Giáo trình Phòng, trị bệnh cá

Giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để

giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Nuôi cá

bống tượng”. Nội dung giảng dạy được phân bổ trong thời gian 80 giờ và gồm

6 bài:

Bài 1: Những hiểu biết chung về bệnh cá và sử dụng thuốc trong nuôi

Bài 2: Phòng bệnh

Bài 3: Chẩn đoán bệnh

Bài 4: Trị bệnh do ký sinh trùng2

Bài 5: Trị bệnh do vi khuẩn

Bài 6: Trị bệnh do nấm

pdf102 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 675 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Phòng, trị bệnh cá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n phẩm phải đạt được sau bài thực hành: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hóa chất. Thực hiện tắm cá đúng liều lượng, cá mạnh khỏe. 2.2. Bài thực hành số 5.4.2. Chẩn đoán và trị bệnh ký sinh trùng ngoại ký sinh gây ra ở cá. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện nhóm bước công việc chẩn đoán và trị bệnh ký sinh trùng ngoại ký sinh. - Nguồn lực cần thiết: ao nuôi cá bống tượng, dụng cụ thu cá, mẫu cá, hóa chất trị bệnh. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm thực hành (05-06 học viên/nhóm), mỗi nhóm hoàn thành toàn bộ nhóm bước công việc chẩn đoán và trị bệnh ký sinh trùng ngoại ký sinh; Giáo viên quan sát thực hiện của các nhóm học viên và đánh giá theo kết quả thực hành của các nhóm. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất để chẩn đoán bệnh và trị bệnh. + Điều tra tình hình thời tiết, các yếu tố môi trường. + Quan sát hoạt động của cá trong ao + Kiểm tra cá + Xác định bệnh. + Xác định biện pháp trị bệnh + Thực hiện trị bệnh. - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 6 giờ/ nhóm - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: Xác định được đúng bệnh, chọn được biện pháp trị bệnh phù hợp, thực hiện trị bệnh đúng yêu cầu kỹ thuật, an toàn. Hình thức trình bày theo bảng sau: Xác định bệnh Biện pháp trị Tên bệnh Tác nhân gây bệnh Dấu hiệu bệnh 1. 2. .................... 2.3. Bài thực hành số 5.4.3: Chẩn đoán và trị bệnh do ký sinh trùng nội ký sinh gây ra ở cá. 70 - Mục tiêu: củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện nhóm bước công việc chẩn đoán và trị bệnh do ký sinh trùng nội ký sinh. - Nguồn lực cần thiết: ao nuôi cá bống tượng, dụng cụ thu cá, mẫu cá, thuốc trị bệnh giun sán. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm thực hành (05-06 học viên/nhóm), mỗi nhóm hoàn thành toàn bộ nhóm bước công việc chẩn đoán và trị bệnh ký sinh trùng nội ký sinh; Giáo viên quan sát thực hiện của các nhóm học viên và đánh giá theo kết quả thực hành của các nhóm. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất để chẩn đoán bệnh và trị bệnh. + Quan sát hoạt động của cá trong ao + Mổ cá kiểm tra giun, sán + Xác định bệnh. + Xác định biện pháp trị bệnh + Thực hiện trị bệnh - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 6 giờ/ nhóm - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: Xác định được các dấu hiệu cá bị bệnh do giun, sán ký sinh gây ra, chọn được biện pháp và thuốc trị bệnh phù hợp, thực hiện trị bệnh đúng yêu cầu kỹ thuật, an toàn. C. Ghi nhớ  Dấu hiệu chung khi cá bị bệnh ký sinh trùng ngoại ký sinh: - Cá ngứa ngáy nên quẫy mạnh, tập trung gần bờ. - Cá nổi đầu, bơi lội lung tung không định hướng do mang bị ký sinh trùng phá hủy nên khó hô hấp. - Da, mang cá nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt.  Biện pháp trị bệnh ký sinh trùng ngọai ký sinh: - Cho chất diệt ký sinh trùng xuống ao để diệt ký sinh trùng trong nước ao - Tắm cho cá bằng nước muối, formol - Bổ sung vitamin C vào thức ăn để tăng cường sức đề khángcho cá. 71 Bài 5. TRỊ BỆNH DO VI KHUẨN Mã bài: MĐ04-5 Giới thiệu Vi khuẩn là tác nhân gây nhiều loại bệnh nguy hiểm khác nhau, gây tác hại rất lớn cho nghề nuôi cá bống tượng. Tuy nhiên, bệnh do vi khuẩn có khả năng chữa trị bằng thuốc kháng sinh, nếu dùng đúng thuốc, đúng liều, đúng thời điểm. Trong thực tế sản xuất việc trị bệnh do vi khuẩn gặp nhiều khó khăn do chẩn đoán và xử lý bệnh không kịp thời, hiệu quả thấp nên bệnh lây lan nhanh chóng và dẫn đến kết quả trị bệnh không như mong muốn. Vì vậy, công tác phòng bệnh là rất cần thiết trong quá trình nuôi. Để hạn chế dịch bệnh quan trọng nhất là quản lý chất lượng nước, duy trì một môi trường thích hợp và ổn định với cá nuôi. Khi bệnh xảy ra, cần chẩn đoán đúng bệnh và sử dụng thuốc điều trị kịp thời. Mục tiêu: - Nêu được dấu hiệu cá bị bệnh do vi khuẩn; - Nhận biết được dấu hiệu bệnh lý do vi khuẩn gây ra; - Thực hiện phòng trị bệnh kịp thời, an toàn. A. Nội dung Qui trình thực hiện: Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu Xác định bệnh do vi khuẩn Xác định lượng thuốc Xác định loại thuốc và biện pháp phòng trị bệnh Thực hiện trị bệnh 72 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tƣ - Kính lúp tay để quan sát da, mang cá. - Bộ đồ mổ: panh, dao, kéo - Máy tính - Chài, lưới, vợt bắt cá. - Cân, ống đong, xô, thùng, ca, bạt. - Thuốc kháng sinh, chất sát khuẩn, chế phẩm vi sinh, vitamin. - Thức ăn. - Ao đang nuôi cá. 2. Xác định bệnh thƣờng gặp do vi khuẩn - Bệnh thường gặp do vi khuẩn gây ra ở cá bống tượng là: + Bệnh đốm đỏ + Bệnh lở loét + Bệnh mất nhớt - Phương pháp chẩn đoán nhanh bệnh vi khuẩn tại ao nuôi là: + Quan sát hoạt động bơi lội, hoạt động ăn của cá. + Quan sát các dấu hiệu bệnh bên ngoài của cá như: da, vây, bụng + Mổ cá quan sát các dấu hiệu bệnh lý bên trong: gan, ruột 2.1. Xác định bệnh đốm đỏ ở cá bống tượng - Cá nuôi lồng, bè và nuôi ao, hồ đều có thể bị bệnh đốm đỏ do vi khuẩn có tên khoa học là Aeromonas gây ra. - Bệnh đốm đỏ có thể gây tỷ lệ chết ở cá từ 30-70% đàn cá nuôi. - Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường tập trung vào mùa mưa ở miền Nam. 2.1.1. Dấu hiệu bệnh lý Cá bị bệnh đốm đỏ thường có các dấu hiệu sau: - Cá kém ăn hoặc bỏ ăn - Cá bệnh bơi lờ đờ trên tầng mặt. - Da cá màu tối, mất nhớt khô ráp - Xuất hiện các đốm đỏ trên thân - Mang xuất huyết và tái xám, dính bùn, mắt lồi, hậu môn sưng đỏ. - Khi cá bệnh nặng có biểu hiện hoại tử da và cơ. 73 - Mổ cá kiểm tra thấy nhiều dịch màu hồng trong bụng cá. Các cơ quan nội tạng bị xuất huyết và viêm nhũn (dịch hóa). Hình 5.5.1. Cá bị bệnh đốm đỏ do vi khuẩn Hình 5.5.2. Cá bị bệnh nổ mắt do vi khuẩn 74 2.1.2. Tác nhân gây bệnh - Do nhóm vi khuẩn Aeromonas spp di động gây ra. Hình 5.5.3. Vi khuẩn Aeromonas 2.2. Xác định bệnh lở loét 2.2.1. Dấu hiệu bệnh lý Cá bị bệnh có dấu hiệu bên ngoài gần giống với bệnh đốm đỏ nhưng nội quan không bị xuất huyết: - Cá ít ăn hoặc bỏ ăn - Hoạt động lờ đờ, bơi nhô đầu lên mặt nước. - Da cá nhợt nhạt và xuất hiện các vết loét dần dần lan rộng có thể ăn sâu đến xương. - Cơ quan nội tạng hầu như không bị thương tổn. Hình 5.5.4. Cá bị lở loét do vi khuẩn 75 2.2.2. Tác nhân gây bệnh - Do vi khuần gây ra. - Bệnh xuất hiện nhiều nhất vào mùa xuân, mùa thu và trong ao nuôi mật độ cao, nuôi cá lồng bè. 2.3 Xác định bệnh mất nhớt 2.3.1. Dấu hiệu bệnh lý - Khi bị bệnh khắp da cá có một lớp nhớt dày bao phủ. - Cá tách đàn, bơi lội yếu ớt. - Cá kém ăn hoặc bỏ ăn - Trên thân từng vùng bị trắng. - Bệnh nặng xuất hiện các vết loét ăn sâu vào cơ là cơ hội để nấm và ngoại ký sinh phát triển. - Bệnh nặng cá chết chìm xuống đáy ao. 2.3.2. Tác nhân gây bệnh Bệnh thường xuất hiện khi cá bị xây xát, bị sốc do đánh bắt vận chuyển và bị nhiễm vi khuẩn. 3. Xác định biện pháp trị bệnh vi khuẩn 3.1. Biện pháp phòng bệnh Việc trị bệnh vi khuẩn cho cá rất khó khăn, tốn kém và hiệu quả không cao vì vậy phòng bệnh rất quan trọng. 3.1.1. Bè nuôi cá - Định kỳ treo túi vôi vừa có tác dụng khử trùng và kiềm hoá môi trường nước. + Mùa xuất hiện bệnh: 2 tuần treo một lần. + Mùa khác: một tháng treo 1 lần. - Lượng vôi: trung bình 2 kg vôi nung/10m3 - Bè lớn treo nhiều túi và bè nhỏ treo ít túi tập trung ở chỗ cho ăn và phía đầu nguồn nước chảy. 3.1.2. Ao nuôi cá Áp dụng các biện pháp phòng tổng hợp: - Tẩy dọn ao kỹ trước khi nuôi. - Xử lý nước trước khi đưa vào nuôi. 76 - Chọn giống khỏe mạnh. - Tắm cho cá giống trước khi thả. - Định kỳ bón vôi xuống ao trong quá trình nuôi: + Mùa bệnh: bón vôi xuống ao 2 tuần 1 lần. + Mùa khác: bón vôi xuống ao 1 tháng 1 lần. - Liều lượng trung bình 2 kg vôi nung/100 m3 nước. - Cho ăn đầy đủ, bổ sung thêm lượng vitamin C cho vào thức ăn trước mùa bệnh hoặc dùng thuốc phối chế KN - 04 -12 cho cá ăn phòng bệnh. - Vớt cá chết ra khỏi ao càng sớm càng tốt. 3.2. Biện pháp trị bệnh Khi bệnh xảy ra cần có biện pháp xử lý kịp thời. Việc chữa trị chỉ hiệu quả khi phát hiện sớm, chẩn đoán đúng bệnh và trị bệnh các biện pháp hợp lý. 3.2.1. Biện pháp trị bệnh đốm đỏ và bệnh lở loét Khi phát hiện cá có các dấu hiệu của 2 loại bệnh trên cần áp dụng các biện pháp trị bệnh như sau: 1- Cải thiện nước ao nuôi: Thay bằng nước sạch 20-30% nước ao, nên thay nước tầng đáy. 2- Cho cá ăn thuốc kháng sinh: trộn kháng sinh vào thức ăn đúng liều lượng hướng dẫn. Cho cá ăn liên tục từ 5-7 ngày, từ ngày thứ 2 trở đi liều lượng giảm đi 1/2 so vớí ngày ban đầu. 3- Xử lý nước ao bằng chất diệt khuẩn: cholorin, formol, BKC (Benzalkoium Chloride), iodine, vikon A... Liều sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 4- Tăng sức để kháng cho cá nuôi: trộn vitamin C vào thức ăn. - Đối với nuôi lồng, có thể tắm cá bằng nước muối nồng độ 4% trong 10 phút có sục khí. - Ở các tỉnh phía Bắc có thể sử dụng KN-04-12: liều dùng 2-4 g/kg cá/ngày được bào chế từ thảo mộc có tác dụng diệt khuẩn. 3.2.2. Biện pháp trị bệnh mất nhớt - Dùng formol 25ml cho 1m 3 nước, ngâm cá để diệt nấm và ngoại ký sinh, sau 24 giờ thay 1/2 nước rồi dùng lặp lại thuốc với liều trên một lần nữa. - Tắm cho cá bệnh bằng thuốc kháng sinh như Steptomicine 25mg/l trong 30 phút hoặc bằng Rifamicine 20g/l trong 30-60 phút. Ngâm trong Chlorin 1g/m 3 trong thời gian 20 phút. 77 Bảng 5.5.1. Một số thuốc kháng sinh sử dụng trị bệnh vi khuẩn TT Thuốc kháng sinh Công dụng Liều dùng Ghi chú 1 Oxytetracyclin Trị bệnh nhiễm khuẩn, xuất huyết. 10-12g/100kg cá/ngày, ăn liên tục 5-7 ngày Vi khuẩn có thể bị nhờn thuốc nếu dùng thời gian dài, lặp lại nhiều lần. 2 Steptomycin Trị bệnh nhiễm khuẩn, xuất huyết. 10-12g/100kg cá/ngày, ăn liên tục 5-7 ngày 3 Kanamycin Trị bệnh nhiễm khuẩn, xuất huyết. 10-12g/100kg cá/ngày, ăn liên tục 5-7 ngày 4 Nhóm Sulphamid Trị bệnh nhiễm khuẩn, xuất huyết, viêm ruột. 150-200 mg/1 kg cá/ngày. 5 Erythromycin Trị bệnh nhiễm khuẩn, xuất huyết. 2-5g/100kg cá; ăn liên tục 5-7 ngày Vi khuẩn có thể nhờn thuốc rất nhanh. 6 Rifamyxin Trị bệnh nhiễm khuẩn, xuất huyết. Cho cá ăn 50- 100mg/kg cá/ngày, sử dụng liên tục 5-7 ngày. 5 Sulfadiazine Trị bệnh nhiễm khuẩn, xuất huyết. 0,1g/kg cá/ngày, liên tục 6 ngày Bảo quản trong chai màu nâu. Neomycine Trị bệnh nhiễm khuẩn, xuất huyết. 4g/100kg cá bệnh/ ngày 78 4. Xác định lƣợng thuốc cần dùng 4.1. Xác định lượng thuốc cho xuống ao - Xác định được thể tích nước ao: Thể tích nước ao = Diện tích ao x độ sâu nước ao. Hoặc thể tích nước = chiều dài ao x chiều rộng x độ sâu nước ao. - Xác định lượng thuốc cho xuống ao: Lượng thuốc cho xuống ao = Thể tích nước ao x liều lượng. 4.2. Xác định lượng thuốc trộn vào thức ăn - Xác định khối lượng cá trong ao: Khối lượng cá trong ao = Khối lượng trung bình của cá x Số cá trong ao - Xác định lượng thuốc trộn vào thức ăn: Lượng thuốc trộn vào thức ăn = Khối lượng cá trong ao x liều lượng sử dụng. Ví dụ: Tính lượng thuốc Oxytetracyclin trộn vào thức ăn với liều dùng là 10- 12g/100kg cá/ngày để trị bệnh cho đàn cá có khối lượng trung bình là 200g, số cá ước tính còn lại trong ao là 2000 con. Cách tính: Tính khối lượng cá trong ao: 2.000 con x 200g = 400.000g = 400kg Tính lượng thuốc trộn vào thức ăn: 400kg x 12g/100 = 48 g Vậy lượng thuốc kháng sinh để trộn vào thức ăn là 48g 5. Thực hiện trị bệnh cho cá 5.1. Cho thuốc vào ao nuôi - Cân chất sát khuẩn - Khuấy hòa tan chất sát khuẩn vào nước. - Tạt xuống khắp ao, xuôi theo chiều gió. - Thực hiện vào lúc 9-10giờ sáng. - Kiểm tra, theo dõi cá khi xử lý: theo dõi hoạt động của cá, nếu cá có những biểu hiện bất thường phải thay nước sạch ngay. 79 Hình 5.5.5. Cho thuốc sát khuẩn xuống ao nuôi 5.2. Trộn thuốc vào thức ăn và cho cá ăn Hình 5.5.6. Cho cá ăn thức ăn đã trộn thuốc 80 Cách thực hiện như sau: - Hòa tan thuốc vào nước, lượng nước vừa đủ thấm ẩm thức ăn - Sau đó dùng bình xịt phun vào thức ăn - Trộn đều thuốc với thức ăn - Để 15-20 phút cho thuốc ngấm vào thức ăn mới cho cá ăn Các lỗi thƣờng gặp: - Nhầm lẫn giữa các biểu hiện bệnh và biểu hiện sinh lý. - Nhầm lẫn giữa các loại bệnh. - Nhầm lẫn thuốc, sai biện pháp phòng trị bệnh. - Tính nhầm thể tích nước ao, khối lượng cá cần trị bệnh. - Tính nhầm lượng thuốc. - Làm chết cá, ngộ độc. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi Câu hỏi 1: Cá bị bệnh vi khuẩn thường có những dấu hiệu như thế nào? Câu hỏi 2: Bệnh vi khuẩn thường phát sinh trong điều kiện nào? Câu hỏi 3: Kể một số biện pháp trị bệnh vi khuẩn? 2. Các bài thực hành 2.1. Bài tập thực hành số 5.5.1. Chẩn đoán và trị bệnh do vi khuẩn ở cá. - Mục tiêu: củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện nhóm bước công việc chẩn đoán và trị bệnh vi khuẩn. - Nguồn lực cần thiết: ao nuôi cá bống tượng, dụng cụ thu cá, mẫu cá, chất sát khuẩn, thuốc kháng sinh, vitamin. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm thực hành (05-06 học viên/nhóm), mỗi nhóm hoàn thành toàn bộ nhóm bước công việc chẩn đoán và trị bệnh vi khuẩn; Giáo viên quan sát thực hiện của các nhóm học viên và đánh giá theo kết quả thực hành của các nhóm. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất để chẩn đoán bệnh và trị bệnh. + Quan sát hoạt động của cá trong ao + Kiểm tra các dấu hiệu bệnh trên cá + Xác định bệnh. + Xác định biện pháp trị bệnh 81 + Thực hiện trị bệnh - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 8 giờ - Kết quả cần đạt được: Quan sát cá trong ao, kiểm tra cá và xác định được các dấu hiệu cá bị bệnh do vi khuẩn, chọn được biện pháp trị bệnh phù hợp, thực hiện trị bệnh đúng yêu cầu kỹ thuật, an toàn. Hình thức trình bày theo bảng sau: Xác định bệnh Biện pháp trị Tên bệnh Tác nhân gây bệnh Dấu hiệu bệnh 1. 2. ................ C. Ghi nhớ  Biện pháp trị bệnh vi khuẩn: - Thay nước tầng đáy để cải thiện chất lượng nước. - Cho chất sát khuẩn xuống ao với liều lượng thích hợp để tiêu diệt vi khuẩn trong nước ao. - Cho cá ăn thuốc kháng sinh để trị bệnh cho cá. - Bổ sung vitamin C vào thức ăn để tăng sức đề kháng của cá. 82 Bài 6: TRỊ BỆNH DO NẤM GÂY RA Mã bài: MĐ05-6 Giới thiệu Nấm là tác nhân gây bệnh truyền nhiễm ở cá bống tượng. Bệnh do nấm gây ra có thể xảy ra ở tất cả các tháng nuôi. Nếu quản lý môi trường nuôi không tốt, hàm lượng chất hữu cơ cao thì bệnh nấm dễ dàng xảy ra. Bệnh nấm lây lan rất nhanh và khó trị vì vậy phòng bệnh có vị trí rất quan trọng. Để phòng bệnh cho nấm cần áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng bệnh chung. Khi bệnh xảy ra cần chẩn đoán đúng bệnh và sử dụng hóa chất để điều trị kịp thời. Mục tiêu: - Nêu được dấu hiệu cá bị bệnh do nấm; - Nhận biết được dấu hiệu bệnh do nấm gây ra; - Thực hiện phòng trị bệnh do nấm kịp thời, an toàn; - Tuân thủ nguyên tắc sử dụng thuốc phòng và trị bệnh. A. Nội dung Qui trình thực hiện: 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tƣ - Kính lúp tay dùng để quan sát nấm trên cá - Máy tính Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu Xác định tác nhân gây bệnh Xác định lượng thuốc Xác định loại thuốc và biện pháp phòng trị bệnh Thực hiện trị bệnh 83 - Chài, lưới, vợt bắt cá - Cân loại 0,5-1kg - Xô nhựa để hòa tan hóa chất trước khi tạt xuống ao - Ca nhựa để múc hóa chất tạt xuống ao - Thùng để tắm cá: trên 50 lít - Hóa chất (chất diệt khuẩn). - Ao đang nuôi cá. 2. Xác định bệnh thƣờng gặp do nấm - Cá bống tượng nuôi ao hay lồng bè đều có thể mắc bệnh nấm thủy mi - Bệnh nấm thủy mi thường phát sinh trong môi trường nước ao nuôi bị nhiễm bẩn, mật nuôi quá dày. - Bệnh nấm thủy mi thường xuất hiện vào mùa mưa khi nhiệt độ thấp. - Bệnh do 2 giống nấm Saprolegnia và Achlya gây ra. Sợi nấm dài và trong, chiều dài bằng hoặc hơn 3 cm, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. - Nấm thủy mi lây lan rất nhanh theo nguồn nước và từ cá bệnh sang cá khỏe. Hình 5.6.1. Nấm thủy mi - Phương pháp xác định bệnh nấm ở cá thường dựa vào dấu hiệu bệnh lý. * Dấu hiệu bệnh lý: Cá bị bệnh nấm thường có những biểu hiện sau: 84 - Khi nấm mới ký sinh, mắt thường khó nhìn thấy, phần cuối của sợi nấm đâm sâu vào thịt cá, phần đầu sợi nấm lơ lửng trong nước - Khi bệnh phát triển nhiều, nhìn bằng mắt thường thấy trên thân cá xuất hiện những đám bông màu trắng tua tủa trên da cá (để cá bệnh trong nước dễ quan sát hơn). - Cá có hiện tượng bơi yếu, giảm ăn, ngứa ngáy. - Thân cá gầy, đen sẫm. - Bệnh nặng, da cá bị viêm loét, hoại tử một số nơi. - Nấm ngày càng phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập làm bệnh nặng thêm. Hình 5.6.2. Cá bống tượng bị bệnh nấm thủy mi 3. Xác định biện pháp trị bệnh Đây là bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra riêng lẻ hoặc xuất hiện cùng với bệnh vi khuẩn làm bệnh trầm trọng hơn rất khó chữa trị triệt để, nên phòng bệnh là chính. * Biện pháp phòng bệnh: - Tạo điều kiện sống thuận lợi cho cá, nhất là vào những lúc trời lạnh - Giữ môi trường trong sạch - Cho cá ăn đầy đủ không để cá bị suy dinh dưỡng (thiếu ăn). 85 - Không nuôi mật độ quá cao - Tránh làm xây xát cá do đánh bắt, vận chuyển. - Tăng cường vitamin C - Thường xuyên vệ sinh ao - Với hình thức nuôi bè, nên treo túi vôi 1 tuần/ lần vào mùa mưa. - Vớt cá bệnh ra khỏi ao, bè càng sớm càng tốt dể tránh lây lan bệnh sang cá khỏe. * Biện pháp trị bệnh: Khi bệnh xảy ra cần có biện pháp sau: - Tắm cho cá bằng hóa chất diệt nấm như dung dịch muối ăn, Sunphat đồng (phèn xanh - CuSO4 ) hoặc thuốc tím (KMnO4)... Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. - Xử lý môi trường nước ao nuôi bằng hóa chất diệt nấm như Sunphat đồng (phèn xanh - CuSO4 ) hoặc thuốc tím (KMnO4)... Liều lượng bằng 1/10 so với tắm (giảm 10 lần). Ví dụ: Dùng thuốc tím (KMnO4) tạt xuống ao liều 3-5 g/m 3 nước. Bảng 5.6.1. Một số hóa chất sử dụng trị bệnh nấm T T Hóa chất Cách sử dụng Liều dùng 1 Muối ăn Tắm cho cá 2 – 3%, trong 10 – 30 phút 2 Sunphat đồng (phèn xanh - CuSO4 ) Cho xuống ao hoặc tắm cho cá Cho xuống ao với liều 0,5g/m3 hoặc tắm cá liều 5 g/m3 trong 15- 20 phút 3 Thuốc tím (KMnO4) Cho xuống ao cho xuống ao liều 3-5g/m3 4 Neutral Acriflavin Tắm cho cá 3g/m3, không giới hạn thời gian 5 Gentian Violet Tắm cho cá 5 g/m3, trong 30 phút hoặc 0,3 g/m 3 , không giới hạn thời gian 6 Griseofulvin Tắm cho cá 10g/m3, không giới hạn thời gian 86 4. Xác định lƣợng hóa chất cần dùng 4.1. Xác định lượng hóa chất tắm cho cá Lượng hóa chất tắm cho cá = lượng nước chuẩn bị tắm cá x liều lượng sử dụng. Ví dụ: Tính lượng Sun phát đồng cần thiết để pha 40 lít nước tắm cá với liều lượng sử dụng là 5g/m3 Cách tính: Tính lượng Sun phát đồng cần pha trong 1 lít nước 5g : 1000 lít = 0,005g Lượng Sun phát đồng cần thiết để pha 40 lít nước là: 40 lít x 0,005g = 0,2g Vậy lượng Sun phát đồng cần pha vào 40 lít nước là 0,2g 4.2. Xác định lượng hóa chất cho xuống ao - Xác định thể tích nước ao: Thể tích nước ao = Diện tích ao x độ sâu nước ao Hoặc thể tích nước = chiều dài ao x chiều rộng x độ sâu nước ao - Xác định lượng hóa chất cho xuống ao: Lượng hóa chất cho xuống ao = Thể tích nước ao x liều lượng Ví dụ: Ao nuôi có diện tích 500m2, nước sâu 1,2 m. Hãy tính lượng Sun phát đồng cần thiết để cho xuống ao với liều lượng sử dụng là 0,5g/m3. Cách tính: Thể tích nước ao là 400m 2 x 1,5m = 600m 3 Lượng Sun phát đồng cho xuống ao là 600m 3 x 0,5g/m 3 = 300g Vậy lượng Sun phát đồng cho xuống ao là 300g 5. Thực hiện trị bệnh cho cá 5.1. Tắm cho cá - Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất: Thùng tắm, hóa chất, vợt vớt cá - Cân hóa chất. - Cho hóa chất vào thùng, khuấy hóa chất hòa tan hoàn toàn trong nước. - Cho cá vào tắm, trong thời gian 15 - 20 phút. - Vớt cá ra nhẹ nhàng. 87 - Tránh tắm cá khi nhiệt độ cao. - Kiểm tra, theo dõi cá hoạt động của cá, khi có biểu hiện bất thường phải vớt cá ra ngay. 5.2. Cho hóa chất vào môi trường ao nuôi - Chuẩn bị dụng cụ: xô 10-15lít, ca - Cân hóa chất. - Cho hóa chất vào xô và khuấy hòa tan hoàn toàn vào nước. - Tạt xuống khắp ao. - Tạt xuôi theo chiều gió. - Thực hiện vào lúc 9-10 giờ sáng. - Kiểm tra, theo dõi cá khi xử lý: theo dõi hoạt động của cá, nếu cá có những biểu hiện bất thường phải thay nước sạch ngay. Các lỗi thƣờng gặp: - Nhầm lẫn giữa các loại bệnh. - Nhầm lẫn hóa chất, sai biện pháp phòng trị bệnh. - Tính nhầm thể tích nước ao, khối lượng cá cần trị bệnh. - Tính nhầm lượng hóa chất. - Làm chết cá, ngộ độc. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi Câu hỏi 1: Cá bị bệnh nấm thường có những dấu hiệu như thế nào? Câu hỏi 2: Bệnh nấm thường phát sinh trong điều kiện nào? Câu hỏi 3: Kể tên một số biện pháp trị bệnh nấm? 2. Các bài thực hành 2.1. Bài thực hành số 5.6.1. Chẩn đoán và trị bệnh do nấm ở cá - Mục tiêu: củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện nhóm bước công việc chẩn đoán và trị bệnh nấm. - Nguồn lực cần thiết: ao nuôi cá bống tượng, dụng cụ thu cá, mẫu cá, chất sát khuẩn, thuốc. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm thực hành (05-06 học viên/nhóm), mỗi nhóm hoàn thành toàn bộ nhóm bước công việc trị bệnh nấm; Giáo viên quan sát thực hiện của các nhóm học viên và đánh giá theo kết quả thực hành của các nhóm. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 88 + Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất để chẩn đoán bệnh và trị bệnh. + Quan sát hoạt động của cá trong ao + Kiểm tra các dấu hiệu bệnh trên cá + Xác định bệnh. + Xác định biện pháp trị bệnh + Thực hiện trị bệnh - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 6 giờ - Kết quả cần đạt được: Quan sát cá trong ao, kiểm tra cá và xác định được các dấu hiệu cá bị bệnh do vi khuẩn, chọn được biện pháp trị bệnh phù hợp, thực hiện trị bệnh đúng yêu cầu kỹ thuật, an toàn. C. Ghi nhớ  Trị bệnh nấm thủy mi: - Tắm cho cá bằng muối ăn, thuốc tím, suphat đồng. - Hoặc cho muối ăn, thuốc tím, suphat đồng xuống ao với liều lượng nhỏ hơn 10 lần so với tắm. 89 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: Mô đun Phòng, trị bênh cá bống tượng là mô đun chuyên môn nghề thuộc chương trình đào tạo sơ cấp nghề nuôi cá bống tượng, được học sau các mô đun Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá bống tượng; Thả giống cá bống tượng; học song song với mô đun Quản lý ao nuôi, bè nuôi cá bống tượng và học trước mô đun Thu hoạch cá bống tượng. Mô đun cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Mô đun Phòng, trị bênh cá bống tượng được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, cung cấp cho người học những khiến thức và kỹ năng chẩn đoán bệnh và phòng trị bệnh thường gặp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bệnh gây ra cho cá nuôi; được giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa phương có đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ cần thiết. II. Mục tiêu của mô đun - Kiến thức: + Liệt kê được các bước công việc trong việc phòng, trị bệnh cá. + Trình bày được nguyên nhân, điều kiện phát sinh và biện pháp chẩn đoán bệnh thường gặp trên cá bống tượng. + Trình bày được phương pháp, nguyên tắc dùng thuốc phòng trị bệnh cá. - Kỹ năng: + Thực hiện được cách dùng thuốc trong phòng, trị bệnh cá; + Phòng, chẩn đoán và trị được bệnh thường gặp ở cá bống tượng. - Thái độ: + Tuân thủ đúng qui trình kỹ thuật phòng và trị bệnh; + Có ý thức không sử dụng thuốc, hóa chất cấm trong nuôi cá bống tượng; + Rèn luyện tính cẩn thận, thao tác chính xác, đảm bảo an toàn lao động. III. Nội dung chính của mô đun Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời lượng Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra MĐ04-1 Những hiểu biết chung về bệnh cá và sử dụng thuốc trong nuôi cá Lý thuyết Lớp học 4 4 90 MĐ04-2 Phòng bệnh cho cá Tích hợp Lớp học và cơ sở nuôi cá 16 3 13 MĐ05-3 Chẩn đoán bệnh Tích hợp Lớp học và cơ sở nuôi cá 16 3 11 2 MĐ04-4 Trị bệnh do ký sinh trùng Tích hợp Lớp học và cơ sở nuôi cá 16 2 14 MĐ04-5 Trị bệnh do vi khuẩn Tích hợp Lớp học và cơ sở nuôi cá 16 2 12 2 MĐ04-6 Trị bệnh do nấm Tích hợp Lớp học và cơ sở nuôi cá 8 2 6 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Tổng 80 16 56 8 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành IV. Hƣớng dẫn đánh giá kết quả học tập 4.1. Đánh giá bài thực hành số 5.2.1. Cho vi sinh xuống ao để phòng bệnh. - Giáo viên hướng dẫn các nhóm thực hành và tự nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của nhóm; giáo viên quan sát chọn 01 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm điển hình làm chưa tốt. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của 02 nhóm điển hình trên - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho 02 nhóm và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể theo báng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_phong_tri_benh_ca.pdf
Tài liệu liên quan