Giáo trình mô đun Phòng trừ dịch hại mai vàng, mai chiếu thủy là một
trong năm giáo trình mô đun được biên soạn sử dụng cho khoá học nghề trồng
mai vàng, mai chiếu thủy. Mục tiêu chính của mô đun này là đào tạo lý thuyết
kết hợp với thực hành. Sau khi hoàn thành khóa, học viên có khả năng thực hiện
được các thao tác kỹ thuật cơ bản nhất trong điều tra phát hiện và phòng trừ các
loại dịch hại chính trên mai vàng, mai chiếu thủy.
Kết cấu mô đun gồm 5 bài.
Bài 1: Hóa chất sử dụng trong phòng trừ dịch hại cây trồng
Bài 2: Phòng trừ cỏ dại
Bài 3: Phòng trừ sâu hại
Bài 4: Phòng trừ bệnh hại
Bài 5: Phòng trừ dịch hại khác
82 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Phòng trừ dịch hại cây mai vàng, mai chiếu thủy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số loài sâu hại chính xuất hiện trong vườn mai vàng,
mai chiếu thủy.
Câu 2: Nhận diện một số sâu hại trên từng chủng loại và tuổi cây, phân tích
nguyên nhân và đề xuất biện pháp phòng trừ.
2. Bài tập thực hành:
Bài 3: Phòng trừ sâu hại mai vàng, mai chiếu thủy
C. Ghi nhớ:
- Các loài sâu hại trong vườn mai vàng, mai chiếu thủy và biện pháp
phòng trừ.
56
Bài 04: P ò t ừ bệ ại
Mục tiêu:
- Mô tả được triệu chứng của một số bệnh gây hại mai vàng, mai chiếu
thủy.
- Áp dụng biện pháp phòng trừ bệnh hại phù hợp và đạt hiệu quả.
- Sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ bệnh hại mai vàng, mai chiếu thủy
theo nguyên tắc 4 đúng.
- Có trách nhiệm khi sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ bệnh hại, đảm
bảo an toàn cho người thực hiện, người sử dụng sản phẩm, bảo vệ môi trường
sinh thái và phát triển nền nông nghiệp bền vững.
A. N i du
1. Bệ ại t ê ây mai và
1.1 Cháy bìa lá
a. Tác nhân: do nấm Pestalotia funerea gây ra
b. T iệu ứ ây ại:
- Bệnh chủ yếu trên lá cây mai, xuất hiện đầu tiên ở chóp và mép lá tạo
thành vệt màu nâu, lan dần vào phiến lá thành mảng lớn, màu nâu xám, phân
biệt rõ với phần xanh của lá, mảng cháy có khi chiếm trên 1/2 diện tích lá.
- Trên vết bệnh có những chấm đen nhỏ là ổ bào tử. Lá cây mai bệnh nặng
chuyển màu vàng và rụng. Bệnh phát sinh chủ yếu trên lá già.
- Bệnh phát sinh vào cuối mùa thu khi cây mai có nhiều lá già, sinh trưởng
chậm, đất thiếu chất dinh dưỡng, nhất là trong chậu ít bón phân.
Hình 5.4.1: Triệu chứng bệnh cháy lá mai.
57
Hình 5.4.2: Bệnh thán thư gây hại trên lá mai
. P ò t ừ
- Bón phân đầy đủ, cân đối NPK, ngắt bỏ lá già, lá bệnh.
- Định kỳ phun thuốc gốc Đồng như COC 85, Norshield 86.2 WG,
Funguran, hoặc Map Super 300ECvà phân bón lá cho cây mai.
1.2 Bệ t á t ư
a. Tác nhân: nấm colletotrichum sp
b. T iệu ứ ây ại
Bệnh thường phát triển mạnh vào
mùa mưa. Lá bị thối nhũn bắt đầu ở một
điểm trên bề mặt, sau đó lan rộng ra thành
từng vòng tròn lớn, phần bệnh sẽ bị khô
vào lúc trời nắng. Lá sẽ bị khô thủng ở
những phần này. Bệnh phát triển, lây lan
mạnh nếu điều kiện môi trường nóng và
ẩm kéo dài.
. P ò t ừ
- Lặt bỏ các lá bệnh, cành bệnh cưa bỏ và đem ra khỏi vườn mai tiêu hủy.
- Phun xịt các loại thuốc thường dùng như Vicarben, Coc85, Dithane M45,
để tiêu diệt hết mầm bệnh.
1.3 Bệ ỉ sắt
a. Tác nhân: do Nấm Phragmidium mucronatum
b. T iệu ứ ây ại
- Bệnh thường xuất hiện và gây hại trên những lá mai đã bước vào giai
đọan bánh tẻ trở đi.
- Ban đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ mầu mầu nâu, sau đó vết bệnh
cứ lớn dần lên như hạt tấm, hạt mè(đa số vết bệnh có kích thước khỏang trên
dưới 2 ly), hình tròn hoặc hình bầu dục, đôi khi vết bệnh cũng có kích thước
khỏang 4-5 ly.
58
Hình 5.4.4: Bệnh rỉ sắt gây hại trên lá mai
- Đa số vết bệnh nằm trong phiến lá, tuy nhiên thỉnh thoảng cũng có những
vết nằm ở ngòai mép lá, gặp trường hợp này vết bệnh chỉ còn lại là nửa hình
tròn.
- Vết bệnh có màu đỏ nâu, nhìn giống như màu của sắt rỉ. Vết bệnh thể hiện
ở cả mặt trên và mặt dưới của lá cây mai, xung quanh vết bệnh bao giờ cũng có
một quầng vàng nhỏ bao quanh, nếu soi lên ánh sáng thì những quầng vàng này
thể hiện rõ hơn.
- Nếu bệnh hại nặng mà không tìm biện pháp chữa trị kịp thời sẽ làm cho
bộ lá của cây mai mất dần màu xanh vốn có của nó, rồi chuyển dần sang màu
vàng, diệp lục tố bị mất dần, ảnh hưởng đến qúa trình tổng hợp bình thường của
cây, làm cho cây mai mất sức, yếu ớt. Bệnh thường chỉ xuất hiện và gây hại
nhiều trong mùa mưa.
. P ò t ừ
- Không nên trồng hoặc đặt các chậu mai qúa gần sát nhau, tạo cho vườn
mai luôn thông thóang. Liếp trồng mai, hoặc liếp đặt chậu mai nên thiết kế theo
hình mai rùa để thóat nước tốt mỗi khi có mưa. Kê đặt chậu mai cao để tránh
cho cây mai bị úng nước trong mùa mưa.
- Khi bước vào mùa mưa nên kiểm tra vườn mai thường xuyên để phát hiện
sớm và có biện pháp ngăn chặn bệnh kịp thời.
- Khi phát hiện có bệnh có thể sử dụng một trong những lọai thuốc sau đây
để phun xịt: COC 85WP; Vidoc 30WP ; Vidoc 80BTN; hoặc Vidoc 50HP;
Batocide 12WP; Viben-C 50BTN
59
1.4 Bệ m ồ
a. Tác nhân: do nấm Corticium salmonicolor
b. T iệu ứ ây ại
- Ban đầu bệnh chỉ là một đốm nhỏ, sau đó cứ lan rộng dần ra rồi bao kín
hết cả một đọan cành, làm cho lá cây mai bị rụng, cành bị chết khô dần. Khi vết
bệnh đã bao quanh kín hết cả một đọan cành thì đa số những lá mai phía trên
chỗ bị bệnh sẽ có màu vàng, xanh loang lổ, rồi bị rụng dần, khúc cành phía trên
chỗ bị bệnh trở lên khô nứt, giòn dễ gẫy. Nếu không phát hiện sớm và phun xịt
thuốc phòng trị kịp thời thì có khi lên đến vài chục phần trăm số cành bị hại, làm
cho cây mai xơ xác, vụ ra bông năm sau sẽ không đẹp.
- Bệnh thường chỉ tấn công trên những cành nhỏ cỡ chân nhang cho đến cỡ
cây đũa ăn cơm, ít khi gây hại ở những cành lớn hoặc trên thân, nếu như cây
được phun xịt thuốc kịp thời. Nhưng vì những cành nhỏ này lại là cành mang
bông cho vụ sau nên nếu để nhiều cành bị hại cây sẽ có ít bông và bông không
đẹp, bông nhỏ, rất khó bán và bán không được giá.
- Thực tế cho thấy bệnh thường gây hại nhiều hơn trong mùa khô, khi mùa
mưa xuống bệnh bớt dần.
c. P ò t ị
- Kiểm tra vườn mai thường xuyên (nhất là vào mùa khô) để phát hiện sớm
và có biện pháp ngăn chặn bệnh kịp thời.
Hình 5.4.5: Bệnh nấm hồng gây hại trên cây mai
60
- Khi phát hiện có bệnh có thể sử dụng một trong những lọai thuốc như:
COC 85WP; Vidoc 30WP ; Vidoc 80BTN; hoặc Vidoc 50HP; Batocide 12WP
Viben-C 50BTN để phun xịt, nếu vườn thường bị bệnh này thì trong mùa khô
(là mùa thích hợp cho bệnh phát sinh, phát triển) nên phun xịt định kỳ khỏang 1
tuần lễ một lần. Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc đã có in trên nhãn thuốc.
- Thường xuyên thu gom những cành đã bị bệnh không thể phục hồi được
đem tiêu hủy. Khi cắt nhớ cắt sâu thêm vào bên trong chỗ vết bệnh khỏang vài
phân để phòng nấm bệnh còn sót lại trên cành tiếp tục phát triển lây lan sang các
cành khác hoặc các cành non sắp ra sau này.
1.5 Bệ ốm o
a. Tác nhân: do tảo Cephaleuros virescens gây ra
b. T iệu ứ
Trên lá già thường xuất hiện những đốm vòng tròn như rong rêu bám vào
mặt lá. Vườn ít nắng ẩm độ cao, rậm rạp thường xuất hiện bệnh này. Bệnh
không làm chết và rụng lá nhưng nó làm giảm khả năng quang hợp của cây.
. P ò t ừ
Có thể dùng các loại thuốc gốc đồng như Master Cop, Boocdo, Coc85,
B. Câu ỏi và bài tậ t ự à
1. Câu ỏi
Câu 1: Hãy nêu một số loài bệnh hại chính xuất hiện trên cây mai vàng,
mai chiếu thủy.
Hình 5.4.6: Bệnh đốm rong gây hại
61
Câu 2: Nhận diện một số bệnh hại trên từng chủng loại và tuổi cây, phân tích
nguyên nhân và đề xuất biện pháp phòng trừ.
2. Bài tập thực hành:
Bài 4: Phòng trừ bệnh hại cây mai vàng, mai chi u thủy
C. G i ớ
- Bệnh gây hại trên cây mai vàng, mai chiếu thủy và biện pháp phòng trừ.
62
Bài 05: P ò t ừ dị ại k ác
Mục tiêu:
- Mô tả được triệu chứng gây hại của một số loài dịch hại như nhện đỏ,
ốc, sùng, kiến trên mai vàng, mai chiếu thủy.
- Áp dụng biện pháp phòng trừ nhện đỏ, ốc, sùng, kiến phù hợp và đạt
hiệu quả.
- Sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật để phòng trừ nhện đỏ, ốc, sùng, kiến theo
nguyên tắc 4 đúng.
- Có trách nhiệm khi sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật để phòng trừ nhện đỏ,
ốc, sùng, kiến đảm bảo an toàn cho người thực hiện, người sử dụng sản phẩm,
bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển nền nông nghiệp bền vững.
A. N i du
1. N ệ ỏ
a. Hình thái
Nhện đỏ rất nhỏ như đầu kim, hình
bầu dục (dài khoảng 0,3 - 0,4mm). Khi mới
nở nhện có màu vàng nhạt, khi lớn chúng
chuyển dần sang màu hồng và đỏ đậm. Nhện
trưởng thành nhả tơ giăng thành một lớp sợi
rất mỏng ở mặt dưới lá, đẻ trứng từng quả
gắn vào lớp tơ.
- Nhện sinh sản rất nhiều, chúng tích luỹ mật
số khá nhanh. Nhện phát triển nhiều trong
điều kiện thời tiết nóng và khô.
b. T iệu ứ ây ại
- Nhện thường rất nhỏ, khó phát hiện nếu không nhìn kỹ, cả nhện trưởng
thành và nhện non đều bu bám trên bề mặt của lá cây mai, cạp ăn biểu bì và
chích hút dịch của lá cây mai từ khi lá bước vào giai đọan bánh tẻ trở đi, làm
cho lá có những vết trắng lấm tấm giống bụi cám, sau đó lá chuyển dần sang
mầu xanh đen và nâu hơi đậm loang lổ, phiến lá bị phồng lên như bánh tráng.
Hình 5.5.1: Nhện đỏ gây hại trên lá mai
63
- Nếu không phát hiện và có biện pháp diệt trừ kịp thời, bộ lá của cây mai
sẽ bị cằn lại, thô cứng và đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến qúa trình sinh trưởng
và phát triển bình thường của cây mai, nhất là trong mùa khô.
c. Phòng trừ
Để phòng trị lọai nhện này các bạn có thể tiến hành một số công việc sau
đây:
- Không nên trồng hoặc đặt các chậu mai quá xít nhau, để vườn mai có độ
thông thóang.
- Hàng ngày khi tưới tắm, chăm sóc vườn mai các bạn nên chú ý quan sát
cây mai, kiểm tra bộ lá mai (nhất là những lá từ giai đọan bánh tẻ trở đi) để phát
hiện sớm và có biện pháp diệt trừ nhện kịp thời.
- Do cơ thể của nhện rất nhỏ vì thế để dễ phát hiện nhện các bạn phải dùng
kính lúp, nếu không có kính lúp các bạn có thể kiểm tra bằng cách gián tiếp như
sau: ngắt những lá mai nghi có nhện đặt vào giữa hai tờ giấy trắng rồi lấy tay
vuốt nhẹ phía ngòai tờ giấy, nếu thấy trên mặt giấy có những chấm nhỏ mầu
vàng xanh, hồng hay đỏ thì lá đó đang có nhện gây hại, những chấm này càng
nhiều thì chứng tỏ mật độ của nhện càng cao.
- Khi phát hiện có nhiều nhện trên cây mai các bạn có thể dùng một trong
các lọai thuốc sau đây để phun xịt: Danitol 10EC; Comite 73EC; Pegasus
500SG; Ortus 5SC; Cascade 5EC; Nissuran 5EC; Sirbon 5EC; Kelthane
18,5ECNên dùng luân phiên thuốc để tránh nhện bị kháng thuốc. Về liều
lượng và cách sử nên đọc hướng dẫn có in trên nhãn thuốc.
Hình 5.5.2: Triệu chứng nhện đỏ gây hại trên lá mai.
64
2. Ố
a. T iệu ứ ây ại
- Quan sát trên mặt đất chậu trồng mai vào lúc mờ sáng hay sau cơn mưa,
thường thấy xuất hiện nhiều loài ốc nhỏ hình dạng khác nhau.
- Ban ngày ốc ẩn kín trong các hốc, bụi cây hoặc chui rúc hết xuống đất
chậu để vừa tránh ánh sáng vừa cắn phá rễ non của cây mai. Ban đêm ốc bò lên
mặt đất và thân cây mai để tìm ăn các lá non, đọt non.
- Khi bò trên lá mai, ốc tiết ra một thứ chất nhờn khi khô sẽ để lại những
đường cong quẹo ngoằn ngoèo màu trắng.
Hình 5.5.3 Ốc gây hại trên cây mai
Khi ốc xuất hiện nhiều cắn phá hết rễ non cây mai khiến cây sinh trưởng
kém, bớt tươi tắn, còi cọc. Đặc biệt, ốc phát triển mạnh trong mùa mưa và những
vườn cây được tưới nước thường xuyên trong mùa nắng.
b. P ò t ừ
Để diệt trừ ốc hiệu quả, có thể áp dụng một trong những kinh nghiệm sau:
- Dùng thuốc Deadline Bullét (do công ty Map Pacific Việt Nam sản xuất),
có thành phần hoạt chất Metaldehde 4%. Đây là thuốc đặc trị ở dạng bã, có chứa
chất dẫn dụ để thu hút ốc đến ăn và chúng bị tiêu diệt tại chỗ. Liều dùng 1-
2kg/ha, rải thuốc ở những nơi ốc thường tập trung. Với mật độ ốc khoảng 10
con/m2, có thể sử dụng 6 - 8kg/ha.
- Chặt cánh râm bụt có nhiều lá xanh, để cho héo, đem bỏ từng đống trong
vườn vào lúc chiều mát. Tối đến, ốc sên sẽ kéo đến ăn lá râm bụt. Sáng hôm sau
sẽ thu gom dễ dàng.
65
- Lấy một cái hũ, trét lên một lớp mật ong mới lấy còn mùi thơm. Chờ sẩm
tối đêm để ngoài vườn. Vị ngọt thơm của mật ong sẽ dẫn dụ ốc sên chui vào hũ
rất nhiều. Sáng ra bạn chỉ cần xử lý chúng là xong.- Bắt vài con cóc nuôi trong
vườn (số lượng cóc nuôi ít hay nhiều tuỳ theo vườn rộng hay hẹp). Đêm đến
những con cóc này sẽ ăn hết những con ốc sên và nó còn ăn những loại sâu bọ,
mối, kiến cánhnhưng không phá hoại cây trồng.
- Nuôi vịt thả trong vườn, nó sẽ tìm trứng ốc sên ăn hết và tiêu diệt dần
những con ốc sên cắn phá.
3. Sùng
a. Hình thái
- Sùng là ấu trùng của con bọ hung, một loại bọ cánh cứng thường bay
đậu trên các đọt dừa, đọt cây cao.
- Bọ hung thường chui vào các đống phân bò, các đóng rác để đẻ trứng.
trứng nở ra có màu xanh ngà, to bằng ngón tay với hình thù giống như con sâu.
Miệng sùng có đôi ngàm màu nâu. Nó tiếp tục sống trong đống phân, đống rác
để tìm ăn chất hữu cơ có sẵn trong phân chưa bị hoai mục để sống.
b. T iệu ứ
Sùng non nở ra ăn hết các chất hữu cơ trong phân, ăn các rễ non của cây
mai khiến cây mất sức, không phát triển được.
. P ò t ừ
- Để phòng ngừa sùng phá hoại chỉ nên bón phân chuồng đã được ủ hoai
mục vào gốc mai.
- Dùng thuốc Basudin hạt rắc lên khắp bề mặt chậu mai vào lúa sáng sớm
Hình 5.5.4: Trứng sùng và sùng đất
66
hoặc chiều mát. Sau đó tưới nước cho thuốc ngấm vào đất để diệt sùng.
4. Ki
a. ặ iểm
- Trong vườn, kiến “trông coi” rầy mềm (aphid), thậm chí có thể dịch
chuyển những con rầy mềm này đặt vào những cây trồng phù hợp nhằm hút dịch
ngọt do rầy mềm tiết ra sau khi chúng hút nhựa cây. Rệp bông (Mealy bug) và
rệp vảy (Scale) là những loài côn trùng có cơ thể mềm khác tiết dịch ngọt hấp
dẫn kiến đến thu nhặt.
- Kiến tạo thành những đường hầm và làm tổ trong đất vườn làm xói mòn
rễ cây và phá hại mọi thứ trong vườn khi không được phòng trừ.
b. P ò t ừ
Mục đích phòng là chính nên dùng thuốc xua đuổi hơn là tiêu diệt chúng
bởi vì khi kiến bị tấn công, một số kiến tập hợp trứng của chúng và di chuyển
đến vị trí khác. Vì thế mục tiêu chúng ta là làm cho chúng di chuyển tổ đến nơi
khác mà không gây hại cây vườn.
Sau đây là một số phương pháp để xua đuổi kiến:
- Hàn the (borac, natri tetraborat) có thể sử dụng như là thuốc trừ sâu thiên
nhiên, nhưng chú ý giữ xa trẻ em, động vật trong nhà. Khi dùng chú ý che mắt,
mũi, đeo găng tay và rửa sạch sau khi làm xong. Borac trộn với bơ đậu phộng
hoặc là những thứ ngọt như mật ong, làm cho kiến thích ăn và mang thức ăn đó
vào tổ cho cả đàn cùng ăn nhằm tiêu diệt cả đàn kiến.
- Ngoài ra chất điatômit (đá tảo diatomite) dùng rải trên lối đi của kiến có
thể tiêu diệt chúng do làm mất nước khi chúng đi về tổ.
Hình 5.5.5: Kiến đen gây hại
67
- Cũng có thể dùng dung dịch gồm tỏi, tiêu cay, xà phòng, dầu thực vật, dầu
lửa và nước phun trừ kiến nhưng tốn nhiều thuốc vì chúng quá nhiều.
- Thấm nhẹ dung dịch gồm một ít mứt, mật ong hoặc nước đường (có thể
thêm borac) trên nền cây bị nhiễm rầy mềm (aphid). Như vậy sẽ giữ kiến lại,
trong khi chúng ta thiết lập một số bọ rùa (ladybugs) tiêu diệt rầy mềm. Không
cần phun xịt trừ kiến vì chúng ta chỉ trừ kiến trên cây, trong khi chúng có cả đàn
dự trữ dưới mặt đất có thể nhanh chóng xuất hiện trở lại.
- Gọt vỏ quả dưa leo trên lối đi của kiến làm cho chúng tránh xa một thời
gian do chúng có bản tính tự nhiên không thích dưa leo.
- Khi thấy tổ kiến, có thể rải một hoặc các thứ sau: tiêu đen, bột quế hoặc
bột ớt, muối có thể làm cho kiến trở thành mê loạn, điên cuồng mà bỏ đi nơi
khác.
- Trường hợp khi mật độ kiến xuất hiện cao và gây hại nhiều trên cây trong
vườn thì dùng bã diệt kiến bằng cách sử dụng cơm dừa và mỡ heo xào cho
thơm, sau đó trộn thêm đường cát và một ít thuốc Fipronil (Regent 800 WG)
hoặc thuốc diệt kiến chuyên dụng Alpha Cypermethrin (Fedonal 10 SC),... Bã
được cho vào túi vải nhỏ và treo vào cây có nhiều kiến. Khi treo cần tránh ánh
nắng mặt trời và nước mưa ngấm vào bã. Hoặc có thể đặt bã trực tiếp (không bỏ
vào túi vải) ở các vị trí đường đi của kiến trên cây. Chú ý không nên sử dụng bã
thường xuyên để diệt kiến vì các loài kiến có ích sẽ đến ăn và bị tiêu diệt, dễ làm
phát sinh các loài sâu hại trên vườn.
B. Câu ỏi và bài tậ t ự à
1. Câu hỏi:
Câu 1: Hãy nêu một số loài dịch hại khác trên cây mai vàng, mai chiếu
thủy.
Câu 2: Nhận diện một số loài dịch hại khác trên từng chủng loại và tuổi cây,
phân tích nguyên nhân và đề xuất biện pháp phòng trừ.
2. Bài tập thực hành:
Bài 5: Phòng trừ dịch hại khác trên mai vàng, mai chi u thủy
C. Ghi nhớ:
- Các loài dịch hại khác gây hại trên cây mai vàng, mai chiếu thủy và biện
pháp phòng trừ chúng.
68
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY Ô N
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA Ô N:
1. Vị t í:
Mô đun Phòng trừ dịch hại mai vàng, mai chiếu thủy là mô đun chuyên
môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của Nghề trồng mai
vàng, mai chiếu thủy; được giảng dạy sau các mô đun Chuẩn bị trước khi trồng,
Trồng và chăm sóc mai vàng, Trồng và chăm sóc mai chiếu thủy, Tạo hình cơ
bản cho cây mai vàng, mai chiếu thủy. Mô đun này có thể giảng dạy độc lập
theo yêu cầu của người học.
2. Tí t:
Mô đun Phòng trừ dịch hại mai vàng, mai chiếu thủy là một trong các mô
đun trọng tâm của chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề trồng mai vàng,
mai chiếu thủy. Đây là mô đun tích hợp, có cả lý thuyết và thực hành. Lý thuyết
học trong phòng, thực hành học ở ngoài vườn. Các bài tập thực hành phải tiếp
xúc với thuốc Bảo vệ thực vật. Vì vậy, giáo viên cần nhắc nhở để học viên tránh
những nguy hiểm với chất độc hại. Yêu cầu học viên cần phải đảm bảo đủ số giờ
lý thuyết và thực hành.
II. ỤC TIÊ Ô N:
Học xong mô đun này người học có khả năng:
- Về kiến thức:
+ Trình bày được các loài dịch hại như sâu, bệnh, cỏ dại, động vật
hại khác... gây hại cho mai vàng, mai chiếu thủy.
+ Nêu được các biện pháp phòng trừ dịch hại mai vàng, mai chiếu thủy.
- Về kỹ năng:
Xác định đúng các loài dịch hại, chọn đúng biện pháp phòng trừ và
phòng trừ dịch hại cho mai vàng, mai chiếu thủy đúng kỹ thuật, đạt hiệu quả
cao.
- Về thái độ:
Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật khi thực hiện công việc. Cẩn
thận, chăm chỉ, có ý thức bảo vệ môi trường và nền nông nghiệp bền vững.
69
III. NỘI D NG CHÍNH CỦA Ô N
Mã
bài
Tên bài
Loại
bài dạy
ịa
iểm
T ời lượ ( iờ ọ )
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm tra
MĐ05-
01
Bài 1: Hóa chất sử
dụng trong phòng trừ
dịch hại cây trồng
1. Định nghĩa về
thuốc bảo vệ thực vật
2. Đặc điểm chung
của các thuốc trừ sâu,
bệnh, cỏ dại
3. Nguyên tắc sử
dụng thuốc bảo vệ
thực vật
4. Các loại thuốc trừ
côn trùng, ốc và nhện
hại cây
5. Dụng cụ phun
thuốc bảo vệ thực vật
Tích
hợp
Lớp
học –
vườn
cây
11 2 7 2
MĐ05-
02
Bài 2: Phòng trừ cỏ
dại hại mai vàng, mai
chiếu thủy
1. Khái niệm và tác
hại của cỏ dại
2. Các loài cỏ dại phổ
biến trong vườn mai
vàng, mai chiếu thủy
3. Các thời điểm làm
cỏ
4. Phòng trừ cỏ dại
trong vườn mai vàng,
mai chiếu thủy
Tích
hợp
Lớp
học-
Vườn
cây
13 2 9 2
MĐ05- Bài 3: Phòng trừ sâu
hại mai vàng, mai
Tích Lớp
20 4 14 2
70
03 chiếu thủy
1. Sâu hại trên mai
vàng
1.1 Bọ trĩ (bù lạch)
1.2 Sâu đục thân, cành
1.3 Sâu lông (sâu nái)
1.4 Sâu tơ
1.5 Rầy bông
1.6 Tò vò cắn lá làm tổ
1.7 Rệp
2. Sâu hại trên mai
chiếu thủy
2.1 Sâu đục thân, cành
2.2 Sâu ăn lá
2.3 Sâu hại hoa
hợp học-
Vườn
cây
MĐ05-
04
Bài 4: Phòng trừ bệnh
hại mai vàng, mai
chiếu thủy
1. Bệnh hại trên mai
vàng
1.1 Cháy bìa lá
1.2 Bệnh thán thư
1.3 Bệnh rỉ sắt
1.4 Bệnh nấm hồng
1.5 Bệnh đốm rong
2. Bệnh hại trên mai
chiếu thủy
Tích
hợp
Lớp
học-
Vườn
cây
18 2 14 2
MĐ05-
05
Bài 5: Phòng trừ dịch
hại khác trên mai
vàng, mai chiếu thủy
1. Nhện đỏ
2. Ốc
3. Sùng
4. Kiến
Tích
hợp
Lớp
học-
Vườn
cây
18 2 14 2
71
T số 80 12 58 10
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành được
tính bằng giờ thực hành.
IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bài 1. Nhậ bi t và a t uốc Bảo vệ thực vật
1. Mục đích
- Hướng dẫn học viên thực hành nhận biết một số hóa chất Bảo vệ thực vật
thường dùng trong sản xuất và kinh doanh cây cảnh.
2. Yêu cầu
- Học viên nhận biết được tên, cách sử dụng một số hóa chất Bảo vệ thực
vật.
- Biết cách tính toán nồng độ, liều lượng của các loại hóa chất.
- Liên hệ với các cơ sở sản xuất để tham quan học hỏi.
- Nêu được tác dụng của từng loại hóa chất Bảo vệ thực vật.
3. Dụng cụ, vật tư
- Thuốc Bảo vệ thực vật các loại.
- Dụng cụ xác định nồng độ, liều lượng.
- Dụng cụ pha chê thuốc: ống đong thuốc, bình phun thuốc, xô, chậu
- Bảo hộ lao động.
4. Hình thức tổ chức:
Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm.
5. Sản phẩm ứng dụng:
100% học viên nhận biết được tên các loại thuốc thông
dụng, cách pha chế và sử dụng chúng hiệu quả và an toàn.
6. Nội dung thực hành
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu
Bước 2: Xác định tên hóa chất sử dụng
Bước 3: Xác định nồng độ, liều lượng cần dùng
72
Bước 4: Pha hóa chất Bảo vệ thực vật
Bước 3: Phun hóa chất Bảo vệ thực vật.
7. Tổ chức thực hiện
- Có thể tiến hành buổi thực hành tại các cơ sở sản xuất hoa lan hoặc ngay
tại lớp học. Học viên quan sát mẫu thuốc Bảo vệ thực vật cho biết tên, hướng
dẫn sử dụng, trình bày vào vở thực hành.
- Từng nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và
uốn nắn của giáo viên.
8. Đánh giá cho điểm
- Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành.
- Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau:
+ Kiểm tra quá trình xác định tên thuốc Bảo vệ thực vật.
+ Kiểm tra quá trình xác định nồng độ, liều lượng thuốc của học viên.
+ Đánh giá quá trình sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật của từng nhóm.
Bài 2: Phòng trừ cỏ dại hại mai vàng, mai chi u thủy
1. Mục đích
- Hướng dẫn học viên biết được đặc điểm sinh vật học của các loài cỏ dại
xuất hiện trong vườn mai vàng, mai chiếu thủy.
- Cách phòng trừ các loài cỏ dại xuất hiện trong vườn mai vàng, mai chiếu
thủy.
2. Yêu cầu
- Học viên biết cách nhận dạng đúng tên các loài cỏ dại xuất hiện trong
vườn mai vàng, mai chiếu thủy.
- Hiểu được đặc điểm sinh học của từng loài cỏ dại xuất hiện trong vườn
mai vàng, mai chiếu thủy.
- Biết cách phòng trừ các loài cỏ dại đó.
- Liên hệ với các cơ sở sản xuất để tham quan học hỏi.
3. Dụng cụ, vật tư
- Các loài cỏ dại trong vườn mai: cỏ gà, cỏ gấu, cỏ mần trầu
73
- Bảng thành phần các loài cỏ dại trong vườn mai
- Bảo hộ lao động.
4. Hình thức tổ chức:
Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm.
5. Sản phẩm ứng dụng:
Tên các loài cỏ dại trong vườn mai và biện pháp phòng trừ.
6. Nội dung thực hành
Bước 1: Chuẩn bị mẫu cỏ dại
Bước 2: Quan sát mẫu cỏ dại
Bước 3: Nêu đặc điểm hình thái
Bước 3: Xác đinh tên và cách phòng trừ hiệu quả
7. Tổ chức thực hiện
- Có thể tiến hành buổi thực hành tại các vườn mai vàng, mai chiếu thủy .
Học viên quan sát mẫu cỏ dại và vẽ vào vở thực hành.
- Từng nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và
uốn nắn của giáo viên.
8. Đánh giá cho điểm
- Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành.
- Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau:
+ Kiểm tra quá trình quan sát mẫu cỏ dại của học viên.
+ Kiểm tra quá trình quan sát mẫu, xác đinh tên cỏ dại của học viên.
+ Nêu đặc điểm hình thái, vẽ hình cỏ dại.
Bài 3: Phòng trừ sâu hại mai vàng, mai chi u thủy
1. Mục đích
- Hướng dẫn học viên nắm được triệu chứng gây hại, quy luật phát sinh,
phát triển của các loài sâu hại trên cây mai vàng, mai chiếu thủy.
- Cách phòng trừ các loài sâu hại trên cây mai vàng, mai chiếu thủy.
2. Yêu cầu
74
- Học viên biết cách nhận dạng đúng tên các loài sâu hại trên cây mai vàng,
mai chiếu thủy.
- Hiểu được đặc điểm sinh học, quy luật phát sinh phát triển của từng loài
sâu hại trên cây mai vàng, mai chiếu thủy.
- Biết cách phòng trừ các loài sâu hại.
- Nhận biết các triệu chứng cơ bản do sâu hại gây ra.
- Liên hệ với các cơ sở sản xuất để tham quan học hỏi.
3. Dụng cụ, vật tư
- Các loại sâu hại trên cây mai: sâu cuốn lá, bọ trĩ, rệp bông
- Bảng thành phần các loại sâu hại trong vườn mai.
- Bảo hộ lao động.
4. Hình thức tổ chức:
Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm.
5. Sản phẩm ứng dụng:
Tên các loại sâu hại trên cây hoa kiểng.
6. Nội dung thực hành
Bước 1: Chuẩn bị mẫu sâu hại
Bước 2: Quan sát mẫu sâu hại
Bước 3: Nêu triệu chứng gây hại
Bước 3: Xác đinh tên và cách phòng trừ hiệu quả
7. Tổ chức thực hiện
- Có thể tiến hành buổi thực hành tại các vườn mai vàng, mai chiếu thủy;cơ
sở sản xuất mai vàng, mai chiếu thủy. Học viên quan sát mẫu sâu hại và vẽ vào
vở thực hành.
- Từng nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và
uốn nắn của giáo viên.
8. Đánh giá cho điểm
- Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành.
75
- Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau:
+ Kiểm tra quá trình quan sát mẫu sâu hại của học viên.
+ Kiểm tra quá trình quan sát mẫu, xác định tên sâu hại của học viên.
+ Nêu triệu chứng gây hại, vẽ sâu hại.
Bài 4: Phòng trừ bệnh hại cây mai vàng, mai chi u thủy
1. Mục đích
- Hướng dẫn học viên n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_phong_tru_dich_hai_cay_mai_vang_mai_chieu_thuy.pdf