Giáo trình Pháp luật Việt Nam đại cương - Phạm Thị Thu Thanh (Phần 2)

Chức năng của luật hình sự là bảo vệ, đảm bảo cho hệ thống pháp luật của nhà nước, trật

tự xã hội được thực hiện và tuân thủ nghiêm chỉnh.

I- KHÁI NIỆM LUẬT HÌNH SỰ.

Luật hình sự là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm hệ thống

các qui phạm pháp luật qui định tội phạm, hình phạt áp dụng đối với người phạm tội và các

điều kiện để áp dụng hình phạt.

Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là những quan hệ phát sinh giữa nhà nước và người

phạm tội khi người này thực hiện một tội phạm.

• Nguồn cơ bản của luật Hình sự nước ta là Bộ luật Hình sự đã được Quốc Hội khoá X

thông qua ngày 21.12.1999 và có hiệu lực từ ngày 01.07.2000. Bộ luật Hình sự năm 2000 đã

thay thế Bộ luật Hình sự năm 1986 để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất

nước trong điều kiện đổi mới, nhất là tình hình tội phạm có những diễn biến phức tạp theo

chiều hướng mới và yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm cũng được đặt ra theo một hình

thức mới.

 

pdf49 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 708 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Pháp luật Việt Nam đại cương - Phạm Thị Thu Thanh (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
øi sử dụng đất : + Sử dụng đất đúng mục đích được giao, đúng ranh giới. + Nộp thuế sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất. + Tuân theo qui định về môi trường, không gây tác hại đến người xung quanh. + Bảo vệ tăng khả năng sinh lợi của đất. + Nghĩa vụ giao lại đất khi Nhà nước thu hồi. + Nghĩa vụ đền bù cho người có đất bị thu hồi. IV- VI PHẠM LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ. a. Khái niệm :Vi phạm luật đất đai là hành vi trái pháp luật được thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm quyền sở hữu của Nhà nước quyền lợi ích của người sử dụng đất cũng như các qui định về chế độ sử dụng các loại đất. b. Các dạng vi phạm luật đất đai: + Chuyển nhượng đất đai một cách bất hợp pháp xâm phạm quyền sở hữu đất đai của Nhà nước. + Tự ý thay đổi mục đích sử dụng đất đai. + Không cải tạo đất, không ngăn xói mòn đất. + Lấn chiếm đất đai. + Cơ quan Nhà nước giao đất, thu hồi đất không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng c. Trách nhiệm pháp lý : người vi phạm luật đất đai tùy theo hành vi mức độ, tính chất, phải chịu các hình thức xử lý sau đây : + Chịu trách nhiệm hình sự: người nào lấn chiếm đất, hủy hoại đất, chuyển quyền sử dụng đất trái phép bị xử lý hành chánh mà còn tái phạm. Người lợi dụng chức quyền giao, thu hồi đất, cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái pháp luật, bao che cho người có hành vi vi phạm Luật lao động, quyết định xử lý trái pháp luật tùy theo mức độ mà bị xử lý kỷ luật, hoặc chịu trách nhiệm hình sự. + Trách nhiệm hành chánh : Khi mức độ chưa tới mức chịu trách nhiệm hình sự. + Trách nhiệm kỷ luật : Đối với cán bộ Nhà nước có trách nhiệm quản lý đất đai, khi mức độ chưa tới mức xử lý bằng biện pháp truy cứu trách nhiệm hình sự. + Trách nhiệm dân sự : người nào gây thiệt hại cho người khác khi các hành vi nêu trên thì ngoài việc chịu trách nhiệm hình sự, hành chánh, kỷ luật còn phải bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra. V- THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai là dựa trên văn bản pháp luật nhưng tôn trọng việc thương lượng hòa giải giữa các bên, thuyết phục đôi bên vì lợi ích của cả đôi bên được nhân dân ủng hộ. Khi có tranh chấp thực tế xảy ra, việc giải quyết tranh chấp được giải quyết theo trình tự và thẩm quyền sau đây : a/ Ủy ban Nhân dân Xã, Phường, Thị trấn cùng với sự tham gia của thành viên mặt trận tổ quốc tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp giải thích cho họ biết các qui định về việc quản lý đất đai sử dụng đất đai để họ thấy được quyền lợi của mình và của người khác và chọn cách xử sự đúng đắn, hợp pháp luật b/ Các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì do Ủy ban Nhân dân Quận Huyện giải quyết tranh chấp giữa cá nhân hộ gia đình với nhau giữa cá nhân hộ gia đình với tổ chức, giữa tổ chức với tổ chức, nếu các tổ chức đó thuộc quyền quản lý của mình, do Ủy ban Nhân dân tỉnh, Thành phố giải quyết các tranh chấp giữa tổ chức với tổ chức, giữa tổ chức với hộ gia đình các nhân nếu tổ chức đó thuộc quyền quản lý của mình hoặc của Trung ương. Trong trường hợp không đồng ý với cách giải quyết của Ủy ban Nhân dân đã giải quyết, đương sự có quyền khiếu nại lên cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp. Quyết định của cơ quan cấp trên trực tiếp có hiệu lực thi hành. c/ Các tranh chấp mà người sử dụng đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất đai do Tòa án Nhân dân giải quyết, giúp Chính phủ và các Ủy ban có các cơ quan quản lý chuyên môn như Tổng cục địa chính ở Trung ương, các sở địa chính ở các Tỉnh, Phòng quản lý Đô thị ở các Quận, và các cơ quan khác thuộc ngành địa chính ở các huyện. Đất đai là vốn vô cùng quí giá là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, là dấu hiệu về lãnh thổ của quốc gia, vì vậy mọi người cần ý thức khi sử dụng đất đai. Quan hệ đất đai vừa là quan hệ dân sự, quan hệ kinh tế mà cũng là quan hệ chính trị, nghĩa vụ đối với đất đai cũng là nghĩa vụ thiêng liêng với tổ quốc. Chương 12 LUẬT MÔI TRƯỜNG Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế văn hóa xã hội của đất nước dân tộc và nhân loại. Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và ý thức của toàn xã hội trong việc giữ cho môi trường trong lành bảo vệ sức khỏe của con người, nhà nước ta đã ban hành luật bảo vệ môi trường. Hàng loạt các văn bản có chứa đựng qui phạm pháp luật về môi trường đã được ban hành như pháp lệnh về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, luật khoáng sản, luật bảo vệ và phát triển rừng, luật dầu khí, luật tài nguyên nước đặc biệt luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội khóa IX thông qua ngày 27.12.1993 và có hiệu lực từ ngày 10.01.1994 gồm 7 chương và 55 điều : I- KHÁI NIỆM LUẬT MÔI TRƯỜNG. Luật Môi trường là tổng thể các qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong hoạt động giữ cho môi trường trong lành sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn các hậu quả xấu cho môi trường; các quan hệ phát sinh trong việc khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Đối tượng điều chỉnh của Luật môi trường: - Các quan hệ trong việc quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ Môi trường. - Các quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường với các tổ chức cá nhân, sử dụng thành phần môi trường vào mục đích sản xuất, kinh doanh và khai thác tài nguyên môi trường. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên. Các yếu tố tạo thành môi trường là: không khí, đất, nước, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, các khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác. II- NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. Để thực hiện nội dung quản lý nhà nước về môi trường, luật bảo vệ môi trường đã xác định hệ thống cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý môi trường. - Chính phủ thống nhất quản lý môi trường cả nước. - Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về môi trường. - Các Bộ trong chính phủ quản lý môi trường trong hoạt động ngành, phối hợp cùng với Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. - Ủy ban Nhân dân tỉnh quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương - Thanh tra chuyên ngành Nội dung quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường gồm các hoạt động sau đây - Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường - Xây dựng chỉ đạo thực hiện chiến lược chính sách bảo vệ môi trường - Phòng chống khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường - Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường - Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sản xuất kinh doanh - Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường - Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường - Giải quyết tranh chấp khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường - Đào tạo cán bộ, tuyên truyền phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường - Tổ chức, nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lãnh vực bảo vệ môi trường - Quan hệ quốc tế trong lãnh vực bảo vệ môi trường III- NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN (Kể cả người nước ngoài tại Việt Nam) TỔ CHỨC TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. Luật bảo vệ môi trường qui định: “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân”. Công dân và các tổ chức hoạt động trong xã hội có liên quan đến môi trường có các nghĩa vụ sau: - Thực hiện việc phòng chống suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường. - Bảo vệ các giống loài thực vật, động vật hoang dã, bảo vệ tính đa dạng của sinh học, bảo vệ rừng, biển và các hệ sinh thái. - Sử dụng và khai thác hợp lý thành phần môi trường, tận dụng chất thải, tiết kiệm nguyên liệu - Không gây ảnh hưởng xấu đến các khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên - Đảm bảo cân bằng sinh thái - Bảo vệ nguồn nước, hệ thống cấp thoát nước, cây xanh, vệ sinh công cộng ở đô thị, khu dân cư nông thôn, khu du lịch, khu sản xuất - Phải xử lý chất thải, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. - Khi xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa xã hội cá nhân, tổ chức phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường để cơ quan nhà nước thẩm định. - Việc nhập khẩu, xuất khẩu công nghệ, thiết bị máy móc, các chế phẩm sinh học, hóa học, các chất độc hại, chất phóng xạ, các loài động vật, thực vật nguồn gen, vi sinh vật có liên quan tới bảo vệ môi trường phải được phép của cơ quan quản lý ngành. - Phát hiện tố cáo hành vi pháp luật về môi trường - Tuyên truyền, phổ biến pháp luật môi trường, tham gia các phong trào bảo vệ môi trường thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường. IV- VI PHẠM PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG VÀ VIỆC XỬ LÝ VI PHẠM. Luật bảo vệ môi trường nghiêm cấm các hành vi xâm phạm vào các yếu tố môi trường gây tác hại cho môi trường sau đây : - Chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép - Khai thác khoáng sản một cách bừa bãi - Thải dầu mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, thải các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước - Thải khói bụi, khí đốt, mùi hôi thối gây hại vào không khí, phát bức xạ phóng xạ quá giới hạn cho phép vào môi trường chung quanh - Đốt phá rừng gây huỷ hoại môi trường mất cân bằng sinh thái - Khai thác kinh doanh các loại động thực vật quí hiếm đã được chính phủ qui định trong danh mục - Nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường - Sử dụng các phương pháp phương tiện, công cụ hủy diệt hàng loạt trong khai thác đánh bắt các nguồn động vật thực vật ¾ Xử lý vi phạm : Khi xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường tuỳ theo mức độ, tính chất nguy hiểm của hành vi và hậu quả gây ra mà nhà nước áp dụng các hình thức trách nhiệm pháp lý tương xứng. + Trách nhiệm kỷ luật: đối với người có chức vụ, quyền hạn quản lý môi trường, nếu vi phạm hoặc bao che người vi phạm, thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra sự cố môi trường. + Trách nhiệm hình sự: những hành vi đã bị xử lý Hành chính mà còn tái phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. + Trách nhiệm hành chánh : đối với các cá nhân tổ chức vi phạm các qui định về quản lý nhà nước về môi trường + Trách nhiệm dân sự : các tổ chức cá nhân ngoài việc phải chịu trách nhiệm trên còn phải bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả đã gây ra. Chương 13 LUẬT QUỐC TẾ I- KHÁI NIỆM LUẬT QUỐC TẾ. Luật quốc tế là một hệ thống pháp luật độc lập, bao gồm tổng thể các nguyên tắc quy pháp pháp luật do các quốc gia và các chủ thể khác tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng nhằm điều chỉnh các quan hệ nhiều mặt (Chủ yếu là quan hệ Chính trị) giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau. Trong những trường hợp cần thiết luật quốc tế được đảm bảo thi hànhbằng những biện pháp cưỡng chế riêng lẻ, tập thể hoặc bằng sức đấu tranh của nhân dân và dư luận tiến bộ thế giới. Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế : luật quốc tế hiện đại có 7 nguyên tắc cơ bản, được ghi nhận trong những văn kiện pháp lý quan trọng như hiến chương Liên Hợp Quốc, tuyên bố ngày 24.10.1970 của Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc : - Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế. - Nguyên tắc hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế. - Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau - Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau. - Nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết. - Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia - Nguyên tắc Pacta Sunt Servan da (tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế) Nguồn của luật quốc tế gồm : luật quốc tế có 2 loại nguồn chủ yếu đó là - Các điều ước quốc tế : Hiệp định, Hiệp ước, Công ước, Định ước, Nghị định thư, Công hàm, Thỏa thuận, Hiến chương, - Các tập quán quốc tế Ngoài ra còn có các nguồn bổ trợ gồm : - Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ - Phán quyết của tòa án quốc tế - Học thuyết của các luật gia danh tiếng về luật quốc tế II- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỤ THỂ CỦA CÔNG PHÁP QUỐC TẾ. 1. Các đặc trưng của công pháp quốc tế : so với pháp luật của quốc gia, công pháp quốc tế có các đặc trưng sau: + Qui phạm pháp luật quốc tế là các nguyên tắc và các nguyên tắc xử sự được hình thành do các quốc gia có chủ quyền xây dựng nên theo nguyên tắc tự nguyện và bình đẳng và lợi ích chung của các quốc gia. Trong quan hệ quốc tế không có cơ quan lập pháp hay cơ quan cưỡng chế nào đứng trên quốc gia để làm ra các qui phạm pháp luật và bắt buộc các quốc gia thi hành. Các qui phạm quốc tế được các quốc gia thỏa thuận và thể hiện dưới hình thức cam kết, điều ước song phương hay đa phương. Ngoài ra các tập tục và qui tắc lễ nhượng quốc tế được thừa nhận như tập quán quốc tế cũng trở thành qui phạm pháp luật quốc tế. + Chủ thể của quan hệ công pháp quốc tế : để trở thành chủ thể của công pháp quốc tế phải hội đủ các dấu hiệu cơ bản sau : - Có tham gia vào quan hệ do công pháp quốc tế điều chỉnh - Có đủ quyền và nghĩa vụ riêng biệt đối với các chủ thể khác thuộc phạm vi công pháp quốc tế. - Có khả năng độc lập chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế do hành vi của chính mình gây ra Nếu không hội đủ các dấu hiệu trên thì không được xem là chủ thể của công pháp quốc tế. + Chủ thể của công pháp quốc tế gồm: - Quốc gia : là chủ thể cơ bản của công pháp quốc tế - Các dân tộc đang đấu tranh cho độc lập tự do nhằm xây dựng một quốc gia có đầy đủ chủ quyền - Các tổ chức quốc tế liên quốc gia - Các tiểu vương quốc như Monaco ở châu Âu có diện tích khoảng 150km2, Vatican Tòa thánh ở Roma có diện tích khoảng 0,4km2, Listenchtain có diện tích cũng khoảng 150 km2, đôi khi cũng được xem là chủ thể của công pháp quốc tế và đây là các chủ thể đặc biệt + Khách thể của Công pháp quốc tế: Khách thể của công pháp quốc tế là cái mà các quốc gia mong muốn đạt tới, vì nó nên đã cùng nhau tham gia vào quan hệ quốc tế. Có thể nêu 3 dạng khách thể của công pháp quốc tế. - Lãnh thổ quốc gia (về vấn đề biên giới, chấm dứt chiến tranh) - Hành vi hợp pháp luật quốc tế (về tương trợ, về hợp tác hữu nghị và đồng minh giữa các quốc gia) - Khước từ hành vi trong quan hệ quốc tế (về vấn đề trung lập, về không can thiệp vào nội bộ nước khác, không xâm phạm lẫn nhau.) + Vấn đề cưỡng chế trong công pháp quốc tế: Các chế tài, các biện pháp cưỡng chế đối với những chủ thể có hành vi vi phạm luật quốc tế là hành vi cần thiết, nhưng chỉ được áp dụng hạn chế trong những trường hợp thật cần thiết và chỉ theo cách thức đã được qui định trong các điều ước quốc tế, đặc biệt là hiến chương liên hiệp quốc. Đó có thể là chế tài về kinh tế, quân sự của một quốc gia (cưỡng chế riêng biệt) hay một vài quốc gia một nhóm quốc gia thực hiện (cưỡng chế tập thể) đối với quốc gia vi phạm Việc thực hiện điều ước quốc tế trên phạm vi lãnh thổ quốc gia do chính quốc gia đó quyết định nếu điều ước không có qui định khác. Các quốc gia có thể ban hành các văn bản pháp luật riêng để thực hiện điều ước quốc tế ở nước mình hoặc chỉ có các điều khoản qui định nguyên tắc ưu tiên thực hiện điều ước quốc tế trong trường hợp pháp luật quốc gia trái với qui định của điều ước quốc tế. 2. Vấn đề lãnh thổ quốc gia. Công pháp quốc tế qui định các vấn đề thuộc qui chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia, các lãnh thổ nằm ngoài chủ quyền quốc gia (biển cả, vùng Bắc và Nam cực, các sông quốc tế, eo biển, kênh đào quốc tế, vùng khoảng không vũ trụ, thiên thể và cả vấn đề môi trường Các vấn đề lớn sau đây luôn được các nước quan tâm để đi đến thống nhất chung. - Cở sở pháp lý của việc thay đổi lãnh thổ quốc gia - Chế độ pháp lý của đường biên giới quốc gia - Chế độ pháp lý của nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, biển cả đáy biển ngoài quyền tài phán quốc gia, vấn đề chống ô nhiễm biển - Chế độ pháp lý vùng trời, khoảng không vũ trụ, thiên thể - Chế độ pháp lý các kênh và eo biển quốc tế dùng trong hàng hải quốc tế - Chế độ pháp lý các sông quốc tế - Các hành vi xâm phạm các quyền của quốc gia đối với lãnh thổ và trách nhiệm pháp lý của quốc gia hoặc người gây hại - Pháp luật về bảo vệ môi trường Nhà nước Việt nam ta cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật tạo ra khung pháp lý giải quyết vấn đề lãnh thổ của nước ta. Việt Nam cũng tham gia điều ước quốc tế về vấn đề lãnh thổ quốc gia. Các qui định của nhà nước ta về cơ bản không trái với qui định của pháp luật và thực tiễn quốc tế về vấn đề lãnh thổ quốc gia. Các văn bản pháp luật liên quan vấn đề lãnh thổ quốc gia của nhà nước ta là: Bộ luật hàng hải, luật hàng không, luật bảo vệ môi trường, luật dầu khí, pháp lệnh bảo vệ tài nguyên. Qui chế biên giới, cửa khẩu, hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong vùng biển Việt Nam do chính phủ ban hành 3. Vấn đề dân cư và quốc tịch. + Dân cư trong công pháp quốc tế được hiểu là tổng hợp những người sống trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định và tuân thủ pháp luật của quốc gia đó. Dân cư bao gồm công dân của quốc gia, người có một quốc tịch nước ngoài, người có hơn một quốc tịch nước ngoài, người không có quốc tịch. Việc qui định địa vị pháp lý của dân cư là quyền của từng quốc gia nhưng phải tôn trọng các nguyên tắc cơ bản và các điều ước quốc tế về vấn đề này. Việt Nam đã có nhiều văn bản pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ Việt nam khi tham gia các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh Việt nam cũng là thành viên của công ước Liên Hiệp Quốc năm 1966 về quyền kinh tế xã hội, văn hóa, Công ước quốc tế về thủ tiêu mọi hình thức phân biệt chủng tộc; công ước chống phân biệt đối xử với phụ nữ, Công ước về quyền trẻ em, các Hiệp định tương trợ tư pháp về vấn đề dân sự, hôn nhân gia đình, hình sự và hàng loạt các điều ước các quốc tế khác. Về vấn đề dân cư các nước đang chú ý các vấn đề sau : - Tham gia và thực hiện các công ước quốc tế về nhân quyền - Vấn đề quốc tịch và bảo hộ kiều dân - Vấn đề hợp tác đấu tranh chống tội phạm (dẫn độ tội phạm, tội ác chống nhân loại, tội ác chiến tranh ) + Quốc tịch là mối quan hệ pháp lý bền vững, ổn định giữa công dân một nước với nhà nước đó thể hiện ở các quyền và nghĩa vụ pháp lý qua lại giữa công dân với nhà nước do pháp luật của nhà nước qui định Pháp luật về quốc tịch qui định : + Điều kiện hưởng quốc tịch và mất quốc tịch của một công dân + Địa vị pháp lý của người có hai quốc tịch + Địa vị pháp lý của người nước ngoài Luật quốc tịch Việt Nam qui định 2 cách thức hưởng quốc tịch Việt Nam : - Theo sự sinh đẻ: đứa trẻ sinh ra theo quốc tịch của cha mẹ kết hợp với quyền nơi sinh tức là theo quốc tịch nơi sinh - Theo sự gia nhập : một người có thể có quốc tịch Việt Nam theo sự sinh vào quốc tịch Việt Nam khi hội đủ điều kiện từ 18 tuổi trở lên, biết tiếng Việt, đã cư trú ở Việt Nam ít nhất 5 năm, tự nguyện tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt nam. Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là người có thẩm quyền cho phép nhập quốc tịch. Luật quốc tịch qui định cách thức mất quốc tịch : - Xin thôi quốc tịch - Bị tước quốc tịch - Theo điều ước quốc tế Việc tước quốc tịch chỉ thực hiện đối với công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có hành động phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, sự nghiệp xây dựng tổ quốc. Việc tước quốc tịch thuộc thẩm quyền của chủ tịch nước. 4. Pháp luật ngoại giao và lãnh sự : là tổng hợp các qui phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đối ngoại chính thức giữa các chủ thể của luật quốc tế, đặc biệt là qui định về hình thức, tổ chức và hoạt động của các cơ quan đại sứ quán, lãnh sự quán, qui định về quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho các cơ quan này và cho một số các thành viên của các cơ quan này về cách thức đàm phán, soạn thảo các văn kiện ngoại giao : Các văn bản pháp luật về ngoại giao Công ước viên 1961 về quan hệ ngoại giao Công ước viên 1963 về quan hệ lãnh sự Công ước về quyền ưu đãi và miễn trừ của Liên hiệp quốc 1946, của các tổ chức liên chính phủ 1980 Bên cạnh các điều ước trên, Việt Nam đã ban hành : - Pháp lệnh về lãnh sự 1990 - Pháp lệnh về quyền ưu đãi miễn trừ dành cho các cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt nam 1993 Chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao tại nước nhận đại diện : - Bảo vệ quyền lợi của quốc gia cử đại diện và của những người thuộc quốc tịch nước đó tại nước nhận đại diện - Đàm phán với chính phủ nước nhận đại diện - Tìm hiểu bằng những phương tiện hợp pháp về tình hình của nước nhận đại diện cho nước cử đại diện - Thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác nhiều mặt của hai nước + Đại sứ quán là cơ quan đại diện ngoại giao cao

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_phap_luat_viet_nam_dai_cuong_pham_thi_thu_thanh_p.pdf
Tài liệu liên quan