng dao đã chặt cây bị bệnh chặt
cây chuối già khác không bị bệnh thì cây này sau một thời gian sẽ bị bệnh. Những
cây chuối bị bệnh có lá hẹp lại, đâm thẳng và bó xít vào nhau, cuống lá ngắn lại, lá
giòn và rất dễ bị rách, trên lá xuất hiện những gân sọc màu xanh sậm. Còn cây bị
bệnh sớm từ khi còn nhỏ hoặc bị bệnh gây hại nặng thì cây sẽ tàn lụi dần và không
cho buồng. Còn cây đã lớn mới bị bệnh tấn công thì sau này khi có buồng, buồng
chuối trổ sẽ không thoát ra khỏi bẹ hoặc nếu có trổ được thì buồng chuối cũng bị
biến dạng, trái nhỏ, ăn không được hoặc buồng trổ ra ngang thân.
86
Phòng bệnh chùn đọt chuối
Theo các nhà khoa học, bệnh chùn đọt chuối do siêu vi trùng Bunchy Top
Virus (Banana Virus I hay Musa Virus I) gây ra, do một loài rệp có tên là
Pentalonia nigronervosa sinh sống trên cây chuối làm trung gian truyền bệnh từ
cây mẹ sang cây con qua con đường cây giống hoặc từ cây này sang cây khác qua
vết cắt. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường phát triển mạnh trong mùa mưa,
những nơi đất trồng luôn ẩm ướt. Những vườn ít được chăm sóc, nhiều cỏ dại,
rậm rạp... thường là những vườn bị bệnh gây hại nhiều hơn những vườn khác. Một
khi cây đã bị nhiễm bệnh thì thông thể chữa trị được. Vì thế muốn hạn chế bệnh
phải phòng ngừa là chính.
Một số biện pháp cơ bản sau đây được khuyến cáo áp dụng
Trong lập vườn chuối: không nên lập vườn bên cạnh vườn đang bị bệnh để
tránh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_phong_tru_dich_hai_cho_cay_chuoi.pdf