Môn Pháp luật Việt Nam đại cương là một học phần được cơ cấu trong chương trình đào
tạo của một số trường Đại học và Cao đẳng, đặc biệt là các trường Đại học và Cao đẳng sư
phạm có đào tạo giáo viên giảng dạy Môn giáo dục công dân cho các trường Trung học cơ sở
và Trung học phổ thông.
Môn Pháp luật Việt Nam đại cương chủ yếu trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản nhất,
cốt lõi nhất và thiết thực nhất về các ngành luật trong hệ thống Pháp luật Việt Nam, giúp sinh
viên tiếp cận một cách có hệ thống nội dung của các ngành luật đang điều chỉnh và bảo vệ
các quan hệ xã hội thuộc mọi lĩnh vực trong đời sống thực tiễn của nước ta hiện nay.
36 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 446 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Pháp luật Việt Nam đại cương - Phạm Thị Thu Thanh (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i nội dung: quan hệ nhân thân phi tài sản và quan hệ
tài sản thể hiện qua quyền và nghĩa vụ qua lại với nhau theo qui định của pháp luật.
a. Quan hệ nhân thân:
Điều 18 luật hôn nhân gia đình quy định tình nghĩa vợ chồng gồm các nghĩa vụ : vợ chồng
chung thủy, thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc,
bền vững. Điều 21 qui định vợ chồng có nghĩa vụ giữ gìn uy tín, danh dự, nhân phẩm cho
nhau. Điều 22 qui định : vợ chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của
nhau. Điều 23 qui định vợ chồng có nhiệm vụ giúp đỡ tạo điều kiện cho nhau phát triển cho
nhau về mọi mặt về nghề nghiệp, học tập, văn hóa, tạo điều kiện cho nhau tham gia chính trị
kinh tế văn hoá xã hội. Điều 25 qui định vợ chồng có trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do
một bên thực hiện. Đó là những giao dịch dân sự hợp pháp nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt
thiết yếu của gia đình.
Vợ chồng bình đẳng với nhau có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
Vợ chồng có thể đại diện cho nhau trong giao dịch.
b. Quan hệ tài sản :
Tài sản được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng
đất mà vợ chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ
chồng có thỏa thuận. Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, định
đoạt tài sản chung.
Tài sản riêng của vợ chồng gồm tài sản mà mỗi bên có trước khi kết hôn, tài sản được
thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân, đồ dùng tư trang cá nhân. Vợ chồng
có quyền nhập hay không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.
Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo qui định của pháp luật thừa kế.
3. Quan hệ giữa cha mẹ và các con.
Cha mẹ có nghĩa vụ quyền thương yêu chăm sóc nuôi dưỡng bảo vệ quyền và lợi ích của
các con. Tôn trọng ý kiến của các con, chăm lo việc học tập và giáo dục con, là người có
quyền đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực
hành vi dân sự, cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên hoặc con đã thành
niên nhưng mất năng lực dân sự gây ra, cha mẹ không được đối xử phân biệt giữa các con,
ngược đãi, hành hạ các con, lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, xúi giục con làm
điều trái pháp luật.
Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc cha mẹ, nuôi dưỡng cha me. Con có quyền có tài sản
riêng, con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tà sản riêng.
4. Quan hệ và xác định cha, mẹ, con.
Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của
vợ chồng. Con sinh ra trước khi đăng ký kết hôn nếu được thừa nhận cũng là con chung của vợ
chồng. Việc xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học do chính phủ
quy định. Con có quyền xác nhận cha mẹ kể cả trong trường hợp cha mẹ đã chết. Việc xác
nhận cha mẹ, con do Toà án, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Toà án xác nhận cha mẹ.
5. Nuôi con nuôi : là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và
người được nhận làm con nuôi. Giữa họ có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo qui
định của luật này. Trong việc nhận nuôi con nuôi không được lợi dụng con nuôi để bóc lột sức
lao động, xâm phạm tình dục hoặc mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác.
Người được nhận làm con nuôi phải dưới 15 tuổi, nếu là thương binh, người tàn tật, mất
năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi của người già yếu cô đơn thì có thể trên 15 tuổi.
Một người chỉ có thể là con nuôi một người hoặc của cả hai vợ chồng.
Người nhận con nuôi phải có năng lực hành vi dân sự hơn con nuôi hai mươi tuổi trở lên có
điều kiện kinh tế để bảo đảm việc nuôi dưỡng con nuôi. Người đang bị hạn chế quyền cha
mẹ, người bị kết án mà chưa xoá án về các tội xâm phạm quan hệ hôn nhân gia đình không
được nhận nuôi con.
Việc nhận nuôi con nuôi phải được đăng ký tại Ủy Ban Nhân Dân xã phường. Khi quan hệ
nuôi con nuôi không thể tiếp tục thì có thể chấm dứt. Toà án là cơ quan quyết định chấm dứt
nuôi con nuôi. Việc nuôi con nuôi chấm dứt trong các trường hợp sau :
- Do hai bên tựï nguyện
- Con nuôi bị kết án về tội xâm phạm tính mạng sức khoẻ, nhân phẩm danh dự hoặc
ngược đãi cha mẹ nuôi, phá hoại tài sản cha mẹ nuôi.
6. Ly hôn là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ hôn nhân do Toà án công nhận hoặc
quyết định theo yêu cầu của một hoặc cả hai vợ chồng.
Trong trường hợp vợ có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng thì chồng không được quyền yêu
cầu xin ly hôn. Điều này không áp dụng đối với người vợ.
Tòa án giải quyết cho ly hôn trên cơ sở nếu xét thấy tình trạng của vợ chồng mâu thuẫn
thầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài mục đích hôn nhân không đạt được.
Giải quyết con cái khi ly hôn : vợ chồng tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền
và nghĩa vụ của mỗi bên đối với con. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định, nếu
con từ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Con dưới 3 tuổi được giao cho mẹ
trực tiếp nuôi. Người không trực tiếp nuôi con có nhiệm vụ cấp dưỡng nuôi con và có quyền
thăm nom con.
Giải quyết tài sản khi ly hôn : tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, nhưng có xem xét
công sức của mỗi bên. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc sở hữu của bên đó. Các bên cũng
có thể thỏa thuận việc phân chia tài sản.
7. Quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài.
Việc đăng ký kết hôn, nuôi con nuôi và giám hộ nếu có yếu tố nước ngoài do Ủy Ban
Nhân Dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung Ương thực hiện. Trong việc kết hôn giữa công
dân Việt Nam với người nước ngoài mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình. Nếu
việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì phải tuân theo điều kiện kết hôn theo luật Việt Nam.
Những người nước ngoài đăng ký kết hôn tại Việt Nam trước cơ quan có thẩm quyền của Việt
Nam thì phải tuân theo pháp luật của Việt Nam.
Việc ly hôn giữa người Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau
thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo luật Hôn nhân Gia đình của Việt Nam. Việc giải
quyết tài sản và bất động sản ở nước ngoài thì tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động
sản.
Chương 5
LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
I. NHẬN THỨC CHUNG VỀ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ.
+ Tố tụng dân sự là tổng hợp các hoạt động, các hành vi của Toà án nhân dân và những
người tham gia tố tụng dân sự nhằm tìm ra sự thật khách quan của vụ án để giải quyết đúng
pháp luật.
+ Vụ án dân sự là những tranh chấp dân sự được giải quyết tại Toà án.
+ Luật tố tụng dân sự là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam gồm tổng
thể các qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tố tụng phát sinh giữa Tòa án nhân dân với
những người tham gia tố tụng trong quá trình Tòa án giải quyết các vụ án dân sự để bảo vệ
quyền lợi hợp pháp của các bên và trật tự pháp luật.
+ Đối tượng điều chỉnh của luật Tố tụng dân sự : ngoài các nguyên tắc chung, pháp luật Tố
tụng dân sự có những nguyên tắc đặc thù của ngành đó là :
- Nguyên tắc đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự
- Nguyên tắc đương sự có nghĩa vụ cung cấp, thu thập chứng cứ, tự chứng minh vụ việc
- Nguyên tắc Tòa án có trách nhiệm hòa giải.
II. THẨM QUYỀN CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ.
1. Thẩm quyền theo vụ việc.
Điều 10 Pháp lệnh giải quyết các vụ việc dân sự ngày 29/11/1989 thì Toà án nhân dân giải
quyết các vụ việc sau :
- Những việc tranh chấp về quyền sở hữu, về hợp đồng, về bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng hoặc những tranh chấp khác về quyền và nghĩa vụ dân sự giữa công dân với
công dân, pháp nhân với pháp nhân, công dân với pháp nhân trừ những việc thuộc
thẩm quyền của cơ quan tổ chức khác.
- Những tranh chấp về hôn nhân gia đình
- Những việc xác định công dân mất tích, chết trừ các quân nhân và cán bộ mất tích,
chết trong chiến trường
- Những việc khiếu nại cơ quan hộ tịch về việc từ chối đăng ký hoặc không chịu sữa đổi
những điều ghi trong giấy tờ hộ tịch.
- Những khiếu nại về danh sách cử tri
- Những khiếu nại cơ quan báo chí về việc không cải chính những thông tin xúc phạm
danh dự, nhân phẩm cá nhân
- Tranh chấp về quyền tác giả, quyền sơ hữu công nghiệp
- Những việc khác do pháp luật qui định
2. Thẩm quyền theo cấp Tòa án.
Theo điều 11 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 1989.
- Tòa án nhân dân cấp huyện: giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các vụ án dân sự qui định tại
điều 10 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự trừ những việc thuộc Tòa án cấp
Tỉnh. Và những vụ việc về vấn đề Hôn nhân gia đình được qui định tại điều 102 luật Hôn
nhân gia đình năm 2000.
- Tòa án cấp Tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ án:
+ Khi có đương sự là người nước ngoài hoặc người Việt Nam ở nước ngoài
+ Tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp
+ Các vụ án thuộc thẩm quyền cấp huyện mà Toà án Tỉnh lấy lên để giải quyết
- Tòa án nhân dân tối cao giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ án thuộc thẩm quyền
của Tòa án cấp dưới mà Toà án nhân dân tối cao lấy lên để giải quyết
3. Thẩm quyền của Toà án nhân dân theo lãnh thổ.
- Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự là Toà án nơi cư trú hoặc nơi làm việc của
bị đơn, nếu là pháp nhân thì Toà án nơi có trụ sở của pháp nhân.
- Nếu tranh chấp về bất động sản thì Toà án là Toà án nơi có bất động sản tọa lạc.
Luật tố tụng dân sự qui định những trường hợp nguyên đơn được lựa chọn Toà án :
• Khi không biết địa chỉ của bị đơn, bị đơn không có nơi cư trú ở Việt nam thì nguyên
đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có tài sản cuối cùng của bị đơn.
• Nếu các bị đơn có nơi cư trú khác thì nguyên đơn yêu cầu Toà án nơi cư trú của một
trong các bị đơn.
• Nếu vụ án phát sinh từ một chi nhánh của pháp nhân thì Toà án nơi có trụ sở pháp
nhân giải quyết hoặc nơi chi nhánh của pháp nhân
• Nếu vụ án về yêu cầu cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi cư trú
của mình
• Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại tính mạng sức khỏe thì nguyên đơn có thể yêu
cầu Toà án nơi cư trú của mình hoặc Toà án nơi xảy ra thiệt hại.
• Nếu vụ việc phát sinh từ vụ việc hợp đồng – Toà án nơi cư trú của bị đơn hoặc nơi
thực hiện hợp đồng hoặc nơi Toà án mà hai bên đã chọn khi ký kết hợp đồng.
III. CHỦ THỂ CỦA TỐ TỤNG DÂN SỰ.
1. Các cơ quan tham gia tố tụng dân sự.
- Toà án nhân dân
- Viện kiểm sát nhân dân
Các cơ quan giao việc giải quyết vụ án dân sự cho những người sau đây :
• Thẩm phán Toà án nhân dân: giữ vai tro tổ chức và chủ toạ phiên toà.
• Hội thẩm nhân dân: là đại biểu của các tầng lớp nhân dân tham gia tố tụng do Hội
đồng nhân dân cùng cấp cử ra, thường tham gia các vụ án sơ thẩm. Hội thẩm nhân
dân độc lập với thẩm phán và biểu quyết theo đa số khi xét xử.
• Đại diện Viện kiểm sát nhân dân: có chức năng kiểm sát việc xét xử vụ án dân sự
khi tham gia phiên toà
• Thư ký phiên toà: ghi nhận diễn biến và nội dung phiên toà.
2. Những người tham gia tố tụng dân sự.
¾ Nguyên đơn dân sự: có thể là cá nhân, pháp nhân, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích
chung. Khi viện kiểm sát khởi tố vì lợi ích chung thì người được bảo vệ quyền lợi có thể
tham gia với tư cách là nguyên đơn.
Nguyên đơn dân sự tham gia tố tụng với vai trò là người phát đơn kiện khi thấy quyền lợi
hợp pháp của mình bị xâm phạm.
¾ Bị đơn dân sự là người bị khởi kiện : có thể là cá nhân, pháp nhân
¾ Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan được gọi là đương sự. Để trở
thành đương sự trong vụ án dân sự, công dân phải từ đủ 18 tuổi trở lên không mắc các bệnh
làm hạn chế nhận thức. Người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi đã tham gia hợp đồng lao động được
tự mình tham gia về những vụ việc liên quan đến lao động nhưng khi cần thiết Toà án có thể
triệu tập người đại diện của họ. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi trong những vụ việc khác
phải có người đại diện tham gia khi cần thiết Toà hỏi thêm ý kiến của người chưa thành niên.
Người chưa thành niên phải có người đại diện tham gia tố tụng, nếu người có nhược điểm
về thể chất hoặc tâm thần thì phải có người đại diện, nếu không có người đại diện thì Toà cử
một người thân thích của đương sự hoặc thành viên một tổ chức xã hội làm đại diện.
Đương sự có thể uỷ quyền cho luật sư hoặc người khác thay mình trong tố tụng trừ việc ly
hôn và huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Pháp nhân tham gia tố tụng thông qua người lãnh đạo
hoặc người đại diện được pháp nhân uỷ quyền hợp pháp.
+ Quyền và nghĩa vụ của đương sự : theo điều 20 Phán lệnh giải quyết các vụ án dân sự
1989
• Nguyên đơn có quyền đưa ra yêu cầu, thay đổi yêu cầu. Bị đơn có quyền thay đổi yêu
cầu của nguyên đơn và đề đạt yêu cầu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn.
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có thể có yêu cầu độc lập hoặc đứng về phía
nguyên đơn hay bị đơn.
• Các đương sự có quyền bình đẳng trong việc đưa chứng cứ, có quyền được biết chứng
cứ phía bên kia, yêu cầu Toà án tiến hành biện pháp điều tra, quyết định biện pháp
khẩn cấp kịp thời, tham gia hoà giải, tham gia phiên toà yêu cầu thay đổi thẩm phán,
hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, thư ký phiên toà, người giám định, người phiên dịch,
đề xuất với Toà án không cần hỏi người khác, tham gia tranh luận, kháng cáo bản án
quyết định của Toà án.
• Các đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ; thi hành quyết định yêu cầu của Tòa án,
có mặt theo giấy triệu tập. Bị đơn vắng mặt đến lần thứ hai không có lý do chính đáng
thì có thể bị phạt tiền.
• Nếu đương sự chết, thì người thừa kế về quyền và nghĩa vụ tài sản của họ sẽ tham gia
tố tụng. Nếu sáp nhập, phân chia hoặc giải thể thì pháp nhân nào tiếp tục nhiệm vụ
tiếp thu tài sản của pháp nhân cũ tham gia tố tụng.
3. Những người tham gia tố tụng khác.
+ Người làm chứng : là người biết được tình tiết vụ án
+ Người phiên dịch: khi có người nước ngoài tham gia tố tụng
+ Người giám định: là người có kiến thức chuyên môn cần thiết, người giám định được biết
tài liệu liên quan đến giám định, tham dự xét hỏi liên quan đến giám định
+ Luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác được đương sự nhờ bảo vệ quyền lợi
của đương sự và phải được Toà án chấp nhận. Những người này được tham gia từ khi khởi
kiện và có quyền kiến nghị cấp trên xem xét những việc làm trái pháp luật của Toà án cấp
dưới.
IV- TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ: Một vụ án dân sự được giải quyết theo
trình tự sau :
1. Khởi kiện và khởi tố vụ án.
- Một người có thể một người hay nhiều người về một hoặc nhiều yêu cầu khác nhau.
Người khởi kiện phải có đơn kiện nộp tại Toà án
- Viện kiểm sát khởi tố vụ án khi có vi phạm pháp luật mà không ai khởi kiện trong các
trường hợp xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, xâm phạm quyền lợi của người lao
động, kết hôn trái pháp luật, xác định cha mẹ cho con vị thành niên ngoài giá thú, xâm
phạm quyền lợi của người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tinh
thần.
Toà án trả lại đơn kiện nếu thời hiệu khởi kiện đã hết, người khởi kiện không có quyền
khởi kiện sự việc đã được giải quyết bằng bản án đã có hiệu lực
2. Thụ lý vụ án: là việc Toà án nhân dân khởi kiện hoặc văn bản khởi kiện của viện kiểm sát
nếu thấy vụ việc thuộc thẩm quyền của mình và phải báo ngay cho nguyên đơn để tạm ứng án
phí. Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nộp đơn, nguyên đơn phải đóng tạp ứng án phí, ngày
thụ lý vụ án là ngày nguyên đơn đóng tạm ứng án phí. Trường hợp được miễn án phí ngày thụ
lý là ngày nguyên đơn nộp đơn và ngày Toà án nhận đơn. Nếu đương sự được miễn tạm ứng
án phí thì ngày thụ lý là ngày Toà án quyết định miễn nộp tạm ứng án phí. Vụ án do Viện
Kiểm sát khởi tố hoặc tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung không phải chịu án phí.
3. Điều tra vụ án dân sự.
Toà án tiến hành điều tra bằng cách lấy lời khai của đương sự, người làm chứng, yêu cầu
cơ quan nhà nước cung cấp các bằng chứng có ý nghĩa cho vụ án, xem xét tại chỗ; trưng cầu
giám định, định giá tài sản tranh chấp; ủy thác cho Toà án ngoài địa phận để điều tra giúp.
Để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự hoặc để bảo vệ bằng chứng Toà án có thể
áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của đương sự, của Viện kiểm sát hoặc
tự mình. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời gồm:
- Buộc một bên thực hiện cấp dưỡng
- Giao người chưa thành niên cho người trông nom
- Trả lương cho người lao động
- Kê biên tài sản
- Cấm chuyển dịch tài sản đang tranh chấp
- Cho thu hoạch và bảo quản sản vật có liên quan vụ án
- Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện một số hành vi nhất định
Các quyết định về biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được khiếu nại với chánh án của
Tòa án đang giải quyết vụ án. Trong thời hạn 3 ngày chánh án Tòa án phải xem xét và trả lời
khiếu nại.
4. Hòa giải trong tố tụng dân sự.
Hòa giải là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự để các đương sự tự thương lượng thỏa
thuận với nhau một cách tự nguyện dưới sự tổ chức điều hành của Tòa án. Nếu hòa giải thành
thì cán bộ Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Biên bản được giao cho Viện kiểm sát cùng
cấp hoặc tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung của xã hội (nếu có). Nếu trong thời hạn 15
ngày kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà các đương sự không thay đổi ý kiến, Viện
kiểm sát, Tổ chức xã hội không phản đối thì Toà án ra quyết định hoà giải thành. Quyết định
này có hiệu lực ngay, nếu các đương sự có thay đổi ý kiến, Viện kiểm sát, Tổ chức xã hội
khởi kiện có phản hồi thì Toà án đưa vụ án ra xét xử.
Nếu qua ba lần tiến hành hoà giải mà các đương sự không tự thoả thuận được thì Toà án ra
quyết định mở phiên Toà sơ thẩm ra công khai xét xử.
Những vụ việc sau đây không tiến hành hoà giải mà chỉ xét xử :
- Hủy kết hôn trái pháp luật
- Giao dịch trái pháp luật
- Đòi bồi thường thiệt hại tài sản nhà nước
- Những việc xác định công dân mất tích hoặc đã chết
- Những việc khiếu nại cơ quan hộ tịch
- Những việc khiếu nại danh sách cử tri
5. Xét xử vụ án dân sự.
* Xét xử sơ thẩm vụ án dân sự:
Trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án tuỳ từng trường hợp Toà án ra một trong
các quyết định sau đây :
- Công nhận hoà giải thành
- Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án
- Đình chỉ việc giải quyết vụ án
- Đưa vụ án ra xét xử
Vụ án phức tạp thì thời hạn trên là 6 tháng
Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử Toà án phải mở phiên
Toà xét xử. Nếu có lý do chính đáng thì có thể mở phiên Toà trong thời hạn 2 tháng.
* Phiên toà sơ thẩm được tiến hành qua các bước say đây :
• Phần mở đầu phiên Toà : Chủ tọa phiên toà đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, kiểm
tra sự có mặt và giấy tờ của người đã được Toà triệu tập; giới thiệu thành viên của Hội
đồng xét xử, thư ký phiên toà, đại diện viện kiểm sát, giải quyết yêu cầu của những
người tham gia tố tụng như thay đổi người tiến hành tố tụng, triệu tập thêm người làm
chứng, cấp thêm bằng chứng.
• Phần xét hỏi tại phiên toà: Hội đồng xét xử hỏi trước, đến kiểm sát viên, người bảo vệ
quyền lợi đương sự. Những người tham gia tố tụng có quyền đề xuất Hội đồng xét xử
những vấn đề cần hỏi thêm. Trong phần này các vật chứng cũng được đưa ra xem xét.
• Tranh luận tại phiên toà : Sau khi kết thúc việc xét hỏi, chủ tọa phiên toà điều khiển
cho các bên đương sự, luật sư, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày ý kiến
của mình về đánh giá chứng cứ, đề xuất hướng giải quyết vụ án. Mỗi bên đáp lại ý
kiến của bên kia chỉ được một lần đối với mỗi ý kiến mà mình không đồng ý. Sau đó
đại diện viện kiểm sát trình bày ý kiến về hướng giải quyết vụ án.
• Nghị án và tuyên án : Sau phần tranh luận, Hội đồng xét xử rời phòng xét xử để nghị
án. Nghị án phải có biên bản ghi lại phần tranh luận, Hội đồng xét xử quyết định theo
đa số. Sau khi nghị án Hội đồng xét xử trở lại phiên toà để tuyên án. Sau khi tuyên án
chủ toạ phiên toà giải thích cho các đương sự về quyền kháng cáo của họ.
Ngay sau phiên toà các đương sự được cấp trích lục bản án và các quyết định. Chậm nhất
15 ngày kể từ ngày tuyên án, Toà án cấp cho họ bản sao bản án, quyết định vụ án.
* Xét xử phúc thẩm dự án dân sự:
+ Phúc thẩm là việc Toà án nhân dân cấp trên dựa trực tiếp xét lại những bản án và những
quyết định sơ thẩm của Toà án nhân dân cấp dưới chưa có hiệu lực thi hành trên cơ sở có
kháng cáo kháng nghị theo quy định của pháp luật
+ Những người có thẩm quyền kháng cáo là đương sự, đại diện cho quyền lợi của đương
sự, tổ chức xã hội đã khởi kiện vì lợi ích chung của xã hội. Đối tượng kháng cáo là bản án
hoặc các quyết định tạm đình chỉ, hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm
để yêu cầu Toà án cấp trên một cấp xét xử phúc thẩm.
Viện kiểm sát cùng cấp hoặc cấp trên một cấp có quyền kháng nghị bản án, quyết định
của Toà án cấp sơ thẩm.
+ Thời hạn kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày Toà án ra bản án hoặc quyết định đối với
đương sự vắng mặt thì thời hạn này được tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc niêm yết
tại trụ sở Ủy Ban Nhân Dân phường xã nơi họ cư trú.
Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, cấp trên là 30 ngày. Nếu
kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát
cùng cấp nhận được bản sao bản án hoặc quyết định.
Nếu kháng cáo kháng nghị quá hạn t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phap_luat_viet_nam_dai_cuong_pham_thi_thu_thanh.pdf